Truyền thống hiếu học tôn sư trọng đạo của người Hà Tĩnh

Thanh - Nghệ Tĩnh: Mảnh đất của truyền thống hiếu học!Đinh Văn Nam – Văn phòng UBND huyện Hòa Bình, Bạc Liêu.Nói đến mảnh đất Thanh – Nghệ Tĩnh, chắc hẳn ai trong mỗi chúng ta nếu đã một lần tìm hiểu hoặc ghé thăm nơi đây, ngoài việc đều có chung những nhận định: Đây là một trong những vùng đất phát tích, cái nôi của dân tộc Việt Nam; Quê hương của quá trình Nam tiến; một miền đất có vị trí chiến lược cực kỳ quan trọng trong lịch sử đấu tranh chống giặc ngoại xâm và kiến quốc; nơi của sự vất vả, lam lũ của kiếp người khi mà phải liên tiếp đối diện, hứng chịu trước những tàn phá, hủy diệt đẩm máu của con người qua những cuộc chiến tranh đến cái khắc nghiệt dường như là vô cảm của thiên nhiên. Thế nhưng, bên cạnh đấy cũng chính ngay trên mảnh đất đó lại ít có ai có thể đoán định rằng trong cái đau thương và nổi vất vả đó từ ngàn xưa cho đến nay ngay trên mảnh đất đó lại luôn luôn toát lên những ánh hào quang đầy rực rỡ, khiến cho biết bao con dân của đất nước Việt Nam phải cúi đầu thán phục. Trong số những ánh hào quang đó, có lẽ tiêu biểu và nổi bật lên hơn cả vẫn là truyền thống hiếu học của con người Thanh – Nghệ (bao gồm cả Hà Tĩnh). Có thể khẳng định rằng Thanh – Nghệ Tĩnh, là một trong số ít những vùng đất nổi bật nhất trên đất nước Việt Nam đã sản sinh ra rất nhiều nhân tài cho đất nước. Quả đúng vậy, từng là một người con của dãi đất Miền Trung và cũng từng là một sinh viên khoa lịch sử với việc tự không cho rằng mình có thể biết, đọc và am hiểu tất cả các vấn đề thuộc về cuội nguồn của lịch sử dân tộc, nhất là những vấn đề liên quan đến khoa cử, học vấn ở mỗi vùng, miền trên đất nước chúng ta xưa và nay. Nhưng mỗi khi đọc, tìm hiểu về chính sách “chiêu hiền đãi sĩ” của các triều đại phong kiến, hương ước của các làng…thuộc về vùng đất Thanh – Nghệ tôi thấy, nhân dân nơi đây ngay từ sớm đã rất coi trọng việc học. Mặt khác, qua đây tôi cũng thấy rằng đối với các triều đại phong kiến Phương Bắc họ cũng luôn luôn nhận định rằng: “những người tài nước Nam luôn là mối đe dọa cho chính sách bành trướng của ta” (tức Đế chế Phương Bắc). Cho nên, đã điều nhiều thầy phong thủy, trong đó nổi bật nhất là nhân vật Cao Điền đi khắp nước ta để trấn yểm các “long mạch” làm cho nhân dân ta mãi mãi không có người tài, không có anh hùng hào kiệt để dễ bề cai trị. Nhưng người tài vẫn cứ xuất hiện trong suốt tiến trình lịch sử dân tộc và phần lớn trong số họ đều có gốc gác, cuội nguồn từ mảnh đất Thanh – Nghệ ngày nay. Vậy vì sao vậy? vấn đề này, chắc hẳn có rất nhiều cách giải thích khác nhau. Nhưng theo tôi, nó vẫn được xuất phát từ hai nguyên nhân căn bản nhất:Trước hết, như chúng ta đã biết Thanh – Nghệ Tĩnh nói riêng và suốt cả một dãi đất Miền Trung nói chung. Ngay từ xưa đến nay, dường như đã không được thiên nhiên giành nhiều “ban tặng” cho những nguồn tài nguyên dồi dào hay khí hậu thuận lợi. Đây còn là một vùng đất, vừa có những dãi núi cao hiểm trở ở phía Tây, vừa có bờ biển dài ở phía Đông, địa hình lại khá dốc từ Tây sang Đông nên đất liền thường bị chia cắt bởi những con sông chảy xiết, những con đèo, những dãi núi quanh co, thêm vào đó thời tiết lại cũng khá là khắc nghiệt với hai mùa nóng – lạnh tăng giảm nhiệt độ đến khó ngờ…Như vậy, với tất cả những đặc điểm thiên nhiên ấy đã cho chúng ta thấy rằng, người Thanh – Nghệ nói riêng và Miền Trung nói chung, ngay trong đời sống hàng ngày của mình đã phải đấu tranh gian khổ để sinh tồn và chính điều này đã tạo nên ở họ tính cách chịu đựng gian khổ, tiết kiệm đặc biệt là ý thức vươn lên làm chủ số phận, ứng xử chủ động với thiên nhiên. Nó cũng cho thấy rằng, để dổi đời thoát khỏi cảnh cực nhọc của lẽ sinh tồn, họ phải cải thiện bản thân mình để thích nghi, phát triển cho nên đây là một trong những lý do khiến cho bao thế hệ học trò, sĩ tử trên mảnh đất Thanh – Nghệ vượt lên mọi khó khăn, gian khổ để tôi luyện cốt cách, trí tuệ, dùi mài kinh sử thăng tiến bằng con đường học vấn, quan trường. Điều đó, cũng đã được nhà nghiên cứu Vũ Ngọc Khánh thừa nhận khi ông đưa ra bốn đặc điểm về tính cách người Nghệ Tĩnh là “có lý tưởng trong tâm hồn, sự trung kiên trong bản chất, sự khắc khổ trong sinh hoạt và sự cứng cỏi trong giao lưu”. Với đó, ông còn nói chất lý tưởng trong tâm hồn chính là cái đặc trưng của văn hóa Xứ Nghệ. Nhờ đặc trưng ấy, mà biết bao người con Xứ Nghệ đã ra sức học tập, phấn đấu, hy sinh không mệt mỏi vì lý tưởng.(ảnh minh họa – Tác giả)Mặc dù vậy, thế nhưng điều kiện địa lý tự nó vẫn chưa thể cắt nghĩa được tinh thần hiếu học của người Thanh – Nghệ, bởi lẽ dù thiên nhiên có khắc nghiệt đến bao nhiêu, nhưng bản thân con người không có quyết tâm để thay đổi, để thích nghi và phát triển trong điều kiện ấy thì cũng không thể nói đến sự xuất hiện của những sĩ tử đam mê tiến thân bằng con đường học vấn được. Sự thật là ở một số địa phương, mặc dù không khó khăn lắm về điều kiện địa lý tự nhiên, nhưng việc học vẫn không được coi trọng cho nên không có những cá nhân xuất sắc hoặc ít có hiền tài. Do đó, chính điều kiện văn hóa – xã hội đã là thành tố, nguyên nhân quan trọng thứ hai làm nên truyền thống hiếu học của người Thanh – Nghệ.Như vậy, với chỉ hai nguyên nhân cơ bản trên kết hợp với đó là những yếu tố chủ quan, khách quan tự nó đã dần dà từng bước thêu lên truyền thống hiếu học của con người trên mảnh đất Thanh – Nghệ. Cũng có lẽ vì thế, mà khi nhìn vào các tiểu khu văn hóa ở ba địa danh Thanh- Nghệ - Tĩnh, chúng ta đều dễ dàng nhận thấy ở hầu hết các địa phương trên đều có nhiều hiền tài được sử sách lưu truyền, ngợi ca. Ví như, vùng Xứ Thanh nổi lên là những nhân sĩ tài ba như: Lê Văn Hưu (tác giả của bộ “Đại Việt Sử Ký”), Đào Duy Từ (tác giả của bộ “Hổ trương khu cơ”)…; vùng Hà Tĩnh với những anh hùng, thi nhân lỗi lạc như: Mai Hắc Đế, Phan Đình Phùng, Nguyên Du, Nguyễn Công Trứ…; đặc biệt là Nghệ An, vùng đất của địa linh nhân kiệt như: Nguyễn Trường Tộ, Phan Bội Châu, Lê Hồng Phong, Hồ Chí Minh…Hay với đó trong nhiều làng, nhiều dòng họ có truyền thống hiếu học ở mảnh đất trên cũng đã được nhiều sử sách, gia phả lưu danh, tương truyền như: làng Quỳnh Đôi (Nghệ An), dòng họ Đinh Xuân (Thanh Chương, Nghệ An), họ Phan Huy (Lộc Hà, Hà Tĩnh), họ Hồ ( Quỳnh lưu, Yên Thành, Nghệ An và huyện Nghi Xuân, Hà Tĩnh)…vv.Không chỉ dừng lại có thế, ngày nay kế thừa và tiếp bước các thế hệ cha anh. Các thế hệ sĩ tử Xứ Thanh – Nghệ vẫn luôn dẫn và nằm trong tốp đầu trong bảng danh sách các Giáo sư, Nhà khoa học đầu ngành; tốp các ngôi trường có bề dày thành tích dạy và học; những học sinh, sinh viên xuất sắc tại các kỳ thi lớn trong và ngoài nước; trúng tuyển vào kỳ thi Đại học…vv. Ví như, với sử học trong số bốn cây đại thụ “Tứ trụ triều đình” của ngành, thì đã có đến ba người trong số họ quê ở Hà Tĩnh đó là các thầy: Đinh Xuân Lâm, Hà Văn Tấn, Phan Huy Lê; hay bên cạnh đó là những ngôi trường chuyên đầy danh tiếng như: Trường chuyên Lam Sơn (Thanh Hóa), chuyên Phan Bội Châu (Nghệ An)…Tóm lại, trãi qua bao thăng trầm của lịch sử, với mảnh đất Thanh – Nghệ ở giai đoạn nào chúng ta cũng thấy xuất hiện những hiền tài cho đất nước. Ở đây, họ không chỉ lăn lộn vào chốn quan trường để hiến kế, chốn biên thùy để bảo vệ Tổ quốc và đánh dẹp bọn phản loạn ở trong nước mà trái lại còn góp phần to lớn vào việc làm rạng danh cho Tổ quốc khi cùng tiến bước, sánh vai với các nước bạn bè trên thế giới. Ngày nay, Tổ quốc ta đang trong quá trình Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa đất nước cùng với đó là sự đổi mới, cách tân nền giáo dục. Hy vọng rằng, các thế hệ trẻ, sĩ tử Xứ Thanh – Nghệ tiếp tục là một trong những cánh chim đầu đàn, toa đầu của đoàn Tàu cùng nhau mở lối, dẫn đất nước đi lên hiện đại để ngang vai với các cường quốc trên khắp năm châu bốn bể. Điều đó, cũng góp một phần không nhỏ vào việc hoàn thành tâm nguyện, lời mong mỏi của Bác khi còn sống./.Bạc Liêu, 31/01/2012. Tel: 01679755806. Email: (Kính mong quý Tòa soạn cho đăng bài. Nếu được như vậy tôi xin chân thành cảm ơn!) TÀI LIỆU THAM KHẢO:1. Việt Anh Cao – Lê Thu Hương (2000), Chuyện kể về các khoa bảng Việt Nam, Nxb Thanh niên, Hà Nội.2. Quốc Trấn (2001), Chuyện thi cử và lập nghiệp của học trò xưa, Nxb Giáo dục, Hà Nội.3. Nguyễn Khoa Điềm (2002), Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.4. Nguyễn Thế Long (2006), Truyền thống gia đình và bản sắc dân tộc Việt Nam, truyền thống hiếu học và tôn sư trọng đạo, Nxb Văn hóa Thông tin, Hà Nội.

Được thành lập từ năm 1989, Trường THCS Long Sơn được xem là một trong những ngôi trường cấp THCS lâu năm nhất của tỉnh. Với hơn 30 năm "tuổi đời" cũng là khoảng thời gian mà các thế hệ giáo viên và học sinh Trường THCS Long Sơn không ngừng nỗ lực phấn đấu dạy và học, cùng viết lên trang truyền thống của vùng đất học bằng những dấu ấn đáng tự hào.

Thầy giáo Mai Anh Đức - Hiệu trưởng Nhà trường chia sẻ: "Là một ngôi trường thuộc xã nghèo của huyện nên cơ sở vật chất của trường cũng vì thế mà còn nhiều thiếu thốn. Trường được sát nhập từ hai Trường THCS Thạch Long và THCS Thạch Sơn. Học sinh hai vùng tôn giáo khác nhau, nên cũng có những khó khăn nhất định trong việc hòa nhập thời gian đầu. Nhưng những khó khăn đó cũng không thể làm nhụt ý chí hiếu học của các em học sinh. Đây cũng chính là động lực để chúng tôi luôn cố gắng, nỗ lực hết mình để làm sao các em có được môi trường học tập tốt nhất và thuận lợi nhất".

Tuy khó khăn về vật chất, nhưng Trường THCS Long Sơn lại có một lợi thế khác mà không phải ngôi trường nào trên địa bàn cũng có được. Đó là nhà trường có đội ngũ 46 thầy cô giáo, trong đó có 38 đảng viên và có 40 giáo viên đạt trình độ đại học. Một điều đáng trân quý hơn, đó là sự tận tâm, tận tụy của các thầy cô giáo đối với nghề dạy học, đối với các em học sinh. Không ngừng trau dồi chuyên môn, nâng cao chất lượng dạy học, giáo dục toàn diện, không chỉ là nhiệm vụ của nhà trường đề ra, mà cũng là mục tiêu mà các thầy cô luôn tự đặt ra cho bản thân phải thường xuyên phấn đấu thực hiện.

Tập thể giáo viên trường THCS Long Sơn thuộc xã Thạch Long, huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh.

Để hiện thực hóa những mục tiêu này, Nhà trường đã tiến hành xây dựng nội dung chương trình, kế hoạch giáo dục, dạy học của từng môn học một cách chi tiết và cụ thể. Để mỗi giáo viên thực hiện việc dạy học phù hợp với học sinh của lớp học nhằm dạy sát đối tượng, hiệu quả dạy học cao hơn. Hàng tháng, hàng kỳ tổ chuyên môn chủ động rà soát kiểm tra đánh giá việc thực hiện chương trình, nội dung dạy học của từng người để bổ sung những tồn tại, vướng mắc trong quá trình thực hiện. Đây là cả một quá trình liên tục, thường xuyên và mất nhiều thời gian, công sức ngoài giờ lên lớp. Nhưng với tâm huyết của nghề giáo, các thầy cô luôn hoàn thành nhiệm vụ và kế hoạch đề ra. 

Và kết quả, chất lượng học tập của các học sinh tiến bộ dần đều qua từng ngày, là thành quả thực tế nhất, hạnh phúc nhất mà các thầy cô nhận được. Không chỉ là cao về điểm số trong từng môn học, mà tinh thần học hỏi, ý thức tự giác của các em cũng được nâng lên rõ rệt.  Trong năm học vừa qua, Trường THCS Long Sơn có 4 học sinh đạt học sinh giỏi cấp tỉnh, trong đó có 1 học sinh đạt  giải Nhì môn Tiếng Anh, 1 học sinh đạt giải Ba môn tiếng Anh và 2 học sinh đạt giải Ba môn Toán. Thành tích đạt học sinh giỏi cấp huyện cũng là một con số khá ấn tượng. Có 24 em đạt học sinh giỏi cấp huyện, trong đó có 1 học sinh đạt giải Nhất, 4 học sinh đạt giải Nhì, 6 học sinh đạt giải Ba và 13 học sinh đạt giải Khuyến Khích. Đặc biệt, kết thúc năm học 2019-2020, tỉ lệ tốt nghiệp THCS của các em đạt 100%, hai học sinh đậu trường chuyên Tỉnh môn Toán và môn tiếng Pháp. Đây là những kết quả cụ thể nhất, thuyết phục nhất để chứng minh chất lượng dạy học và đào tạo của Nhà trường.

Không chỉ đạt thành tích trong học tập, mà trong các phong trào văn thể mỹ, Trường THCS Long Sơn cũng rất năng động và nhiệt tình. Trong cuộc thi thể thao cấp huyện năm qua, Trường đã đạt giải Nhì bóng chuyền nữ; giải Ba bóng đá nam. Toàn trường được xếp giải Nhì toàn huyện. Điều này để thấy rằng, ngoài chú trọng nâng cao chất lượng dạy học, thì trường THCS Long Sơn cũng luôn quan tâm đến sự phát triển thể chất toàn diện, tạo điều kiện để các em học sinh phát huy những khả năng vận động, năng khiếu riêng của bản thân.

Công tác giúp đỡ học sinh yếu kém vươn lên, tiến bộ trong học tập cũng là một nhiệm vụ đặc biệt mà các thầy cô luôn quan tâm và dành nhiều thời gian hơn. Để không học sinh nào phải chịu thiệt thòi, và ai cũng có cơ hội phát huy hết năng lực của bản thân. Đối với các học sinh yếu kém, học lực trung bình, nhà trường có kế hoạch cụ thể để tổ chức dạy ôn, học thêm.  Đồng thời cũng tạo điều kiện cho giáo viên kèm cặp những học sinh học yếu có điều kiện tiếp thu bài. Cùng với đó, Nhà trường còn tổ chức các lớp tình thương để tạo điều kiện cho những em học yếu hoặc có hoàn cảnh khó khăn tham gia học ôn. Dành nhiều thời gian quan tâm hơn đến học sinh, để các em tự tin phấn đấu và cố gắng trong học tập. Đối với các em học sinh có hoàn cảnh khó khăn, nhà trường và đội ngũ các thầy cô giáo luôn quan tâm kịp thời, luôn bên cạnh động viên, khích lệ các em thường xuyên có những phần quà ý nghĩa dành tặng các em học sinh nghèo và học sinh nghèo vượt khó. Đây là nòng cốt để Trường THCS Long Sơn luôn đạt được những thành cao trong dạy và học. Thậm chí, là năm học sau còn có những kết quả cao hơn năm học trước.

Học sinh tham gia các hoạt động học tập ngoại khoá

Cô giáo Phan Thị Thùy Vân – Bí thư Đoàn trường THCS Long Sơn cho biết thêm: "Trong những năm qua, công đoàn đã phối hợp nhà trường, tiếp tục thực hiện có hiệu quả các cuộc vận động, phong trào thi đua bằng những việc làm cụ thể, thiết thực, phù hợp với điều kiện của nhà trường. Gắn với đổi mới hoạt động giáo dục, theo mô hình trường học mới, phát huy năng lực tự học của học sinh, nâng cao vai trò của giáo viên. Đồng thời tích cực đa dạng hóa trong phương pháp dạy học, chú trọng đến hình thức trải nghiệm, khám phá. Đặc biệt, tinh thần tương thân tương ái, sự đoàn kết, chia sẻ luôn được nêu cao và phát huy. Nhờ vậy, mà trong nhiều năm qua, Trường THCS Long Sơn vẫn luôn đứng top đầu về thành tích dạy và học của cả huyện. Đây là điều rất tự hào với chúng tôi, nhưng cũng là trách nhiệm mà chúng tôi phải luôn cố gắng phát huy và phát triển hơn trong những năm học sau"

Chất lượng giáo dục là nhiệm vụ hàng đầu và trọng tâm. Nhưng nâng cao, cải thiện cảnh quan, cơ sở vật chất cũng là trăn trở và mục tiêu của Nhà trường. "Trường học thân thiện, học sinh tích cực"  không chỉ là phong trào ngành giáo dục, mà cũng là nhiệm vụ của Nhà trường. Để cho học sinh, mỗi ngày đến trường là một ngày vui. Và cũng là để các em có được môi trường học tập tốt nhất, đầy đủ nhất. Đến nay, sau ba đợt quy hoạch xây dựng thì Trường THCS Long Sơn đã gần hoàn chỉnh các hạng mục về cơ sở vật chất. Nhà trường đã xây dựng được một thư viện chuẩn với hơn 1.000 đầu sách tham khảo chất lượng, mở cửa hàng ngày, đáp ứng nhu cầu học tập của các thầy cô giáo và các em học sinh trong trường. Và mục tiêu phấn đấu đạt trường chuẩn quốc gia, chắc chắn Trường THCS Long Sơn sẽ đạt được trong tương lai gần.

Dù còn những khó khăn về kinh tế, thiếu thốn về cơ sở vật chất, thay vào đó là sự tận tụy, trách nhiệm, yêu nghề thương học trò của các thầy cô giáo; và sự chăm chỉ, ham học hỏi của các em học sinh. Truyền thống tương thân tương ái cũng luôn được các thầy cô và học sinh phát huy trong mọi hoàn cảnh. Trong trận lụt bão lịch sử tháng 10 năm 2020 vừa qua, mặc dù cũng chịu tổn thất chung khi thuộc trong vùng bị thiên tai, nhưng tập thể Trường THCS Long Sơn vẫn nêu cao tinh thần "lá rách ít gói lá rách nhiều". Cùng quyên góp, vận động và trích ngày lương để ủng hộ đồng bào ở vùng bão lụt chịu nhiều thiệt hại nặng nề hơn.

Ở Hà Tĩnh, huyện Thạch Hà là một trong những tên đơn vị hành chính cổ nhất còn giữ cho đến ngày nay. Có lẽ cũng hiếm có một đơn vị hành chính nào mà tên gọi lại được lưu giữ trên ngàn năm tuổi như địa danh "Thạch Hà". Một vùng đất vừa cận thủy vừa cận sơn, vừa có gió biển mát lành, vừa phải chịu gió Lào khô nóng. Thuần nông, nhiều khó khăn là vậy , nhưng  truyền thống hiếu học  vẫn luôn được giữ gìn và phát huy trên vùng đất này. Và Trường THCS Long Sơn sẽ luôn là nơi chắp thêm những đôi cánh cho các thế hệ học sinh bay cao, bay xa, để vươn tới bầu trời mới trí thức mới, vươn tới những thành công mới. 

Văn Phương

Video liên quan

Chủ đề