Trung tâm tiêm chủng tại thái bình năm 2024

CƠ SỞ ĐÔNG HƯNG

Cơ sở 1: 37 Nguyễn Văn Năng, Thị Trấn Đông Hưng, Thái Bình.

(Đối diện UBND Huyện Đông Hưng)

Hotline & Zalo: 08 1900 3679

CƠ SỞ THÁI THỤY

Cơ sở 2: Chợ Lục, xã Thái Xuyên, huyện Thái Thụy, Thái Bình.

Hotline & Zalo: 08 1900 0306

Trung tâm thứ 60 của Hệ thống tiêm chủng VNVC được khai trương tại tỉnh Thái Bình, cung cấp hàng triệu liều vaccine bảo vệ người dân trước nguy cơ đồng nhiễm Covid-19.

Trung tâm tiêm chủng mới được Công ty Cổ phần Vacxin Việt Nam (VNVC) chính thức khai trương ngày 9/3, là trung tâm tiêm chủng VNVC đầu tiên tại Thái Bình.

VNVC Thái Bình có không gian rộng rãi, thoáng mát, đảm bảo các tiêu chí an toàn phòng dịch. Ảnh: Ban Mai

Với diện tích gần 1.000 m2, 20 phòng khám và tiêm, Trung tâm tiêm chủng VNVC Thái Bình đáp ứng nhu cầu tiêm chủng tới 1.000 khách/ngày. VNVC Thái Bình còn có phòng chờ, phòng khám, khu vui chơi cho trẻ em, phòng chờ sau tiêm, phòng pha sữa, phòng cho bé bú, phòng thay tã cho bé... và nhiều tiện ích miễn phí kèm theo như wifi, nước uống sạch, khăn giấy ướt, bỉm tã cho bé, bãi đỗ xe... Quy trình tiêm chủng tại đây được thực hiện an toàn, bảo đảm công tác phòng dịch.

Vaccine không chỉ quan trọng với trẻ em và còn rất cần thiết với người lớn, đặc biệt là các vaccine tăng cường đề kháng hô hấp trong mùa dịch. Ảnh: Ban Mai

VNVC Thái Bình có đầy đủ các loại vaccine cho trẻ em và người lớn, nhất là các loại vaccine tạo "miễn dịch chéo" với Covid-19 được nhiều người quan tâm hiện nay như: vaccine ngừa viêm phổi và các bệnh do phế cầu khuẩn Prevenar 13; vaccine cúm tứ giá thế hệ mới Vaxigrip Tetra, Influvac Tetra; vaccine ngừa viêm não mô cầu ACYW Menactra; vaccine ngừa viêm não Nhật Bản thế hệ mới Imojev; vaccine Gardasil ngừa ung thư cổ tử cung và các ung thư khác do virus HPV; vaccine Boostrix ngừa ho gà - bạch hầu - uốn ván; vaccine ngừa viêm gan A, viêm gan B; vaccine ngừa tiêu chảy cấp do Rotavirus; vaccine ngừa thủy đậu; vaccine 6 trong 1 Infanrix Hexa, Hexaxim... Hệ thống kho lạnh hiện đại đạt chuẩn GSP bảo quản vaccine ở điều kiện tốt nhất từ 2-8 độ C.

Tại tỉnh Thái Bình, số ca mắc Covid-19 mới tiếp tục tăng. Theo thông tin từ cổng thông tin điện tử tỉnh Thái Bình, số bệnh nhân Covid-19 tính từ 1/1 đến đầu tháng 3 là hơn 23.000 trường hợp, trong đó có hơn 1.000 F0 đang điều trị.

Nhiều gia đình có con nhỏ trong độ tuổi học đường đưa con đi tiêm nhắc lại các loại vaccine phòng cúm, ho gà, bạch hầu, uốn ván... Ảnh: Ban Mai

Theo BS.CKI Bạch Thị Chính - Giám đốc Y khoa Hệ thống tiêm chủng VNVC, thời tiết lạnh hiện nay gây nguy cơ mắc các bệnh viêm phổi, viêm màng não, viêm não... Tuy nhiên, những bệnh nguy hiểm này có thể bị loại trừ và giảm thiểu bằng các loại vaccine. Việc tiêm vaccine sẽ giúp tránh đồng nhiễm cùng lúc nhiều bệnh truyền nhiễm với Covid-19, loại trừ các triệu chứng tương tự với Covid-19 như cúm, viêm phổi...

Bạn không nhớ bé đã tiêm mũi gì ư? Bạn quên mang sổ tiêm ư? BẠN CÓ THỂ TRA CỨU TẤT CẢ LỊCH SỬ TIÊM CHỦNG CỦA BÉ TẠI ĐÂY! Cùng rất nhiều thông tin hữu ích khác

KIỂM TRA NGAY

VẮC XIN CHẤT LƯỢNG CAO

NHẬP KHẨU UY TÍN

PHẢN HỒI CỦA KHÁCH HÀNG

LIÊN KẾT TỚI FACEBOOK

CÁC CÂU HỎI THƯỜNG GẶP

Có rất nhiều thắc mắc được giải đáp tại đây nhé. Cùng VACCINE INCHEON tìm hiểu nào!

Những phản ứng thường gặp sau tiêm chủng?

Phản ứng thông thường sau tiêm chủng là các biểu hiện nhẹ và có thể tự khỏi, thường xảy ra sau khi sử dụng vắc-xin, bao gồm các triệu chứng tại chỗ như: Mẩn ngứa, đau, sưng, đỏ tại vị trí tiêm; triệu chứng toàn thân như sốt dưới 39 độ C và một số triệu chứng khác (khó chịu, mệt mỏi, chán ăn). Phản ứng nặng sau tiêm chủng, có thể bao gồm • Sốc phản vệ (rất hiếm gặp) • Co giật, khóc thét, quấy khóc dai dẳng, li bì, hôn mê • Thở khò khè, khó thở, tím tái • Đau quặn bụng, ỉa đái không tự chủ • Đau đầu, chóng mặt, buồn nôn, nôn mửa • Mạch nhanh nhỏ, khó bắt.

Cách xử trí các phản ứng sau tiêm chủng vắc xin

Những phản ứng thông thường: Mẩn ngứa, đau, sưng, đỏ tại vị trí tiêm; triệu chứng toàn thân như sốt dưới 39 độ C và một số triệu chứng khác (khó chịu, mệt mỏi, chán ăn). Cần cho trẻ bú nhiều hơn, uống nhiều nước, tăng cường dinh dưỡng cho trẻ Tại vị trí tiêm không đắp, bôi bất cứ thứ gì Khi trẻ sốt, cần phải cặp nhiệt độ và theo dõi sát, dùng thuốc hạ sốt cho trẻ theo sự chỉ dẫn của cán bộ y tế. Nếu trẻ không đỡ cần đưa trẻ tới cơ sở y tế để được thăm khám, xử trí. Những trường hợp phản ứng nặng sau tiêm chủng: Cần đưa NGAY trẻ tới bệnh viện hoặc các cơ sở y tế nếu trẻ có các dấu hiệu bất thường sau tiêm chủng như sốt cao (>39°C), co giật, khóc thét, quấy khóc kéo dài, bú kém, bỏ bú, khó thở, tím tái, li bì, phát ban..... Nếu Ba mẹ không yên tâm về những phản ứng của trẻ sau khi tiêm chủng vui lòng trực tiếp Hotline Trung tâm 08 1900 3679 để được bác sỹ tư vấn

Cách theo dõi, chăm sóc trẻ sau tiêm?

Sau tiêm vắc xin ba mẹ cần cho trẻ ở lại điểm tiêm chủng và theo dõi trong 30 phút. Tiếp tục theo dõi sức khỏe tại nhà cho trẻ ít nhất 24 giờ sau tiêm Các phản ứng như sốt nhẹ (dưới 38,5 độ), đau hoặc sưng tấy nhẹ tại vết tiêm, quấy khóc là những phản ứng bình thường, có thể hay gặp sau tiêm vắc xin. Ba mẹ KHÔNG đắp lòng trắng trứng gà, khoai tây, miếng dán hạ sốt hoặc bất cứ thứ gì trực tiếp lên vị trí tiêm Nếu trẻ có các dấu hiệu bất thường sau tiêm chủng như: sốt cao, co giật, khóc thét, quấy khóc kéo dài, li bì, bỏ bú, khó thở, tím tái… đưa ngay trẻ tới bệnh viện hoặc cơ sở y tế để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Xử lý thế nào khi trẻ bị sốt sau tiêm chủng vắc xin?

- Phản ứng sốt do tiêm chủng vắc xin thường xảy ra trong 24 giờ sau tiêm. - Ba mẹ cho trẻ mặc quần áo thoáng, rộng, lau khăn ấm vùng trán, cổ, nách, bẹn cho trẻ - Cho trẻ bú nhiều, uống nhiều nước,... - Nếu trẻ Sốt ≥ 38,5 độ C Ba mẹ cần cho trẻ uống hạ sốt theo hướng dẫn của cán bộ y tế. Ba mẹ có thể dùng hạ sốt có thành phần Paracetamol + Liều: 10-15mg/kg cân nặng của trẻ + Chống chỉ định: Mẫn cảm với thuốc và suy tế bào gan. Người thiếu máu nhiều lần, có bệnh tim, phổi, thận hoặc gan. Người thiếu hụt men G6PD + Uống cách nhau 4-6 lần, không quá 6 lần/ngày

Ba mẹ cần làm gì khi đưa trẻ đi tiêm chủng

Khi đưa trẻ đi tiêm chủng cần mang theo phiếu/sổ tiêm chủng cá nhân. Các kết quả khám bệnh, khám dinh dưỡng... (trong trường hợp trẻ có bệnh lý đã đi khám). Nên cho trẻ mặc quần áo rộng, dễ bộc lộ vị trí tiêm. Ba mẹ cần chủ động thông báo cho cán bộ y tế về tình trạng sức khỏe của trẻ như đang ốm, sốt, tiền sử dị ứng hay phản ứng mạnh với những lần tiêm chủng trước như sốt cao, quấy khóc kéo dài, sưng đau lan rộng tại vị trí tiêm hoăc có bất thường gì khác.

Liệu có thể trì hoãn tiêm vắc xin?

Việc cho trẻ tiêm chủng đầy đủ theo lịch tiêm chủng là khuyến cáo tối ưu của Bộ Y tế. Vì lý do nào đó Ba mẹ vẫn có thể trì hoãn lịch tiêm chủng cho trẻ, tuy nhiên ba mẹ cần cho trẻ tiêm càng sớm càng tốt sau lịch hẹn

Khi nào con không nên đi tiêm?

Khi sức khỏe của trẻ không đảm bảo hoặc đang gặp các vấn đề sức khỏe như cảm lạnh, sốt, chàm, phát ban, vàng da…. Ba mẹ nên trì hoãn tiêm chủng cho con.

HPV nên tiêm trước khi mang thai bao lâu?

Vắc xin ngừa HPV là vắc xin bất hoạt vì vậy sẽ không cần khoảng cách để bạn có thể mang thai sau khi tiêm vắc xin này. Nhưng để vắc xin đạt hiệu quả tối đa, cơ thể đã sinh đủ miễn dịch để phòng ngừa HPV, bạn nên hoàn thiện phác đồ tiêm ngừa HPV trước khi mang thai ít nhất 1 tháng.

Sởi quai bị rubella tiêm nhắc lại sau bao lâu?

Theo lịch tiêm chủng quốc gia, khi trẻ được 9 tháng tuổi sẽ tiêm mũi sởi đơn và sau 6 tháng (lúc 15 tháng tuổi) sẽ tiêm mũi vắc-xin sởi - quai bị - rubella, 4 năm sau nhắc lại mũi vắc-xin sởi - quai bị - rubella.

Trong thời gian mang thai cần tiêm phòng những gì?

Tiêm phòng cho bà bầu: 6 vaccine cần thiết!.

Vaccine phòng cúm..

Vaccine phòng phế cầu..

Vắc-xin 3 trong 1 kết hợp sởi - quai bị - Rubella..

Vaccine viêm gan B..

Vaccine phòng thủy đậu..

Vaccine phòng bạch hầu, ho gà, uốn ván..

Trước khi mang thai cần tiêm ngừa những gì?

Trước khi mang thai cần tiêm phòng những vắc xin gì?.

Vắc xin cúm. Cúm là bệnh thường gặp và dễ khỏi đối với người bình thường nếu điều trị đúng cách. ... .

Vắc xin Ho gà – Bạch hầu – Uốn ván. ... .

Vắc xin phòng phế cầu khuẩn. ... .

Vắc xin phòng Sởi – quai bị – Rubella. ... .

Thủy đậu. ... .

Viêm não Nhật Bản. ... .

Viêm gan B..

Chủ đề