Truyện bánh chưng, bánh giầy nói lên quan niệm gì

Bánh chưng, bánh giầy là những món ăn không thể thiếu trong dịp Tết Nguyên Đán của người Việt. Không chỉ là món ăn dân dã mang đậm đặc trưng của người Việt, bánh chưng, bánh giầy còn chứa đựng nhiều ý nghĩa sâu sắc về thế giới quan, nhân sinh quan... của người Việt cổ. Hãy cùng META tìm hiểu nguồn gốc và ý nghĩa của bánh chưng, bánh giầy ngày Tết qua bài viết này nhé!

>>> Xem thêm: Các phong tục ngày Tết Nguyên Đán cổ truyền 3 miền Bắc, Trung, Nam

Nguồn gốc của bánh chưng, bánh giầy ngày Tết

Mỗi dịp Tết đến xuân về, người Việt Nam ta thường mong ngóng đến ngày sum họp cùng người thân, gia đình, cùng nhau gói bánh chưng, giã bánh giầy, tạo thành những món ăn truyền thống thơm ngon dâng lên bàn thờ Tổ tiên. Nhưng trong xã hội hiện đại ngày nay, không phải ai cũng hiểu rõ nguồn gốc của phong tục đặc biệt này.

Truyền thuyết xưa kể lại rằng, khi vua Hùng Vương thứ sáu đã tuổi cao sức yếu, vua muốn tìm một kế vị nối được chí của mình nhưng lại có tới 20 người con trai. Vua bèn hạ lệnh, trong lễ Tiên Vương, ai làm vừa ý mình vua sẽ truyền ngôi cho.

Các lang ai nấy đều tất bật sai người tìm của ngon vật lạ để dâng vua, chỉ có Lang Liêu là buồn nhất. Chàng là người con thứ mười tám, xưa nay chỉ quen với việc trồng trọt, trong nhà chẳng có gì ngoài lúa gạo, ngô khoai nên không biết tìm đâu ra những sản vật quý giá dâng lên vua cha trong ngày lễ Tiên Vương.

Sau một đêm nằm mộng được thần mách bảo, chàng đã chọn ra thứ gạo nếp ngon nhất trong nhà để làm ra hai thứ bánh, một loại có hình vuông và một loại có hình tròn. Khi ngày lễ Tiên Vương đến, vua cha rất hài lòng với những lễ vật của Lang Liêu, ngài bèn đặt tên bánh hình vuông là bánh chưng tượng trưng cho đất, bánh tròn là bánh giầy (bánh dày) tượng trưng cho trời. Vua dùng bánh của Lang Liêu để tế lễ trời, đất và Tiên Vương sau đó truyền ngôi lại cho Lang Liêu.

Và kể từ đó trở đi, cứ đến ngày Tết, vua lệnh cho dân chúng làm hai loại bánh này để dâng lên Tổ tiên cầu mong Tổ tiên phù hộ mang đến vụ mùa thuận lợi cho một năm mới. Dần dần, làm bánh chưng, bánh giầy ngày Tết đã trở thành nét văn hóa đặc trưng trong dịp Tết Cổ truyền của người Việt Nam.

>>> Xem thêm: 

Ý  nghĩa truyền thuyết bánh chưng bánh giầy

Bánh chưng, bánh giầy không chỉ là những món ăn đặc trưng cho ngày Tết Cổ truyền mà trong đó còn chứa đựng những ý nghĩa sâu sắc, thể hiện thế giới quan, nhân sinh quan của cả một nền văn minh lúa nước thời cổ đại. Theo quan niệm của Tổ tiên người Việt, bánh giầy, bánh chưng tượng trưng cho “trời tròn, đất vuông”.

Bánh chưng được làm từ gạo nếp, đậu xanh nhuyễn, thịt lợn, hành... đều là những nguyên liệu nấu ăn truyền thống của người Việt. Tất cả được gói lại bằng những phiến lá dong xanh mướt có thể được hái ngay trong vườn nhà. Bánh giầy được làm từ gạo nếp đồ chín lên rồi giã tay cho nhuyễn mịn sau đó mới nặn cho thành hình.

Bánh chưng, bánh giầy xuất hiện vào ngày Tết Nguyên Đán không chỉ là cách mà người nông dân Việt Nam thể hiện sự biết ơn trời đất đã cho mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, đem lại cuộc sống ấm no cho con người mà nó còn thể hiện được đạo lý "uống nước nhớ nguồn", thể hiện chữ hiếu của người con với cha mẹ. Phong tục dùng bánh chưng, bánh giầy làm quà biếu dâng lên cha mẹ ngày Tết cũng từ đó mà trở thành nét văn hóa đặc trưng của Việt Nam, được nhiều bạn bè quốc tế yêu thích.

Hy vọng rằng, bài viết trên đây của chúng tôi đã giúp bạn hiểu rõ hơn về nguồn gốc và ý nghĩa của phong tục gói bánh chưng, giã bánh giầy ngày Tết, qua đó góp phần gìn giữ nét đẹp văn hóa dân tộc. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết và xin hẹn gặp lại trong những bài viết sau. Đừng quên thường xuyên truy cập META.vn để tham khảo thêm nhiều thông tin hữu ích khác cho mùa Tết năm nay bạn nhé!

Tham khảo thêm

Xem thêm 1 bình luận

Xem thêm: ý nghĩa của bánh chưng, quà Tết, tết nguyên đán, đồ gia dụng

Trong nội dung phần soạn bài Bánh chưng bánh giầy, chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu nội dung chi tiết của câu chuyện giải thích nguồn gốc của bánh chưng bánh giầy. Ở bài viết này, Đọc Tài Liệu sẽ cùng các em phân tích kĩ hơn ý nghĩa sâu xa mà ông cha ta muốn gửi gắm qua truyền thuyết.

Truyền thuyết Bánh chưng, bánh giầy có nhiều ý nghĩa, trong đó nổi bật nhất qua hai cách giải đáp tóm gọn sau:

Cách giải đáp ý nghĩa 1:

Truyền thuyết có 4 ý nghĩa sau:

- Ý nghĩa 1: Giải thích tục làm bánh chưng, bánh giầy vào ngày Tết.

- Ý nghĩa 2: Đề cao chí thông minh, lòng hiếu thảo của người lao động, của người nông.

- Ý nghĩa 3: Đề cao ý thức tôn kính tổ tiên.

- Ý nghĩa 4: Đề cao đạo lí cao đẹp của dân tộc

Cách giải đáp ý nghĩa 2:

Ý nghĩa của truyền thuyết Bánh chưng, bánh giầy là:

  • Truyện giải thích nguồn gốc của bánh chưng, bánh giầy, đó là hai thứ bánh tiêu biểu có trong ngày Tết cổ truyền nước ta.
  • Truyện cũng ca ngợi thành tựu văn minh nông nghiệp ở buổi đầu dựng nước với việc khen ngợi và đề cao trí thông minh cũng như lòng hiếu thảo của người lao động, đề cao nghề nông.
  • Qua cách vua Hùng lựa chọn người nối ngôi là Lang Liêu, truyện còn đề cao ý thức tôn kính tổ tiên, xây dựng phong tục tập quán trên cơ sở coi trọng những giá trị sáng tạo thiêng liêng của nhân dân, ca ngợi truyền thống đạo lí cao đẹp của dân tộc Việt Nam.

Trên đây là 2 hướng giải đáp nhưng đều chung về ý nghĩa của truyền thuyết Bánh chưng, bánh giầy mà các tác giả dân gian muốn truyền tải. Các em có thể thông qua những ý nghĩa này để phân tích và nêu cảm nghĩ về tác phẩm.

Trang chủ » Lớp 6 » Soạn văn 6

Câu 4 (Trang 12 – SGK) Hãy nêu ý nghĩa của truyền thuyết Bánh chưng, bánh giầy.

Bài làm:

Ý nghĩa của truyền thuyết Bánh chưng, bánh giầy là:

  • Truyện giải thích nguồn gốc của bánh chưng, bánh giầy, đó là hai thứ bánh tiêu biểu có trong ngày Tết cổ truyền nước ta.
  • Truyện cũng phản ánh thành tựu văn minh nông nghiệp ở buổi đầu dựng nước với thái độ đề cao trí thông minh và lòng hiếu thảo của người lao động, đề cao nghề nông.
  • Qua cách vua Hùng lựa chọn người nối ngôi là Lang Liêu, truyện còn đề cao ý thức tôn kính tổ tiên, xây dựng phong tục tập quán trên cơ sở coi trọng những giá trị sáng tạo thiêng liêng của nhân dân, ca ngợi truyền thống đạo lí cao đẹp của dân tộc Việt Nam.

=> Trắc nghiệm ngữ văn 6: bài Bánh chưng bánh giầy

Lời giải các câu khác trong bài

Câu 4 (trang 12 sgk Ngữ Văn 6 Tập 1)

Hãy nêu ý nghĩa của truyền thuyết Bánh chưng, bánh giầy?

Soạn cách 1

Truyền thuyết Bánh chưng, bánh giầy là sự giải thích về nguồn gốc của chiếc bánh, hai loại bánh này có từ xa xưa thời vua Hùng, là đặc sản truyền thống dân tộc Việt ta vì vậy cần giữ gìn và trân trọng thành quả của ông cha ta.

Hai chiếc bánh tuy làm từ những nguyên liệu bình dân gần gũi quen thuộc nhưng lại là thành tựu văn minh nông nghiệp ở buổi đầu dựng nước. Lúa gạo thật quý đã nuôi sống bao người dân ta và đặc biệt, ăn không bao giờ chán.

Qua đây còn đề cao tinh thần lao động, đề cao nghề nông và thể hiện sự thờ kính Trời, Đất, tổ tiên của nhân dân ta.

⇒ Truyền thuyết Bánh chưng, bánh giầy có nhiều ý nghĩa, trong đó nổi bật nhất là: thông qua việc giải thích nguồn gốc sự vật (bánh chưng, bánh giầy – hai thứ bánh tiêu biểu cho truyền thống văn hoá ẩm thực của người Việt Nam trong dịp tết cổ truyền Việt Nam), truyện đề cao trí thông minh và lòng hiếu thảo của người lao động, đề cao nghề nông. Qua cách vua Hùng lựa chọn người nối ngôi là Lang Liêu, truyện còn đề cao ý thức tôn kính tổ tiên, xây dựng phong tục tập quán trên cơ sở coi trọng những giá trị sáng tạo thiêng liêng của nhân dân, ca ngợi truyền thống đạo lý cao đẹp của dân tộc Việt Nam.

Soạn cách 2

Ý nghĩa về truyền thuyết: 

- Giải thích nguồn gốc bánh chứng, bánh giầy

- Phản ánh thành tựu nền văn minh nông nghiệp trong buổi đầu dựng nước

- Đề cao giá trị lao động, nghề nông

- Thể hiện lòng thành tâm thờ kính Trời Đất, tổ tiên của nhân dân ta.

Soạn cách 3

 Ý nghĩa của truyền thuyết bánh chưng, bánh giầy:

     + Giải thích tục lệ làm bánh chưng, bánh giầy trong ngày Tết Nguyên Đán.

     + Thể hiện sự biết ơn với thế hệ đi trước, ông bà tổ tiên và tôn kính với đất trời.

     + Ca ngợi người Việt ta luôn có ý thức sáng tạo, tìm tòi, xây dựng nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc.

Video liên quan

Chủ đề