Uống thuốc kháng virus có mệt không

Nhiễm Omicron, đừng tự chuốc rắc rối vì dùng thuốc

(NLĐO) - Sau khi tiêm ngừa, sau khi có Omicron, chuyện thuốc kháng viêm, kháng đông... hầu như không cần bàn nữa. Lo quá mà uống bừa, mệt thêm.

  • Bác sĩ Trương Hữu Khanh: Nhiễm Omicron, không lo hậu Covid-19

  • Bác sĩ Trương Hữu Khanh: 4 lưu ý để không lo âu, tốn kém vì 1 vạch, 2 vạch

  • Bác sĩ Trương Hữu Khanh: Làm gì khi trẻ sốt cao vì Omicron?

  • Bác sĩ Trương Hữu Khanh: Dùng Molnupiravir không thể ngó lơ 3 điều "sống còn"

Con nít hay người lớn bị Covid-19 thì cũng chỉ là một dạng nhiễm siêu vi hô hấp. Cũng ho, sốt, sổ mũi... Bản chất của trị bệnh nhiễm siêu vi là trị triệu chứng, có cái gì trị cái nấy, còn siêu vi thì tự nó hết. Không có chuyện không uống thuốc này, kia thì dương tính lâu hay uống cái gì cho nó mau về "1 vạch".

Đợt Delta, thuốc cho F0 có gói A, gói B. Trong đó gói A là thuốc điều trị triệu chứng, vitamin. Gói B có kháng đông, kháng viêm... Nhưng sau khi người dân được tiêm ngừa đủ mũi, sau khi có Omicron, thì gói B không cần bàn nữa, vì chỉ bệnh nhẹ.

Có triệu chứng gì uống thuốc trị triệu chứng đó, không có triệu chứng hay nhẹ quá, thoáng qua, chưa gì đã hết thì khỏi cần uống: sốt 38,5 độ trở lên thì uống thuốc hạ sốt, thuốc này cũng giúp giảm đau, giảm nhức đầu; sổ mũi thì uống thuốc sổ mũi; ho thì dùng thuốc ho thảo dược hoặc tân dược... Tất cả đều là các thuốc phổ biến mua được ở mọi nhà thuốc, nhiều loại, có loại gì dùng loại đó.

Kháng viêm là thuốc ức chế miễn dịch, trước đây dùng cho những bệnh nhân trở nặng, hệ miễn dịch hoạt động "quá mức" dẫn đến gây hại ngược cho cơ thể, thường gặp trong giai đoạn sau của bệnh, virus đã lui rồi.

Tự nhiên mới bệnh, không có vấn đề gì mà dùng kháng viêm ngay thì bệnh chỉ nặng thêm vì hệ miễn dịch đang cần hoạt động để chống lại virus thì bỗng dưng bị ức chế.

Thuốc kháng đông (chống lại hiện tượng đông máu) mà dùng khi không cần thiết, quá liều thì có thể gây xuất huyết.

Kháng sinh thì chỉ dùng cho một số trường hợp bệnh nhân bị bội nhiễm, bị vi khuẩn gây bệnh khác tấn công gây biến chứng, chứ kháng sinh không có tác dụng gì với virus SARS-CoV-2.

Hơn hết, kháng viêm, kháng đông, kháng sinh là các loại thuốc chỉ được dùng khi có chỉ định của bác sĩ, có tác dụng phụ, có chống chỉ định, có thận trọng. Dùng bừa chắc chắn nguy hiểm, dùng sai cho cả trẻ em càng nguy.

Ngay cả thuốc kháng virus, thường bác sĩ sẽ chỉ định cho những người thuộc đối tượng nguy cơ, có xác suất trở nặng, dù là rất nhỏ đối với Omicron: người lớn tuổi, có bệnh nền, suy giảm miễn dịch... Trẻ khỏe người ta không chỉ định dùng vì không cần thiết, phí thuốc, tốn tiền.

Bớt các thủ tục rắc rối là để người dân dễ tiếp cận, còn thuốc kháng virus thì chắc chắn nên được bác sĩ kê toa, vì vậy hãy vì chính bản thân, người nhà của mình mà hỏi bác sĩ trước khi dùng.

Không thuộc đối tượng cần dùng thuốc kháng virus mà nghe đâu đó rồi mua những thuốc kháng virus "lạ" về dùng, tiền mất tật mang. Đã có những trường hợp mua thuốc kháng virus trong bệnh... viêm gan siêu vi về dùng, chỉ vì cái tên nghe giống giống.

Thuốc kháng virus này đâu có kháng được virus kia. Chưa kể thuốc kháng virus nhiều loại uống cũng "hành". Uống vô thấy mệt thêm, tưởng Covid-19 nặng, nhưng không phải, là thuốc hành.

Người lớn nếu đã tiêm ngừa, bình tĩnh, cũng các triệu chứng như cảm cúm thông thường rồi qua. Con nít thì bản chất là bệnh nhẹ hơn người lớn, nhất là Omicron. Các triệu chứng sốt cao, nôn ói qua rất nhanh, trong vòng 24-36 giờ, ho, sổ mũi thì có khi 2-3-4 ngày, nhưng rồi cũng qua nhanh và chắc chắn là không cần bàn đến chuyện hậu Covid-19.

Bác sĩ Trương Hữu Khanh (Cố vấn khối Nhiễm, Bệnh viện Nhi Đồng 1)

Thông tin về việc Bộ Y tế đã cấp phép cho thuốc có hoạt chất Molnupiravir trong thời hạn 3 năm đã giúp người mắc COVID-19 mức độ nhẹ và vừa ở nước ta có thêm cơ hội lựa chọn thuốc điều trị. Dự kiến giá bán một hộp thuốc sản xuất trong nước chỉ dưới 300.000 đồng, thấp hơn nhiều so với giá thuốc trôi nổi trên thị trường...

Trước tình hình F0 tiếp tục gia tăng, nhiều người đã tìm mua thuốc Molnupiravir của Nga, Trung Quốc… được giới thiệu là hàng xách tay hoặc nhập lậu với giá lên đến hàng triệu đồng/hộp. Thậm chí nhiều người còn lùng mua với bất kỳ giá nào nhưng cũng không tìm được thuốc kháng virus điều trị COVID-19. 

Thuốc kháng virus molnupiravir điều trị COVID-19.

1. Cơ chế tác động của thuốc kháng virus nói chung, Molnupiravir nói riêng

Virus, còn gọi là siêu vi khuẩn hay siêu vi trùng, có tính ký sinh nội bào bắt buộc, chúng chỉ có thể sinh sản bằng cách xâm chiếm tế bào khác vì chúng thiếu bộ máy di truyền để tự sinh sản. 

Virus là loài vi sinh vật nhỏ nhất, kích thước điển hình từ 0,02 đến 0,3 μm, mặc dù gần đây đã phát hiện ra một số virus "rất lớn", kích thước dài đến 1 μm (megavirus, pandoravirus). 

Virus chỉ nhân lên hoàn toàn trong tế bào sống của vật chủ (vi khuẩn, thực vật, hoặc động vật). 

Cấu tạo của virus bao gồm lớp vỏ bên ngoài là protein hoặc đôi khi là lipid, lõi nhân là RNA hoặc DNA, và đôi khi là các enzyme cần thiết cho bước đầu tiên nhân lên của virus.

Sau khi xâm nhập được vào cơ thể, tế bào virus sẽ sao chép và nhân lên một cách nhanh chóng trong cơ thể người, từ đó gây ra các triệu chứng bệnh. 

Các loại thuốc kháng virus hoạt động bằng cách làm gián đoạn quá trình này. Ví dụ như remdesivir hoạt động bằng cách ức chế một loại enzyme mà virus cần nó để sao chép khi nhân bản.

Còn thuốc Molnupiravir lại hoạt động thông qua sự "đánh lừa". Tức là, trong khi các tế bào bị virus xâm nhâp xây dựng những chuỗi virus RNA, thì Molnupiravir sẽ thay thế một số phần cần thiết trong quá trình đó. Những phần tử "giả mạo" này tiếp tục đột biến trong virus mới sao chép khiến virus gây bệnh COVID-19 không nhân bản được.

 Tất cả các loại thuốc kháng virus đều giống nhau ở chỗ chúng đều ngăn chặn sự nhân lên của virus. Nhưng chúng làm việc đó theo những cách khác nhau. Nếu virus không thể tự nhân lên thì hệ miễn dịch của con người chúng ta sẽ chế ngự nó dễ dàng.

Thuốc kháng virus tùy theo bản chất và đặc tính sinh hóa mà tác dụng đến các giai đoạn nhân bản của virus. Nó có thể làm xói mòn sự gắn kết hạt virus với màng tế bào chủ hoặc không gắn với các acid nucleic của virus làm cho virus không sinh sôi được.

Nó cũng có thể ức chế thụ thể tế bào hoặc yếu tố cần thiết để nhân bản virus, chặn các enzym và protein được mã hóa cụ thể sản xuất trong các tế bào chủ và là những yếu tố cần thiết cho sự nhân lên của virus. 

Thuốc molnupiravir có ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển của tinh trùng.

2. Molnupiravir gây ảnh hưởng đến chức năng sinh sản của nam giới?

Trong suốt quá trình tác dụng của thuốc kháng virus nêu trên, đôi khi thuốc kháng virus cũng gây ra những hệ lụy đối với sự trao đổi chất của tế bào chủ. Chính vì vậy, cũng như bất kỳ một loại thuốc nào khác, các thuốc kháng virus đều có thể gây tác dụng phụ lên bệnh nhân, trong đó Molnupiravir không nằm ngoại lệ.

Do thuốc hoạt động bằng cách đưa các đột biến gene vào trong virus RNA nên rất có thể nó cũng đưa luôn các đột biến vào trong DNA của tế bào. Điều này có thể khiến trẻ sinh ra bị dị tật bẩm sinh. Do đó thuốc chống chỉ định cho phụ nữ mang thai và cho con bú.

Nam giới và nữ giới trong giai đoạn sinh sản đều được hướng dẫn các biện pháp tránh thai khi uống thuốc và ít nhất 4 ngày sau khi ngừng thuốc Molnupiravir. 

Riêng đối với phái mạnh phải có biện pháp tránh thai ít nhất là 3 tháng sau liều cuối cùng vì thuốc có thể ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển của tinh trùng. Việc dư luận lan truyền về tác dụng có hại của thuốc Molnupiravir ảnh hưởng đến sinh lý của người dùng chính là xuất phát từ nguyên nhân này. 

Việc sử dụng các thuốc kháng virus không rõ nguồn gốc để điều trị COVID-19 tiềm ẩn nhiều nguy cơ, tiền mất, tật mang, ảnh hưởng lâu dài đến sức khỏe người dùng.

Hơn nữa, do thông tin lan truyền trên mạng xã hội rất khác nhau và không được kiểm chứng khiến nhiều người hoang mang về việc uống Molnupiravir vào sẽ gây tác dụng phụ nặng, rất mệt, thậm chí yếu sinh lý ... là không có cơ sở khoa học.

Hiện tại, thuốc kháng virus được sử dụng trong phác đồ điều trị COVID-19 tại Việt Nam mới chỉ có 3 loại: Molnupiravir, favipiravir, remdesivir... Các thuốc kháng virus điều trị COVID-19 đều là những thuốc mới được nghiên cứu. Vì vậy, các đặc tính của thuốc cũng như các tác dụng và độc tính vẫn cần tiếp tục theo dõi, nghiên cứu tiếp.

Những trường hợp mắc COVID-19 cần được theo dõi chặt chẽ để có sự hướng dẫn tốt nhất về cách dùng thuốc và các biện pháp hỗ trợ. Người dân không tự ý tìm mua các loại thuốc về dùng khi không có chỉ định của bác sĩ.

Với những bệnh nhân là F0 nếu không có triệu chứng, triệu chứng nhẹ thì không cần phải dùng các thuốc kháng virus.

Xem thêm video đang được quan tâm:

Khi tiêm mũi 3 vaccine phòng COVID-19 cần lưu ý điều gì?

ThS. DS. Lê Quốc Thịnh

Trưởng khoa Dược Bệnh viện 71 Trung ương

Video liên quan

Chủ đề