Tuổi dậy thì nên ngủ trưa bao lâu

Tuổi dậy thì nên đi ngủ vào lúc 22 giờ mỗi ngày. Lý do là bởi vì sau thời điểm 22 giờ, các cơ quan trong cơ thể của bạn tiến đến trạng thái nghỉ ngơi, giảm tối đa các hoạt động để tái tạo lại năng lượng sau một ngày dài làm việc, học tập, vui chơi.

Nói nôm na thì đây là khoảng thời gian để cơ thể “sạc pin” bằng một giấc ngủ sâu. Do đó, ngủ đúng giờ rất cần thiết và quan trọng.

Tuổi dậy thì nên đi ngủ vào lúc 22 giờ mỗi ngày.

  • Bạn lưu ý, thời điểm tốt nhất để đi ngủ dành cho cả tuổi dậy thì và người lớn là trong giai đoạn từ 21 đến 22 giờ hàng ngày.
  • Trước giờ đi ngủ tầm khoảng 15-20 phút, bạn nên lên giường, thực hiện các hoạt động nhẹ nhàng để đi vào giấc ngủ một cách dễ dàng và êm ái hơn như: nghe nhạc không lời, nghe radio, trò chuyện, đọc sách,... Đây là thói quen tốt giúp đầu óc thư giãn tối đa, giấc ngủ vì thế cũng ngon và sâu hơn.
  • Đúng thời điểm 22 giờ, trẻ trong độ tuổi dậy thì nên ngủ để cơ thể được nghỉ ngơi, lấy lại năng lượng cho ngày mới.
  • Với tuổi teen trong giai đoạn 9-13 tuổi, thời gian ngủ nên duy trì khoảng 9-12 tiếng mỗi ngày. Nếu lớn hơn, trong giai đoạn 14-17 tuổi, thời gian ngủ là khoảng 7-9 tiếng mỗi ngày. 
  • Cần lưu ý điều này bởi ngoài thời điểm ngủ vào lúc nào thì ngủ trong bao lâu cũng rất quan trọng.

Để trẻ trong độ tuổi dậy thì ngủ đúng 22 giờ và đủ số tiếng mỗi ngày thì cần tạo thành thói quen như sau:

Không nên để trẻ trong tuổi dậy thì căng thẳng dẫn tới mất ngủ

  • Cố gắng thức dậy đúng giờ mỗi sáng dù hôm trước không đi ngủ đúng vào lúc 22 giờ. Việc ngủ nướng có thể khiến trẻ hình thành thói quen khó bỏ: đi ngủ muộn + dậy trễ.
  • Tập thể thường xuyên nhất là vào buổi sáng như: chạy bộ, nhảy dây,... Có thể tập vài động tác yoga nhẹ nhàng, thư giãn trước khi đi ngủ để giấc ngủ đến nhanh hơn.
  • Trước khi đi ngủ 1 tiếng, không nên dùng các thiết bị điện tử nhất là điện thoại di động. 
  • Giữ không gian ngủ với nhiệt độ phòng vừa phải, ánh sáng yếu, không nên bật các thiết bị chiếu sáng.
  • Phòng ngủ nên sạch sẽ, gọn gàng để giấc ngủ được ngon và sâu hơn.
  • Ngoài ra, việc lo lắng, căng thẳng trong giai đoạn tuổi dậy thì cũng là lý do khiến nhiều trẻ mất ngủ, khó ngủ, ngủ muộn. Cha mẹ nên giúp con cân bằng giữa việc học, vui chơi để trẻ lạc quan, tích cực.
  • Bên cạnh đó, việc bổ sung những loại thực phẩm giàu carbohydrate như bánh mì, ngũ cốc, mì ống là một cách khiến trẻ tuổi dậy thì dễ ngủ hơn. Bởi nó giúp kích thích nồng độ serotonin trong não tăng cao. Chất này sẽ giúp cơ thể được thả lỏng, giấc ngủ đến nhanh và ngon lành hơn.

Giấc ngủ đóng vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển thể chất và tinh thần của trẻ em. Tuy nhiên, không nhiều người biết được giờ đi ngủ lý tưởng cho trẻ em là gì và trẻ nên ngủ bao nhiêu là đủ.

Tham khảo những thông tin được chia sẻ trong bài viết dưới đây của Hello Bacsi để biết được giờ đi ngủ lý tưởng cho trẻ em theo từng độ tuổi dựa trên thời gian thức giấc của bé.

Tầm quan trọng của giấc ngủ đối với trẻ em

Trước khi biết được giờ đi ngủ lý tưởng cho trẻ em, cùng tìm hiểu vai trò của giấc ngủ đối với trẻ em.

Giấc ngủ là một phần thiết yếu trong thói quen của mỗi người và là một phần không thể thiếu của một lối sống lành mạnh. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng những trẻ thường xuyên ngủ đủ giấc sẽ cải thiện được khả năng chú ý, hành vi, học tập, trí nhớ cũng như sức khỏe tinh thần và thể chất tổng thể. Việc ngủ không đủ giấc có thể dẫn đến huyết áp cao, béo phì và thậm chí là trầm cảm. Không những thế, việc trẻ em đi ngủ quá muộn có thể dẫn đến:

  • Bé khó đi vào giấc ngủ: Một khi trẻ thức vượt qua thời gian ngủ tự nhiên, cơ thể bé sẽ sản xuất cortisol khiến chất lượng giấc ngủ kém và thậm chí là adrenaline, một loại hormone kích thích cơ thể khiến bé khó ngủ hơn.
  • Thức giấc giữa đêm: Thường khi trẻ đi ngủ quá muộn, giấc ngủ của trẻ sẽ không được sâu và trẻ thường thức giấc giữa đêm.
  • Ít ngủ hơn: Nghiên cứu đã chỉ ra rằng trẻ đi ngủ muộn thường ngủ ít hơn những bé đi ngủ sớm. Điều này cho thấy các bé sẽ không bù lại giấc ngủ đã thiếu bằng cách ngủ lâu hơn hoặc ngủ trưa dài hơn.

Từ đó, có thể thấy, giấc ngủ có vai trò rất quan trọng đối với các bé. Mời các bạn đọc tiếp để biết giờ đi ngủ lý tưởng cho trẻ em.

Thời gian ngủ đủ cho trẻ em theo từng độ tuổi

Bởi vì giờ đi ngủ lý tưởng cho trẻ em có liên quan mật thiết với thời gian ngủ đủ của các bé, vì vậy, cần phải xác định được con bạn nên ngủ bao nhiêu giờ/ngày. Dưới đây là bảng thời gian ngủ đủ cho trẻ em theo từng độ tuổi mà bạn nên tham khảo:

Bảng thời gian ngủ đủ cho trẻ em theo từng độ tuổi

Dựa vào bảng trên, bạn đã có thể tự xác định thời gian cần thiết để các bé ngủ trong một ngày. Tiếp theo đây, mời các bạn khám phá giờ đi ngủ lý tưởng cho trẻ em.

Việc đi ngủ đúng khung giờ đi ngủ lý tưởng cho trẻ em sẽ giúp các bé phát triển chiều cao một cách tối đa. Nguyên nhân là vì lúc này, hormone tăng trưởng của trẻ sẽ được tiết ra đầy đủ nhất. Vì vậy, dưới đây là một số hướng dẫn chung về giờ đi ngủ lý tưởng cho trẻ em theo độ tuổi, dựa trên thời gian ngủ đủ giấc của các bé:

  • Trẻ sơ sinh dưới 1 tháng tuổi: Đối với trẻ sơ sinh, các bé chưa có giờ đi ngủ lý tưởng cho trẻ em. Lý do là vì trẻ sơ sinh chưa có bất kỳ nhịp sinh học nào và các bé thường ngủ chập chờn với mỗi giấc kéo dài từ 2 – 4 giờ cả ngày lẫn đêm.
  • Trẻ từ 1 – 4 tháng: Giờ đi ngủ lý tưởng cho trẻ em trong độ tuổi này là từ 20:00 – 23:00. Những bé trong độ tuổi này vẫn đang phát triển và bú đêm.
  • Trẻ từ 4 – 8 tháng: Giờ đi ngủ lý tưởng cho trẻ em trong độ tuổi này là từ 17:30 – 19:30. Việc ngủ trưa thường xuyên và đi ngủ sớm hơn giúp các bé có được giấc ngủ cần thiết để phát triển thể chất và tinh thần đáng kể. Giờ đi ngủ trong phạm vi này có thể sớm hơn nếu các giấc ngủ ngắn của trẻ bị bỏ lỡ hoặc bé ngủ giấc quá ngắn.
  • Trẻ từ 8 – 10 tháng: Giờ đi ngủ lý tưởng cho trẻ em trong độ tuổi này là từ 17:30 – 19:00. Trẻ ở độ tuổi này có thể chỉ ngủ ngắn 2 giấc ( vào khoảng 9 giờ sáng, 1 giờ chiều). Giờ đi ngủ đêm không kéo dài hơn 3,5 giờ sau khi giấc ngủ ngắn thứ 2 kết thúc. Giờ đi ngủ đêm có thể sớm hơn để bù đắp cho việc thiếu giấc ngủ trưa thứ 3.
  • Trẻ từ 10 – 15 tháng: 18:00 – 19:30 là giờ đi ngủ lý tưởng cho trẻ em trong độ tuổi này. Các bé tuổi này có thể chuyển sang chỉ ngủ trưa 1 giấc vào buổi chiều, vì vậy giờ đi ngủ có thể cần sớm hơn một chút. Giờ đi ngủ đêm không muộn hơn 4 giờ kể từ lúc thức dậy sau giấc ngủ ngắn.
  • Trẻ từ 15 tháng – 3 tuổi: 18:00 – 19:30 cũng là giờ đi ngủ lý tưởng cho trẻ em trong độ tuổi này. Việc ngủ các giấc ngủ ngắn có thể kết thúc ở độ tuổi này hoặc diễn ra không nhất quán. Giờ đi ngủ sớm hơn vào ban đêm sẽ giúp điều chỉnh cơ thể bé để không ngủ trưa.
  • Trẻ từ 3 – 6 tuổi: Giờ đi ngủ lý tưởng cho trẻ em trong độ tuổi này là từ 18:00 – 20:00. Con bạn có thể sẽ bỏ ngủ trưa. Khi con bạn không còn ngủ trưa nữa, trẻ sẽ cần ngủ thêm một giờ vào ban đêm, vì vậy hãy điều chỉnh giờ đi ngủ của trẻ sao cho phù hợp.
  • Trẻ từ 7 – 12 tuổi: Giờ đi ngủ lý tưởng cho trẻ em trong độ tuổi này là từ 19:30 – 21:00. Trẻ em trong độ tuổi đi học vẫn đang trong giai đoạn phát triển vượt bậc, rất hiếu động và cần ngủ nhiều. Việc ngủ đủ giấc sẽ giúp cải thiện hiệu suất học tập, hành vi, sự chú ý, khả năng ghi nhớ…
  • Thanh thiếu niên: Nhiều thanh thiếu niên cần phải dậy sớm để đi học. Cha mẹ hãy đếm ngược thời gian thức dậy để tìm giờ đi ngủ đảm bảo rằng các bé đã ngủ khoảng từ 9 đến hơn 9 giờ mỗi ngày. Hãy nhớ rằng trẻ em mất trung bình 15 phút để đi vào giấc ngủ và có thể nhiều hơn nếu bé lên giường mà trong đầu còn có nhiều điều cần suy nghĩ.

Giờ đi ngủ lý tưởng cho trẻ em dựa trên thời gian thức giấc

Trên thực tế, giờ đi ngủ tốt nhất cho trẻ em là giờ giấc cho phép các bé ngủ đủ giấc. Điều này có nghĩa là, giờ đi ngủ lý tưởng cho trẻ em còn phụ thuộc vào thời gian các bé thức dậy vào buổi sáng, đồng thời tính cả bất kỳ giấc ngủ ngắn nào mà trẻ thường có trong ngày.

Dựa trên quan điểm này, Trường Tiểu học Wilson, Hoa Kỳ, đã thiết kế một thời gian biểu ngủ hợp lý cho trẻ em từ 5 – 12 tuổi như sau:

Bảng giờ đi ngủ lý tưởng cho trẻ em dựa trên thời gian thức giấc

Thiết lập một giờ đi ngủ đều đặn để giúp “cài đặt” đồng hồ sinh học của bé là điều vô cùng quan trọng. Bên cạnh đó, bạn cũng nên lưu ý một số điều sau:

  • Hãy đảm bảo rằng con bạn đã sẵn sàng cho giấc ngủ trước khi bé lên giường
  • Giải thích tầm quan trọng của giấc ngủ một cách đơn giản nhất để bé biết điều gì sẽ xảy ra nếu ngủ không đúng giờ.

Hy vọng những thông tin trên đã giúp bạn biết được giờ đi ngủ lý tưởng cho trẻ em theo độ tuổi và giờ đi ngủ lý tưởng cho trẻ em dựa trên thời gian thức giấc.

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Video liên quan

Chủ đề