Uống thuốc trị sán chó tác dụng phụ

Hà Nội có nhiều cơ sở y tế tư nhân cung cấp dịch vụ xét nghiệm và điều trị sán chó. Tuy nhiên, bạn cần lựa chọn đúng nơi uy tín để được chẩn đoán chính xác và tư vấn cách điều trị bệnh đúng kiến thức y học.

Nếu bạn muốn xét nghiệm và điều trị bệnh sán chó ở bệnh viện công lập, hãy tham khảo 2 địa chỉ sau:

Bệnh viện Đại học Y Hà Nội

Địa chỉ: Số 1 Tôn Thất Tùng, Trung Tự, Đống Đa, Hà Nội

Viện Sốt Rét và Ký sinh trùng Trung ương

Địa chỉ: 35 Trung Văn, P. Trung Văn, Q. Nam Từ Liêm, Hà Nội

Thuốc trị sán chó nào chất lượng và hiệu quả?

Khi điều trị sán chó bằng thuốc, bệnh nhân phải tuyệt đối tuân theo chỉ định của bác sĩ. Tùy theo tình trạng bệnh và mức độ di trú của ký sinh trùng ở mỗi bệnh nhân, bác sĩ sẽ kê những loại thuốc trị sán chó với liều lượng khác nhau. Vì thế, bệnh nhân không được tự ý thay đổi liều lượng hoặc tự mua thuốc về uống. Điều này không chỉ làm gián đoạn quá trình điều trị sán chó mà còn có thể gây ra những phản ứng phụ nguy hiểm khác.

Bác sĩ có thể cho bệnh nhân dùng thuốc trị sán chó kèm với các loại thuốc ức chế quá trình bệnh gây biến chứng ở những bộ phận cơ thể khác. Các loại thuốc trị sán chó chất lượng và thường được sử dụng là thiabendazole, mebendazole, albendazole.

Đối với bệnh nhân bị bệnh sán chó có ấu trùng di trú ở mắt, bác sĩ sẽ kê thêm corticoid để phòng ngừa hiện tượng viêm nhiễm.

Cách phòng ngừa bệnh sán chó ngay tại nhà

Dù nguồn lây bệnh sán chó là các loại vật nuôi rất gần gũi với đời sống thường ngày của chúng ta nhưng bạn hoàn toàn có thể chủ động phòng ngừa bệnh ngay tại nhà bằng những việc đơn giản.

♥ Giữ vệ sinh cá nhân: Duy trì thói quen rửa tay sạch bằng xà phòng trước mỗi bữa ăn và sau khi đi vệ sinh.

♥ Vệ sinh nhà cửa sạch sẽ: Nếu trong nhà có nuôi chó hoặc mèo, bạn hãy huấn luyện chúng đi vệ sinh đúng nơi quy định. Sau đó, bạn phải xử lý phân chó, mèo tường xuyên và gọn gàng.

♥ Không ngủ chung với chó, mèo hoặc ôm hôn chúng.

♥ Nên tắm rửa cho chó, mèo, thường xuyên đưa chúng đi khám sức khỏe và tẩy giun định kỳ.

♥ Duy trì thói quen ăn chín, uống chín, rửa rau kỹ dưới vòi nước trước khi chế biến.

♥ Nếu trong nhà có trẻ em, hãy thường xuyên cắt móng tay cho bé. Đây là đối tượng dễ mắc bệnh sán chó và các bệnh do ký sinh trùng khác vì bé chưa có đủ ý thức giữ gìn vệ sinh cá nhân. Móng tay dài của trẻ có thể là nơi sinh sống lý tưởng của trứng và ấu trùng giun, sán. Vì thế, ba mẹ hãy thường xuyên cắt móng tay cho trẻ và hướng dẫn trẻ luyện tập thói quen rửa tay trước khi ăn.

Nước ta có tỷ lệ nhiễm giun sán khá cao. Thuốc chống giun sán hiện nay có hiệu quả cao, dễ sử dụng hơn trước và có nhiều loại để lựa chọn. Tuy nhiên, khi dùng thuốc này cần lưu ý tới một số tác dụng không mong muốn do thuốc có thể xảy ra…

Albendazol: Thuốc còn có các tên như albenza, zeben, zentel có tác dụng tốt với nhiều loại giun (giun đũa, giun kim, giun tóc, giun móc...). Đây là thuốc có tác dụng trên cả giai đoạn trưởng thành và giai đoạn ấu trùng của các loại giun sán ký sinh trong ống tiêu hóa, diệt được trứng giun đũa và giun tóc.

Tác dụng phụ có thể gặp như đau bụng, tiêu chảy, chóng mặt, mệt, mất ngủ. Dùng liều cao, kéo dài để điều trị bệnh nang sán hoặc bệnh ấu trùng sán lợn có tổn thương não, tác dụng có hại thường gặp nhiều và nặng hơn như đau đầu, rối loạn tiêu hóa (nôn, buồn nôn, đau bụng), rụng tóc, ban đỏ, ngứa, giảm bạch cầu... Không dùng thuốc cho phụ nữ có thai, trẻ em dưới 2 tuổi, người có bệnh gan nặng.

Mebendazol:

Các thuốc như fugacar, vermox, mebutar đều có thành phần là menbendazol. Thuốc có hiệu quả cao trên các giai đoạn trưởng thành và ấu trùng của giun đũa, giun kim, giun tóc, giun móc và diệt được trứng của giun đũa, giun tóc.

Khi dùng thuốc, đôi khi gặp rối loạn tiêu hóa (đau bụng, tiêu chảy), đau đầu nhẹ. Không dùng thuốc cho người mẫn cảm với thuốc, phụ nữ có thai, trẻ em dưới 2 tuổi, suy gan.

Niclosamid (niclocide): Đây là thuốc diệt sán, có tác dụng với sán bò, sán lợn, sán cá, sán dây ruột, không có tác dụng trên ấu trùng sán lợn. Khi dùng thuốc có thể gặp các rối loạn nhẹ ở đường tiêu hóa như buồn nôn, nôn, đau bụng, tiêu chảy, đau đầu, hoa mắt…

Praziquantel (biltricid, cysticid): Thuốc có hiệu quả cao đối với giai đoạn trưởng thành và ấu trùng của sán máng, các loại sán lá (sán lá gan nhỏ, sán lá phổi, sán lá ruột) và sán dây (sán cá, sán chó, sán mèo, sán bò, sán lợn) nhưng không diệt được trứng sán và không phòng được bệnh nang sán.

 Rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh để phòng ngừa nhiễm giun.

Các phản ứng có hại thường nhẹ, xảy ra một vài giờ sau uống thuốc và có thể kéo dài tới 1 ngày, hay gặp: đau đầu, chóng mặt, choáng váng, buồn nôn, nôn, đau bụng, ngứa, mề đay, sốt nhẹ, đau cơ - khớp, tăng nhẹ men gan. Các dấu hiệu sốt nhẹ, ngứa, phát ban đôi khi đi cùng với tăng bạch cầu ưa acid có thể do giải phóng protein ngoại lai từ sán chết. Khi dùng thuốc không được lái xe, điều khiển máy móc... vì praziquantel gây chóng mặt, choáng váng.

Metrifonat (bilarcil): Thuốc có tác dụng diệt sán máng gây bệnh ở bàng quang cả giai đoạn trưởng thành và ấu trùng, không có hiệu lực đối với trứng sán lá, do đó trứng vẫn tồn tại trong nước tiểu một vài tháng sau khi sán trưởng thành đã bị diệt. Metrifonat có thể gây triệu chứng cường hệ cholinergic nhẹ: buồn nôn, nôn, đau bụng, tiêu chảy, co thắt phế quản, đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, vã mồ hôi... Các dấu hiệu này có thể bắt đầu 30 phút sau khi uống thuốc và kéo dài tới 12 giờ. Không dùng thuốc cho phụ nữ có thai.    

  DS. Hoàng Thu Thủy

[ Điểm đánh giá5/5 ]1 người đã bình chọn

Xem: 4122 | Cật nhập: 2/13/2021 10:40:04 PM

Do thói quen tiếp xúc gần gũi với thú cưng trong nhà hoặc tiếp xúc với trứng giun sán chó từ phân của chúng ở môi trường bên ngoài mà nhiều người vô tình nhiễm bệnh. Giun sán chó khi ký sinh vào cơ thể trong thời gian ngắn sinh sản rất nhanh và ký sinh ở nhiều cơ quan nội tạng. Để điều trị giun sán chó thành công, bệnh nhân cần được xét nghiệm và uống thuốc theo chỉ dẫn từ bác sĩ. Vậy khi nào nên uống thuốc trị giun sán chó và nên uống loại nào để có hiệu quả?

Thuốc trị giun sán chó khi nào nên uống?

- Những triệu chứng thường gặp khi bị nhiễm giun sán chó

Thực tế, không chỉ những gia đình có nuôi chó trong nhà mới có nguy cơ nhiễm giun sán chó. Bởi giun sán chó có thể ký sinh vào cơ thể do bạn vô tình tiếp xúc với chó nhiễm bệnh hay phân của chúng.

Để phát hiện sớm cơ thể đã bị nhiễm giun sán chó, hãy để ý các dấu hiệu nhận biết sau:

  • Ngứa ngáy trong da thịt khắp cơ thể những vùng bị giun sán chó ký sinh, nổi mẩn đỏ và vết đỏ bất thường kèm theo ngứa, càng về ban đêm mức độ ngứa càng tăng
  • Giảm cân bất thường, liên tục: Do giun sán cho ký sinh hút đi các chất dinh dưỡng thiết yếu của cơ thể kéo theo tình trạng mệt mỏi, choáng và suy nhược
  • Táo bón hay tiêu chảy không rõ nguyên nhân: Do giun sán chó xâm nhập vào niêm mạc ruột lấy đi lượng nước cơ thể hấp thụ, số lượng nhiều còn gây tắc nghẽn ruột
  • Trong phân xuất hiện các sợi chỉ trắng nhỏ: Do giun sán cho bị đào thải ra khỏi cơ thể qua đường tiêu hóa
  • Da và màu mắt nhợt nhạt do thiếu hụt lượng sắt khi giun sán chó ký sinh

Thời gian trứng của giun sán chó vào cơ thể và phát triển thành nang sán xâm nhập vào máu chỉ kéo dài từ 5 – 6 tháng. Số lượng giun sán chó quá nhiều trong cơ thể thì việc điều trị lại càng khó khăn hơn.

Thời gian giun sán chó xâm nhập vào cơ thể đến khi vào nhiễm vào máu rất ngắn

- Khi nào nên uống thuốc điều trị giun sán chó?

Ngay khi cơ thể có một trong số các dấu hiệu bị nhiễm giun sán chó, bạn cần chủ động đến ngay càng phòng khám chuyên khoa để được chẩn đoán lại một lần nữa.

Tại phòng khám quốc tế chuyên khoa nội ký sinh trùng Ánh Nga, bạn sẽ được khám và điều trị theo từng bước như sau:

  • Chẩn đoán ngoại khoa
  • Lấy mẫu phân hay da để làm xét nghiệm
  • Làm xét nghiệm máu
  • Xác nhận kết quả có nhiễm giun sán chó hay không và mức độ thế nào
  • Bác sĩ đưa ra phác đồ điều trị bằng thuốc Tây y
  • Sau thời gian điều trị từ chỉ dẫn của bác sĩ tiếp tục quay lại phòng khám để tái khám lần nữa

Như vậy, thông qua xét nghiệm bạn sẽ biết được chính xác hơn mình có bị nhiễm giun sán chó hay không. Nếu có, bạn sẽ được kê đơn thuốc điều trị giun sán chó.

- Thuốc trị giun sán chó nào hiệu quả?

Nên trị bệnh sán chó bằng thuốc tây, không nên sử dụng lá đủ hay một số chiết xuất thảo dược để điều trị ấu trùng sán chó trong máu như viên nang Detoxic của Nga chiết xuất từ đinh hương, cỏ Centaury, hoa thảo mộc và thảo mộc Redroot

Một số thuốc có hiệu quả tốt trị giun sán chó như Zentel, Albendazol 400mg, Thiabendazole, Pizar 6mg, Piza3mg

Mỗi thể bệnh, mỗi hội chứng do sán chó gây ra cần có phác đồ điều riêng, khi nghi ngờ nhiễm bệnh không nên tự mua thuốc để uống, hãy đến phòng khám hoặc bệnh viện uy tín, có kinh nghiệm về bệnh giun sán để thăm khám kỹ rồi mới chữa trị.


Tham khảo một số loại thuốc tẩy giun sán hiệu quả trên thị trường

Bằng những hiểu biết tốt nhất về bệnh nhiễm giun sán chó, hãy chủ động bảo vệ sức khỏe cho cả bản thân và gia đình mình nhé!

Video liên quan

Chủ đề