Trong top 5 quốc gia đón nhiều khách du lịch nhất Đông Nam á năm 2022 Việt Nam xếp vị trí thứ mấy

.

Cập nhật lúc: 21:15, 06/03/2020 (GMT+7)

Theo số liệu báo cáo của các nước tại Diễn đàn Du lịch ASEAN ATF 2020, năm 2019, du lịch Việt Nam đón trên 18 triệu lượt khách quốc tế, vượt qua Indonesia (khoảng 16 triệu lượt), vươn lên vị trí thứ 4 khu vực Đông Nam Á, sau Thái Lan, Malaysia và Singapore.

Vịnh Hạ Long - điểm đến hấp dẫn của du lịch Việt Nam

Mức tăng trưởng khách quốc tế đến Việt Nam (tăng 16,2%) cao hơn đáng kể so với các nước trong khu vực: Thái Lan (tăng 3,9%), Indonesia (tăng 7%), Singapore (tăng 1,9%), Malaysia (tăng 3,7%).

Theo Tổng cục Du lịch, đạt được kết quả trên là sự tổng hòa của nhiều điều kiện. Sản phẩm du lịch ngày càng đa dạng, phong phú với nhiều loại hình phù hợp với nhiều đối tượng khách khác nhau như: du lịch biển đảo nghỉ dưỡng, sinh thái cộng đồng, mạo hiểm, đô thị, MICE (du lịch kết hợp hội nghị)…

Sự đa dạng hóa dịch vụ không những đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách du lịch, mà còn thu hút được nhiều đối tượng tham gia cung ứng các loại sản phẩm, giải quyết được nhiều việc làm, tăng lợi ích kinh tế cho các nhà đầu tư, các địa phương và đất nước.

Hạ tầng cơ sở du lịch ngày càng phát triển theo hướng hiện đại, đặc biệt là cơ sở lưu trú và khu vui chơi giải trí cao cấp với sự đầu tư của các tập đoàn lớn… Năm 2019, có 482 cơ sở lưu trú 4-5 sao với gần 90 ngàn buồng, tăng 12,6% về số cơ sở và 12,2% về số buồng so với năm 2018. Đặc biệt, tại một số địa phương trọng điểm về du lịch như: Nha Trang (Khánh Hòa), Phú Quốc (Kiên Giang), Hạ Long (Quảng Ninh)... có nhiều hệ thống nghỉ dưỡng cao cấp kết hợp với tổ hợp vui chơi giải trí đáp ứng nhu cầu đa dạng của du khách, qua đó góp phần kéo dài thời gian lưu trú và tăng chi tiêu của khách.

Công tác quảng bá xúc tiến du lịch cũng luôn được ngành chú trọng với các hoạt động giới thiệu du lịch Việt Nam tại các thị trường trọng điểm và tiềm năng, tham gia các hội chợ quốc tế lớn, đón các đoàn famtrip, presstrip và các blogger nổi tiếng đến khám phá du lịch Việt Nam, đặc biệt ngành cũng đã chú ý hình thức quảng bá xúc tiến du lịch thông qua mạng xã hội như YouTube, Facebook...

Năm 2019 cũng là năm đánh dấu nhiều thành tựu của du lịch Việt Nam thể hiện qua hàng loạt giải thưởng thế giới và khu vực. Cụ thể, du lịch Việt Nam được vinh danh là Điểm đến di sản hàng đầu thế giới 2019 do World Travel Awards trao tặng và Điểm đến Golf tốt nhất thế giới 2019 do World Golf Awards trao tặng.

Cùng với đó là các giải thưởng tầm khu vực, bao gồm: Điểm đến hàng đầu châu Á 2 năm liền 2018-2019, Điểm đến văn hóa hàng đầu châu Á 2019, Điểm đến ẩm thực hàng đầu châu Á 2019. Ngoài ra, rất nhiều các giải thưởng quốc tế danh giá cũng đã được trao cho các hãng hàng không, doanh nghiệp lữ hành, khách sạn, resort, các công trình, điểm du lịch của Việt Nam.

Kết nối đường hàng không cũng là điểm nổi bật trong phát triển du lịch năm vừa qua. Năm 2019, gần 80% khách quốc tế đến Việt Nam bằng đường hàng không, cao hơn đáng kể so với mức bình quân của thế giới là 58% (số liệu năm 2018, theo UNWTO). Theo Báo cáo năng lực cạnh tranh du lịch toàn cầu 2019 của Diễn đàn kinh tế thế giới (WEF), nhóm chỉ số về hạ tầng hàng không của Việt Nam tăng từ 61/141 năm 2017 lên 50/140 năm 2019, chủ yếu do sự gia tăng các hãng hàng không, số km vận chuyển khách và tần suất các chuyến bay.

Theo Chinhphu.vn

Theo hội đồng du lịch và lữ hành thế giới , từ năm 1994 du lịch quốc tế trên toàn thế giới đã chiếm 6% GNP, tức là có doanh thu gần 4000 tỷ đô la, vượt trên công nghiệp ô tô, thép, điện tử và nông nghiệp.

Vai trò của ngành du lịch

Xu hướng mang tính quy luật của cơ cấu kinh tế thế giới chỉ ra rằng tỉ trọng nông nghiệp từ chiếm vị thế quan trọng đã dần nhường cho công nghiệp và cuối cùng vai trò của kinh tế dịch vụ sẽ chiếm vai trò chủ chốt. Hiện nay ở các nước có thu nhập thấp, các nước Nam Á, châu Phi nông nghiệp vẫn còn chiếm trên 30% GNP, công nghiệp khoảng 35%. Trong khi đó các nước có thu nhập cao như Hoa Kỳ, Nhật Bản, Đức, Italia…trên 70% GNP do nhóm ngành dịch vụ đem lại, nông nghiệp chỉ đóng khoản 3-5% tổng sản phẩm quốc dân.

Và du lịch là một trong những lĩnh vực chiếm vai trò chủ đạo trong các ngành dịch vụ. Theo Hội đồng Du lịch và lữ hành thế giới, từ năm 1994 du lịch quốc tế trên toàn thế giới đã chiếm 6% GNP, tức là có doanh thu gần 4000 tỷ đô la, vượt trên công nghiệp ô tô, thép, điện tử và nông nghiệp… Du lịch thu hút trên 200 triệu lao động và chiếm hơn 12% lao động trên toàn thế giới.

Có thể nói, kinh tế du lịch đã và đang chiếm vị trí quan trọng trong chiến lược phát triển của mỗi quốc gia. Đặc biệt đối với Việt Nam, lợi ích ngành kinh tế du lịch mang lại là rất lớn. Không chỉ dưới góc độ đóng góp vào GDP, giải quyết việc làm, xóa đói giảm nghèo, mà nó còn là phương thức để kết nối – giao lưu văn hóa, học hỏi kinh nghiệm và ứng dụng khoa học công nghệ tiên tiến, quảng bá hình ảnh đất nước, con người Việt Nam.

Tổng quan ngành du lịch ở các nước ASEAN

Năm 1995-2000:

Ngành du lịch tại các nước ASEAN nhìn chung đã có sự phát triển từ lâu với chủ đạo là các quốc gia: Thailand, Malaysia, Singapore và Indonesia. Tính tới năm 1995, tổng số lượng khách du lịch tới 4 nước này đạt xấp xỉ 25 triệu lượt người, chiếm gần 5% tổng số lượng khách du lịch trên toàn thế giới.

Từ năm 1995 cho đến năm 1997, do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính châu Á năm 1997, ngành du lịch của các nước ASEAN đã bị sụt giảm và chững lại, chỉ trừ Thailand. Mặc cho ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng, số lượng khách du lịch tới Thailand trong thời gian này vẫn tăng đều qua từng năm (năm 1995 đạt hơn 7 triệu lượt khách , năm 2000 đạt hơn 10 triệu lượt khách).

Về phần Malaysia, cuộc khủng hoàng kinh tế có ảnh hưởng nghiêm trọng tới quốc gia này, khiến cho ngành du lịch liên tục sụt giảm trong 3 năm liên tiếp. Từ vị trí số một trong bảng xếp hạng năm 1995 với 7,2 triệu lượt khách du lịch; tới năm 1997, Malaysia tụt xuống vị trí thứ 2 với 5,6 triệu lượt khách du lịch.

Từ năm 1998 đến năm 2000, ngành du lịch của các nước ASEAN bắt đầu hồi phục và tăng trưởng trở lại. Singapore, Indonesia đã khôi phục lại số lượng khách dụ lịch của những năm 1995. Với chính sách đẩy mạnh phát triển du lịch, Malaysia trở lại vị trí đứng đầu một cách mạnh mẽ với 12,6 triệu lượt khách du lịch trong năm 2000, cách biệt với vị trí thứ hai là Thailand (hơn 10 triệu lượt khách du lịch).

Năm 2000-2019:

Nhìn chung, từ năm 2000-2019, lượng khách du lịch ở các nước ASEAN tăng đột biến. Thái Lan tăng 4,2 lần; Malaysia và Singapore tăng 2,5 lần.

Theo báo cáo của Tổ chức Du lịch thế giới, trong năm 2019, phần lớn các điểm đến ở Đông Nam Á đều duy trì tốc độ tăng trưởng mạnh mẽ. Hai thị trường Indonesia và Campuchia đạt tăng trưởng khách quốc tế đến ở mức hai con số nhờ nhu cầu tăng mạnh của thị trường khách Trung Quốc và Ấn Độ. Bên cạnh đó, Thailand, Philippines và Singapore cũng đạt được những kết quả khả quan.

Thailand tiếp tục khẳng định vị trí của mình trên bản đồ du lịch thế giới khi tiếp tục duy trì tăng trưởng ổn định thêm khoảng 2,7 – 2,9 triệu lượt khách/năm trong vòng 4 năm vừa qua (2016, 2017, 2018, 2019). Malaysia ở vị trí thứ hai, nhưng đã có dấu hiệu chững lại, không ghi nhận sự tăng trưởng trong 3 năm gần đây.

Nếu như khách quốc tế đến Thái Lan khá đa dạng, từ các thị trường như Trung Quốc, Nhật Bản, Mỹ, Nga, Anh, Pháp, Đức, thì đối với Malaysia lại chủ yếu đón khách du lịch đến từ các nước trong khu vực. Cụ thể, lượng khách quốc tế đến với Malaysia tập trung ở các thị trường như Singapore, Indonesia, Thái Lan. Lượng khách này chiếm tới 61% tổng lượng khách quốc tế đến với Malaysia trong năm 2018. Indonesia và Singapore dẫn đầu về thị trường khách đến từ Úc so với các nước trong khu vực.

Khu vực Đông Nam Á ghi nhận tốc độ tăng trưởng 4,6% so với cùng kỳ năm ngoái, tăng thêm hơn 3 triệu lượt khách trong 6 tháng đầu năm 2019.

Tổng quan ngành du lịch Việt Nam

Do chịu ảnh hưởng của chiến tranh và cấm vận thương mại, ngành du lịch của Việt Nam trước những năm 2000 có thể nói là không có nhiều cơ hội phát triển. Tuy nhiên. trong giai đoạn 2000 – 2019, nhờ những quyết sách đúng đắn của chính phủ và tiềm lực vốn có, ngành du lịch Việt Nam đã phát triển một cách thần kỳ. Là 1 trong 10 nước tăng trưởng du lịch nhanh nhất thế giới, lượng khách du lịch đến Việt Nam năm 2019 tăng hơn 8 lần so với lượng khách du lịch năm 2000.

Chỉ tính riêng 9 tháng đầu năm 2019, khách quốc tế đến Việt Nam đã đạt 12,9 triệu lượt người, tăng 10,8% so với cùng kỳ năm trước, tăng cao hơn nhiều mức tăng chung của khu vực và thế giới. Ngành du lịch Việt Nam hiện đang dẫn đầu trong khu vực ASEAN về số lượng khách du lịch đến từ các thị trường như Hàn Quốc, Đài Loan. Từ trước tới nay, Việt Nam luôn xếp sau Thái Lan, Malaysia, Singapore, Indonesia và chỉ đứng ở vị trí thứ 5 của Đông Nam Á. Tuy nhiên khoảng cách này đang được thu hẹp qua từng năm.

Trong năm 2019, Việt Nam vượt qua Indonesia vươn lên vị trí thứ 4 trong bảng xếp hạng. Chúng ta đã thành công trong việc tận dụng giao lưu du lịch trong khu vực và trên toàn cầu để chiếm lĩnh thị phần từ các đối thủ cạnh tranh ở Đông Nam Á, đạt tăng trưởng kỷ lục cả về lượt khách quốc tế và trong nước trong gần 20 năm qua và cũng đứng thứ 4 khu vực về tốc độ tăng trưởng sau Myanmar, Phillippines và Campuchia.

Theo báo cáo thường niên du lịch Việt Nam công bố năm 2019, tính đến hết năm 2018, Việt Nam đón 15,5 triệu lượt khách quốc tế, gần đuổi kịp Indonesia (15,8 triệu lượt) và Singapore (18,5 triệu lượt). Mặc dù chưa vượt thể qua được Malaysia (25,8 triệu lượt) nhưng 3 năm trở lại đây, ngành Du lịch nước này đang có dấu hiệu chững lại. Ngành Du lịch Việt Nam có thể tin vào việc với tốc tăng trưởng nhanh về lượng khách quốc tế. Việt Nam sẽ vượt qua Indonesia, sau đó là đuổi kịp Singapore và ngang bằng Malaysia trong vài năm tới, đứng vững chắc ở vị trí thứ 3 Đông Nam Á.

HỌC MBA ANDREWS DANH GIÁ – BỨT PHÁ TƯƠNG LAI

Nhận ngay iPhone 14 Pro Max 128Gb. Ưu đãi dành cho 15 ứng viên đầu tiên, đăng ký tuyển sinh và nhập học từ 15/09 đến 31/12/2022.

*ĐĂNG KÝ TẠI ĐÂY.

Video liên quan

Chủ đề