Tỷ lệ sinh con trai và con gái ở Việt Nam

(Baonghean.vn) - Mất cân bằng giới tính khi sinh là vấn đề đã diễn ra nhiều năm nay tại nhiều tỉnh, thành trên cả nước, trong đó có Nghệ An. Trong khi đó, các giải pháp để hạn chế tình trạng này vẫn còn khó khăn, do nhiều nguyên nhân khác nhau.

Thực trạng đáng báo động

Bảng thống kê về tỷ lệ mất cân bằng giới tính khi sinh của huyện Hưng Nguyên trong năm 2021 có nhiều con số đáng lo ngại khi nhiều địa phương trên toàn huyện có tỷ lệ chênh lệnh khá nghiêm trọng giữa số lượng bé trai và bé gái sinh ra trong 1 năm. Đơn cử như ở thị trấn, trong năm có 117 bé được sinh ra nhưng có đến 77 bé trai và chỉ có 40 bé gái, tỷ lệ mất cân bằng giới tính khi sinh là 192 bé trai/100 bé gái.

Tương tự, nhiều địa phương khác tỷ lệ cũng rất cao như xã Hưng Yên Bắc là 206 bé trai/100 bé gái, Long Xá là 133 bé trai/100 bé gái, Hưng Phúc 132 bé trai/100 bé gái và Hưng Thành là 192 bé trai/100 bé gái.

Tỷ lệ sinh con trai và con gái ở Việt Nam
Nhiều lớp học hiện nay tỷ lệ học sinh nam nhiều hơn học sinh nữ. Ảnh: M.H

Nói về điều này, bà Trần Thị Bích Quyên - Viên chức dân số xã Hưng Thành nói thêm: Trong năm 2021, tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên ở xã Hưng Thành tăng đột biến với tỷ lệ 24% và đây đều là trường hợp muốn sinh con trai. Điều đó, khiến cho số bé trai sinh trong năm tăng cao. Bên cạnh đó, từ 2 năm nay, do ảnh hưởng của dịch bệnh nên công tác tuyên truyền, vận động và triển khai các chương trình dân số trên địa bàn bị gián đoạn. Điều này cũng ảnh hưởng khá nhiều đến các hoạt động dân số.

Trên toàn huyện Hưng Nguyên, tỷ lệ mất cân bằng giới tính khi sinh cũng rất cao với 924 nam/684 nữ (tỷ lệ 135 bé trai/100 bé gái), cao hơn gấp đôi so với tỷ lệ chung của cả tỉnh.

 “Tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh diễn ra nhiều năm nay trên địa bàn huyện và một trong những lý do chính là do tình trạng sinh con thứ 3 gia tăng, do nhiều người dân mong muốn có con trai để nối dõi tông đường. Việc sinh con trai hiện nay dường như dễ dàng hơn bởi y học hiện đại và nhiều gia đình có điều kiện, bằng nhiều phương pháp khác nhau để có thể sinh con theo mong muốn”.

 Bà Cao Thị Nhung - Trưởng phòng Dân số và Truyền thông (Trung tâm Y tế huyện Hưng Nguyên) cho biết

Tại thành phố Vinh, hơn 2 năm trở lại đây, hoạt động dân số cũng gặp nhiều khó khăn sau khi sắp xếp lại bộ máy làm việc. Bên cạnh đó, đội ngũ cộng tác viên dân số ở khối, xóm có nhiều biến động và chỉ có 123/324 khối, xóm có cộng tác viên, nên việc tuyên truyền, vận động và triển khai chương trình gặp nhiều vướng mắc, lúng túng.

Tỷ lệ sinh con trai và con gái ở Việt Nam
Tỷ lệ mất cân bằng giới tính khi sinh ở Nghệ An đang ở mức cao so với cả nước. Ảnh: P.V

Đây cũng là lý do vì sao tỷ lệ sinh con thứ 3 trên địa bàn thành phố vẫn còn cao và tỷ lệ mất cân bằng giới tính khi sinh cũng bất thường với 120,7 bé trai/100 bé gái. Trong số này, có nhiều địa phương có tỷ lệ mất cân bằng giới tính còn cao như Hưng Đông, Lê Lợi, Bến Thủy, Đội Cung, Hưng Chính, Quang Trung.

Theo bà Phùng Thị Thanh - Trưởng phòng Dân số và Truyền thông (Trung tâm Y tế thành phố Vinh), việc tuyên truyền, vận động các gia đình không sinh con thứ 3 trở lên ở thành phố Vinh ngày càng khó khăn vì tập trung rất nhiều vào những gia đình có điều kiện và họ có nhiều phương thức để có thể sinh con trai hoặc theo mong muốn...

Xóa bỏ định kiến trọng nam khinh nữ

Thực hiện Đề án kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh, những năm qua, Chi cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình tỉnh đã phối hợp với các sở, ban, ngành, đoàn thể có liên quan và Ban Chỉ đạo công tác Dân số - KHHGĐ các địa phương đẩy mạnh hoạt động truyền thông cung cấp thông tin cho lãnh đạo Đảng; chính quyền; các chức danh ở thôn, tổ; người có uy tín tại cộng đồng về tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh của cả nước, của tỉnh và nguyên nhân, hệ lụy của tình trạng này.

Bên cạnh đó, đã tổ chức hàng trăm buổi nói chuyện chuyên đề, truyền thông lưu động, truyền thông nhóm nhỏ tại cộng đồng dân cư, cung cấp tờ rơi với nhiều nội dung đổi mới, tập trung nhấn mạnh về vấn đề đạo đức khi lựa chọn giới tính.

Tỷ lệ sinh con trai và con gái ở Việt Nam
Tỷ lệ nam giới nhiều hơn nữ giới sẽ dẫn đến nhiều hệ lụy trong tương lai. Ảnh: M.H

Ngành cũng mở rộng truyền thông cho người cao tuổi, nam giới trong độ tuổi lao động tại cộng đồng và công nhân trong các khu công nghiệp của tỉnh về hệ lụy của mất cân bằng giới tính khi sinh. Ngoài ra, tham mưu cho Sở Y tế thành lập đoàn thanh tra liên ngành để thanh tra việc thực hiện quy định về nghiêm cấm lựa chọn giới tính thai nhi; quản lý và sử dụng các phương tiện tránh thai; thực hiện các quy định, hướng dẫn về sàng lọc trước sinh và sơ sinh tại các cơ sở y tế...

Tuy vậy, tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh trên toàn tỉnh vẫn có xu hướng gia tăng. Theo đó, nếu như năm 2016 tỷ lệ này là 112 bé trai/100 bé gái thì đến năm 2020 tỷ lệ này là 114,48 bé trai/100 bé gái và đến cuối năm 2021 là 116,78 bé trai/100 bé gái.

 Không chỉ Nghệ An mà nhiều tỉnh, thành khác trên cả nước tỷ lệ mất cân bằng giới tính đều gia tăng. Điều này có nhiều lý do khác nhau như do phong tục, tập quán cùng với áp lực quy mô gia đình nhỏ nên nhiều cặp vợ chồng còn có tư tưởng sinh con theo ý muốn và nhất định phải có con trai để nối dõi tông đường. Trong khi đó, kinh phí Chương trình mục tiêu y tế - dân số ngày càng hạn chế, ảnh hưởng không nhỏ đến tính liên tục và hiệu quả lan tỏa của hoạt động truyền thông.

Công tác thanh tra, kiểm tra mặc dù đã được tăng cường song chưa phát hiện được nhiều các hành vi vi phạm lựa chọn giới tính thai nhi. Quá trình thanh tra cũng gặp nhiều khó khăn bởi các hoạt động này được che đậy bằng các dịch vụ y tế hợp pháp, chỉ biểu hiện bằng các lời nói, không có chứng cứ tại các thủ tục hành chính và pháp lý và mức xử phạt còn nhẹ.

Ông Nguyễn Bá Tân - Chi cục trưởng Chi cục Dân số - KHHGĐ

 

Tỷ lệ sinh con trai và con gái ở Việt Nam
Tuyên truyền về chính sách dân số cho người dân trên địa bàn huyện Đô Lương. Ảnh: M.H

Trong khi hạn chế tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh còn nhiều khó khăn thì những hệ lụy của tình trạng này dường như đã được báo trước. Mới đây, tại cuộc tọa đàm “Kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh trên cơ sở định kiến giới" do Tổng cục Dân số (Bộ Y tế), Quỹ Dân số Liên hợp quốc (UNFPA) và Đại sứ quán Na Uy, nhiều ý kiến cũng đã bày tỏ sự băn khoăn, lo lắng.

Ông Phạm Vũ Hoàng - Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình (Bộ Y tế) nhấn mạnh: “Nếu tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh ở Việt Nam kéo dài, không được kiểm soát, có thể dẫn đến những hệ lụy khó lường về mặt xã hội, kinh tế, thậm chí cả an ninh chính trị... ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững của đất nước. Đây cũng là một trong những thách thức lớn của công tác dân số Việt Nam”.

Đại diện Tổng cục Dân số - KHHGĐ cũng đưa ra thực trạng “khủng hoảng nữ giới” ở các nước như Trung Quốc, Ấn Độ. Tại Việt Nam, nguy cơ này có thể tái diễn và dự báo nếu tỷ số giới tính khi sinh vẫn duy trì như ở thời điểm hiện tại không được kiểm soát thì Việt Nam sẽ dư thừa 1,5 triệu đàn ông vào năm 2034 và tăng lên 2,5 triệu đàn ông vào năm 2059.

Để giải quyết vấn đề mất cân bằng giới tính khi sinh, thời gian qua Việt Nam đang ngày càng hoàn thiện chính sách pháp luật về bình đẳng giới và khoảng trống về mất cân bằng giới tính khi sinh. Chính phủ Việt Nam cũng có các giải pháp can thiệp, trong đó, từ năm 2016 Chính phủ đã có Quyết định phê duyệt Đề án kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh, giai đoạn 2016 - 2025, với mục tiêu khống chế có hiệu quả mức độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh để tiến tới đưa tỷ số giới tính khi sinh trở lại mức cân bằng tự nhiên.

Tuy vậy, ngoài những giải pháp đang triển khai thì việc giải quyết vấn đề mất cân bằng giới tính khi sinh trên cơ sở định kiến giới tại Việt Nam, cần đẩy mạnh hơn về thúc đẩy bình đẳng giới, xác định vai trò của nam giới trong môi trường gia đình và xã hội, nâng cao vị thế của phụ nữ và trẻ em gái.

Tỷ lệ sinh con trai và con gái ở Việt Nam
Báo động tình trạng mức sinh xuống thấp và những hệ lụy đáng lo

Trong vòng 30 năm qua, mức sinh của Việt Nam đã giảm gần một nửa: tổng tỷ suất sinh (TFR) giảm từ 3,80 con/phụ nữ vào năm 1989 xuống còn 2,09 con/phụ nữ vào năm 2019. Việt Nam vẫn duy trì mức sinh ổn định ở mức thay thế trong hơn một thập kỷ qua, xu hướng sinh hai con vẫn là phổ biến. Kết quả này tiếp tục khẳng định, Việt Nam đã thực hiện thành công chương trình Dân số kế hoạch hóa gia đình đối với mục tiêu giảm sinh.

Hiện nay, mức sinh của khu vực nông thôn cao hơn của khu vực thành thị và cao hơn mức sinh thay thế, TFR tương ứng là 2,26 con/phụ nữ và 1,83 con/phụ nữ. Trung du và miền núi phía Bắc và Tây Nguyên là các vùng có mức sinh cao nhất cả nước, với TFR mỗi vùng là 2,43 con/phụ nữ. Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long là hai vùng có mức sinh thấp nhất cả nước, TFR tương ứng là 1,56 con/phụ nữ và 1,8 con/phụ nữ.

Năm 2019, trong số 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, tỉnh Hà Tĩnh có mức sinh cao nhất (2,83 con/phụ nữ), cao hơn gấp hai lần so với địa phương có mức sinh thấp nhất là Thành phố Hồ Chí Minh (1,39 con/phụ nữ). Trong vòng 10 năm qua, toàn quốc có 29 tỉnh ghi nhận mức sinh giảm và 33 tỉnh ghi nhận mức sinh tăng, Sóc Trăng là địa phương duy nhất có mức sinh không thay đổi.

Tỷ lệ sinh con trai và con gái ở Việt Nam

Theo Tổng cục Thống kê, mức sinh ổn định ở dưới mức sinh thay thế trong hơn một thập kỷ qua.

Trong số các dân tộc có quy mô dân số trên 1 triệu người (Kinh, Tày, Thái, Khmer, Mường, Mông, Nùng), dân tộc Mông có mức sinh cao nhất. Trải qua ba thập kỷ, mức sinh của các dân tộc này đều giảm, trong đó dân tộc Mông có mức sinh giảm nhiều nhất (năm 1989: 9,30 con/phụ nữ; năm 2009: 4,96 con/phụ nữ; năm 2019: 3,59 con/phụ nữ). Hiện nay, chênh lệch về mức sinh giữa các nhóm dân tộc đang có xu hướng thu hẹp dần.

Năm 2019, phụ nữ di cư có mức sinh thấp hơn phụ nữ không di cư với TFR tương ứng là 1,54 con/phụ nữ so với 2,13 con/phụ nữ; phụ nữ có trình độ học vấn càng cao thì mức sinh càng thấp, TFR của nhóm phụ nữ có trình độ trên trung học phổ thông là thấp nhất (1,98 con/phụ nữ) và của nhóm có trình độ dưới tiểu học là cao nhất (2,35 con/phụ nữ); phụ nữ sống trong các hộ nghèo nhất có mức sinh cao nhất trong 5 nhóm mức sống (2,4 con/phụ nữ), phụ nữ sống trong các hộ giàu nhất có mức sinh thấp nhất (2 con/phụ nữ).

Kết quả Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2019 cho thấy, tỷ suất sinh đặc trưng theo tuổi của phụ nữ từ 10-19 tuổi (ASFR10) là 11 con/1000 phụ nữ. Trong đó, khu vực nông thôn cao hơn thành thị, tương ứng là 15 con/1000 phụ nữ và 5 con/1000 phụ nữ. Trung du và miền núi phía Bắc và Tây Nguyên là hai vùng có ASFR10 là cao nhất, tương ứng là 28 con/1000 phụ nữ và 21 con/1000 phụ nữ. Trong số các dân tộc có quy mô dân số trên 1 triệu người, ASFR10 của dân tộc Mông cao nhất, 65 con/1000 phụ nữ, cao hơn khoảng 9 lần so với dân tộc Kinh và hơn 6 lần so với mức bình quân chung của cả nước.

Mất cân bằng giới tính khi sinh ở mức cao

Tỷ số giới tính khi sinh (TSGTKS) năm 2019 là 111,5 bé trai/100 bé gái, cho thấy mất cân bằng giới tính khi sinh đang ở mức rất cao. TSGTKS bắt đầu tăng tại Việt Nam vào khoảng năm 2004, đã đạt mức 112 bé trai/100 bé gái sau năm 2010 và chững lại từ đó đến nay.

TSGTKS ở Việt Nam cao hơn mức sinh học tự nhiên (104-106 trai/100 bé gái) cho thấy có khoảng 45.900 trẻ em gái bị thiếu hụt năm 2019. Số lượng trẻ em gái thiếu hụt chiếm 6,2% số lượng trẻ em gái sinh ra.

TSGTKS cao nhất ở Đồng bằng sông Hồng, trong đó TSGTKS tại khu vực nông thôn của Đồng bằng sông Hồng cao hơn ở khu vực thành thị của khu vực này, tương ứng là 115,2 bé trai/100 bé gái và 112,8 bé trai/100 bé gái.

Mất cân bằng giới tính khi sinh xảy ra ở tất cả các nhóm mức sống. Trong 10 năm qua, TSGTKS của nhóm nghèo nhất tăng từ 105,2 lên 108,2 bé trai/100 bé gái; trong khi đó, TSGTKS của nhóm giàu nhất vẫn ở giữ mức cao (năm 2019: 112,9 bé trai/100 bé gái).

Tâm lý ưa thích con trai và nhu cầu cần có con trai tác động tới việc sinh thêm con của các cặp vợ chồng. Những cặp vợ chồng đã có hai con nhưng chưa có con trai, khả năng sinh thêm con cao gấp đôi so với những cặp vợ chồng đã có ít nhất một con trai. Việc sinh thêm con để có con trai đặc biệt rõ rệt ở nhóm dân số có trình độ học vấn cao và mức sống tốt hơn.

Sự ưa thích con trai còn được thể hiện qua việc lựa chọn giới tính trước sinh ngay từ lần sinh đầu, với TSGTKS là 109,5 bé trai/100 bé gái đối với lần sinh đầu tiên; TSGTKS tiếp tục tăng ở lần sinh từ thứ ba trở lên (119,8 bé trai/100 bé gái). Đối với các cặp vợ chồng sinh liên tiếp 2 con gái, TSGTKS của lần sinh thứ ba là 143,8 bé trai/100 bé gái.

Mức độ mất cân bằng giới tính khi sinh hiện tại sẽ ảnh hưởng đến cơ cấu dân số trong tương lai như dư thừa số lượng nam thanh niên. Dự báo cho thấy, nếu TSGTKS vẫn giữ nguyên như hiện nay, số nam giới từ 15-49 tuổi sẽ dư thừa năm 2034 là 1,5 triệu người, năm 2059 là 2,5 triệu người; nếu TSGTKS giảm nhanh và đạt mức bình thường vào năm 2039 thì số nam giới từ 15-49 tuổi sẽ dư thừa vào năm 2034 là 1,5 triệu người, năm 2059 là 1,8 triệu người.

Những hệ lụy liên quan tới việc mất cân bằng giới tính là nam giới sau này có thể không có cơ hội lấy vợ là nữ, phụ nữ có thể bị ngược đãi, các tệ nạn xã hội cũng từ đó tăng theo... Cùng với xu thế hiện đại hiện nay, phụ nữ cũng đã xuất hiện tư tưởng không muốn kết hôn. Đây cũng là một vấn đề đáng lo ngại trong thời đại này.

Với thực trạng về mức sinh, cơ cấu dân số trong lai sẽ có sự thay đổi theo hướng dân số "già" và thiếu hụt nam giới ở một số nhóm tuổi

Theo phương án trung bình, dự báo dân số Việt Nam năm 2029 là 104,5 triệu người, năm 2039 là 110,8 triệu người và đến năm 2069 là 116,9 triệu người. Trong 5 năm đầu của thời kỳ dự báo, 2019-2024, tỷ lệ tăng dân số hàng năm của nước ta là 0,93%. Trong tương lai, dự báo tỷ lệ tăng dân số sẽ tiếp tục giảm và đạt trạng thái "dừng" vào cuối thời kỳ dự báo, giai đoạn 2064-2069.

Tỷ số giới tính sẽ tăng nhanh trong giai đoạn 2019-2029. Theo phương án trung bình, dự báo đến năm 2026 dân số nam bằng dân số nữ (tỷ số giới tính đạt mức 100 nam/100 nữ); đến năm 2069, tỷ số giới tính của Việt Nam là 101,4 nam/100 nữ.

Theo phương án trung bình, dự báo dân số từ 65 tuổi trở lên sẽ vượt 15% tổng dân số vào năm 2039. Dự báo đây là thời điểm chấm dứt thời kỳ cơ cấu dân số vàng đã xuất hiện và tồn tại ở Việt Nam từ năm 2007 .

Giai đoạn 2026-2039, Việt Nam vẫn trong thời kỳ cơ cấu dân số vàng nhưng tỷ trọng dân số từ 65 tuổi trở lên đã tăng và đạt trên 10%. Năm 2026, Việt Nam sẽ bước vào thời kỳ dân số già. Dự báo, thời kỳ dân số già sẽ kéo dài trong 28 năm (giai đoạn 2026-2054), tương ứng với tỷ trọng dân số từ 65 tuổi trở lên chiếm từ 10,2% đến 19,9%. Sau đó là thời kỳ cơ cấu dân số rất già (giai đoạn 2055-2069) tương ứng với tỷ trọng dân số từ 65 tuổi trở lên chiếm từ 20% đến dưới 29,9%.

Theo phương án trung bình, đến năm 2030, Việt Nam sẽ có khoảng 50% dân số sống ở khu vực thành thị; đến năm 2069, tỷ lệ dân số sống ở khu vực thành thị chiếm 64,8%.

Kết quả nghiên cứu chuyên sâu từ số liệu của Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2019 cho thấy, mức sinh của Việt Nam hiện nay duy trì quanh mức sinh thay thế sẽ tác động làm giảm tốc độ tăng dân số trong tương lai. Theo đó, dự báo tốc độ tăng dân số trong vòng 10 năm tới sẽ thấp hơn 1%/năm. Với thực trạng về mức sinh, cơ cấu dân số cũng như TSGTKS cao như hiện nay, cơ cấu dân số trong lai sẽ có sự thay đổi theo hướng dân số "già" và thiếu hụt nam giới ở một số nhóm tuổi. Điều này sẽ tác động lớn đến nguồn lực lao động cũng như các vấn đề xã hội mới nảy sinh. 

Ngoài ra, xu hướng di cư và tác động của di cư đến đô thị hóa và phát triển kinh tế - xã hội cũng sẽ là những vấn đề nổi lên trong thời gian tới. Những thông tin này cung cấp thêm bằng chứng làm cơ sở cho việc xây dựng và hoạch định chính sách phát triển kinh tế - xã hội của đất nước trong thời gian tới.

Xem thêm video đang được quan tâm:

TP. HCM: Không tiêm vaccine, trẻ vẫn được đi học | SKĐS

An Nhiên