Từ ngay bao nhiêu bộ số hộ khẩu?

Từ hôm nay 1-1-2023, sổ hộ khẩu hết giá trị sử dụng, theo quy định tại Điều 38 của Luật Cư trú năm 2020 (có hiệu lực từ 1-7-2021).

Với việc bỏ sổ sổ hộ khẩu, các cơ quan chức năng sẽ quản lý thông tin công dân bằng dữ liệu điện tử trên hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư được tích hợp trên căn cước công dân gắn chíp.

Từ ngay bao nhiêu bộ số hộ khẩu?

Chính thức "khai tử" sổ hộ khẩu từ 1-1-2023

Để đồng bộ về các quy định của pháp luật, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 104/2022/NĐ-CP của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định liên quan đến việc nộp, xuất trình sổ hộ khẩu, sổ tạm trú giấy khi thực hiện thủ tục hành chính, cung cấp dịch vụ công. Nghị định có hiệu lực từ ngày 1-1-2023.

Theo đó, Nghị định số 104/2022/NĐ-CP bỏ quy định về việc nộp, xuất trình sổ hộ khẩu, sổ tạm trú giấy khi thực hiện thủ tục hành chính, cung cấp dịch vụ công, chủ yếu thuộc nhiều lĩnh vực như: việc làm, bảo hiểm y tế, giáo dục, y tế, đất đai, thuế, nhà ở, nhà ở xã hội, điện lực, nuôi con nuôi…

Theo quy định mới, khi thực hiện các thủ tục trên, người dân chỉ cần xuất trình một trong các loại giấy tờ: Thẻ căn cước công dân, chứng minh nhân dân, giấy xác nhận thông tin về cư trú, giấy thông báo số định danh cá nhân và thông tin công dân trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.

Theo Nghị định 104/2022/NĐ-CP, việc khai thác, sử dụng thông tin về cư trú của công dân trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư được thực hiện bằng 1 trong 4 phương thức.

Phương thức thứ nhất, tra cứu, khai thác thông tin cá nhân qua chức năng của Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính cấp bộ, cấp tỉnh đã được kết nối với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư hoặc qua cổng dịch vụ công quốc gia;

Phương thức thứ 2, tra cứu thông tin cá nhân thông qua tài khoản định danh điện tử của công dân được hiển thị trong ứng dụng VNelD;

Phương thức thứ 3, sử dụng thiết bị đầu đọc đã được kết nối trực tuyến với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, bao gồm thiết bị đọc mã QRCode hoặc thiết bị đọc chíp trên thẻ Căn cước công dân gắn chip;

Phương thức thứ 4 là các phương thức khai thác khác theo quy định của pháp luật chuyên ngành.

Liên quan đến việc bỏ sổ hộ khẩu, trao đổi với Báo Người Lao Động, ông Nguyễn Thanh Hải, Cục trưởng Cục Hộ tịch, Quốc tịch và Chứng thực (Bộ Tư pháp) cho biết hệ thống cơ sở dữ liệu về hộ tịch đã kết nối với cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư để tạo thuận lợi cho người dân khi thực hiện các thủ tục trong lĩnh vực hộ tịch.

Theo ông Hải, từ đầu năm 2023, khi làm các thủ tục hành chính liên quan đến lĩnh vực hộ tịch, người dân không phải xuất trình hộ khẩu giấy, sổ tạm trú như trước đây. Thay vào đó, thông tin của người dân sẽ được khai thác từ cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư. Trong lĩnh vực hộ tịch, người dân thường xuyên làm các thủ tục hành chính về khai sinh, khai tử, kết hôn, ly hôn, giám hộ, xác định và nhận cha, mẹ...

Việc quản lý bằng hộ khẩu đã bắt đầu tư năm 1964, với nhiều lần thay đổi, bổ sung để hoàn thiện. Sổ hộ khẩu trong nhiều năm qua đã gắn liền với cuộc sống của người dân, đặc biệt trong việc thực hiện các thủ tục hành chính.

Một số dấu mốc liên quan đến sổ hộ khẩu:

Ngày 27-6-1964, tại Nghị định 104-CP hệ thống hộ khẩu chính thức áp dụng, phân chia việc quản lý theo đị bàn thành phố, thị xã, thị trấn...

Ngày 1-7-1988, Nghị định 4-HĐBT của của Hội đồng Bộ trưởng ban hành điều lệ đăng ký và quản lý hộ khẩu. Việc lập sổ hộ khẩu được thực hiện như sau: ở thành phố, thị xã, thị trấn lập theo từng hộ, ở nông thôn lập theo xóm, ấp, bản. Đối với nhà ở tập thể của cơ quan và tổ chức thì lập theo từng nhà ở hoặc phòng ở tập thể của cán bộ, công nhân, viên chức, hội viên.

Ngày 5-10-1997, Nghị định 51-CP của Chính phủ về việc đăng ký và quản lý hộ khẩu. Thời điểm này, mỗi hộ gia đình có một sổ hộ khẩu gia đình. Trường hợp, trong một nhà có nhiều gia đình ở thì mỗi gia đình được lập một sổ hộ khẩu gia đình riêng.

Ngày 1-7-2007, Luật Cư trú 2006 có hiệu lực. Sổ hộ khẩu được cấp cho hộ gia đình hoặc cá nhân đã đăng ký thường trú và có giá trị xác định nơi thường trú của công dân.

Ngày 30-7-2017, tại Nghi quyết 112/NQ-CP Chính phủ đồng ý về việc bỏ sổ hộ khẩu. Bãi bỏ hình thức quản lý dân cư đăng ký thường trú bằng "Sổ hộ khẩu" và thay thế bằng hình thức quản lý thông qua mã số định danh cá nhân.

Luật Cư trú 2020 có hiệu lực từ 1-7-2021 quy định không cấp mới sổ hộ khẩu và sẽ thu hồi sổ hộ khẩu nếu đăng ký thủ tục cư trú làm thay đổi thông tin. Sổ hộ khẩu hết giá trị sử dụng từ 1-1-2023.

Theo quy định, từ ngày 1-1-2023, toàn bộ sổ hộ khẩu, sổ tạm trú bằng giấy sẽ không còn giá trị sử dụng. Vậy có những lưu ý nào trước mốc thời gian này?

1. Khi nào sẽ thu hồi sổ hộ khẩu giấy?

Theo khoản 3 Điều 38 của Luật Cư trú 2020, từ ngày 1-1-2023, toàn bộ sổ hộ khẩu, sổ tạm trú bằng giấy sẽ không còn giá trị sử dụng. Do đó, sổ hộ khẩu, sổ tạm trú đã cấp sẽ chỉ còn được sử dụng đến ngày 31-12-2022. Khi công dân thực hiện các thủ tục đăng ký cư trú dẫn đến thay đổi thông tin trong sổ hộ khẩu, cơ quan đăng ký cư trú có trách nhiệm thu hồi sổ hộ khẩu đã cấp, thực hiện điều chỉnh, cập nhật thông tin trong Cơ sở dữ liệu về dân cư và không cấp mới, cấp lại sổ hộ khẩu.

Dù chuyển qua hình thức điện tử nhưng người dân vẫn cần phải làm thủ tục đăng ký thường trú, đăng ký tạm trú như trước đây. Theo đó, khi đi đăng ký thường trú, tạm trú, người dân sẽ được cập nhật thông tin lên hệ thống Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, cơ sở dữ liệu về cư trú thay vì sổ giấy.         
2. Không còn sổ hộ khẩu, giao dịch như thế nào?

Sổ hộ khẩu là loại giấy tờ cần thiết để đi làm nhiều thủ tục hành chính, giao dịch quan trọng, như: thủ tục đăng ký khai sinh, khai tử, đăng ký kết hôn; thủ tục làm sổ đỏ, chuyển nhượng quyền sử dụng đất; mua bán nhà; xác nhận tình trạng hôn nhân; ký hợp đồng thế chấp/vay ngân hàng…Trước thời điểm sổ hộ khẩu, sổ tạm trú chính thức không còn hiệu lực, nhiều người dân tỏ ra lo lắng khi những giao dịch dân sự không có sổ hộ khẩu sẽ phải thực hiện như thế nào? Theo quy định Luật Cư trú năm 2020, kể từ thời điểm luật này có hiệu lực thi hành, mọi thông tin liên quan đến cư trú được cập nhật trong Cơ sở dữ liệu về cư trú, được kết nối, chia sẻ với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư. Khi người dân nhập hộ khẩu, xóa hộ khẩu, chuyển hộ khẩu, đăng ký tạm trú,… đều được cập nhật trên hệ thống của Cơ sở dữ liệu về cư trú, thay vì được viết tay trong cuốn sổ hộ khẩu, sổ tạm trú bằng giấy như trước đây.

3. Làm cách nào để xác nhận cư trú?

Sổ hộ khẩu giấy không còn, vậy công dân làm cách nào để chứng minh thông tin cư trú của mình, nếu muốn có giấy xác nhận cư trú để thực hiện các giao dịch dân sự, giao dịch hành chính thì phải làm thế nào?

Công dân có thể lựa chọn xác nhận cư trú theo 2 cách dưới đây:
Thứ nhất, trực tiếp đến cơ quan đăng ký cư trú trong cả nước không phụ thuộc vào nơi cư trú của công dân để đề nghị cấp xác nhận thông tin về cư trú.
Thứ hai, gửi yêu cầu xác nhận thông tin về cư trú qua Cổng dịch vụ công quốc gia, Cổng dịch vụ công Bộ Công an, Cổng dịch vụ công quản lý cư trú.
Nội dung xác nhận thông tin về cư trú bao gồm thời gian, địa điểm, hình thức đăng ký cư trú. Xác nhận thông tin về cư trú có giá trị 30 ngày kể từ ngày cấp.

4. Đăng ký tạm trú online bằng cách nào?

Đối với tạm trú, khi sổ tạm trú chính thức bị xóa bỏ, người dân cần đăng ký tạm trú online theo các bước dưới đây: