Tuổi thất thập cổ lai hy là gì

* Khổng Tử chia cuộc đời con người thành mấy giai đoạn, trong đó “thất thập cổ lai hy” có phải là một trong các giai đoạn này? (Hoàng Mỹ, Sơn Trà, Đà Nẵng)

- Sách Luận ngữ có chép câu nói của Khổng Tử (551-479 Trước CN): “Ngô thập hữu ngũ nhi chí vu học. Tam thập nhi lập, tứ thập nhi bất hoặc, ngũ thập tri thiên mệnh, lục thập nhi nhĩ thuận, thất thập nhi tùng tâm sở dục bất du củ”. Nghĩa là: Ta 15 tuổi mới có chí học hành. 30 tuổi thì (tự) đứng vững được (tự lập), 40 tuổi chẳng nghi hoặc (vì trí tuệ đã mở mang), 50 tuổi biết mệnh trời, 60 tuổi biết phán đoán mọi sự, 70 tuổi theo lòng mình muốn mà không vượt ra ngoài khuôn khổ đạo lý.

Khổng Tử (551-479 Trước CN).

Từ đó, người đời sau cho rằng Khổng Tử chia cuộc đời con người thành 6 giai đoạn như sau:

1. “Thập hữu ngũ nhi chí vu học”: 15 tuổi thì để hết tâm trí vào việc học. [Chữ “hữu” ở đây có nghĩa là “thêm” (thập hữu ngũ: mười thêm năm, tức là 15)]. Nói cách khác, thiếu thời cần tập trung vào việc tu dưỡng, xác định chí hướng và tích lũy kiến thức.

2. “Tam thập nhi lập”: 30 tuổi thì tự lập, gây dựng sự nghiệp cho mình, có khả năng nuôi sống bản thân và xác lập một vị trí nhất định của mình trong xã hội.

3. “Tứ thập nhi bất hoặc”: 40 tuổi có thể hiểu thấu mọi sự lý trong thiên hạ, có kiến thức và kinh nghiệm phong phú, nên đối với những việc diễn ra trong xã hội có chính kiến rõ ràng, kiên định, không còn nghi ngờ (bất hoặc).

4. “Ngũ thập nhi tri thiên mệnh”: 50 tuổi mới có thể thông suốt chân lý của tạo hóa, tức là hiểu được mệnh của trời. Ở tuổi này đã nắm vững quy luật tự nhiên và xã hội, biết được xu thế của thời cuộc, nên công việc thường thuận lợi và dễ dàng đi đến thành công.

5. “Lục thập nhi nhĩ thuận”: 60 tuổi thì không còn chướng tai gai mắt; do lý giải đúng căn nguyên của mọi việc diễn ra xung quanh và thấu hiểu nhân tình thế thái, nên dễ thông cảm và có thái độ khoan dung hơn – nhìn sự việc không còn thấy chướng tai gai mắt (thuận nhĩ); không như tuổi trẻ hiểu biết còn nông cạn, nên trước nhiều sự việc thường cảm thấy khó chịu, bực mình.

Tuy sách giải thích “Lục thập nhi nhĩ thuận” là “Sáu mươi tuổi ưa nghe (nói) những điều thuận tai”, nhưng nhiều người nghiêng về cách giải thích của học giả Nguyễn Hiến Lê: “Lục thập nhi nhĩ thuận”, chữ “nhĩ” ở đây được xem như chữ “dĩ”, nghĩa là “Sáu mươi tuổi thì thuận theo mệnh trời”. 6. “Thất thập nhi tùng tâm sở dục, bất du củ”: 70 tuổi sẽ đạt đến tình trạng hoàn hảo về cách xử thế ở đời, nói hay làm điều gì cũng thể hiện đúng với chủ tâm của lòng mình, muốn sao được vậy và không bao giờ vượt ra khỏi khuôn khổ (bất du củ = không vượt ra ngoài quy tắc).

“Thất thập cổ lai hy” không phải lời Khổng Tử mà được trích từ một câu thơ của thi hào Đỗ Phủ (712 – 770) thời nhà Đường, Trung Quốc. Nguyên văn hai câu 3 và 4 trong bài “Khúc giang” (bài thứ hai) của họ Đỗ là: “Tửu trái tầm thường hành xử hữu/ Nhân sinh thất thập cổ lai hy”. Tản Đà dịch thơ: “Nợ tiền mua rượu đâu không thế? Sống bảy mươi năm đã mấy người?”. Họ Đỗ viết như thế, bởi thời đó, rất hiếm có người thọ đến 70 tuổi (bản thân ông cũng chỉ sống chưa đến tuổi 59).

So với “thất thập nhi tùng tâm sở dục bất du củ” thì “thất thập cổ lai hy” phổ biến hơn (Chủ tịch Hồ Chí Minh có nói đến cụm từ này trong Di chúc). Vì thế, không ít người cứ theo cái đà tam thập, tứ thập, ngũ thập, lục thập… mà phóng luôn “thất thập cổ lai hy”, không hề biết rằng mình đã làm cái việc mà người ta gọi là “lấy râu ông nọ cắm cằm bà kia”.

Đó là một câu thơ cổ, “Từ xưa, ít người sống đến 70 tuổi”. Sự thật thì nhiều người sống đến 70 và hơn nữa.

Chúng ta đều biết cụ Quận (một bần nông Công giáo, quê ở Khu IV) năm nay thọ 121 tuổi.

Trường đại học Kháccốp (Liên Xô) cho biết rằng: Ở Liên Xô hiện nay có 3.708 cụ thọ từ 100 đến 110 tuổi và 717 cụ ngoài 110 tuổi.

Cụ bà Pờrôvôxina và cụ bà Côlicôva - 145 tuổi.

Cụ ông Kivarốp - 143 tuổi, vợ cụ 120 tuổi và cô con gái của cụ là 100 tuổi.

Cụ ông Gabidavili - 139 tuổi, v.v..

Khi các nhà khoa học hỏi các cụ về “thuật trường sinh”, các cụ đều trả lời: Cả đời các cụ thích lao động, không hút thuốc và không uống rượu nhiều, mùa Xuân cũng như mùa Đông, các cụ luôn luôn sống ở nơi không khí tốt.

Bà con ta ai muốn sống hơn 36.000 ngày, thì hẵng học theo cách sinh hoạt giản dị và cần cù như các cụ. Vậy có thơ rằng:

Có lẽ không ai không biết câu “… thất thập cổ lai hy”. Nhưng lại có lẽ không phải ai cũng biết câu đó là câu thứ tư trong bài “Bến sông II” của thi hào Đỗ Phủ.

Thi hào Đỗ Phủ trong Quốc họa của Trung Quốc.

Nguyên văn bài thơ gồm hai khổ, mỗi khổ bốn câu. Khổ đầu như sau:

Triều hồi nhật nhật điển xuân y Mỗi nhật giang đầu tận túy quy Hữu trái tầm thường hành xứ hữu Nhân sinh thất thập cổ lai hy…

Như tất cả mọi người, tôi đinh ninh “Nhân sinh thất thập cổ lai hy” có nghĩa là sống trên đời đến bảy mươi xưa nay hiếm. Cụ Tản Đà dịch câu này như sau “Sống bảy mươi năm đã mấy người?”.

Vừa rồi tình cờ gặp một người ngày xưa vốn là lãnh đạo của tôi ở Hà Nội vào. Anh là người Hà Nội gốc - một kỹ sư cầu đường cứ nhắc đến tên là giới chuyên môn biết ngay. Anh thông kim bác cổ, thích thơ Heirich Heine, thuộc làu Đường thi. Quan hệ giữa tôi và anh có vẻ là quan hệ giữa hai người bạn hơn là giữa một người lãnh đạo và một thuộc cấp. Dĩ nhiên sau nhiều năm gặp lại, cả tôi cả anh đều mừng rỡ. Anh khoe vừa tròn bảy mươi, thong thả đọc “ Nhân sinh thất thập cổ lai hy”, bảo không ai không biết không hiểu câu này nhưng anh ngờ cái sự biết sự hiểu đó! Thấy tôi có vẻ ngạc nhiên, anh tợp nốt chỗ rượu còn lại trong cái chén hạt mít, nheo nheo mắt một cách tinh quái, rào trước rằng có thể anh sai…

- “Triều hồi nhật nhật điển xuân y” có nghĩa từ lúc rời xa khỏi triều đình ngày ngày phải cầm cố áo. “Mỗi nhật giang đầu tận túy quy” có nghĩa không ngày nào bên bến sông không say khướt. “Hữu trái tầm thường hành xứ hữu” - Ở đâu không có người nợ tiền mua rượu…

- Nếu tách câu cuối ra, để nó đứng độc lập thì “Nhân sinh thất thập cổ lai hy” đúng là sống đến tuổi bảy mươi xưa nay hiếm. Nhưng đặt trong cấu trúc của khổ thơ, câu thứ tư này không thể không liên quan đến ba câu trên. Này nhé, hằng ngày phải cởi áo đưa cho hiệu cầm đồ, không ngày nào không say khướt bên bến sông, lại lâm vào cảnh thường xuyên nợ tiền mua rượu… vậy thì, đến bảy mươi mà cầm cố áo mà mua chịu rượu… thì xưa nay hiếm… là hiếm cái tình cảnh cái thân phận đó đấy!...

Thật tình tôi không thể cãi anh bạn của tôi. Cách kiến giải của anh khó lòng phản bác. Tôi thích những người nhìn sự vật một cách khác với cách đã được chấp nhận. Tôi chợt nhớ câu “Hoàn quân minh châu song lụy thùy” trong bài “Tiết phụ ngâm” nổi tiếng của nhà thơ nổi tiếng Trương Tịch. Cụ Ngô Tất Tố dịch “Trả ngọc chàng lệ như mưa” và đó cũng là cách hiểu câu thơ của tất cả mọi người. Nhưng rồi có một kẻ hậu sinh không đồng ý, bảo không phải trả ngọc thật mà là trả hai hàng lệ giống như hai chuỗi ngọc!

Thập cổ lai hy là bao nhiêu tuổi?

Như vậy, giai đoạn thứ 6 của cuộc đời theo cách phân chia của Khổng Tử không phải là “Thất thập cổ lai hy” - tức ai đó khi đã sống được đến 70 tuổi thì là người xưa nay hiếm, như nhiều người từng nghĩ.

Nhân sinh thất thập cổ lai hy là của ai?

Trong Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh có đoạn: “Ông Đỗ Phủ là người làm thơ rất nổi tiếng ở Trung Quốc đời nhà Đường, có câu rằng “ Nhân sinh thất thập cổ lai hy”, nghĩa là “Người thọ 70 xưa nay hiếm”. Câu thơ trên của Đỗ Phủ trở nên phổ biến, được nhiều người nhắc đến.

Bắt thấp đặc hí hí là gì?

"Bát thập đắc hi hỉ” – cái tuổi đã được xếp vào hàng “xưa nay hiếm”.

50 tuổi được gọi là gì?

Tuổi trung niên Giai đoạn thứ 7 Quãng thời gian này con người ta được gọi là 'trung niên' hay 'trung tuổi' và được định nghĩa là nằm trong độ tuổi từ 45 đến 65. Nhiều thay đổi có thể diễn ra trong thời kỳ chuyển từ thanh niên sang giai đoạn này.

Chủ đề