Từ Hà Nội về Quảng Ninh có bị cách ly không

Ngày 17/2, lần đầu tiên tỉnh Quảng Ninh ghi nhận hơn 2000 ca mắc COVID-19 trong 1 ngày.

Theo Cổng TTĐT tỉnh Quảng Ninh, sau Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022, Quảng Ninh đã tiến hành đợt cao điểm xét nghiệm sàng lọc COVID-19, qua đó phát hiện số F0 tăng cao, đặc biệt là sau rằm tháng Giêng.

Theo báo cáo cập nhật dịch COVID-19 tỉnh Quảng Ninh, trong 24h qua, tính đến 16h ngày 17/2, 13/13 địa phương trong toàn tỉnh đã ghi nhận 2.477 ca mắc COVID-19 mới (2.248 ca cộng đồng, 229 ca đã quản lý, cách ly).

Trong đó Hạ Long 1.020 ca; Quảng Yên 345 ca; Uông Bí 268; Đông Triều 203 ca; Cẩm Phả 202 ca; Tiên Yên 89 ca; Móng Cái 89 ca; Đầm Hà 83 ca; Ba Chẽ 64 ca; Vân Đồn 61 ca; Hải Hà 42 ca; Cô Tô 10 ca; Bình Liêu 1 ca.

Ngày 17/2, toàn tỉnh Quảng Ninh thực hiện xét nghiệm COVID-19 cho 33.224 lượt người. Trong đó, test nhanh kháng nguyên 23.822 lượt người; xét nghiệm PCR 9.402 lượt người.

Số ca mắc đặc biệt cao tại các địa phương Hạ Long, Quảng Yên, Uông Bí. Một số địa phương khác Tiên Yên, Hải Hà, Vân Đồn, Đầm Hà, Móng Cái, Ba Chẽ tiếp tục ghi nhận số ca mắc tăng trong cộng đồng.

Cũng trong ngày, tỉnh Quảng Ninh ghi nhận số ca mắc là học sinh tăng cao đột biến với 747 ca (chiếm 30,16%), 36 ca là giáo viên (1,45%); đặc biệt cao nhất tại Hạ Long chiếm 45,7% số ca mắc là học sinh trong ngày.

Số ca mắc là công nhân, người lao động vẫn duy trì ở mức cao, với 313 ca mắc là công nhân làm việc tại các công ty, khu công nghiệp (chiếm 12,64%),có xu hướng giảm hơn so với ngày hôm qua.

Theo nhận định, số ca mắc trong ngày tăng mạnh so với các ngày trước là do trong thời gian qua, người dân đã thực hiện nhiều hoạt động tập trung đông người không đeo khẩu trang như liên hoan đầu xuân, ăn rằm tháng Giêng... dẫn đến nguy cơ lây nhiễm cao.

Dự báo trong những ngày tới, số ca mắc sẽ tiếp tục cao do công nhân đi làm, học sinh đến trưởng trở lại sau Tết...

Các địa phương cần tăng cường giám sát người dân trở về từ các vùng có dịch, khoanh vùng sàng lọc phát hiện sớm các trường hợp tiếp xúc gần để hạn chế tối đa việc lây nhiễm.

Quảng Ninh hiện đang điều trị cho 7.338 F0. Trong đó 4.988 ca F0 điều trị tại nhà; 966 ca F0 tại khu cách ly tập trung; 1.384 ca tại cơ sở y tế, trong đó có 6 trường hợp diễn biến nặng đang điều trị tại Bệnh viện Bãi Cháy (2 ca), Bệnh viện Đa khoa tỉnh (1 ca), Bệnh viện Việt Nam - Thụy Điển Uông Bí (1 ca), Bệnh viện số 2 (1 ca), Bệnh viện Sản Nhi (1 ca).

Toàn tỉnh Quảng Ninh đã tiêm trên 3,1 triệu liều vaccine phòng COVID-19; đã có 1.129.950 người được tiêm vaccine phòng COVID-19 (trong đó, tiêm 1 mũi: 34.331 người; tiêm 2 mũi: 195.824 người; tiêm 3 mũi: 899.795 người).

Tính từ thời điểm thực hiện Nghị quyết số 128-NQ/CP của Chính phủ ban hành quy định tạm thời "Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19" (ngày 11/10/2021) đến nay trên địa bàn tỉnh ghi nhận 22.508 ca F0 (nhập cảnh: 163 ca, nội địa: 22.345).

Giáo viên Trường Tiểu học Cao Thắng, thành phố Hạ Long, dạy học trực tuyến kết hợp trực tiếp cho học sinh. Ảnh Quangninh.gov.vn

Thành lập nhóm Zalo quản lý F0 trong các trường học

Theo Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Quảng Ninh, trước tình hình diễn biến phức tạp của dịch COVID-19, số ca F0 có chiều hướng gia tăng, các cơ sở giáo dục trong tỉnh đang tích cực thành lập nhóm Zalo quản lý F0 (gọi tắt là nhóm Zalo F0) nhằm theo dõi, nắm bắt tình hình, diễn biến, kết quả điều trị các F0 là cán bộ, giáo viên, nhân viên và trẻ em, học sinh, học viên của đơn vị.

Tính đến ngày 16/2/2022, toàn ngành đã thành lập 425 nhóm Zalo quản lý F0; tổng số F0 được quản lý, theo dõi, hỗ trợ trong các nhóm là 2.002 người.

Hằng ngày thông qua nhóm, nhà trường nắm tình hình sức khỏe của các F0, tình hình học tập của học sinh trong thời gian cách ly điều trị. Đồng thời động viên, tư vấn tâm lý, tiếp nhận ý kiến phản ánh của các thành viên trong nhóm để kịp thời phản ánh với cơ quan chức năng nhằm hỗ trợ hiệu quả cho các F0, nhất là các ca F0 có dấu hiệu chuyển biến nặng.

Thành phần nhóm Zalo quản lý F0 của mỗi nhà trường gồm: Đại diện lãnh nhà trường (1 người); cán bộ phụ trách công tác y tế trường học (1 người); đại diện giáo viên chủ nhiệm (1 người); ban đại diện cha mẹ học sinh (1 người) và toàn bộ đối tượng đang là F0 (đang điều trị, cách ly) của nhà trường. Trẻ em mầm non, học sinh không có phương tiện kết nối Zalo thì mời cha mẹ học sinh tham gia nhóm.

Lũy kế từ ngày 1/11/2021 đến ngày 16/2/2022, toàn ngành Giáo dục Quảng Ninh có 3.590 ca nhiễm COVID-19 là học sinh, giáo viên. Hiện có 2.149 ca đang điều trị.

Công tác dạy và học đối với học sinh F0, F1 được thực hiện như sau: Đối với học sinh đảm bảo sức khỏe và được phủ sóng internet, học theo hình thức trực tuyến với lớp học trực tiếp.

Đối với học sinh không đảm bảo sức khỏe và không được phủ sóng internet, Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Quảng Ninh chỉ đạo các cơ sở giáo dục có kế hoạch dạy bù, kiểm tra sau khi đảm bảo các điều kiện học tập./.


Thời sự 04/01/2022 19:03

(Chinhphu.vn) - Chính phủ, Thủ tướng đã bám sát tình hình, điều chỉnh các quyết sách đúng thời điểm, phù hợp với thực tiễn, công tác chỉ đạo, điều hành chủ động - quyết liệt - chính xác - kịp thời - hiệu quả - nhạy bén, sâu sát, cụ thể, đồng bộ, nhận được sự đồng thuận, ủng hộ mạnh mẽ của người dân, cộng đồng doanh nghiệp.

Người dân khai báo y tế. (Nguồn: TTXVN)

Ủy ban Nhân dân tỉnh Quảng Ninh vừa ra Văn bản số 460/UBND-DL1 ngày 20/1/2022 về một số giải pháp thích ứng an toàn kiểm soát dịch COVID-19 trước, trong và sau Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022.

Theo đó, Ủy ban Nhân dân tỉnh Quảng Ninh hủy bỏ việc yêu cầu người dân từ vùng dịch cấp độ 3, 4 phải cách ly tập trung từ 7-14 ngày khi về tỉnh, chỉ yêu cầu người dân khi vào địa phương cần khai báo di chuyển nội địa trên ứng dụng PC-COVID.

Người dân trở về địa phương, nơi làm việc, lưu trú cần đến ngay trạm y tế cấp xã, phường để được xét nghiệm nhanh hoặc tự xét nghiệm tại nhà và thông báo kết quả đến cơ quan y tế nơi ở hoặc Ban chỉ đạo phòng, chống dịch cấp xã, phường.

Ngoài ra, người dân chủ động tự theo dõi sức khỏe, thực hiện nghiêm 5K theo hướng dẫn của Bộ Y tế và khuyến khích xét nghiệm nhanh 2 ngày/lần.

Nếu người dân có các biểu hiện như sốt, ho, khó thở, triệu chứng dịch tễ liên quan đến nCoV hoặc có tiếp xúc gần với các trường hợp nghi mắc COVID-19 cần phải làm xét nghiệm, báo cáo chính quyền địa phương, cơ quan, đơn vị để truy vết và chỉ định điều trị.

Trường hợp người dân chưa tiêm đủ liều vaccine phòng COVID-19 theo hướng dẫn của Bộ Y tế mà đã đủ điều kiện tiêm thì liên hệ ngay với trạm y tế tại địa bàn sinh sống, nơi đến lưu trú và làm việc để đăng ký tiêm.

Ngoài ra, người dân có thể đến trung tâm y tế tuyến huyện, thị xã, thành phố hoặc các bệnh viện tuyến huyện, tỉnh, trung tâm kiểm soát bệnh tật để được tiêm vaccine.

[Các địa phương quy định thế nào với người về quê ăn Tết]

Các cơ quan, đơn vị, cơ sở kinh doanh, đặc biệt là các chợ, trung tâm thương mại, các khu, điểm du lịch rà soát lại các quy trình đảm bảo phòng, chống dịch tại đơn vị, yêu cầu phải có giải pháp đảm bảo phân luồng, giãn cách, không tụ tập đông người; thông tin để nhân dân, du khách đeo khẩu trang khi giao tiếp, giữ khoảng cách trên 2m; bố trí địa điểm, nhân lực, vật tư để thực hiện test nhanh kháng nguyên ngay khi có các trường hợp nghi ngờ và test thường xuyên chọn lọc ngẫu nhiên.

Người từ nước ngoài nhập cảnh về tự cách ly tại gia đình: Ủy ban Nhân dân các địa phương, Công an tỉnh và các đơn vị có liên quan chỉ đạo giám sát chặt chẽ, yêu cầu thực hiện nghiêm theo Văn bản số 9519/UBND-DL1 ngày 30/12/2021 của Ủy ban Nhân dân tỉnh; chính quyền địa phương chịu trách nhiệm quản lý người từ nước ngoài về và gia đình, người thân chỉ ở nơi cư trú; trong thời gian cách ly, theo dõi y tế không tiếp xúc với người xung quanh.

Các trường hợp nhập cảnh có dấu hiệu nghi ngờ mắc COVID-19, nhất là biến chủng Omicron phải được đưa về cách ly, điều trị tập trung tại Trung đoàn 244 để theo dõi, giám sát, hỗ trợ y tế kịp thời.

Người nhập cảnh cách ly tại cơ sở lưu trú: Ủy ban Nhân dân các huyện, thị xã, thành phố chủ trì, phối hợp với Sở Y tế thực hiện việc xét nghiệm cho người nhập cảnh đảm bảo tuân thủ đúng mọi quy định, hướng dẫn của Bộ Y tế về xét nghiệm SARS-CoV-2 trong thời gian cách ly; chịu trách nhiệm toàn diện triển khai công tác quản lý cơ sở cách ly đảm bảo quy định, giám sát nghiêm ngặt, tuyệt đối không để xảy ra rủi ro (lây nhiễm chéo trong khu cách ly, lây nhiễm từ khu cách ly ra cộng đồng...), giám sát đảm bảo tuân thủ tuyệt đối quy trình phòng, chống dịch trong khu cách ly; chịu trách nhiệm trước pháp luật về quản lý, giám sát cách ly; thực hiện bàn giao cho chính quyền địa phương nơi người cách ly trở về theo dõi y tế theo quy định.

Chủ tịch Ủy ban Nhân dân các huyện, thị xã, thành phố; giám đốc các sở: Du lịch, Văn hoá và Thể thao, Giao thông vận tải, Công Thương và các đơn vị có liên quan tăng cường công tác kiểm tra, giám sát; yêu cầu chỉ các đơn vị có đủ điều kiện và tuân thủ các biện pháp phòng, chống dịch theo quy định mới.

Sở Giao thông vận tải chỉ đạo tăng cường các hoạt động kiểm soát phòng, chống dịch trên các phương tiện vận tải, đặc biệt là vận tải hành khách công cộng; yêu cầu thực hiện nghiêm quy định 5K, khai báo di chuyển nội địa, đảm bảo xác minh, truy vết được toàn bộ hành khách khi có trường hợp nghi nhiễm.../.

Đức Hiếu (TTXVN/Vietnam+)

Video liên quan

Chủ đề