Từ láy bộ phận là gì ví dụ

Từ láy là loại từ đặc biệt có ý nghĩa trong việc nhấn mạnh vẻ đẹp của tự nhiên, con người hoặc sự việc nào đó. Sử dụng từ láy một cách linh hoạt, khoa học giúp cho sự vật, sự việc được miêu tả trở nên sinh động và gây ấn tượng đối với người đọc, người nghe.

Để tìm hiểu thêm từ láy là gì? Mời quý bạn đọc theo dõi bài viết dưới đây của chúng tôi.

Từ láy là gì?

Từ láy là cấu tạo đặc biệt của từ phức, được tạo thành bởi hai tiếng trở lên, trong đó phối hợp những tiếng có âm đầu hoặc vần hoặc cả âm đầu và vần. Từ láy có thể chỉ có một từ có nghĩa hoặc không từ nào có nghĩa khi đứng một mình. Bên cạnh đó, cần lưu ý từ láy từ thuần Việt.

Trong tiếng Việt, từ láy có độ dài tối thiểu là hai tiếng, tối đa là bốn tiếng. Tuy nhiên, láy hai tiếng là loại từ láy tiêu biểu của tiếng Việt.

Một từ được coi là từ láy khi có thành phần ngữ âm lặp lại (hay còn gọi là điệp) vừa có biến đổi (còn gọi là đối). Chẳng hạn như từ “Long lanh”: lặp ở âm đầu, đối ở phần vần.

Cần lưu ý, các từ chỉ có điệp mà không có đối thì ta có dạng láy của từ chứ không phải từ láy, chẳng hạn như người người, nhà nhà,…

Như vậy, quý bạn đọc đã hiểu khái quát về từ láy là gì, vậy từ láy được phân loại như thế nào. Mời theo dõi phần dưới đây để giải đáp thắc mắc.

Có mấy loại từ láy

Dựa vào số lượng từ và phương thức láy, có thể phân loại từ láy như sau:

Từ láy toàn bộ

Là loại từ được láy giống nhau cả phần âm, vần ví dụ như xanh xanh, ào ào.…

Với các ví dụ về từ láy toàn bộ, ta thấy rằng, từ láy toàn bộ có ý nghĩa nhấn mạnh sự vật, sự việc. Bên cạnh đó, trong một số trường hợp người dùng tạo ra sự tinh tế, hài hòa thông qua sử dụng các từ láy có sự thay đổi về thanh điệu hoặc phụ âm cuối chẳng hạn như mơn mởn, tim tím, thoang thoảng,…

Từ láy bộ phận

 Là loại từ được láy giống phần âm hoặc phần vần. Dựa vào bộ phận được lặp lại nhằm nhấn mạnh một sự vật, hiện tượng, từ láy bộ phận được chia thành:

– Láy âm: Là những từ có phần âm lặp lại nhau.

Ví dụ: Mênh mông, miên man, xinh xắn, ngơ ngác, mếu máo…

– Láy vần: Là những từ có phần vần lặp lại nhau.

Ví dụ: Chênh vênh, liêu xiêu, lao xao, liu diu.

Trong đó, từ láy bộ phận thường được sử dụng nhiều hơn từ láy toàn bộ vì dễ phối vần và âm.

Tác dụng của từ láy

Qua các nội dung trên của bài viết Từ láy là gì ?, ta thấy từ láy được sử dụng vô cùng linh hoạt. Người dùng biến đổi các loại từ láy có thể mang đến cho người đọc, người nghe những cảm nhận khác nhau. Nếu các từ láy hoàn toàn giúp cho người nói, người viết nhấn mạnh sự vật, sự việc, hiện tượng; thì một chút biến đổi về thanh điệu hoặc phụ âm cuối lại mang đến một vẻ đẹp hài hòa, tinh tế.

Xuất phát từ sự biến đổi linh hoạt của mình, từ láy được sử dụng phổ biến trong cả văn nói và văn viết. Thông thường từ láy được dùng để miêu tả nhấn mạnh vẻ đẹp của phong cảnh, hình dáng của sự vật hoặc diễn đạt cảm xúc, tâm trạng, trình trạng, âm thanh … của con người, của sự vật và hiện tượng trong cuộc sống. Từ đó, mang đến cho con người một cái nhìn đa chiều và sâu sắc đối với vấn đề được nói đến.

Ví dụ từ láy

Để giúp quý bạn đọc hiểu rõ hơn từ láy là gì ?, chúng ta nhận biết từ láy trong đoạn văn sau:

Ôi chao! Chú chuồn chuồn nước mới đẹp làm sao. Màu vàng trên lưng chú lấp lánh. Bốn cái cánh mỏng như giấy bòng. Cái đầu tròn và hai con mắt long lanh như thủy tinh.

Trên cơ sở định nghĩa từ láy là gì? Phân loại từ láy? Đã nêu ở trên, ta thấy rằng, trong đoạn văn trên có các từ láy sau: Chuồn chuồn, lấp lánh, long lanh.

Qua các từ láy được sử dụng, người đọc cảm nhận được vẻ đẹp tuyệt đẹp của chú chuồn chuồn. Từ đó, mang đến cho người đọc một vẻ đẹp thanh bình mà đặc sắc.

Cách phân biệt từ láy và từ ghép

Cùng với từ láy, từ ghép là một dạng cấu tạo của từ phức. Mặc dù đều được tạo thành từ hai tiếng trở lên có nghĩa. Tuy nhiên, giữa chúng cũng có những nét khác biệt rõ rệt. Sự khác biệt đó được thể hiện thông qua bảng sau:

Từ láy là từ được phổi hợp bởi những tiếng tiếng có âm đầu hay vần (hoặc cả âm đầu và vần) giống nhau. Từ ghép là từ được tạo thành bởi hai tiếng trở lên có nghĩa.
Từ láy có thể tạo thành bởi một từ có nghĩa hoặc cả hai từ đều không có nghĩa.

Ví dụ:

– “Thơm tho” được tạo thành bởi:
+ Từ “Thơm” là tính từ được dùng để chỉ mùi hương;

+ Từ “tho” là từ không có nghĩa.

– “Bâng khuâng” là từ láy bộ phận chỉ cảm xúc luyến tiếc, nhớ thương xen lẫn nhau. Tuy nhiên, từ “bâng” và “khuâng” lại không có nghĩa khi đứng một mình

Cả 2 từ tạo thành đều có nghĩa.

Ví dụ: Từ “Đất nước” là từ phức được tạo thành bởi 2 tiếng có nghĩa đó là từ Đất và Nước:

+ “Đất” có nghĩa là chất rắn làm thành làm trên cùng của trái đất, nơi mà con người, động vật và thực vật sinh sống.

+ “Nước” là chất lỏng không màu, không mùi và tồn tại trong tự nhiên ở ao hồ, sông, biển,…

Hai từ “Đất” và “Nước” tạo thành từ phức có nghĩa chung là phần lãnh thổ trong quan hệ với dân tộc làm chủ và sống trên đó.

Khi đảo trật tự các tiếng, từ láy không có nghĩa.

Ví dụ: từ “thơm tho” khi đổi vị trí hai tiếng cho nhau thành “tho thơm” thì không có nghĩa

Đối với từ ghép, khi đổi vị trí các tiếng vẫn có ý nghĩa.

Ví dụ: từ “đau đớn”, khi đảo vị trí thành “đớn đau” vẫn có nghĩa.

Từ phức có thành phần Hán Việt trong câu không phải từ láy.

Ví dụ: từ “tử tế”, trong đó có từ “tử” là từ Hán Việt. Mặc dù lặp âm đầu, tuy nhiên từ “tử tế” không phải từ láy.

Có thành phần Hán Việt trong câu là từ ghép.

Ngược lại, mặc dù từ “tử tế” điệp âm đầu “t”, có “tử” là từ Hán Việt. Do đó từ “tử tế” là từ ghép.

Qua những phân tích trên, quý bạn đọc đã giải đáp được thắc mắc từ láy là gì? Bên cạnh đó, thấy được sự khác biệt giữa từ láy và từ ghép, từ đó sử dụng đúng loại từ làm cho câu văn trở nên sinh động, dễ hiểu. Cảm ơn quý bạn đọc đã theo dõi bài viết của chúng tôi.

Từ láy là gì? Các dạng từ láy khác nhau và ví dụ kèm theo

3.9 (78.46%) 13 votes

Từ láy xuất hiện nhiều trong các văn bản và các cuộc đối thoại, giao tiếp hàng ngày. Tuy nhiên, vẫn còn khá nhiều người chưa hiểu rõ về loại từ này cũng như nhầm lẫn trong quá trình sử dụng. Vậy từ láy là gì? Theo dõi những thông tin qua bài viết dưới đây của thegioimay.org để hiểu rõ hơn nhé!

Tìm hiểu về từ láy và các ví dụ minh họa

Từ láy là gì? 

Từ láy xuất hiện rất nhiều trong các bài tập tiếng Việt, nhất là tiếng Việt lớp 4, lớp 7 và được sử dụng đa dạng trong cuộc sống nhưng do chưa hiểu rõ về từ láy nên nhiều người không biết rằng những từ ngữ mà họ sử dụng đó chính là từ láy. Vậy từ láy là gì? 

Chúng ta có thể định nghĩa từ láy một cách đơn giản và dễ hiểu như sau: “Từ láy là từ được cấu tạo từ hai tiếng trở lên. Các tiếng cấu tạo nên từ láy thường giống nhau hoặc tương tự nhau về vần, nguyên âm hoặc phụ âm. Trong từ láy, có thể có một từ không có nghĩa hoặc cả hai từ đều không mang ý nghĩa gì nhưng khi ghép lại với nhau, chúng lại trở thành có nghĩa.”

Một số ví dụ về từ láy: Tròn trịa, lung linh, long lanh, lóng lánh, hun hút, hâm hấp,….

>>> Bài viết tham khảo: Danh từ là gì? Các loại danh từ trong tiếng Việt

Tác dụng của từ láy là gì? 

Từ láy được sử dụng trong cả văn nói lẫn văn viết; nhất là trong thơ ca và các tác phẩm văn học nhằm nhấn mạnh vẻ đẹp của phong cảnh hay hình dáng của sự vật, hiện tượng. Đồng thời, chúng còn được sử dụng để diễn tả cảm xúc, âm thanh,… của con người, sự vật và các hiện tượng cuộc sống. 

Tác dụng của từ láy

Để hiểu rõ hơn về tác dụng của từ láy, mời các bạn cùng tham khảo ví dụ sau:  

“Ao thu lạnh lẽo nước trong veo,

Một chiếc thuyền câu bé tẻo teo.

Sóng biếc theo làn hơi gợn tí,

Lá vàng trước gió sẽ đưa vèo.

Tầng mây lơ lửng trời xanh ngắt,

Ngõ trúc quanh co khách vắng teo.

Tựa gối, buông cần lâu chẳng được,

Cá đâu đớp động dưới chân bèo.”

(Trích Thu Điếu – Nguyễn Khuyến)

Trong bài thơ trên, Nguyễn Khuyến đã sử dụng các từ láy: lạnh lẽo, tẻo teo, lơ lửng có tác dụng làm tăng tính nhạc. Những từ láy đó vừa mô phỏng động thái, dáng dấp của các sự vật, vừa làm cho sự vật hiện lên trong mắt người đọc thật hấp dẫn và sống động. Đồng thời, nó còn thể hiện sự biến đổi tinh vi trong cảm xúc nhà thơ: 

  • Từ láy “lạnh lẽo”: Đó không chỉ là cái lạnh của nước mà còn là vẻ hiu hắt, đìu hiu của cảnh vật và tâm trạng u sầu của nhà thơ. 
  • Từ láy “tẻo teo”: Hình ảnh chiếc thuyền nhỏ bé, lênh đênh trên mặt nước mùa thu. Hình ảnh này hợp với cái nhìn của tác giả như muốn thu nhỏ mọi cảnh vật trong tầm mắt. 
  • Từ láy “lơ lửng”: Hình ảnh đám mây đọng lại lưng chừng giữa các tầng mây, gợi lên trạng thái mơ màng, thực thực ảo ảo của nhà thơ.

>>> Bài viết tham khảo: Câu rút gọn là gì? Tác dụng và cách sử dụng của câu rút gọn 

Phân loại từ láy

Trong tiếng Việt, từ láy được chia làm hai loại chính. Cụ thể như sau: 

Từ láy bộ phận

Nếu bạn còn đang thắc mắc không biết “từ láy có âm đầu là gì” hay “nếu từ láy chỉ có phần vần giống nhau thì được gọi là từ láy gì” thì câu trả lời là từ láy bộ phận nhé. Trong đó, từ láy bộ phận lại được chia làm 2 loại: 

  • Láy âm đầu là những từ có phần âm được lặp lại. Ví dụ như: gầm gừ, thấp thỏm, ngơ ngác, xinh xắn,…
  • Láy vần: Là những từ có phần vần được lặp lại. Ví dụ như: Bồi hồi, chênh vênh, càu nhàu, lẹo sẹo,….

Từ láy toàn bộ

Hay còn được gọi là từ láy hoàn toàn. Vậy từ láy hoàn toàn là gì? Đó là những từ được lặp lại cả phần âm và phần vần. Ví dụ như: Dành dành, luôn luôn, xanh xanh, tím tím, ào ào, ư ử, hằm hằm,…

Bên cạnh đó, để tạo sự tinh tế và hài hòa về âm thanh, một số từ láy toàn bộ còn được thay đổi về thanh điệu hoặc phụ âm cuối. Ví dụ như: Thăm thẳm, thoang thoảng, ngồn ngộn, ngồng ngộng, ngò ngọ,….

Phân loại từ láy

Sự khác nhau giữa từ ghép và từ láy là gì? 

Tiếng Việt vô cùng đa dạng và phong phú nhưng đó cũng là hạn chế với người học bởi nó tạo ra sự phức tạp. Trong đó, từ ghép và từ láy là hai loại từ rất hay bị nhầm lẫn với nhau. Vậy làm thế nào để phân biệt được hai loại từ này! Mời các bạn cùng tham khảo các cách nhận biết được chúng tôi tổng hợp dưới đây:  

Cách nhận biết Từ láy Từ ghép
Nghĩa của các từ tạo thành Thường chỉ có một từ có nghĩa hoặc cả hai từ đều không có nghĩa. 

Ví dụ: Từ láy “long lanh”, chỉ có từ “long” có nghĩa còn từ “lanh” không có nghĩa. 

Hay từ láy “lung linh” thì cả hai từ tách ra đều không có nghĩa. 

Cả hai từ tạo thành từ ghép đều có ý nghĩa cụ thể. 

Ví dụ từ ghép “hoa quả”, “bàn ghế”, “sách vở”, “học tập”,…. khi tách ra chúng đều có ý nghĩa cụ thể. 

Sự lặp lại về âm hoặc vần Từ láy thường có sự lặp lại về âm hoặc vần, hoặc lặp lại cả âm lẫn vần.

Ví dụ: Bươm bướm, lóng lánh, tấp nập,… 

Thường không có sự lặp lại về âm và vần. Một số ít trường hợp từ ghép cũng có sự lặp lại về âm hoặc vần. 

Ví dụ; Bàn ghế, bánh trái,…

Đảo vị trí các từ trong câu Khi đảo vị trí, từ láy thường không có ý nghĩa. 

Ví dụ từ láy “rạo rực”, khi đảo thành “rực rạo” thì chúng không có ý nghĩa. 

Khi đổi vị trí trật tự các tiếng, từ ghép vẫn có ý nghĩa cụ thể. 

Ví dụ: Từ ghép “đau đớn” khi đảo thành “đớn đau” thì vẫn mang ý nghĩa cụ thể. 

Một trong hai từ cấu thành là từ Hán Việt Đây chắc chắn không phải là từ láy.

Ví dụ: Từ “tử tế” được lặp lại âm đầu nhưng không phải là từ láy mà là từ ghép bởi từ “tử’ là từ Hán Việt.  

Là dấu hiệu nhận biết của từ ghép. 
Các cách phân biệt từ láy và từ ghép

>>> Bài viết tham khảo: Danh từ trong tiếng anh là gì?Tất tần tật về danh từ

Trên đây là thông tin giải đáp thắc mắc từ láy là gì, các ví dụ kèm theo cũng như các phân biệt giữa từ ghép và từ láy. Hy vọng những chia sẻ trên của chúng tôi sẽ mang lại nhiều thông tin bổ ích, giúp bạn đọc có thể hoàn thiện kiến thức về các loại từ. Bên cạnh đó, đừng quên truy cập vào thegioimay.org mỗi ngày để bổ sung thêm nhiều kiến thức hữu ích khác nhé!

Page 2

19/5 là ngày gì? 19/5 là cung gì? Tháng 5 có ngày lễ gì?

Đánh giá bài viết

Bạn có thắc mắc ngày 19/5 là ngày gì không mà lại quan trọng với đất nước Việt Nam chúng ta? Nếu sinh vào ngày này thì sẽ thuộc cung hoàng đạo nào? Ngoài ra thì tháng 5 còn có những ngày lễ nào khác? Cùng thegioimay.org tìm hiểu câu trả lời cặn kẽ qua bài viết sau nhé!

19/5 là ngày gì mà lại quan trọng?

19/5 là ngày gì? Chính là ngày sinh nhật của Bác Hồ kính yêu

Ngày 19/5/1890 chính là ngày sinh của Bác Hồ kính yêu của chúng ta. Bác không chỉ là nhà lãnh tụ vĩ đại, một nhà văn hóa lớn mà còn là vị cha già của cả dân tộc Việt Nam.

Bác Hồ có tên khai sinh lúc nhỏ là Nguyễn Sinh Cung. Vào ngày 19/5/1890, giữa tiết trời nóng như đổ lửa của mùa hè, Bác chào đời tại quê ngoại ở làng Hoàng Trù (Nay thuộc xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An).

Người sinh ra trong một gia đình có cha là cụ Nguyễn Sinh Sắc đã từng đỗ Phó Bảng năm 1901. Cụ Sắc có lòng yêu nước mãnh liệt cộng với tinh thần khẳng khái nên đã đứng lên chống đối lại bọn thực dân Pháp. Vì thế, chỉ sau một thời gian ngắn, cụ bị cắt chức. Từ ấy, cha của Bác chỉ chuyên tâm làm nghề thầy thuốc và sống cuộc đời thanh bạch cho tới khi qua đời.

Mẹ của Bác là cụ Hoàng Thị Loan, vốn là một người phụ nữ trung hậu, đảm đang nhưng không may mất sớm. Còn lại, chị gái Bác là bà Nguyễn Thị Thanh cùng với anh trai là ông Nguyễn Sinh Khiêm đều có lòng yêu nước và tinh thần hăng hái hoạt động cách mạng. Họ đã từng có thời gian dài bị tù đày, khổ ải nhưng vẫn quyết không chịu khuất phục trước chính quyền thực dân.

Ngày 5/6/1911, tức năm 21 tuổi, Bác đã ra đi tìm đường cứu nước từ bến cảng Nhà Rồng. Trải qua biết bao thử thách, đi khắp năm châu bốn biển, Người đã tìm ra được con đường cách mạng đúng đắn cho dân tộc, cho đất nước. Và mãi tới 30 năm sau (Ngày 28/1/1941), Bác mới quay trở về quê hương. Có thể nói, Bác đã dành cả tuổi thanh xuân, cả cuộc đời để sống vì nước, vì dân. 

Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước khi chỉ mới 21 tuổi

Sinh thời, chủ tịch Hồ Chí Minh là người vô cùng giản dị, khiêm tốn. Bác không muốn được người khác tặng quà nên mãi tới năm 1946, toàn thể nhân dân mới biết đến ngày sinh của Bác là ngày 19/5. 

Như vậy, năm 1946 mới là năm đầu tiên mà đất nước chúng ta tổ chức lễ kỷ niệm sinh nhật Bác. Vào ngày đó, đã có rất đông người tới chúc mừng sinh nhật Người, từ thiếu nhi, đại biểu Nam Bộ, tự vệ cho tới hướng đạo đều tới.

Sinh ngày 19/5 là cung gì?

Ngày 19/5 thuộc cung gì trong số 12 cung hoàng đạo?

Nếu như sinh vào ngày 19/5 thì sẽ thuộc cung hoàng đạo Kim Ngưu. Như vậy, Bác Hồ của chúng ta cũng thuộc cung hoàng đạo này. Nói sơ qua một chút về cung Kim Ngưu, đây là cung chiêm tinh đứng thứ hai trong số 12 cung hoàng đạo với các đặc điểm như sau:

Ký hiệu/Biểu tượng ♉ – Con trâu đực
Kim Ngưu sinh vào

thời gian nào?

20/4 – 20/5
Sao chiếu mệnh là sao gì? Sao Kim Venus – Ngôi sao biểu tượng cho tình yêu và sắc đẹp
Màu sắc phù hợp là gì? Màu hồng và màu xanh lục
Nguyên tố đại diện Đất – Thể hiện sự hài hòa, điềm tĩnh, sự tự tin
Con số may mắn, hợp mệnh Số 2 và số 8
Đá may mắn, hộ mệnh Ngọc xanh lam, ngọc bích, ngọc lục bảo,…
Cung hoàng đạo thích hợp để hẹn hò là cung nào? Ma Kết, Xử Nữ, Cự Giải
Cung hoàng đạo thích hợp để làm bạn Sư Tử, Bảo Bình
Cung hoàng đạo không hợp Bọ Cạp

Về tính cách, người thuộc chòm sao Kim Ngưu có tính thực tế, điềm đạm, chậm rãi, thường xuyên suy nghĩ kỹ càng rồi mới hành động nên hiếm khi mắc phải lỗi lầm nghiêm trọng. Đặc tính nổi bật của Kim Ngưu là sự cẩn thận, kỹ lưỡng và có trách nhiệm. Một khi đã hứa với ai đó về việc gì thì họ sẽ không dễ dàng nuốt lời.

Vì là biểu trưng cho nguyên tố đất nên Kim Ngưu không chỉ sở hữu thân hình khỏe mạnh, lực lưỡng mà còn có tâm hồn thưởng thức nghệ thuật. Nếu nói về sức bền, độ dẻo dai thì ít có cung hoàng đạo nào địch nổi “chú trâu vàng này”.

Trong tình cảm, Kim Ngưu thường thể hiện là người trưởng thành, thực tế, không mơ mộng phù phiếm. Người thuộc chòm sao Kim Ngưu cũng có tính chiếm hữu rất cao nên hay ghen tuông, không muốn “nửa kia” của mình thân mật với người khác giới ngoại trừ họ. 

Có một đặc điểm mà “Kim Ngưu er” sở hữu giống với cái tên của họ, đó là đôi lúc tính cách của họ sẽ giống như những chú bò. Bình thường thì họ khá hiền lành, có sự nhẫn nhịn, chịu đựng tốt. Thế nhưng một khi ai đó chọc tức, vượt qua giới hạn của Kim Ngưu thì lúc đó sẽ xuất hiện một cơn thịnh nộ hệt như núi lửa phun trào, rất đáng sợ.

Điểm danh những ngày lễ đặc biệt trong tháng 5

Ngoài ngày 19/5 đặc biệt như đã nói ở trên thì bạn có biết tháng 5 có ngày lễ gì nổi bật không? Cùng lên danh sách các ngày đó qua phần nội dung dưới đây nhé:

Ngày 1/5 – Ngày lễ không thể bỏ qua

Ngày Quốc tế lao động là ngày lễ quan trọng của tháng 5

Nếu như đã nhắc đến những ngày lễ đặc biệt trong tháng 5 thì đương nhiên chúng ta không thể bỏ qua ngày đầu tháng được, vì đây là ngày Quốc tế lao động.

Ở nước ta, ngày lễ 1/5 sẽ nằm trong cùng đợt nghỉ với ngày 30/4, tạo nên một trong những kỳ nghỉ lớn trong năm của người dân lao động, chỉ sau ngày Tết Âm lịch.

Nguồn gốc của ngày Quốc tế lao động bắt nguồn từ nước Mỹ. Theo đó, vào ngày 1/5/1886, toàn thể tầng lớp công nhân ở nước Mỹ đã tiến hành cuộc bãi công do không đạt được thỏa thuận về số giờ làm và tiền lương theo mức mong muốn. Trước đó, họ đã phải làm việc nhiều giờ trong một ngày và không được nghỉ ngơi hợp lý, dẫn đến quá tải sức lao động.

Cuộc mít tinh quy mô lớn với khoảng 40 nghìn công nhân đã được diễn ra tại thành phố công nghiệp Chi – ca – gô của Hoa Kỳ. Những người lao động giơ cao khẩu hiệu: “Từ hôm nay không có người thợ nào làm việc quá 8 giờ một ngày! Phải thực hiện 8 giờ làm việc, 8 giờ nghỉ ngơi, 8 giờ vui chơi/ngày”.

Từ đó, ngày 1/5 là ngày mà toàn bộ các nhà máy, xí nghiệp ở Mỹ tiến hành kế toán lại. Mọi hợp đồng mới của chủ doanh nghiệp và người lao động cũng được ký kết vào ngày này.

Ngày Quốc tế lao động có ý nghĩa cực kỳ to lớn vì nó góp phần khẳng định thắng lợi đã đạt được, thể hiện sự đoàn kết giữa toàn bộ tầng lớp người lao động trên Thế Giới và biểu dương vai trò quan trọng của người lao động trong việc đấu tranh gìn giữ hòa bình, dân chủ, tiến bộ.

Ngày 18/5 là ngày gì?

Ngày 18/5 là ngày kỷ niệm về khoa học, công nghệ tại Việt Nam

Ngày 18/5 là ngày Khoa học và công nghệ Việt Nam, đồng thời cũng là ngày Khai đạo Phật giáo Hòa Hảo.

18/5 – Kỷ niệm ngày khoa học và công nghệ Việt Nam 

Khoa học và công nghệ ngày càng thể hiện được vai trò lớn lao của mình trong nhiều lĩnh vực, nhất là đối với việc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Nhiều nghiên cứu khoa học đã được phát triển, ứng dụng vào thực tế, góp phần không nhỏ cho sự tiến bộ, nâng cao kinh tế – xã hội.

Nhận thấy được tầm quan trọng đó, từ ngày 18/5/1963, chủ tịch Hồ Chí Minh đã thay mặt Trung ương Đảng, Chính Phủ để tới chúc mừng đại hội Đại biểu toàn quốc Hội Phổ biến khoa học, kỹ thuật Việt Nam lần thứ nhất.

Trong bài phát biểu, Người không chỉ tổng kết lại những luận điểm quan trọng mà còn giao nhiệm vụ vừa khó khăn, lại vừa vinh quang cho cán bộ thực hiện công tác nghiên cứu khoa học tại Việt Nam: Phải ra sức đem hiểu biết khoa học, kỹ thuật của mình truyền bá rộng rãi trong nhân dân lao động, để khuyến khích nhân dân thi đua sản xuất.

Từ đó, để nâng cao tinh thần cũng như trạch nhiệm của cộng đồng xã hội với khoa học, công nghệ nói chung và tôn vinh quá trình lao động, sáng tạo của đội ngũ trí thức, nhà nghiên cứu mà Quốc hội đã quyết định lấy ngày 18/5 hàng năm là ngày kỷ niệm Khoa học và công nghệ Việt Nam.

18/5 – Ngày kỷ niệm khai đạo Phật giáo Hòa Hảo 

Ngày 18/5/1939 (Kỷ Mão) được coi là ngày mà đạo Phật giáo Hòa Hảo được khai đạo bởi Đức Thầy Huỳnh Phú Sổ. Đây là một tông phái Phật Giáo lấy pháp môn “Học Phật – Tu Nhân” làm căn bản và đi theo chủ trương tu hành tại gia. Hòa Hảo lấy nền tảng là đạo Phật kết hợp với những bài sấm truyền do chính Đức Thầy biên soạn.

Phật giáo Hòa Hảo là một trong những tôn giáo chính được công nhận tại Việt Nam, với số lượng tín đồ lên tới 8 triệu người, tập trung chủ yếu ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long.

Về quá trình ra đời của phật giáo Hòa Hảo, vào năm 1939, Huỳnh Phú Sổ bắt đầu khai đạo khi ông còn rất trẻ, chưa đầy 20 tuổi. Ông lấy ngôi làng mà ông sinh sống để đặt tên cho tôn giáo mới này, chính là làng Hòa Hảo. 

Huỳnh Phú Sổ bắt đầu làm nhiều bài thơ ca, được tập hợp thành quyển có tên là “Sấm giảng thi văn giáo lý” để truyền tải giáo lý của Đức Phật Thích Ca có phần gần với tín ngưỡng dân gian ở khu vực Nam Bộ. Từ đó, số lượng người theo ông để học giáo lý rất đông, dần dần phật giáo Hòa Hảo trở nên phổ biến như ngày nay.

xem thêm: Tháng 11 Cung Gì? Tháng 11 Có Ngày Lễ Gì? 20 Tháng 11 Là Ngày Gì?

Một vài dấu mốc quan trọng khác trong tháng 5

Hình ảnh chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ vào ngày 7/5/1954

Ngoài hai ngày đặc biệt 18/5 và 19/5 thì trong tháng 5, còn có những ngày nổi bật, đánh dấu sự kiện lịch sử như sau:

  • Ngày 3/5: Ngày tự do báo chí Thế Giới.
  • Ngày 7/5/1954: Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ. Đây là trận đánh lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu. Nó đánh dấu sự thất bại của Pháp trên chiến trường Việt Nam và đã buộc chúng phải ký hiệp định Giơ – ne – vơ, rút quân ra khỏi bán đảo Đông Dương.
  • Ngày 9/5/1945: Ngày kỷ niệm chiến thắng của những nước phe Đông Minh với quân Phát xít. Xóa sạch tác động của chủ nghĩa tiêu cực này mang lại.
  • Ngày 12/5: Kỷ niệm ngày điều dưỡng Thế Giới: Bên cạnh bác sĩ thì các điều dưỡng, y tá cũng góp phần không nhỏ để bảo vệ, chăm sóc sức khỏe, cho bệnh nhân. Vì vậy, ngày này sinh ra là để tôn vinh họ.
  • Ngày 29/5: Chính là ngày quốc tế gìn giữ hòa bình Liên Hợp Quốc
  • Ngày 31/5: Kỷ niệm ngày Quốc tế không thuốc lá. Ngày này mang ý nghĩa tuyên truyền cho người dân về tác hại mà thuốc lá gây ra cho sức khỏe con người.

Lời kết

Hy vọng rằng, qua bài viết, bạn đã hiểu rõ được 19/5 là ngày gì và nắm bắt được một số ngày nổi bật, quan trọng của tháng 5. Hãy nhớ theo dõi thegioimay.org thường xuyên để cập nhật các kiến thức mới mẻ hơn nhé!

Video liên quan

Chủ đề