Từ bi hỷ xả nghĩa là gì

Hỏi: Thầy ơi cho con hỏi TỪ – BI – HỶ – XẢ nghĩa là gì vậy ạ? Và TÂM phải như thế nào mới đạt được cảnh giới đó ạ?

Show

    Thầy đáp:

    Từ bi hỷ xả nghĩa là gì
    TỪ:

    + Còn gọi là Tâm từ, Tâm từ trầm tĩnh, bi mẫn khoan dung đối nghịch với Sân hận, Giận dữ …!

    + Tình yêu thương to lớn, đồng đều dành cho tất cả chúng sinh vạn vật. Không thành kiến, phân biệt đối tượng. Làm cho tâm ta trở nên êm dịu mát và chân thành, thiện ý. Lời nói chân thật, thiện chí, hành vi đúng mực …!

    Từ bi hỷ xả nghĩa là gì
    BI:

    + Bi là sự thương xót, thấu hiểu, cảm thông. Cũng là liều thuốc chữa chứng bệnh hung dữ, ngang tàng, độc ác …!

    + Là động lực làm cho Tâm người thiện lành, biết rung động trước sự đau khổ của kẻ khác. Biết suy nghĩ và chia sẽ, giúp đỡ vượt qua khó khăn, thử thách của cuộc sống. Lắng nghe và thoa dịu lo lắng, đau khổ của người khác …!

    Từ bi hỷ xả nghĩa là gì
    HỶ:

    + Là tâm hoan hỷ, vui mừng thành tâm với hạnh phúc, thành công, thành quả của người khác …!

    + Là một trạng thái bình tĩnh và hạnh phúc của Chân Tâm !

    + Tâm Hỷ đối nghịch với sự Âu lo, Phiền não, và có chiều hướng tiêu trừ lòng ganh ghét, đố kỵ …!

    Từ bi hỷ xả nghĩa là gì
    XẢ:

    + Lòng buông xả, không bám chấp vào bất cứ điều gì. Khi nhận ra và từ bỏ tham lam, ích kỷ, vọng tâm, kiêu ngạo khi tự coi mình là trung tâm. Xả bỏ hết sự đề cao giá trị bản thân …!

    + Thân Tâm giữ vững trước sự vô thường thế tục. Thản nhiên trước sự thay đổi của thế nhân …!

    + Thấu Hiểu đời là bể khổ, chỉ cần Thấy Biết và Chấp Nhận nó để Thân Tâm luôn luôn ung dung, bình thản, không bận lòng, phiền muộn hay lo lắng trước thuận cảnh hay nghịch cảnh …!

    + Mọi hiện tượng luôn chuyển biến theo quá trình Thành, Trụ, Hoại, Không (sinh, trụ, hoại, diệt) nên không mê đắm vật chất giả tạm, không vui quá đà mà cũng không luẩn quẩn u sầu, dù là Được hay Mất, Vinh hay Nhục thì Tâm vẫn không lay động …!

    Tứ vô lượng (Anh: The Four Immeasurables) là "bốn trạng thái tâm thức vô lượng", còn được gọi là Tứ phạm trú, "bốn cách an trú trong cõi Phạm" hay gọi là Tứ vô lượng tâm và gọi tắt là Từ Bi Hỷ Xả. Là thuật ngữ chỉ một phép thiền định, trong đó hành giả tạo điều kiện cho bốn tâm thức cao thượng phát sinh.

    Bốn tâm này đối trị bốn phiền não là sân hận, ganh tị, buồn bực và tham muốn. Trong Đại thừa, Bốn tâm vô lượng cũng được gọi là hạnh Ba-la-mật-đa (sa. pāramitā, Lục độ). Đó là tâm thức của Bồ Tát muốn cứu độ chúng sinh. Thực hành Tứ vô lượng, thiền giả sẽ tái sinh tại cõi Thiên (sa. deva).

    Phật Thích-ca Mâu-ni giảng về phép thiền định này như sau:

    "Có bốn vô lượng. Hỡi các tỉ-khâu, một người tràn đầy tâm từ (bi, hỉ, xả) sẽ phóng tâm đó đi một phương, hai phương, ba phương, bốn phương, rồi phía trên, phía dưới, xung quanh mình. Người đó phóng tâm đi khắp thế giới, chiếu rọi khắp nơi với tâm từ (bi, hỉ, xả), tâm thức vô lượng vắng bóng sân hận và phiền não."

    Từ vô lượng: (Anh: Loving-kindness)

    Còn gọi là Tâm từ, từ tâm, lòng từ trầm tĩnh trìu mến dễ chịu phản nghĩa là sân hận.Tình yêu vô bờ bến nhưng không phải là tình yêu trai gái mà lại to lớn đồng đều dành cho tất cả chúng sinh vạn vật chứ không vị kỷ đối tượng,là cái gì làm cho lòng ta êm dịu mát hay tâm trạng của người bạn tốt, là chân thành ước mong tất cả bá tánh đều sống thật sự an lành hạnh phúc. " Chân Thiện Mỹ " "thiện" là thiện cảm thiện chí thành ý đối cả ác cảm ác ý thành kiến.

    Bi vô lượng: (Anh: Compassion)

    Bi là sự thương xót cảm thông vô hạn là liều thuốc chữa chứng bệnh hung bạo độc ác.Định nghĩa là động lực làm cho tâm người tốt rung động trước sự đau khổ của kẻ khác, hay là cái gì thoa dịu niềm khổ đau của người khác,là hy vọng sẽ giúp chúng sinh thoát khỏi đau khổ.

    Hỉ vô lượng: (Anh: Empathetic joy)

    Là tâm hoan hỷ, vui thích với hạnh phúc của người khác, trước sự thành công của một chúng sinh. Là một trạng thái bình tĩnh và hạnh phúc của tâm. Tâm Hỷ đối nghịch ưu phiền não có chiều hướng loại trừ lòng ganh tỵ, đố kỵ.

    Xả vô lượng: (Anh: Equanimity)

    Lòng buông xả, không câu chấp bám chặt vào bắt cứ điều gì. Là từ bỏ tham lam ích kỷ, vị kỷ, coi mình là trung tâm.Tâm xả bình thản trước sự coi thường, phỉ báng, nguyền rủa Là cóchánh niệm và chánh định, thản nhiên trước sự tráo trở của tình người vì biết vọng tâm này luôn biến đổi, đời là bể khổ mà vẫn ung dung không bận lòng trước hoàn cảnh thuận nghịch vì biết mọi hiện tượng luôn chuyển biến theo quá trình thành trụ dị diệt hoặc suy luận vô tư, tức không luyến ái cũng không lãnh đạm không ưa thích cũng không bất mãn không vui quá mà cũng không u sầu, vinh nhục tim không động.