Uống iod phóng xạ xong ăn uống như thế nào

Skip to content

Bệnh nhân ung thư tuyến giáp thể biệt hoá sau phẫu thuật có chỉ định uống iod phóng xạ để xóa mô giáp còn lại và tiêu diệt các tế bào ung thư tuyến giáp di căn, trước khi uống iod phóng xạ bệnh nhân cần phải thực hiện chế độ ăn kiêng iod. Rất nhiều bệnh nhân băn khoăn không biết lựa chọn thức ăn như thế nào? Chúng tôi xin đưa ra một số lời khuyên như sau.

1. Thức ăn không nên sử dụng trong thời kỳ ăn kiêng iod

– Muối iod, muối biển, thức ăn có hàm lượng muối cao, đồ uống đóng chai.

– Các loại vitamin tổng hợp có chứa iod (nên đọc kỹ thành phần của thuốc).

– Sữa hoặc sản phẩm từ sữa: kem, pho mai, bơ, sữa chua, yogurt.

– Hải sản biển: cá, sushi, sò, tảo, rong biển, đồ khô, hun khói (mực, cá…).

– Các loại bánh quy, bánh gato.

– Lòng đỏ trứng, thức ăn có lòng đỏ trứng.

– Hầu hết các loại Sô – cô – la (do có thành phần sữa).

– Thực phẩm từ đậu nành (nước sốt, sữa, đậu).

Uống iod phóng xạ xong ăn uống như thế nào

2. Thức ăn có thể ăn trong thời kỳ ăn kiêng iod

– Muối không chứa iod. Nếu không chắc chắn là muối có chưa iod hay không thì nên rang lên, cho vào lọ dùng dần, vì khi rang lên thì i ốt thăng hoa hết.

– Bánh mỳ (không có sữa, muối i-ốt, bơ, sữa…).

– Rau, quả tươi hoặc đông lạnh.

– Nước hoa quả tươi (sinh tố).

– Sản phẩm từ ngũ cốc (gạo, lúa mì, …)

– Các loại hạt (lạc, hạt điều…).

– Dầu thực vật, hạt tiêu đen, ớt.

– Đường, mứt, thạch, mật ong.

Uống iod phóng xạ xong ăn uống như thế nào

– Không nên ăn tại nhà hàng khi bạn không biết họ có sử dụng muối iod hay không.

– Cần sự tư vấn của bác sĩ nếu dùng thuốc có chứa iod trong thời kỳ ăn kiêng (ví dụ: Amiodarone, expectorant, thuốc kháng khuẩn, 1 số loại thuốc cản quang, 1 số loại thuốc bôi da).

– Không nên sử dụng thực phẩm chức năng (nếu không biết rõ hàm lượng iod bên trong).

Uống iod phóng xạ xong ăn uống như thế nào

Nguyên tắc chung khi lựa chọn thức ăn:

– Không sử dụng sản phẩm từ bơ, sữa.

– Không sử dụng thực phẩm từ biển.

– Không ăn đồ ăn có chất bảo quản, đóng hộp (pate, xúc xích).

– Hạn chế ăn mì, phở, bún.

– Hạn chế ăn thịt bò, gà công nghiệp.

Uống iod phóng xạ là một trong những biện pháp điều trị cho những người bệnh ung thư tuyến giáp có nguy cơ tái phát cao rất đơn giản, ít tác dụng phụ. Tuy nhiên, phương pháp này lại gây ảnh hưởng cho những người xung quanh bệnh nhân nên cần có sự cách ly để đảm bảo an toàn cho họ. Vậy uống iod phóng xạ cách ly bao lâu và cách để chăm sóc người bệnh như thế nào? Hãy cùng GHV KSol giải đáp thắc mắc nói trên thông qua bài viết này nhé.

XEM THÊM:

Vai trò của iod phóng xạ đối với người bị ung thư

Trước khi tìm hiểu về vấn đề uống iod phóng xạ cách ly bao lâu thì chúng ta cần phải biết được iod phóng xạ là gì và vai trò của nó trong việc điều trị bệnh ung thư.

Iod phóng xạ là gì?

Iod phóng xạ là loại iod bình thường được chế biến từ các máy gia tốc có khả năng giải phóng các tia phóng xạ và được sử dụng cho mục đích y khoa. Cụ thể là nó được dùng để điều trị một số loại ung thư tuyến giáp, nhất là ung thư tuyến giáp thể nhú và thể nang.

Uống iod phóng xạ xong ăn uống như thế nào
Iod phóng xạ

Vai trò của iod phóng xạ với người bệnh ung thư

Iod phóng xạ được xem là chất kích thích tuyến giáp sản xuất hormone và là hoạt chất giúp điều trị bệnh ung thư tuyến giáp hiệu quả:

  • Các tinh thể iod phóng xạ khi đi vào cơ thể sẽ phát ra các tia xạ để các tế bào ung thư hấp thụ và từ đó chúng sẽ tiêu diệt tế bào ung thư để điều trị bệnh tốt hơn.
  • Ngoài ra, iod phóng xạ còn có vai trò giúp chúng ta chẩn đoán u, bướu, ung thư tuyến giáp để sớm phát hiện được bệnh để việc điều trị có kết quả khả quan hơn.
  • Iod phóng xạ cũng được dùng cho những bệnh nhân sau phẫu thuật ung thư tuyến giáp thuộc nhóm nguy cơ cao. Nhằm mục đích phát hiện, kiểm soát tình hình tái phát của người bệnh.

Liều lượng sử dụng iod phóng xạ

Liều lượng sử dụng là một trong những yếu tố chính có liên quan tới vấn đề uống iod phóng xạ cách ly bao lâu. Theo đó thì tùy vào tình trạng bệnh ung thư tiến triển đến giai đoạn nào mà các bác sĩ sẽ tư vấn liều lượng iod phóng xạ phù hợp cho bạn.

  • Với những bệnh nhân đang ở trong giai đoạn đầu, các tế bào ung thư vẫn còn khá ít thì liều lượng iod phóng xạ sẽ được sử dụng rất thấp khoảng 5mCi. Với liều lượng này thì thời gian cách ly sẽ ít hơn.
  • Đối với điều trị thường thì liều lượng iod phóng xạ khoảng 30mCi, 50mCi, 80mCi và liều điều trị cao hơn nữa là 150mci, 200mCi iod phóng xạ cho mỗi lần sử dụng. Người bệnh có thể uống liên tục cho đến khi chắc chắn các tế bào ung thư đã được tiêu diệt hết.
Uống iod phóng xạ xong ăn uống như thế nào
Liều lượng uống iod phóng xạ theo sự chỉ định của bác sĩ

Uống iod phóng xạ cách ly bao lâu?

Bởi vì iod phóng xạ có thể gây ảnh hưởng tiêu cực tới những người xung quan nên người uống iod phóng xạ cần phải cách ly với người khác để đảm bảo an toàn cho họ. Thời gian uống iod phóng xạ cách ly bao lâu phải phụ thuộc nhiều yếu tố như sau:

Uống iod phóng xạ xong ăn uống như thế nào

  • Với bệnh nhân uống iod phóng xạ thì nguy cơ phơi nhiễm phóng xạ cho người khác cao nhất là trong khoảng 24 – 48 giờ đầu tiên. Giữ khoảng cách cách xa tầm 1,8m trong 24h đầu và 1m trong 5 ngày tiếp theo với người xung quanh.
  • Với bệnh nhân phải điều trị iod phóng xạ liều cao thì phải ở trong phòng cách ly từ 3 – 7 ngày và chỉ được về nhà khi đã được bác sĩ kiểm tra, đánh giá là an toàn.
  • Ví dụ một bệnh nhân uống iod liều cao thì 200mCi cần tránh tiếp xúc với người khác trong 4 ngày và với phụ nữ mang thai, trẻ em thì có thể lên đến 3 tuần.
Uống iod phóng xạ xong ăn uống như thế nào
Uống iod phóng xạ cách ly bao lâu?

Những lưu ý khi chăm sóc người bệnh sau khi uống iod phóng xạ

Để đảm bảo an toàn sau điều trị thì ngoài việc nắm được thời gian uống iod phóng xạ cách ly bao lâu thì người bệnh cần có một chế độ ăn uống, chăm sóc đặc biệt với những lưu ý dưới đây.

Lưu ý trong cách chăm sóc cho người bệnh uống iod phóng xạ

Trong quá trình chăm sóc người bệnh sau khi uống iod phóng xạ thì cả bệnh nhân và người nhà cần chú ý một số điều như sau:

  • Người bệnh và người thân cần chú ý tuân thủ khoảng cách và thời gian cách ly theo hướng dẫn của bác sĩ để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.
  • Hạn chế tiếp xúc với người bệnh quá lâu, hơn 1 giờ đồng hồ, có thể dùng điện thoại giao tiếp để tránh phóng xạ. 
  • Nên chuẩn bị đồ ăn, nước uống, vật dụng cá nhân riêng cho người bệnh và không ai được tiếp xúc hay dùng chung. 
  • Người bệnh cần chú ý giữ tinh thần lạc quan, tin tưởng vào quá trình điều trị để nâng cao tỷ lệ thành công và kéo dài thời gian sống hơn.
  • Người nhà hãy cố gắng thông cảm, động viên bệnh nhân để họ có thêm động lực chữa bệnh để đạt kết quả tốt nhất.
  • Chú ý tái khám đúng lịch hẹn của bác sĩ để được kiểm tra tình trạng phục hồi, cải thiện bệnh tình.
Uống iod phóng xạ xong ăn uống như thế nào
Người uống iod phóng xạ cần được chăm sóc đặc biệt

Lưu ý trong cách ăn uống của người uống iod phóng xạ

Sau khi uống iod phóng xạ thì người bệnh cần xây dựng một chế độ ăn uống khoa học để có thể nhanh chóng phục hồi hơn: 

  • Bệnh nhân đang trong giai đoạn uống iod phóng xạ không dùng các thuốc, các thực phẩm có chứa iod và hormon tuyến giáp ít nhất 7 – 10 ngày trước khi điều trị và 1 – 2 ngày sau điều trị.
  • Người bệnh nên ăn những thực phẩm có nhiều vitamin như hoa quả giúp tăng cường sức đề kháng, các thực phẩm giàu dưỡng chất, dễ tiêu hóa để bổ sung năng lượng cho cơ thể.
  • Ngoài ra, các bạn nên hạn chế một số thực phẩm giàu iod như: các loại muối biển chứa iod, hải sản như tôm, cua, sò, hến… để cho các tế bào ung thư tuyến giáp còn lại sau phẫu thuật tăng khả năng hấp thu iod phóng xạ.
  • Khi sử dụng thực phẩm chế biến sẵn, các loại thực phẩm chức năng cần xem kỹ thành phần của chúng có iod hay không để hạn chế sử dụng.
  • Chú ý uống nhiều nước để tránh tác dụng của iod phóng xạ lên cơ quan sinh dục, bàng quang và đường tiêu hóa.
  • Hạn chế ăn những loại thực phẩm có hại như nước uống có ga như soda, cola, trà và cà phê, bia, rượu.
  • Tuy rằng chúng ta hạn chế ăn ít iod nhưng vẫn phải có một chế độ ăn có muối, có iod với liều lượng hợp lý.

Dựa vào những thông tin nói trên thì các bạn cũng thấy rằng việc uống iod phóng xạ cách ly bao lâu còn phải phụ thuộc vào nhiều yếu tố như là liều lượng, nồng độ của phóng xạ. Do đó, để đảm bảo an toàn cho người bệnh, người thân, xã hội thì các bạn cần chú ý thực hiện cách ly theo thời gian, khoảng cách mà bác sĩ chỉ định nhé. 

Mách bạn: Để phòng ngừa ung thư di căn và hạn chế tác dụng phụ hóa xạ trị ung thư các chuyên gia đầu ngành khuyên bệnh nhân nên dùng sản phẩm GHV KSOL vì trong GHV KSOL có chứa thành phần Fucoidan sulfate hóa cao, phân tử lượng thấp giúp phòng và hỗ trợ điều trị ung thư hiệu quả. Đây là thành tựu khoa học tiến bộ vượt bậc của Việt Nam trong cuộc chiến phòng chống các bệnh về ung bướu và giảm tác dụng phụ sau hóa xạ trị

XEM VIDEO: Phức hệ Nano Extra XFGC – GHV KSOL