Tước danh hiệu công an nhân dân là gì

Tối 23/9, trao đổi với phóng viên, Trung tướng Nguyễn Hải Trung, Giám đốc Công an thành phố Hà Nội cho biết, Bộ Công an đã có quyết định tước danh hiệu Công an nhân dân đối với ông Phùng Anh Lê, nguyên Trưởng Phòng Cảnh sát kinh tế Hà Nội vì có hành vi phạm pháp luật nghiêm trọng.

Công an thành phố Hà Nội cũng cho biết, đã có quyết định tước danh hiệu Công an nhân dân đối với ông Nguyễn Đức Châu, nguyên Đội trưởng Đội Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội, Công an quận Tây Hồ. 

Theo Công an thành phố Hà Nội, ông Phùng Anh Lê và một số cán bộ Công an quận Tây Hồ bị đình chỉ công tác từ đầu năm 2021. Qua xác minh sai phạm của ông Lê và các thuộc cấp, cơ quan điều tra của Công an thành phố Hà Nội đã ra quyết định khởi tố vụ án hình sự “Không truy cứu trách nhiệm hình sự người có tội” và chuyển toàn bộ hồ sơ sang Viện Kiểm sát nhân dân tối cao thụ lý theo thẩm quyền. 

Sau đó, cơ quan điều tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao đã tống đạt quyết định khởi tố bị can và thi hành lệnh bắt bị can để tạm giam đối với ông Phùng Anh Lê và ông Nguyễn Đức Châu về tội “Tha trái pháp luật người bị bắt, người đang bị tạm giữ, tạm giam, người đang chấp hành án phạt tù". 

Vụ án này vẫn đang được mở rộng điều tra. Theo thông tin mới nhất, ngoài bị can Phùng Anh Lê và Nguyễn Đức Châu, một số cán bộ Công an khác liên quan vụ việc cũng đang bị áp dụng các biện pháp điều tra, tố tụng. 

Khám xét nhà Trưởng phòng Cảnh sát kinh tế Hà Nội

LÊ TÚ

Ngày 28-11, nguồn tin riêng của Tuổi Trẻ tại Quảng Trị xác nhận Công an tỉnh này vừa tước danh hiệu công an nhân dân và khởi tố 4 người là cựu cán bộ công an công tác tại các đơn vị thuộc công an tỉnh.

Theo nguồn tin nói trên, bốn người bị tước danh hiệu công an nhân dân và bị khởi tố có một người làm đội trưởng một đội tại trại tạm giam công an tỉnh. Một người là đội phó một đội thuộc phòng CSGT công an tỉnh. 

Hai người còn lại là trưởng Công an xã Gio An (huyện Gio Linh) và cán bộ công an một phường tại TP Đông Hà.

Cả bốn người bị khởi tố vì hành vi "đánh bạc". Trước đó, Công an tỉnh Quảng Trị phá được một đường dây lô đề lớn. Sau khi kiểm tra dữ liệu của người điều hành phát hiện 4 người này có tham gia chơi nên bị tước danh hiệu công an nhân dân.

Trước khi bị tước danh hiệu công an nhân dân và khởi tố, những người này đều có đơn xin ra khỏi ngành nhưng đều không được chấp nhận.

Một lãnh đạo Công an tỉnh Quảng Trị cho biết việc bị tước danh hiệu công an nhân dân trước khi bị khởi tố là thực hiện theo quy trình bắt buộc.

QUỐC NAM

Tước danh hiệu công an nhân dân là gì

Trụ sở Công an huyện Tân Uyên (Lai Châu), nơi có 3 cán bộ, chiến sĩ bị tước quân tịch - Ảnh: CTV

Trao đổi với Tuổi Trẻ Online sáng 5-12, đại tá Phạm Hải Đăng - phó giám đốc Công an tỉnh Lai Châu - xác nhận đơn vị vừa hoàn tất công tác rà soát, xử lý các cán bộ, chiến sĩ sử dụng văn bằng, chứng chỉ giả.

Có 13 cán bộ, chiến sĩ Công an tỉnh Lai Châu bị phát hiện vi phạm sử dụng văn bằng, chứng chỉ giả, trong đó có hai lãnh đạo chỉ huy cấp phòng, một số chỉ huy cấp đội, còn lại là cán bộ chiến sĩ.

Trong đó, trường hợp của thượng tá Thái Đình Hoài - trưởng Phòng cảnh sát kinh tế - đã bị tước danh hiệu Công an nhân dân và khai trừ khỏi Đảng năm 2019. 

Còn lại 12 trường hợp, vừa qua Công an tỉnh đã đề nghị Bộ Công an tước danh hiệu Công an nhân dân 11 người, 1 người giáng cấp bậc hàm do quy định thời điểm tuyển dụng được phép sử dụng văn bằng tốt nghiệp trung học cơ sở và đến nay trường hợp này cũng đã hoàn thành chương trình bổ túc THPT.

Sau khi xử lý các trường hợp vi phạm, ban giám đốc Công an tỉnh Lai Châu đã làm rõ trách nhiệm của tổ chức, cá nhân để xảy ra sai phạm.

Theo đó, cán bộ làm công tác tổ chức cán bộ đã được xử lý rút khỏi quy hoạch phó giám đốc Công an tỉnh, điều chuyển công tác, phân loại không hoàn thành nhiệm vụ và kiểm điểm sâu sắc.

Theo đại tá Đăng, ban giám đốc Công an tỉnh đã kiểm điểm nghiêm túc từ cán bộ cho đến chỉ huy cấp đội, chỉ huy cấp phòng và đồng chí trong ban giám đốc phụ trách lĩnh vực. Bộ Công an trực tiếp chủ trì những buổi họp kiểm điểm. 

Trên cơ sở kết luận của lãnh đạo Bộ Công an, Công an tỉnh cũng đã điều chuyển các trường hợp vi phạm.

Về nguyên nhân các trường hợp sử dụng văn bằng, chứng chỉ giả chậm phát hiện trong thời gian dài, lãnh đạo Công an tỉnh Lai Châu cho rằng do quy định của ngành chưa chặt chẽ trong việc xác minh. 

Khi nhận hồ sơ, cán bộ làm công tác tổ chức cán bộ chỉ kiểm tra văn bằng, chứng chỉ gốc bằng mắt thường, xem có bất thường hay không mà chưa có quy định đối chiếu nơi cấp, thời gian cấp, địa điểm cấp bằng...

Ông Đăng cũng cho biết đến nay, Công an tỉnh Lai Châu đã hoàn tất công tác rà soát và không còn trường hợp nào sử dụng văn bằng, chứng chỉ giả.

Tước danh hiệu công an nhân dân là gì
Thượng tá dùng bằng giả ở Lai Châu bị tước danh hiệu Công an nhân dân

CHÍ TUỆ

Tước danh hiệu Công an nhân dân đối với Thượng tá dùng bằng giả

Theo TTXVN

14:18 18/11/2019

Tổ công tác kết luận rằng bằng tốt nghiệp bổ túc trung học phổ thông mà Thượng tá Thái Đình Hoài sử dụng để vào công tác trong ngành Công an là bằng giả.

Sáng 18/11,Đại tá Bùi Xuân Phong, Phó Giám đốc Công an tỉnh Lai Châu, cho biết, ngày 13/11/2019, Đại tướng Tô Lâm, Bộ trưởng Bộ Công an, đã ký quyết định kỷ luật Thượng tá Thái Đình Hoài, Trưởng phòng Cảnh sát Kinh tế (Công an tỉnh Lai Châu) bằng hình thứctước danh hiệu Công an nhân dânvì sử dụng bằng trung học phổ thông giả.

Công an tỉnh Lai Châu đanghoàn thiện hồ sơ,thủ tục về công tác Đảngđể trình cơ quan thẩm quyền xem xét.

Dokhi vi phạmông Thái Đình Hoài làủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ Công an tỉnh, Bí thư Chi bộ Phòng Cảnh sát Kinh tế nên đơn vị phải báo cáo Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy và Ban Thường vụ Tỉnh ủy cho ý kiến xử lý đối với đảng viên vi phạm kỷ luật và đề nghị kỷ luật cũng sẽ ở mức cao nhấtlà khai trừ khỏi Đảng.

Sau khi nhận được đơn tố giác của công dân về việc ông Thái Đình Hoài, Trưởng phòng Cảnh sát Kinh tế (PC03), sử dụng bằng trung học phổ thông giả để vào ngành Công an, Ban Giám đốc Công an tỉnh Lai Châu đã cử tổ công tác về quê ông Hoài để xác minh.

Tổ công tác sau đó kết luận rằngbằng tốt nghiệp bổ túctrung học phổ thông mà ông Hoài sử dụng để vào công tác trong ngành Công an làbằng giả.

Ông Thái Đình Hoài, sinh ngày 15/5/1976, quê quán tại xã Thịnh Thành, huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An. Năm 1996, ông Hoài đi lính nghĩa vụ tạiCông an tỉnh Lai Châucũ, sau đó được tuyển vào ngành Công an, công tác tại Phòng Cảnh sát phòng cháy chữa cháy, Công an tỉnh.

Năm 2004, khi chia tách hai tỉnh Lai Châu và Điện Biên, ông Hoài được điều động lên công tác tại Văn phòng Cơ quan Cảnh sát điều tra (Công an tỉnh Lai Châu).

Năm 2008, ông Hoài được điều động sang công tác tại Phòng Cảnh sát Kinh tế (PC03) (Công an tỉnh Lai Châu). Tại đây, ông Hoài được bổ nhiệm các chức danh: Đội phó, Đội trưởng, được quy hoạch Phó Trưởng phòng, sau đó được bổ nhiệm Phó trưởng Phòng PC03.

Năm 2015, ông được bổ nhiệm làm Trưởng phòng PC03. Trước khi bị phát hiện dùng văn bằng giả, ông Hoài đã được quy hoạch chức danh Phó Giám đốc Công an tỉnh Lai Châu.

Chủ đề: pháp luật bằng giả Công an Nhân dân tước danh hiệu thượng tá