Uống thuốc trừ sâu sau bao lâu thì chết

Sau khi phun thuốc trừ sâu, để thuốc không bị trôi và phát huy tác dụng bảo vệ thực vật thì bà con không nên tưới nước ngay mà phải đợi sau một khoảng thời gian nhất định. Vậy sau khi phun thuốc trừ sâu bao lâu thì được tưới nước?

AgriDrone Việt Nam sẽ giúp bà con giải đáp thắc mắc này trong bài viết sau đây.

Các loại thuốc trừ sâu (thuốc bảo vệ thực vật) nói chung sau khi phun nếu như tưới nước ngay thì nước sẽ rửa trôi thuốc và làm giảm hiệu quả mà thuốc mang lại, do vậy bà con cần chờ thời gian để cho thuốc thẩm thấu. Theo các chuyên gia, mỗi loại thuốc bảo vệ thực vật sẽ có đặc tính thẩm thấu riêng. Có loại thuốc có thời gian thẩm thấu nhanh, có loại thẩm thấu lâu, do vậy không thể đưa ra chính xác một khoảng thời gian chung các loại thuốc để trả lời câu hỏi “phun thuốc trừ sâu bao lâu thì tưới nước” mà tùy thuộc vào từng loại thuốc.

  • Đối với các loại thuốc trừ sâu dạng nội hấp trị các loại sâu ăn lá loại sâu đục thân, sâu đục quả,… dạng vi sinh cần thời gian để cho sâu ăn hết đủ số lượng vi sinh nên các chuyên gia nông nghiệp khuyến cáo bà con khoảng 1 – 2 giờ sau khi phun thì mới có thể tưới nước.

  • Đối với các loại thuốc trừ sâu đất, sâu rễ cây thì nước là chất xúc tác giúp thuốc thẩm thấu vào trong đất nhanh hơn, do đó bà con cần phải tưới nước ngay lúc phun thuốc vừa xong.

Đa số các loại thuốc trừ sâu được lưu hành trên thị trường hiện nay đều đã được hạn chế đi một phần nào đó các chất hóa học có trong thuốc để giảm đi sự tồn động của các chất này trong nông sản khi thu hoạch. Do đó khoảng 2 – 3 giờ sau khi phun là bà con có thể tưới nước bình thường trừ một số trường hợp đặc biệt ra.

Các chuyên gia cũng khuyến cáo bà con không nên phun thuốc dưới trời mưa hoặc trời sắp mưa. Nên phun thuốc trừ sâu vào buổi sớm hoặc buổi chiều tối.

4 nguyên tắc cần đảm bảo khi sử dụng thuốc trừ sâu

Để mang lại hiệu quả bảo vệ thực vật cũng như hạn chế những ảnh hưởng của thuốc đối với sức khỏe của người sử dụng và môi trường xung quanh, khi sử dụng thuốc trừ sâu bà con cần lưu ý đảm bảo 4 nguyên tắc sau đây:

Trước khi dùng thuốc trừ sâu, bà con cần phải xác định đúng loại sâu bệnh mà cây trồng đang mắc, từ đó chọn loại thuốc trị phù hợp nhất. Các chuyên gia khuyến cáo bà con nên dùng loại thuốc có hiệu lực cao, thời gian cách ly ít, không tác động nhiều đến hệ sinh thái xung quanh.

Khi phun thuốc, bà con cần xác định đúng và đủ liều lượng cho phù hợp với diện tích cây trồng cần phun. Việc phun quá liều vừa lãng phí, vừa ảnh hưởng đến môi trường xung quanh, thậm chí làm chết cây trồng. Khi pha thuốc với nước cần phải theo chỉ dẫn ghi trên bao bì sản phẩm hoặc theo khuyến cáo của các bộ kỹ thuật.

Phun thuốc trừ sâu đúng thời gian và thời điểm để thuốc phát huy tác dụng tốt nhất. Theo các chuyên gia, mỗi loại sâu thường có thời điểm sinh trưởng khác nhau, do đó việc hiểu rõ đặc điểm của từng loại cây trồng, thời điểm cây trồng mình bị sâu bệnh nào tấn công là rất cần thiết để có phương án phun thuốc phòng trừ kịp thời. Nếu để sâu bệnh phát sinh quá nhiều rồi mới phun thì hiệu quả sẽ không được như mong muốn.

Máy bay phun thuốc trừ sâu DJI Agras T16

Ngoài ra bà con không nên phun thuốc trừ sâu vào lúc cây trồng đang ra hoa và tuyệt đối không phun thuốc vào thời điểm chuẩn bị thu hoạch.

Thời gian phun thuốc tốt nhất trong ngày đó là vào buổi sáng sớm hoặc buổi chiều tối, bà con không nên phun khi trời sắp mưa hoặc đang nắng gắt vì sẽ làm giảm tác dụng của thuốc.

Các loại thuốc bảo vệ thực vật đa số đều phải hòa tan với nước trước khi phun, một số ít loại dạng hạt dùng để rải vào gốc cây. Do vậy bà con cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng, thực hiện đúng cách, đúng kỹ thuật để thuốc phát huy hiệu quả tốt nhất.

Ngày nay, việc ứng dụng các công nghệ mới trong việc phun thuốc trừ sâu giúp bà con nông dân tối ưu hóa năng suất, tăng hiệu quả cũng như đảm bảo an toàn trong lao động. Các giải pháp nông nghiệp như Máy bay phun thuốc trừ sâu DJI Agras MG-1P hay DJI Agras T16, cung cấp các công cụ hoàn hảo để làm việc đó. Khi nông nghiệp ngày càng đối mặt với nhiều thách thức, máy bay không người lái nông nghiệp là giải pháp cho những vấn đề người nông dân đang phải đối mặt.

Để được tư vấn về máy bay phun thuốc trừ sâu nông nghiệp, quý khách vui lòng liên hệ theo thông tin sau:

  • Website: //agridrone.vn/
  • Fanpage: Agridrone – Máy bay phun thuốc Việt Nam
  • Hotline: 07 9955 8855.

Ngày 10/11/2020, Khoa Hồi sức- Tích cực- Chống độc- Trung tâm Y tế Tiên Yên cho biết, trong 1 tuần các bác sĩ tại đây đã cứu sống 2 trường hợp bệnh nhân tự uống thuốc trừ sâu loại Wavotox và thuốc trị rầy basa 50EC  với số lượng lớn.

Bệnh nhân T.V.C (40 tuổi), trú tại Đồng Văn- Bình Liêu- Quảng Ninh được người nhà đưa vào Trung tâm Y tế Tiên Yên ngày 03/11/2020 trong tình trạng lơ mơ, kích thích, da lạnh, vã mồ hôi, tím tái toàn thân, sủi bọt mép màu trắng, suy hô hấp, trụy mạch.

Ngay sau khi tiếp nhận bệnh nhân các bác sỹ đơn nguyên cấp cứu lưu đã nhanh chóng cho bệnh nhân thở oxy nồng độ cao qua mặt nạ, rửa dạ dày cấp cứu, bơm than hoạt tính, truyền dịch để tăng thải độc. Sau đó chuyển khoa Hồi sức- Tích cực- Chống độc điều trị. Theo thông tin từ gia đình cho biết: Bệnh nhân đã uống thuốc diệt thuốc trị rầy basa 50EC( 01 chai 90ml).

Các bác sỹ khoa Hồi sức- Tích cực- Chống độc nhận định tình trạng bệnh nhân rất nặng, có thể nhanh chóng tử vong nếu không xử trí kịp thời. Hội chẩn lãnh đạo được tiến hành ngay lúc đó. Nhận định bệnh nhân sốc rất nặng, suy đa tạng, suy tim và trụy mạch, suy hô hấp. Bệnh nhân được xử trí đặt ống nội khí quản hô hấp nhân tạo cấp cứu ngừng tuần hoàn, thở máy, đặt catheter tĩnh mạch trung tâm kết hợp xử trí thuốc vận mạch nhiều loại, liều cao duy trì, theo dõi liên tục điện tim trên monitor, huyết động Spo2 24/24 để hồi sức tích cực, than hoạt đa liều, thuốc kháng độc theo phác đồ. Sau 30 phút xử trí tích cực, mạch, huyết áp bệnh nhân đã trở lại. Sau đó bệnh nhân có tình trạng trụy mạch trở lại đã được xử trí duy trì thở máy, vận mạch liều cao, thuốc đối kháng.

Bệnh nhân tiếp tục được điều trị và chăm sóc bằng nuôi dưỡng tĩnh mạch, ăn qua sonde, hệ thống monitor trung tâm theo dõi 24/24. Với tinh thần phục vụ 24/24 theo dõi sát sao cùng với hướng điều trị tích cực của đội ngũ y, bác sỹ khoa Hồi sức tích cực. Hôm nay ngày 10/11 sức khỏe bệnh nhân đã ổn định dần và khả thi hơn rất nhiều, bệnh nhân đã tỉnh,ngừng thở máy, rút ống nội khí quản, tự thở được, bỏ thuốc vận mạch, dấu hiệu sinh tồn ổn định. Có thể nói bệnh nhân đã thoát được “lưỡi hái tử thần” chính nhờ vào sự tận tâm, tinh thần trách nhiệm, hết lòng vì người bệnh của đội ngũ y, bác sỹ nơi đây. Với tình trạng tiến triển như vậy bệnh nhân có thể ra viện trong vài ngày tới.

Thạc sỹ-bác sĩ Phạm Văn Hùng: Trưởng khoa Hồi sức- Tích cực- Chống độc thăm khám bệnh nhân sau 7 ngày điều trị tích cực tại khoa Hồi sức- Tích cực- Chống độc

Trước đó ngày 28/10/2020 khoa Hồi sức-Tích cực- Chống độc tiếp nhận bệnh nhân C.T.N.A (30 tuổi) trú tại Thị trấn Cái Rồng huyện Vân Đồn. Bệnh nhân được gia đình đưa vào Trung tâm Y tế Tiên Yên trong tình trạng lơ mơ, da toàn thân lạnh, tăng tiết nhiều dịch họng miệng, toàn thân nồng nặc mùi thuốc trừ sâu. Được biết, bệnh nhân đã uống 02 chai  thuốc sâu Wavotox loại 90ml.

Tại đây bệnh nhân các bác sỹ khẩn trương đặt sonde  rửa dạ dày, dùng thuốc vận mạch, thuốc kháng độc liều cao theo phác đồ, hồi sức tích cực, thở máy, bài niệu cưỡng bức, theo dõi monitor trung tâm 24/24. Sau một tuần điều trị tích cực, chăm sóc và theo dõi, bệnh nhân đã khỏe dần trở lại và đã ra viện.

Có thể nói trong thời gian vừa qua khoa Hồi sức- Tích cực- Chống độc liên tục tiếp nhận bệnh nhân tự tử bằng thuốc trừ sâu. Đối với những bệnh nhân uống thuốc sâu đều là bệnh nhân rất nặng, cận kề với cái chết. Nhưng khi đến khoa Hồi sức- Tích cực với những trình độ chuyên môn, kỹ thuật hiện đại mà chính họ đã cứu sống được rất nhiều bệnh nhân tưởng chừng như đã không qua khỏi được bình phục trở lại, cũng như kéo dài sự sống để bệnh nhân được trở về đoàn tụ với gia đình bằng tất cả tấm lòng và y đức.

Thạc sỹ-bác sĩ Phạm Văn Hùng: Trưởng khoa Hồi sức- Tích cực- Chống độc cho biết: Đây là 2 trường hợp đặc biệt sử dụng thuốc trừ sâu quá nhiều gây rối loạn tim mạch, suy hô hấp. Trước đây, hầu hết bệnh nhân ngộ độc đều phải chuyển lên tuyến tỉnh, T.Ư, nay đã có thể điều trị tại tuyến huyện. Nguyên nhân dẫn đến hành động tự tử cũng đa dạng, từ mâu thuẫn gia đình, căng thẳng, áp lực trong công việc, cuộc sống, trầm cảm sau sinh, đến người có bệnh lý nền là tâm thần. Các loại thuốc trừ sâu, diệt cỏ là loại hóa chất cực độc, khi vào cơ thể gây tổn thương tất cả các cơ quan đường tiêu hóa, nghiêm trọng nhất là tổn thương phổi, sau đó xơ phổi tiến triển nặng dần và không thể hồi phục. Đối với chúng tôi khi tiếp nhận các bệnh nhân trên rất khó khăn trong quá trình xử trí cũng như quá trình điều trị. Nhiều lúc phải “cân não” mới tìm ra hướng điều trị cho phù hợp với tình trạng nguy kịch của bệnh nhân. Trong khi đó đối với các bệnh nhân nặng như vậy sẽ tốn kém trong quá trình chi phí điều trị, tiêu hao kinh tế của gia đình và xã hội. Gây hậu quả cho chính bản thân gia đình họ.

Mặt khác người dân cần tuân thủ việc mua, bán thuốc theo đơn. Giáo dục sức khỏe cộng đồng về cân bằng tâm lý, cuộc sống. Kiểm soát chặt chẽ các loại thuốc trừ sâu, diệt cỏ. Với tính chất là thuốc trừ sâu, thuốc trừ cỏ cháy nhanh cực độc, ngoài những người cố tình uống thuốc này để tự tử, nếu sử dụng tràn lan trong nông nghiệp sẽ rất nguy hiểm cho con người khi vô ý tiếp xúc.

Phòng TTGDSK- TTYT Tiên Yên

Video liên quan

Chủ đề