Trò chơi đo độ dài một vật bằng một đơn vị đo

                                CHỦ ĐỀ: NƯỚC VÀ HIỆN TƯỢN TỰ NHIÊN

          ĐỀ TÀI: ĐO ĐỘ DÀI CÁC VẬT BẰNG MỘT ĐƠN VỊ ĐO

     I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU:

1. Thái độ:

- Giáo dục trẻ ý thức tổ chức kỹ luật trong học tập.

- Trẻ hứng thú tham gia vào hoạt động.

- Học và chơi tốt trò chơi.

2. Kỹ năng:

- Rèn cho trẻ kĩ năng thao tác đo, đếm. Kỹ năng đo từ trái sang phải, đặt thước đo trùng khít mép trái vật cần đo, dùng bút chì và vạch một đường vào cuối thước đo về bên phải, nhấc thước đo lên và đặt trùng khít thước đo lên đường vừa vạch và dùng bút vạch tiếp vào cuối cùng của thước đo, cứ tiếp tục như thế cho đến hết chiều dài của vật cần đo. Đếm kết quả vừa đo được và đặt số tương ứng.

- Rèn trẻ kĩ năng so sánh, ghi nhớ.

3. Kiến thức:

- Trẻ biết mục đích của phép đo là để đo kích thước của một vật.

- Trẻ biết thước đo để đo chiều dài của các đối tượng có kích thước khác nhau và nói kết quả đo. Trẻ biết khi đo các đối tượng có chiều dài khác nhau bằng cùng 1 thước đo thì được kết quả đo khác nhau (Vật dài hơn thì đo được nhiều lần hơn và vật ngắn hơn thì đo ít lần hơn).

II. CHUẨN BỊ

1. Đồ dùng của cô:

- Thước đo dài 5 cm, rộng 3cm

- Băng xốp màu xanh dài 25 cm, băng xốp màu vàng 20 cm, băng xốp màu đỏ dài 15 cm.

- Các đoạn đường có chiều dài khác nhau

- Thẻ số từ 1 đến 8; Bút chì, bút dạ, nhạc trò chơi

- Băng giấy màu, con mương nước, các đoạn đường, các đám mây, sóng biển…

- 6 tranh trò chơi nhà, con đường, suối.

- Nhạc trò chơi, nhạc nền.

3. Đồ  của trẻ:

- Mỗi nhóm trẻ 1 rổ có các băng xốp màu xanh dài 25 cm, băng xốp màu vàng 20 cm, băng xốp màu đỏ dài 15 cm, các thẻ số từ 1-8.

- Thước đo dài 5 cm, rộng 3cm. Bút chì

III. TIẾN HÀNH:

HĐ1:  Trò chơi: Trời mưa, trò chuyện về chủ đề HTTN

       * Dạy trẻ đo độ dài các vật bằng một đơn vị đo

- Cho trẻ lấy rá đồ dùng của mình về các nhóm, trẻ gọi tên các đồ dùng trong rá.

- Cô cho trẻ thực hiện đo 3 băng xốp theo cách hiểu của trẻ và chọn số tương ứng.

- Hỏi kỹ năng trẻ thực hiện: Muốn đo được băng xốp con sẽ đo như thế nào? Gọi 3-4 trẻ trả lời. Hỏi kết quả trẻ đo được.

- Cô nhắc lại kỹ năng đo: đặt thước đo lên băng xốp, đặt thước đo trùng khít mép trái băng xốp, tay trái giữ thước, tay phải cầm bút vạch một đường từ trên xuống  vào cuối thước đo về bên phải, nhấc thước đo lên và đặt trùng khít thước đo lên đường vừa vạch, dùng bút vạch tiếp vào cuối cùng của thước đo, cứ tiếp tục như thế cho đến hết chiều dài của băng xốp. Đếm kết quả vừa đo được và đặt số tương ứng)

- Cho trẻ thực hiện theo yêu cầu của cô: Đo băng xốp màu xanh, vàng, đỏ

Cô bao quát kiểm tra kết quả trẻ thực hiện: hỏi trẻ kỹ năng đo và kết quả đo được.

- Khi đo xong 3 băng xốp con có nhận xét gì?

-  Băng xốp màu xanh dài bằng mấy lần thước đo?

-  Băng xốp màu vàng dài bằng mấy lần thước đo?

-  Băng xốp màu đỏ dài bằng mấy lần thước đo?

-  Băng xốp nào đo được nhiều thước đo nhất? Vì sao?

-  Băng xốp nào đo được ít thước đo nhất? Vì sao?

- Khi đo 3 băng xốp cùng 1 thước đo, vì sao cho ta kết quả đo khác nhau? Gọi 4-5 trẻ trả lời.

 * Khái quát: Cùng 1 thước đo, khi đo các vật có độ dài khác nhau thì cho ta kết quả đo khác nhau. Vật dài hơn thì đo được nhiều thước đo hơn và vật ngắn hơn thì đo được ít thước đo hơn, vật ngắn nhất thì đo được ít thước đo nhất.

HĐ3:

* TC1: Thi đội nào nhanh

-  Cách chơi: Chia trẻ thành 4 đội chơi. Mỗi đội làm nhiệm vụ lên đo chiều dài của 3 con đường từ nhà đến suối bằng một thước đo, mỗi lần 1 bạn lên đo 1 con đường, đếm và gắn số tương ứng, sau đó về vị trí, bạn tiếp theo lên thực hiện. Mỗi đội có 3 bức tranh nên một lần lên chơi 3 bạn.

- Luật chơi:  đội nào đo và đặt được nhiều kết quả đo đúng, đội đó dành chiến thắng.

+ Tổ chức cho trẻ chơi 1 lần. Kiểm tra kết quả, nhận xét thi đua.

 * TC2: Ai thông minh

    Nhóm 1: Đo chiều dài 3 băng giấy màu bằng 1 thước đo

    Nhóm 2: Đo chiều dài 3 con mương bằng 1 thước đo

    Nhóm 3: Đo chiều dài 3 con sóng biển bằng 1 thước đo

    Nhóm 4: Đo chiều dài 3 đám mây bằng 1 thước đo

*HĐ2: Nội dung

* Ôn tập nhận biết kết quả đo

- Có 4 đoạn đường (Số 1, 2, 3, 4)

- " Bây giờ cô muốn đo các đoạn đường này bằng bàn chân. Đo bằng cách đi nối gót tiến lên, vừa đi vừa đếm xem được mấy lần bàn chân !" 
+ Gọi 1 trẻ lên bước thử xem đoạn đường số 1, số 2 này dài bằng mấy bước chân của trẻ ...

Tại sao đoạn đường số 1 lại ít bước chân hơn đoạn đường số 2?
+ Gọi 1 trẻ khác lên đo đoạn đường số 3,4

Tại sao đoạn đường số 4 nhiều bước chân hơn số 3?

"Cô nhận xét: đoạn đường có dài hơn sẽ đi được nhiều bước chân hơn; đoạn đường ngắn hơn thì đi được ít bước chân hơn=> Đây chính là cách đo đạc đơn giản ứng dụng trong thực tế, tại sao các thợ may, thợ xây, kỹ sư…lại có thể đo được chính xác như vậy

* Đo các vật bằng một đơn vị đo

- Hôm nay các cô chú công nhân nhà máy may đã gởi rất nhiều mảnh vải đến nhờ chúng ta đo giúp họ.

- Trước tiên các bạn quan sát cô hướng dẫn cách đo: cô hướng dẫn thao tác chính "Đo chiều dài của băng giấy"

+ Cô lấy một cái thước hình chữ nhật và cầm một bút dạ: "Tay trái cô cầm thước, tay phải cô cầm bút. Cô đặt thước sao cho cạnh dưới của thước sát với mép dưới của băng vải, đầu phía bên trái của thước sát với đầu trái của băng vải. Cô lấy bút kẻ lên băng vải sát mép phải của thước để đánh dấu, rồi nhấc thước ra. Tiếp tục, cô đặt thước sao cho cạnh dưới sát mép dưới của băng vải, đầu phía trái của thước sát với vạch cô vừa kẻ. Cô kẻ lên băng vải sát mép phải của thước, rồi nhấc thước ra ... Và cô cứ tiếp tục làm như vậy cho đến hết chiều dài của băng vải ".

+ Các bạn hãy đếm xem trên băng vải cô đã vạch bao nhiêu đoạn? ( viết số bên cạnh ... )

=> Như vậy mảnh vải cô đo dài bằng 4 lần thước đo.

=>Cô vừa hướng dẫn để do chiều dài của băng vải chúng ta sẽ đo như thế nào?

 Bây giờ cô mời các bạn cùng tham gia phần “Trổ tài của bé”

- Cho mỗi trẻ tự lấy một băng xốp bitis, 1 que tính và một cây bút dạ.- Cô quan sát và hướng dẫn trẻ cách đặt que tính cho chính xác, và vạch bút dạ ngay đúng cạnh một đầu của que tính.+ Đếm số đoạn đã vạch và nói kết quả đo. Chọn thẻ số đánh dấu kết quả đo.

=> Cô nhận xét cách đo của trẻ: Có nhiều bạn rất tài ba đã nắm được cách đo và đo chính xác, tuy nhiên vẫn còn một số bạn còn chậm hơn, các bạn cần cố gắng hơn.

- Bây giờ các bạn đứng sang hai đầu bàn và mỗi bạn đo xem chiều rộng của bàn các bạn đang ngồi học dài bằng mấy lần que tính.

- Cô hỏi từng trẻ kết quả, cho trẻ so sánh kết quả của nhau. =>Hơn 4 thước.

=>Tại sao khi đo chiều rộng của bàn số lần đo lại nhiều hơn băng vải.

=>Chiều rộng của bàn rộng hơn chiều dài của băng vải. Cùng một thước đo khi đo trên các vật có kích thước khác nhau thì kết quả đo cũng khác nhau.

=>Trong thực tế khi đo có thể cho kết quả chẵn 4,5 thước nhưng cũng có thể cho kết quả lẻ; ví dụ hơn 4 hoặc hơn 5.

* Luyện tập

*Trò chơi thi đo nhanh và nói đúng

- Các bạn sẽ chia thành 3 đội thi, một đội là “Chỉ xanh”  “Chỉ đỏ” “Chỉ vàng”

- Các đội sẽ thi đua đo những chiếc giường giúp các bác thợ may ga đệm

- Thời gian được tính bằng 2 lần bài hát “Cháu yêu cô chú công nhân”

- Đội nào đo xong sẽ chọn thẻ số giơ lên đánh dấu kết quả đo của đội mình. Đội nào đo chính xác và nhanh nhất sẽ là đội thắng cuộc.

- Tổ chức cho trẻ chơi.

- Nhận xét kết quả, đội nào nhanh nhất sẽ được tặng cờ. Động viên trẻ và tặng quà cho cả lớp.

- Trẻ thực hành đi nối gót

- Trẻ so sánh và nói kết quả

-  Vì đoạn đường số 1 ngắn hơn số 2

- Trẻ lên đo

- Vì đoạn đường số 4 dài hơn ạ

- Quan sát

- Đếm nói kết quả

- Trẻ nói cách đo

- Thực hành đo

-Trẻ chú ý lắng nghe

Trẻ đếm só vạch và nói kết quả đo

-Trẻ chú ý lắng nghe

-Trẻ đo chiều rộng của bàn

-Trẻ nói kết quả và so sánh

- Trả lời theo ý hiểu

-Trẻ chu ý lắng nghe

Trẻ chia làm 3 đội

Trẻ đo

-Trẻ lắng nghe và chơi trò chơi