Trường đại học Sư Phạm tiếng Trung là gì

18/05/2017 17:00

Tiếng Trung Ánh Dương tổng hợp tên các trường đại học phổ biến nhất dịch ra tiếng Trung để các bạn tham khảo. Hy vọng bài học sẽ giúp ích cho các bạn trong quá trình học tiếng Trung của mình.

TÊN CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC BẰNG TIẾNG TRUNG

Đã bao giờ khi giới thiệu về bản thân bạn không biết giới thiệu như thế nào bằng tiếng Trung về tên trường đại học mà mình đã từng học? Hôm nay Tiếng Trung Ánh Dương sẽ tổng hợp tên các trường đại học phổ biến nhất dịch ra tiếng Trung để các bạn tham khảo. Hy vọng bài học sẽ giúp ích cho các bạn trong quá trình học tiếng Trung của mình.

Các bạn có thể xem thêm các bài học về tên gọi rất hữu ích khác

Tên tiếng Trung 63 tỉnh thành và quận huyện

1. Đại học Quốc Gia Hà Nội: 河内国家大学   Hénèi guójiā dàxué

2. Đại học Y Hà Nội: 河内医科大学   hénèi yīkē dàxué

3. Học viên Ngoại Giao: 国际外交学院   guójì wàijiāo xuéyuàn

4. Đại học Công Nghiệp Hà Nội: 河内工业大学   hénèi gōngyè dàxué

5. Đại học khoa học tự nhiên Hà Nội: 河内自然科学大学   hénèi zìrán kēxué dàxué

6. Đại Học Khoa học xã hội và nhân văn Hà nội: 河内社会人文科学大学   hénèi shèhuì rénwén kēxué dàxué

7. Đại học Quốc Gia Thành Phố Hồ Chí Minh: 西贡国家大学   xīgòng guójiā dàxué

8. Đại học Bách Khoa Hà Nội: 河内百科大学   hénèi bǎikē dàxué

9. Đại học kinh tế tp Hồ Chí Minh: 胡志明市经济大学   húzhìmíng shì jīngjì dàxué

10. Đại Học Thái Nguyên: 太原大学   tàiyuán dàxué

11. Đại Học Nông Lâm nghiệp: 农林大学   nónglín dàxué

12. Đại hoc Ngoại Ngữ Quốc Gia Hà Nội: 河内国家大学下属外国语大学   hénèi guójiā dàxué xiàshǔ wàiguóyǔ dàxué

13.  Đại học Hà Nội: 河内大学    hénèi dàxué

14. Đại học Giao Thông Vận Tải: 交通运输大学   jiāotōng yùnshū dàxué

15. Đại học Kiến Trúc Hà Nội: 河内建筑大学   hénèi jiànzhú dàxué

16. Đại Học Lao Động Xã Hội: 劳动伤兵社会大学   láodòng shāng bīng shèhuì dàxué

17. Đại học Sư Phạm Hà Nội: 河内师范大学   hénèi shīfàn dàxué

18. Đại học Thương Mại: 商业/商贸大学   shāngyè/shāngmào dàxué

19. Đại học Ngoại Thương: 外贸大学   Wàimào dàxué

20. Đại học Luật Hà Nội: 河内法律大学   hénèi fǎlǜ dàxué

21. Học viện Tài Chính: 财政学院   cáizhèng xuéyuàn

22. Đại Học Sư Phạm Hà Nội 2: 第二师范大学   dì èr shīfàn dàxué

23. Đại học Điện Lực : 电力大学    diànlì dàxué 

24. Đại học Mỏ Địa Chất Hà Nội: 地质矿产大学   dìzhí kuàngchǎn dàxué

25. Đại học Xây dựng Hà Nội: 河内建设大学   Hénèi jiànshè dàxué

26. Đại học Thủy Lợi Hà Nội: 河内水利大学   hénèi shuǐlì dàxué

27. Học viện Báo Chí Tuyên Truyền: 宣传-报纸分院   xuānchuán-bàozhǐ fēnyuàn

28. Đại Học Kinh Tế Quốc Dân: 国民经济大学   guómín jīngjì dàxué

29. Học viện Ngân Hàng: 銀行学院   yínháng xuéyuàn

30. Đại Học dân lập Phương Dông: 方东民立大学   fāngdōngmín lì dàxué

31. Đại học Hàng Hải: 航海大学   hánghǎi dàxué

32. Đại Học Văn Hóa Hà Nội: 河内文化大学   hénèi wénhuà dàxué

33. Đại học Y tế cộng đồng: 公共护士大学   gōnggòng hùshì dàxué

34. Học Viện Kỹ thuật Quân sự Việt Nam: 越南军事技术学院    yuènán jūnshì jìshù xuéyuàn 

35. Học Viện Quản lý Giáo dục: 教育管理学院    jiàoyù guǎnlǐ xuéyuàn 

36. Đại học Công Đoàn: 工会大学    gōnghuì dàxué 

37.  Đại học Tài nguyên và Môi trường: 河内自然资源与环境大学    hénèi zìrán zīyuán yǔ huánjìng dàxué

38.  Đại học Vinh: 荣市大学     róng shì dàxué

39.  Đại học Huế: 顺化大学   shùn huà dàxué

40. Đại học Mở Hà Nội: 河内开放大学   hénèi Kāifàng dàxué

41. Đại Học thể dục thể thao: 体育大学   tǐyù dàxué

42. Đại học Văn Lang: 文朗大学   wénlǎng dàxué

43. Đại học dân lập Đông Đô: 东都民立大学   dōng dū mín lì dàxué

44. Đại học Hồng Đức: 鸿德大学   hóng dé dàxué

Nguyễn Thoan | Trung tâm Tiếng Trung Ánh Dương

Skip to content

Cập nhật 27/07/2021 bởi

Tiếng Trung là một trong những ngôn ngữ được các bạn học sinh ưa chuộng những năm trở lại đây. Điều đó thể hiện rõ qua số lượng học sinh nộp đơn đăng ký vào chuyên ngành tiếng Trung ở các cơ sở giáo dục luôn tăng theo cấp số nhân. Nếu bạn có niềm đam mê với tiếng Trung và yêu thích công việc giảng dạy thì Sư phạm tiếng Trung Quốc hứa hẹn sẽ là lựa chọn phù hợp cho bạn đấy! Hãy đọc hết bài viết này để hiểu thêm về ngành học này nhé!

Ngành Sư phạm tiếng Trung Quốc là gì?

Sứ mệnh giảng dạy của ngành Sư phạm tiếng Trung Quốc là đào tạo ra đội ngũ giáo viên có khả năng sử dụng tiếng Trung tốt, biết cách truyền đạt kiến thức dễ hiểu và có đầy đủ phẩm chất đạo đức cần thiết của một nhà giáo. Sinh viên sẽ được rèn luyện trong môi trường học thuật thân thiện, sáng tạo nhưng không kém phần nghiêm khắc trong 4 năm học. Sau khi ra trường, một cử nhân ngành SPTTQ sẽ vừa có năng lực tiếng Trung cao vừa được trang bị các nhóm kỹ năng cơ bản để thích nghi tốt với công việc.

Ngành Sư phạm tiếng Trung Quốc

Về chương trình đào tạo, các bạn sinh viên phải hoàn thành các môn thuộc hai nhóm học phần lý luận bắt buộc và học phần chuyên môn. Trong đó, các môn bắt buộc bao gồm: Tin học đại cương, Tư tưởng HCM, Đường lối của Đảng CSVN… Các môn chuyên ngành bao gồm: Ngữ âm – Hán tự, Văn hóa Trung Quốc, Nghe, Nói, Đọc, Tiếng Trung tổng hợp… Ngoài ra, các bạn sẽ còn được đào tạo bài bản về kỹ năng sư phạm thông qua các môn như: Tâm lý học đại cương, Phương pháp đánh giá – kiểm tra… Tất cả những học phần đó đảm bảo cung cấp cho sinh viên ngành SPTTQ những kiến thức cần thiết nhất để sẵn sàng tham gia giảng dạy sau khi ra trường.

Các khối thi vào ngành học này là gì?

Khối thi vào ngành SPTTQ sẽ có sự thay đổi cụ thể theo từng trường. Những khối được liệt kê dưới đây được thống kê trên phạm vi cả nước.

  • A01: Toán, Vật lí, Tiếng Anh
  • D01: Ngữ văn, Toán, Tiếng Anh
  • D04: Ngữ văn, Toán, Tiếng Trung
  • D66: Ngữ văn, Giáo dục công dân, Tiếng Anh
  • D78: Ngữ văn, Khoa học xã hội, Tiếng Anh
  • D90: Toán, Khoa học tự nhiên, Tiếng Anh
  • D97: Toán, Khoa học xã hội, Tiếng Anh

Điểm chuẩn ngành Sư phạm tiếng Trung Quốc là bao nhiêu?

Điểm chuẩn ngành được chia làm 02 dạng sau.

  • Theo phương thức xét học bạ: dao động từ 21.23 – 24 điểm, có thể kèm thêm tiêu chí phụ là học sinh giỏi.
  • Nếu xét tuyển theo điểm thi THPT: điểm chuẩn trong khoảng 20 – 26.8 điểm (thang 30) tùy từng cơ sở đào tạo; từ 34 – 36.08 điểm (nhân đôi ngoại ngữ, thang 40) đối với trường ĐH Ngoại Ngữ – Đại Học Quốc Gia Hà Nội.

Các trường nào đào tạo ngành Sư phạm tiếng Trung Quốc?

Nếu quan tâm đến ngành học này, bạn có thể lựa chọn nộp hồ sơ vào một trong các cơ sở đào tạo uy tín sau đây:

  • Đại học Ngoại ngữ – Đại học Quốc gia Hà Nội
  • Khoa Ngoại ngữ – Đại học Thái Nguyên
  • Đại học Ngoại ngữ – Đại học Huế
  • Đại học Ngoại ngữ – Đại học Đà Nẵng
  • Đại học Sư phạm TP.HCM

Liệu bạn có phù hợp với ngành Sư phạm tiếng Trung Quốc?

Để học tốt ngành SPTTQ, bạn có thể tham khảo các yếu tố sau đây:

Ngành học này có thực sự phù hợp với bạn?
  • Yêu thích tiếng Trung.
  • Có trí nhớ tốt, có vốn hiểu biết sâu rộng về văn hóa, con người và đất nước Trung Quốc.
  • Có trách nhiệm cao, tỉ mỉ, cẩn thận trong công việc.
  • Chịu được áp lực cao.
  • Truyền đạt dễ hiểu, logic.
  • Có tâm huyết với nghề, có đạo đức và tấm lòng trong sáng.
  • Luôn tìm tòi học hỏi, sáng tạo trong việc tổ chức dạy học, đánh giá kết quả.

Học ngành Sư phạm tiếng Trung Quốc cần học giỏi môn gì?

Với số lượng khối thi đầu vào tương đối đa dạng, bạn hoàn toàn có thể lựa chọn khối thi tùy theo thế mạnh của mình. Nếu bạn học tốt Toán, Ngữ văn, Tiếng Anh thì khối D01 chắc chắn là sự lựa chọn hợp lý nhất. Tuy nhiên, nếu không học giỏi Toán hoặc Ngữ văn, bạn vẫn có thể cân nhắc đổi sang tổ hợp Khoa học xã hội (Địa lý, Lịch sử, Giáo dục công dân) để tăng thêm khả năng trúng tuyển cho mình. Ngoài ra, nếu có nền tảng tiếng Trung tốt, bạn hoàn toàn có thể dự thi môn tiếng Trung thay vì tiếng Anh như các khối thông thường khác.

Cơ hội việc làm của ngành Sư phạm tiếng Trung Quốc như thế nào?

Để biết được câu trả lời, các bạn có thể tham khảo một số vị trí làm việc như sau:

Cơ hội việc làm trong lĩnh vực này như thế nào?
  • Giáo viên tại các trường THPT, trường cao đẳng, đại học trên cả nước.
  • Chuyên viên nghiên cứu về ngôn ngữ và văn hóa Trung Quốc.
  • Biên – phiên dịch viên phụ trách dịch thuật các văn bản, tài liệu, sổ sách, giấy tờ… có nội dung tiếng Trung sang tiếng Việt hoặc ngược lại.
  • Thư ký, nhân viên bộ phận hợp tác Quốc tế ở các cơ quan văn hóa có sử dụng tiếng Trung Quốc.
  • Hướng dẫn viên du lịch tại các địa điểm có số lượng du khách người Trung Quốc chiếm đa số.

Mức lương dành cho người làm ngành này là bao nhiêu?

Mức lương dành cho các công việc có yêu cầu sử dụng tiếng Trung hiện nay khá lý tưởng. 

  • Sinh viên mới ra trường chưa có kinh nghiệm: 6 – 7 triệu đồng/tháng. Sau khi tích lũy được kinh nghiệm, thu nhập có thể tăng lên từ 9 – 10 triệu đồng/tháng.
  • Đối với người đã có kinh nghiệm và vị trí làm việc là quản lý, trưởng phòng: lương cơ bản sẽ nằm trong khoảng xấp xỉ 12 – 14 triệu đồng/tháng. Mức lương này chưa bao gồm các phụ phí khác như tiền thưởng lễ tết, tăng ca, phúc lợi…

Kết luận

Nếu bạn yêu thích tiếng Trung và có đam mê với việc giảng dạy, ngành Sư phạm tiếng Trung Quốc chắc chắn là lựa chọn phù hợp. Với nhu cầu sử dụng tiếng Trung ngày càng tăng vọt như hiện nay, đây là ngành học hứa hẹn sẽ nói không với hai từ ‘thất nghiệp’. Sau khi ra trường, bạn hoàn toàn có thể thử sức ở những lĩnh vực khác nếu có hứng thú. Do đó, đây là ngành học mang lại cho bạn nhiều lợi thế hơn so với rủi ro. Chúc các bạn có được sự lựa chọn phù hợp với bản thân.

Video liên quan

Chủ đề