Trung tâm phân tích và đánh giá môi trường dakla năm 2024

Quan trắc môi trường lao động là quá trình kỹ thuật viên đến tại nhà máy, xí nghiệp, khu vực làm việc để khảo sát hiện trạng sản xuất, thu thập, lấy mẫu, phân tích các chỉ tiêu về môi trường tại khu vực làm việc và đối chiếu các quy chuẩn, tiêu chuẩn quy định hiện hành. Nghị định 44/2016/NĐ-CP, ngày 15/05/2016, quy định về việc thực hiện quan trắc môi trường lao động với một số chỉ tiêu như sau:

✓ Chỉ tiêu vi khí hậu: nhiệt độ, độ ẩm, tốc độ gió và bức xạ nhiệt; ✓ Chỉ tiêu vật lý: chỉ tiêu ánh sáng, tiếng ồn, độ rung và các chỉ tiêu phóng xạ, bức xạ, điện từ... ✓ Chỉ tiêu về yếu tố tiếp xúc nghề nghiệp vi sinh vật, yếu tố nguy cơ gây dị ứng, mẫn cảm, dung môi và các yếu tố gây ung thư. ✓ Chỉ tiêu hóa học: CO, CO2.. ✓ Các thành phần bụi các loại như bụi kim loại, bụi silic… ✓ Các yếu tố hơi khí độc: Thủy ngân, Asen, TNT, Nicotin, Niken, hóa chất trừ sâu,... ✓ Chỉ tiêu tâm sinh lý Ec - gô - nô - my: đánh giá gánh nặng thần kinh tâm lý người lao động, thể lực, tư thế lao động.

Tại sao phải quan trắc môi trường lao động?

Nếu sức khỏe là vốn quí nhất của con người thì sức khỏe người lao động là vốn quí nhất của doanh nghiệp vì chính người lao động sẽ làm ra sản phẩm mang lại lợi nhuận cho doanh nghiệp. Môi trường lao động và sức khỏe người lao động có mối quan hệ mật thiết với nhau, nếu môi trường lao động tốt, quan hệ lao động hài hòa, sức khỏe người lao động được chăm sóc thì tăng năng suất lao động, kích thích sản xuất. Ngược lại, điều kiện lao động không tốt sẽ giảm sức khỏe của người lao động gây ra những chấn thương, bệnh tật… dẫn đến giảm năng suấ lao động. vì vậy, theo qui định: mọi cơ sở lao động phải định kỳ hằng năm phải quan trắc môi trường lao động ít nhất 01 lần, lập và định kỳ bổ sung hồ sơ quản lý vệ sinh lao động, hồ sơ quản lý sức khỏe cho người lao động và bệnh nghề nghiệp. Căn cứ pháp lý việc thực hiện công tác quan trắc môi trường lao động? ✓ Luật an toàn vệ sinh lao động số 84/2015/QH13, ngày 25/6/2015; ✓ Nghị định 44/2016/NĐ-CP, ngày 15/05/2016, quy định về việc thực hiện quan trắc môi trường lao động; ✓ Nghị định 140/2018/NĐ-CP, ngày 08/10/2018, sửa đổi, bổ sung các Nghị định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh và các thủ tục hành chính thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ luật Lao động – Thương binh Xã hội; ✓ Nghị định 39/2016/NĐ-CP, ngày 15/05/2016, quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật an toàn, vệ sinh lao động; ✓ Nghị định 28/2020/NĐ-CP, quy định việc xử phạt vi phạm hành chính về an toàn lao động; ✓ Thông tư 19/2016/TT-BYT, quy định chi tiết việc thực hiện công tác quan trắc môi trường lao động và báo cáo định kỳ hàng năm công tác quan trắc môi trường với sở y tế địa phương.

Lợi ích khi quan trắc môi trường lao động?

✓ Quản lý môi trường làm việc của người lao động. ✓ Kịp thời phát hiện những yếu tố độc hại để cải thiện điều kiện làm việc và trang bị phương tiện bảo hộ cá nhân phù hợp. ✓ Đảm bảo an toàn và chăm sóc sức khỏe người lao động ✓ Tuân thủ qui định của pháp luật ✓ Tạo niềm tin từ phía khách hàng và người lao động đối với doanh nghiệp

Năng lực quan trắc môi trường lao động

Ngày 14 tháng 11 năm 2017, Cục Quản lý Môi trường y tế - Bộ Y tế quyết định công bố Viện vệ sinh Dịch tễ đủ năng lực quan trắc môi trường lao động.

Trung tâm phân tích và đánh giá môi trường dakla năm 2024

Viện Vệ sinh Dịch tễ Tây Nguyên rất hy vọng hỗ trợ, tư vấn cho quý khách hàng có thêm thông tin để có kế hoạch thực hiện hoạt động đo đạc quan trắc môi trường lao động thường niên cho Doanh nghiệp. Mọi vấn đề tư vấn, thắc mắc xin liên hệ trực tiếp bộ phận tiếp nhận để được hướng dẫn miễn phí.

Trung tâm Quan trắc Tài nguyên và Môi trường là đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Đắk Lắk, được thành lập theo Quyết định số 802/QĐ-UBND, ngày 7/4/2009 của UBND tỉnh Đắk Lắk sau được đổi tên tại Quyết định số 2860/QĐ-UBND ngày 13/10/2017.

Trung tâm được thành lập và đi vào hoạt động nhằm đáp ứng nhiệm vụ quan trắc và phân tích chất lượng môi trường phục vụ cho công tác quản lý, bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk, các tỉnh lân cận và khu vực Tây Nguyên.

Nỗ lực bảo vệ môi trường

Với chức năng nhiệm vụ chính của Trung tâm là tổ chức thực hiện thường xuyên về quan trắc, phân tích các thành phần môi trường theo nhiệm vụ được giao; theo dõi diễn biến tài nguyên và môi trường hàng năm theo mạng lưới quan trắc của tỉnh; Quan trắc theo yêu cầu của Sở Tài nguyên và Môi trường và phối hợp với các cơ quan khác trong công tác thanh tra, kiểm tra xử lý ô nhiễm môi trường; Thực hiện quan trắc và phân tích các chỉ tiêu hóa, lý, vi sinh, kim loại nặng, hóa chất bảo vệ thực vật… trong các loại mẫu môi trường; quan trắc và phân tích các thành phần môi trường để phục vụ công tác thu phí bảo vệ môi trường; lấy mẫu, phân tích để xác định chất thải nguy hại…

Trung tâm phân tích và đánh giá môi trường dakla năm 2024

Trung tâm Quan trắc Tài nguyên và Môi trường tỉnh Đắk Lắk nỗ lực xây dựng môi trường để phát triển Kinh tế - Xã hội

Về cơ sở vật chất, Trung tâm được Bộ Tài nguyên & Môi trường đầu tư trang thiết bị, kỹ thuật chuyên sâu trong lĩnh vực quan trắc và phân tích tài nguyên và môi trường thuộc dự án “Trạm vùng tác động Tây Nguyên”. Trung tâm hiện có phòng thí nghiệm được Bộ Khoa học và Công nghệ cấp chứng chỉ công nhận phòng thí nghiệm phù hợp theo TCVN ISO/IEC 17025; Được Bộ Tài nguyên và Môi trường chứng nhận đủ điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường, là đơn vị đầu tiên tại Tây Nguyên đáp ứng hai tiêu chí trong lĩnh vực quan trắc và phân tích môi trường. Đặc biệt, Trung tâm đã và đang là đơn vị duy nhất tại khu vực Tây Nguyên có phòng thí nghiệm đạt VILAS môi trường mã số 667 và hai trạm quan trắc tự động di động phục vụ đánh giá nhanh chất lượng môi trường để phục vụ cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường các cấp trên địa bàn vùng Tây Nguyên.

Trung tâm phân tích và đánh giá môi trường dakla năm 2024
Trung tâm đã và đang là đơn vị duy nhất tại khu vực Tây nguyên có phòng thí nghiệm đạt VILAS môi trường mã số 667 và hai trạm quan trắc tự động di động phục vụ đánh giá nhanh chất lượng môi trường

Với vai trò, trách nhiệm của mình, Trung tâm đã Chủ trì, phối hợp với các Sở, Ban, Ngành, các cơ quan Trung ương; Phòng Tài nguyên và Môi trường 15 huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh thu thập tổng hợp thông tin số liệu, xây dựng hoàn chỉnh Báo cáo Quan trắc chất lượng môi trường, hiện trạng môi trường tỉnh Đắk Lắk hàng năm và từng giai đoạn cụ thể. Báo cáo được thực hiện trên cơ sở quan trắc chất lượng môi trường tại 178 điểm quan trắc với tần suất 3 lần/năm bao gồm: 91 điểm quan trắc chất lượng môi trường nước; 53 điểm quan trắc chất lượng môi trường không khí; 22 điểm quan trắc chất lượng môi trường đất; 6 điểm quan trắc môi trường sinh thái trên sông Sêrêpôk; 6 điểm quan trắc dư lượng thuốc bảo vệ thực vật.

Ông Nguyễn Viết Hải - Phó Giám đốc phụ trách, điều hành Trung tâm Quan trắc Tài nguyên và Môi trường tỉnh Đắk Lắk cho biết: Trung tâm đã làm tốt đầu mối tại địa phương về công tác trọng tài trong xử lý khiếu kiện về môi trường. Mỗi năm Trung tâm thực hiện hơn 120 lần đo đạc, lấy mẫu đánh giá chất lượng môi trường, hỗ trợ tích cực cho Thanh tra Sở, Chị cục Bảo vệ môi trường, Lực lượng Cảnh sát môi trường, Công an tỉnh về việc phát hiện và xử lý các cơ sở gây ô nhiễm môi trường.

Ngoài nhiệm vụ chuyên môn được giao, Trung tâm đã và đang từng bước triển khai các hoạt động dịch vụ như: Thiết kế, thi công, xây dựng, lắp đặt hệ thống xử lý nước thải; Tư vấn lập báo cáo đánh giá tác động môi trường; Cam kết bảo vệ môi trường; Đề án bảo vệ môi trường chi tiết, Đề án bảo vệ môi trường đơn giản; Báo cáo giám sát về môi trường; Lập hồ sơ đăng ký chủ nguồn thải chất thải nguy hại; Báo cáo xả nước thải vào nguồn nước; Báo báo khai thác nước mặt, Báo cáo khai thác nước gầm.... Mỗi năm trung tâm đã thực hiện trên 50 hạng mục công trình dịch vụ.

Trong những năm qua, Trung tâm đã và đang phát huy vai trò trong hoạt động quan trắc và phân tích môi trường gắn với công tác bảo vệ môi trường.

Với kết quả đạt được, tập thể cá nhân Trung tâm đã được Bộ Tài nguyên và Môi trường, UBND tỉnh, Sở Tài nguyên và Môi trường, Liên đoàn Lao động tỉnh Đắk Lắk tặng nhiều bằng khen, giấy khen.

Có kết quả quan trắc không phải “bùa hộ mệnh” vĩnh viễn

Ông Nguyễn Viết Hải - Phó Giám đốc phụ trách, điều hành Trung tâm Quan trắc Tài nguyên và Môi trường tỉnh Đắk Lắk cho biết thêm: Để tạo dựng đơn vị có chuyên môn thực thụ và có đủ thực quyền để thực hiện đúng, đầy đủ chức năng, nhiệm vụ Nhà nước giao đồng thời tham gia cung cấp dịch vụ công về môi trường, khoáng sản, tài nguyên nước cho các tổ chức, doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh có nhu cầu hoàn thiện các thủ tục hành chính và chuyển giao công nghệ xử lý chất thải nhằm tham gia sản xuất kinh doanh, phát triển kinh tế - xã hội đúng quy định của pháp luật.

Từ đó, kết quả quan trắc và phân tích môi trường của Trung luân được các cơ quan quản lý nhà nước làm căn cứ để xử lý và yêu cầu các tổ chức, doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh thực hiện đúng. Nếu kết quả phân tích đạt chuẩn thì phải duy trì và phát huy, trong trường hợp kết quả phân tích vượt ngưỡng cho phép thì yêu cầu phải khắc phục để thực hiện cho tốt đảm bảo các chỉ tiêu trước khi xả chất thải, nước thải ra môi trường.

Song trên thực tế đã có nhiều trường hợp tổ chức, doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh xem kết quả quan trắc như “bùa hộ mệnh” trong quá trình hoạt động là hiểu chưa hết ý nghĩa của hoạt động quan trắc và phân tích môi trường.

Ông Nguyễn Viết Hải nhấn mạnh: Khi Trung tâm thực hiện dịch vụ quan trắc và phân tích môi trường cho tổ chức, doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh thì chỉ mang tính thời điểm. Nghĩa là các chỉ tiêu lý, hóa, kim loại nặng, chất lượng nguồn thải, nguồn nước khi xả thải…. tại thời điểm quan trắc đạt tiêu chuẩn thì tổ chức, doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh phải duy trì hoạt động đúng công suất và vận hành các công trình xử lý chất thải, nước thải đúng quy định mới đảm bảo hoạt động thông suốt. Trong trường hợp có đơn khiếu nại, kiến nghị, phản ảnh về việc tổ chức, doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh gây ô nhiễm môi trường thì phải quan trắc, lấy mẫu phân tích tại thời điểm có đơn thì kết quả mới chính xác. Do đó, tổ chức, doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh không thể lấy kết quả quan trắc lần trước để chứng minh cho mình không gây ô nhiễm cho kỳ quan trắc tiếp theo, hay khi có đơn kiến nghị, phản ảnh, khiếu nại, tố cáo…

Cũng chính vì thế, Luật Bảo vệ môi trường quy định tổ chức, doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh phải thực hiện quan trắc và phân tích môi trường định kỳ 2 lần/năm về các chỉ tiêu lý, hóa, kim loại nặng, chất lượng nguồn thải, nước thải trước khi xả thải vào môi trường…. Đây là hoạt động giám sát về bảo vệ môi trường mà pháp luật yêu cầu chủ doanh nghiệp, tổ chức, cơ sở sản xuất, kinh doanh phải tự thực hiện.

Mới đây Bộ Tài nguyên và Môi trường đã yêu cầu những doanh nghiệp, nhà máy có nguồn xả thải lớn phải đầu tư xây dựng trạm quan trắc tự động tại các điểm xả thải có kết nối 24/24 với hệ thống quan trắc quốc gia nhằm tăng cường công tác giám sát về việc xử lý chất thải, nước thải của doanh nghiệp trước khi thải ra môi trường. Tại tỉnh Đắk Lắk có 13 doanh nghiệp, nhà máy phải lắp đặt trạm quan trắc tự động theo quy định.

Những nỗ lực trong hoạt động nghiệp vụ của Trung tâm Quan trắc và Phân tích môi trường đã góp phần quan trọng thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Đắk Lắk.