Vắc-xin Rubella là gì

Sởi, quai bị, rubella đều là dẫn căn bệnh rất dễ lây qua đường hô hấp nếu chưa có kháng thể phòng bệnh. Bệnh lây lan nhanh và để lại nhiều biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng đến tính mạng. Phụ nữ mang thai bị nhiễm bệnh có nguy cơ gây dị tật bẩm sinh cho thai nhi, sinh non hoặc thai chết lưu.

Bệnh sởi gây ra phát ban toàn thân, ho khan kéo dài, sốt, chảy nước mũi, sưng mí mắt… Bệnh có thể dẫn đến viêm phổi, nhiễm trùng tai, động kinh, tổn thương não, thậm chí tử vong.

Bệnh quai bị có triệu chứng điển hình là sưng đau vùng mang tai, đau đầu, đau nhức cơ, sốt, khó nhai… Quai bị có thể dẫn đến điếc, viêm màng não, sưng đau tinh hoàn hoặc buồng trứng dẫn đến vô sinh.

Bệnh Rubella gây phát ban toàn thân, viêm khớp và sốt nhẹ. Phụ nữ mang thai nhiễm rubella thì trẻ sinh ra có nguy cơ cao mắc Rubella bẩm sinh làm chậm phát triển trí tuệ, và dễ bị dị tật bẩm sinh.

Hiện nay, đã có vắc xin kết hợp giúp phòng cùng lúc 3 bệnh sởi, quai bị, rubella chỉ trong 1 mũi tiêm, phổ biến nhất là vắc xin MMR II.

Thông tin vắc xin MMR II (Mỹ) phòng bệnh Sởi – Quai bị – Rubella

Vắc xin phối hợp sởi, quai bị và rubella sống là tác nhân gây miễn dịch chủ động dùng để ngăn ngừa nhiễm virus bệnh sởi, quai bị và rubella. Thuốc hoạt động bằng cách giúp cơ thể tạo kháng thể chống lại virus. Đây là vắc xin sống, giảm độc lực.

Nguồn gốc:

  • Merck Sharp and Dohme (Mỹ)

Chỉ định:

  • Vắc xin MMR-II được chỉ định để tạo miễn dịch phòng 3 bệnh: sởi, quai bị, rubella cho trẻ từ 12 tháng tuổi trở lên

Lịch tiêm chủng:

  • Tiêm chủng mũi đầu tiên cho trẻ vào khoảng từ 12 -15 tháng tuổi hoặc muộn hơn để tránh tương tác với kháng thể của mẹ truyền sang con.
  • Mũi tiêm nhắc lại nên được chủng ngừa vào lúc 4-6 tuổi (độ tuổi đi học), hoặc sớm hơn nếu có dịch xảy ra. Mũi tiêm nhắc lại còn có tác dụng tạo ra biến đổi thể dịch cho những trẻ chưa đáp ứng với mũi tiêm lần trước.

Phác đồ tiêm vắc xin MMR II của Mỹ phòng sởi, quai bị, rubella có sự khác nhau giữa các độ tuổi:

Với trẻ từ 12 tháng tuổi đến 7 tuổi:

  • Mũi 1 là lần tiêm đầu tiên
  • Mũi 2 khi trẻ 4-6 tuổi hoặc sớm hơn nếu có dịch xảy ra. Mũi 2 cách mũi 1 ít nhất 1 tháng

Với trẻ từ 7 tuổi trở lên và người lớn:

  • Mũi 1 là lần tiêm đầu tiên
  • Mũi 2 cách mũi 1 ít nhất 1 tháng

Riêng với phụ nữ, nên hoàn tất phác đồ tiêm chủng vắc xin phòng sởi, quai bị, rubella trước khi mang thai ít nhất 3 tháng.

Đường tiêm:

  • Tiêm dưới da, không được tiêm tĩnh mạch

Chống chỉ định:

  • Người dị ứng với bất kỳ thành phần nào trong vắc xin, kể cả gelatin.
  • Người đang mang thai, phải tránh mang thai 3 tháng sau khi tiêm vắc xin  cho phụ nữ.
  • Có tiền sử dị ứng với neomycin.
  • Đang có bệnh lý sốt hoặc viêm đường hô hấp.
  • Bệnh lao đang tiến triển mà chưa được điều trị hoặc người đang điều trị bằng thuốc ức chế miễn dịch.
  • Người có rối loạn về máu, bệnh bạch cầu hay u hạch bạch huyết; hoặc ở người có những khối u tân sinh ác tính ảnh hưởng tới tủy xương hoặc hệ bạch huyết.
  • Người bị bệnh suy giảm miễn dịch tiên phát hoặc thứ phát, bao gồm cả người mắc bệnh AIDS và người có biểu hiện lâm sàng về nhiễm virus gây suy giảm miễn dịch; các bệnh gây giảm hoặc vô gama- globulin máu.
  • Người có tiền sử trong gia đình suy giảm miễn dịch bẩm sinh hoặc di truyền cho đến khi chứng minh được họ có khả năng đáp ứng miễn dịch với vaccine.

Thận trọng khi sử dụng:

  • Luôn có sẵn dụng cụ và phác đồ cấp cứu sốc phản vệ khi tiêm chủng vắc xin
  • Cẩn trọng với người có tiền sử co giật và có tiền sử tổn thương não. Thông báo với bác sĩ nếu tình trạng sốt xảy ra sau khi tiêm.
  • Quá mẫn với trứng: người có phản ứng dị ứng với trứng cần đặc biệt thận trọng khi tiêm vắc xin này bởi vì vắc xin sống phòng sởi và quai bị được nuôi cấy trên phôi gà.
  • Giảm tiểu cầu: sau khi tiêm vắc xin ở những người có bệnh giảm tiểu cầu thì mức độ giảm tiểu cầu sẽ trầm trọng hơn. Mức độ giảm tiểu cầu sẽ lũy tiến khi tiêm nhắc lại lần sau.
  • Đối với những trẻ có nhiễm virus HIV nhưng không có biểu hiện lâm sàng của suy giảm miễn dịch thì vẫn có thể tiêm phòng bằng MMR-II nhưng phải theo dõi hiệu quả gây đáp ứng miễn dịch đối với các bệnh đã tiêm phòng. Bởi vì khả năng đáp ứng miễn dịch có thể không bằng so với các trẻ bình thường khác.
  • Đã có nghiên cứu cho thấy vắc xin sởi-quai bị- rubella có thể làm ức chế tạm thời tính nhạy cảm của da với tuberculin, vì vậy phải thực hiện test tuberculin trước hoặc đồng thời với việc tiêm vắc xin
  • Chưa có nghiên cứu về việc tác động của vắc xin lên trẻ em đang bị nhiễm lao mà chưa được điều trị.
  • Cũng như các vắc xin khác, MMR-II không gây được đáp ứng thể dịch 100% trên người đã được tiêm chủng.
  • Phụ nữ đang cho con bú: cần thận trọng khi tiêm phòng, chưa có thông tin về việc vắc xin sởi, quai bị có bài tiết qua sữa mẹ hay không. Đã có thông tin về việc vắc xin rubella bài tiết qua sữa mẹ và có biểu hiện lâm sàng nhiễm virus rubella trên trẻ bú mẹ.

Tác dụng không mong muốn:

  • Cảm giác rát bỏng hoặc đau nhói tại vùng tiêm.
  • Ít gặp: sốt (từ 38oC trở lên, trên da có vùng ban đỏ nhưng thường nhẹ.
  • Hiếm gặp: Phản ứng nhẹ tại chỗ, như ban đỏ, chai hoặc căng cứng, đau họng, khó chịu, sởi không điển hình, ngất, dễ bị kích thích. Viêm tuyến mang tai, buồn nôn, nôn và tiêu chảy.
  • Các phản ứng quá mẫn trên da như nổi mày đay, co thắt khí phế quản có thể xảy ra ngay cả ở những người không có tiền sử dị ứng.
  • Đau cơ, khớp: thường thoáng qua và không bị mạn tính. Hay xảy ra ở phụ nữ ở lứa tuổi trưởng thành.

Tương tác thuốc:

  • Phải tiêm vắc xin MMR-II trước hoặc sau một tháng khi dùng những loại vắc xin virus sống khác.
  • Có thể tiêm cùng thời điểm với vắc xin Varicella và vắc xin Hib nhưng phải ở các vị trí khác nhau.
  • Chưa có nhiều dữ liệu nghiên cứu lâm sàng về việc tiêm chủng MMR-II cùng với vắc xin bạch hầu- ho gà- uốn ván và vắc xin bại liệt OPV vì thế không nên sử dụng đồng thời.
  • Không tiêm chủng ít nhất 3 tháng sau khi tiêm immunoglobulin hoặc truyền máu hay huyết tương vì sẽ làm giảm đáp ứng miễn dịch.

Bảo quản:

  • Trước khi hoàn nguyên, vắc xin cần được bảo quản ở nhiệt độ 2-80C và tránh ánh sáng.
  • Sau khi hoàn nguyên nên sử dụng ngay vắc xin, có thể sử dụng được vắc xin đã hoàn nguyên nếu được bảo quản ở nhiệt độ từ 2-8oC, tránh ánh sáng trong vòng 4 giờ. Sau 4 giờ phải hủy bỏ vắc xin theo quy định

Vắc xin MMR II (Sởi – Quai bị – Rubella) của Mỹ hiện đang có sẵn tại Hệ thống Trung tâm tiêm chủng dành cho Trẻ em và Người lớn VNVC, sẵn sàng phục vụ khách hàng đến tiêm chủng. Đặt mua vắc xin theo yêu cầu tại đây hoặc gọi đến hotline: 1900 633 858, hoặc inbox cho Fanpage VNVC – Trung tâm tiêm chủng cho Trẻ em và Người lớn.

Nguồn: mims.com

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Bệnh Rubella là một bệnh lý lây lan nhanh qua đường hô hấp. Hiện nay đã có vắc-xin phòng ngừa bệnh. Tuy nhiên, câu hỏi được đặt ra là: Vắc-xin Rubella có mấy loại? Công dụng cũng như có tác dụng phụ gì sau khi tiêm phòng vắc-xin? Cùng tìm hiểu vấn đề này với YouMed bạn nhé!

Tổng quan về bệnh Rubella

Rubella là bệnh gì?

Rubella hay còn được gọi với tên là bệnh “sởi Đức”. Đây là một bệnh lý gây ra bởi vi-rút Rubivirus.

Rubella nhìn chung là một bệnh lý thể nhẹ. Có khoảng ½ các trường hợp người bệnh bị nhiễm bệnh không biểu hiện triệu chứng. Tuy nhiên, khi mẹ mắc bệnh Rubella trong thời kỳ mang thai có thể dẫn đến các dị tật bẩm sinh nặng nề cho đứa trẻ.

Những dị dạng này có thể là mù, điếc, thiểu năng trí tuệ và các dị tật tim bẩm sinh. Hiện nay, đã có vắc-xin để phòng ngừa bệnh Rubella. Vắc-xin Rubella có mấy loại? Chúng ta sẽ tìm hiểu ở phần sau bài viết nhé!

Bệnh Rubella hay còn gọi là “sởi Đức”

Bệnh lây như thế nào?

Bệnh Rubella lây truyền qua đường hô hấp. Bệnh nhân có thể  bị nhiễm do tiếp xúc gần với người bị nhiễm (ho, hắt hơi) hoặc dịch tiết mũi họng. Giai đoạn lây nhiễm vi-rút xảy ra từ 7 ngày trước đến 7 ngày sau khi đã phát ban. Cũng như sởi, vi-rút có khả năng lây lan nhanh nên có thể gây dịch lớn cho những cộng đồng không được tiêm vắc-xin phòng Rubella.

Không có trường hợp mà người lành mang vi-rút. Những người đã có miễn dịch với vi-rút Rubella (do đã từng mắc hoặc đã tiêm vắc-xin phòng ngừa trước đó) hầu hết không bị mắc bệnh lần nữa.

Đối tượng có nguy cơ bị nhiễm

Tất cả những người chưa có miễn dịch với vi-rút gây bệnh Rubella đều có nguy cơ mắc bệnh. Sống ở nơi đông dân cư là yếu tố thuận lợi làm tăng nguy cơ mắc loại bệnh lây lan theo đường hô hấp này.

Tại Việt Nam, nhóm người có nguy cơ mắc Rubella cao là trẻ em, thiếu niên và thanh niên. Do vậy, các nhóm đối tượng này cần được tiêm chủng vắc-xin Rubella để phòng bệnh.

Triệu chứng khi bị nhiễm

Bệnh thường có những biểu hiện trên lâm sàng nhẹ. Các triệu chứng chính khi mắc bệnh bao gồm:

  • Sốt nhẹ
  • Ban đỏ ngoài da
  • Sưng phù nề các tuyến
  • Nổi hạch vùng chẩm, sau tai hay cổ
  • Thỉnh thoảng, một số trường hợp có thể mắc kèm theo đau khớp.

Tuy nhiên, có tới 50% số trường hợp mắc có các triệu chứng không điển hình. Điều này làm cho bệnh nhân dễ bị nhầm tưởng là mắc bệnh khác. Phụ nữ mang thai khi nhiễm Rubella thì trẻ sinh ra có nguy cơ cao mắc Rubella bẩm sinh dẫn đến chậm phát triển trí tuệ và dễ bị dị tật bẩm sinh.

Vắc-xin Rubella có mấy loại?

Vắc-xin Rubella có mấy loại? Vắc-xin Rubella có các loại như sau:

  • Vắc-xin rubella đơn giá.
  • Vắc-xin nhị giá phối hợp ngừa sởi và rubella (MR).
  • Vắc-xin tam giá phối hợp ngừa sởi – quai bị – rubella (MMR).
  • Vắc-xin tứ giá phối hợp ngừa sởi – quai bị – rubella – thủy đậu.
Giải đáp vắc-xin rubella có mấy loại

Hiện nay tại Việt Nam, có 2 nguồn cung cấp vắc-xin phòng ngừa Rubella bao gồm:

  • Chương trình tiêm chủng mở rộng đang cung cấp vắc-xin nhị giá phòng sởi – rubella (MR) miễn phí cho trẻ.
  • Chương trình tiêm chủng dịch vụ tại các trung tâm tiêm phòng trên cả nước: cung cấp vắc-xin phòng sởi – quai bị – rubella người bệnh tự chi trả.

Công dụng và phác đồ tiêm của vắc-xin phòng Rubella

Vắc-xin phòng ngừa bệnh Rubella đơn giá hay phối hợp đều được dùng để tạo miễn dịch chủ động, đặc hiệu giúp cơ thể ngăn chặn nhiễm vi-rút Rubella. Hiệu quả của vắc-xin thường bắt đầu xuất hiện sau khoảng từ 2 – 4 tuần sau khi sử dụng. 95% đều có miễn dịch với vi-rút sau khi hoàn thành xong quá trình tiêm chủng.

Lịch tiêm của vắc-xin ngừa Rubella như sau:

Đối với trẻ em:

  • Mũi tiêm thứ 1: Vào lúc trẻ từ tròn 12 tháng tuổi trở lên. Thường cách mũi vắc-xin phòng bệnh sởi tiêm lúc trẻ 9 tháng tuổi tối thiểu 6 tháng.
  • Mũi tiêm thứ 2: Là mũi tiêm nhắc lại. Thường được thực hiện vào giai đoạn đi học của trẻ lúc 4 – 6 tuổi (thường cách khoảng 4 năm sau khi tiêm mũi 1).

Đối với người lớn, phụ nữ trưởng thành trước khi mang thai: Tiêm 1 liều duy nhất. Những nơi có nguy cơ cao nhiễm bệnh có thể tiêm 2 liều. Mũi tiêm thứ 2 nên cách mũi tiêm đầu tối thiểu 1 tháng.

Liều dùng của vắc-xin ngừa Rubella thường là 0,5 ml, tiêm dưới da.

Tiêm vắc-xin ngừa Rubella ở người lớn

Các tác dụng phụ của vắc-xin Rubella

Bên cạnh việc tìm hiểu vắc-xin Rubella có mấy loại? Nhiều người còn quan tâm đến tác dụng phụ có thể gặp phải là gì? Một số tác dụng phụ có thể gặp phải sau khi tiêm vắc-xin ngừa Rubella:

  • Cảm giác nóng rát hoặc đau nhói ngay tại vùng tiêm.
  • Ít gặp: triệu chứng sốt (từ 38oC trở lên), xung quanh vùng tiêm hoặc toàn thân xuất hiện ban đỏ nhưng thường nhẹ.
  • Hiếm gặp: Phản ứng nhẹ tại chỗ, chai hoặc căng cứng tại nơi tiêm, đau họng, khó chịu, ngất, dễ bị kích thích, sởi không điển hình. Tình trạng viêm tuyến mang tai, buồn nôn, nôn và có thể bị tiêu chảy.
  • Các phản ứng quá mẫn: Nổi mày đay, khó thở – co thắt khí phế quản có thể xảy ra ngay cả ở những người bệnh không có tiền sử bị dị ứng.
  • Đau cơ, khớp: thường thoáng qua và nhanh chóng mất đi. Tình trạng này hay xảy ra ở phụ nữ trưởng thành.

Trên đây là những thông tin YouMed cung cấp cho bạn để trả lời cho câu hỏi: vắc-xin Rubella có mấy loại cũng như các vấn đề liên quan đến tiêm ngừa. Nếu có thắc mắc gì về vắc-xin, hãy liên hệ ngay bác sĩ để được giải đáp tận tình bạn nhé!

Video liên quan

Chủ đề