Trái vải để được bao lâu

Vải là trái cây mọng nước, vị ngọt sắc, được nhiều người yêu thích. Tuy nhiên, vải lại là sản phẩm có tính mùa vụ, để có vải sử dụng quanh năm, bạn có mua vải khô dùng dần.  Mặc dù đã được khử nước nhưng vải khô cũng cần được bảo quản đúng cách thì mới để được lâu mà không lo bị mốc, hư hỏng.

Với sự tiện dụng, hương vị ngọt ngào đặc trưng, vải thiều sấy khô là loại đặc sản được nhiều người lựa chọn làm đồ ăn vặt, quà biếu người thân, họ hàng. Tuy nhiên, vì chưa có nhiều kiến thức lựa chọn, bảo quản vải khô nên trong quá trình sử dụng, quả vải khô dễ bị mốc, hỏng, phải vứt bỏ.

Vậy vải sấy khô để được bao lâu? bảo quản quả vải khô thế nào hiệu quả? Cùng tìm hiểu mẹo hướng dẫn bảo quản vải khô, vải sấy khô đúng cách trong bài viết dưới đây của camnangsong360.com.

1.  Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình bảo quản vải sấy khô

Cách bảo quản vải sấy khô để được lâu

Trước hết, để có thể bảo quản vải khô để được lâu, chúng ta cần làm rõ các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình bảo quản vải sấy khô. Cụ thể như sau:

* Độ ẩm trong quả vải khô.

Sau khi sấy khô, phần nước trong cùi vải bay hơi làm cùi vải khô, dẻo ngọt và dễ dàng bảo quản trong túi nilong ở điều kiện thường. Tuy nhiên, khi tiếp xúc với không khí ở nhiệt độ thường (độ ẩm trung bình 75%), phần vỏ và cùi vải sẽ rất dễ bị nhiễm ẩm và sinh ra nấm mốc, hư hỏng.

* Chất lượng quả vải khô dùng bảo quản

Chất lượng quả vải sấy ban đầu là yếu tố tác động đến việc bảo quản vải sấy khô có được lâu hay không. Vải sấy khô loại ngon, quả tròn đều có thể bảo quản trong túi nilong từ 6 tháng đến 1 năm. Những quả vải khô loại 2, loại 3, chất lượng quả kém (bị dập, long vải đen hoặc nâu nhạt, có nhiều đốm đen ngoài vỏ) chỉ có thể bảo quản trong thời gian ngắn, trung bình từ 2 – 3 tháng.

Các yếu tố ảnh hưởng đến cách, mẹo bảo quản quả vải khô

2. Cách bảo quản trái vải khô để được lâu

 2.1. Cách chọn mua vải khô

Hiện tại, các loại vải khô đang được bán trên thị trường phổ biến với vải loại 1, vải loại 2, loại 3, vải khô vỡ, dập,… Giá vải sấy khô các loại trên facebook và các sàn thương mại điện tử dao động từ 50.000/kg – 150.00/kg cho từng loại.

Tuy nhiên, vì đã được sấy khô cả vỏ ngoài nên người tiêu dùng rất dễ mua phải vải khô kém chất lượng. Vì thế, nếu mua vải sấy online, từ các đại lý bán vải khô,…, hãy đảm bảo rằng loại vải bạn mua, biếu tặng là loại vải của mùa mới, được sấy khô tự nhiên, quả vải tròn đều hoặc móp nhẹ, cùi vải màu nâu cánh gián, ăn dẻo ngọt, sờ không dính tay.

Trong trường hợp vô tình mua phải loại quả vải mà nhiều quả sâu đầu, bị dập hoặc sấy non tay, chưa đủ độ chín, tốt nhất bạn nên chọn lọc lại những quả ngon, bóc cùi vải khô và bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh để sử dụng dần. Nếu bảo quản trong túi nilong ở điều kiện thường, những loại vải này rất dễ bị xâm nhập bởi vi khuẩn, khiến quả bị mốc, hỏng, không thể sử dụng được.

2.2. Mẹo bảo quản vải sấy khô tại nhà

Sau khi phơi, sấy hoặc được mua, được biếu, tặng vải khô, bạn có thể bảo quản vải phơi khô theo một vài cách dưới đây.

* Bảo quản vải khô nơi khô ráo, thoáng mát

Mỗi túi vải sấy nên được bọc trong 2 lớp túi nilong, hàn hoặc buộc kín để tránh sự tiếp xúc với không khí. Đặt túi vải sấy ở nơi khô ráo, thoáng mát để có điều kiện bảo quản tốt nhất

Vải sấy khô để được bao lâu? Hướng dẫn cách bảo quản vải thiều sấy khô đúng cách

  *  Không để vải khô tiếp xúc với không khí quá lâu

Hãy cân nhắc đến nhu cầu sử dụng vải khô của gia đình mình trong một khoảng thời gian để có thể tìm được giải pháp sử dụng hợp lý.

 Ví dụ: bạn sở hữu 10kg vải khô, trong 1 tháng, gia đình bạn sử dụng hết 1kg. Khi đó, bạn có thể chia 10kg vải thành 10 chiếc túi khác nhau, buộc kín miệng túi bảo quản trong 2 lớp túi nilong nhỏ và cho vào một chiếc túi nilong lớn hơn để bảo quản. 

Bạn chỉ nên lấy 1kg vải khô ra ngoài khi có nhu cầu sử dụng, còn khi không có nhu cầu, bạn nên nhanh chóng buộc chặt túi vải sấy để hạn chế tối đa sự tiếp xúc với không khí ẩm. Thêm nữa, với mỗi túi vải sấy mang ra ngoài sử dụng, bạn cũng nên bảo quản trong các túi zipper hoặc trong các hộp nhỏ để tiện lợi cho việc sử dụng

Nên sử dụng lượng vải khô phù hợp với nhu cầu của mình, buộc kín phần không sử dụng để bảo quản được tốt hơn

* Phơi vải khô định kỳ dưới ánh nắng

Để bảo quản được vải sấy trong thời gian dài, khi mua vải về chúng ta mang phơi vải dưới 2, 3 lần nắng nữa. Trong quá trình phơi, phải chú ý đảo vải cho đều nắng, vỏ vải khô đều. Sau đó đưa vào vào bóng râm phơi trước gió thêm 3, 4 ngày rồi mới cho vào túi nilong buộc chặt.

Khi bảo quản, khoảng 2-3 tháng nên mở túi vải ra kiểm tra xác suất một vài quả xem vải sấy còn đảm bảo chất lượng không hay đã bị mốc, hỏng hoặc mọt đục. Nếu cất trữ nhiều, cứ vài tháng, bạn nên mang vải ra phơi nắng và làm theo đúng như quy trình bảo quản lần đầu, như thế đảm bảo vải sấy có thể để hàng năm vẫn thơm ngon, bổ dưỡng.

Trong trường hợp túi vải sấy của bạn đã bị nhiễm ẩm, vỏ quả bị mốc hoặc mất độ giòn, bạn có thể mang vải ra phơi khô dưới nắng hoặc cho vải vào lò nướng, bật nhiệt độ 100 độ để phục hồi lại chất lượng vỏ và quả. Sau đó, chờ vải nguội rồi cho vải vào túi nilong để bảo quản như trên

* Bảo quản vải phơi khô bằng túi hút chân không

Nếu có máy hút chân không trong nhà, bạn có thể sử dụng nó để việc bảo quản vải khô đạt hiệu quả tốt nhất. Hãy chia nhỏ vải khô thành những túi nhỏ, cho vào máy hút chân không để hút không khí trong túi và hàn kín miệng túi để bảo quản. Những cửa hàng bán hàng thường áp dụng cách bảo quản vải khô này

Trên đây là một vài cách bảo quản vải sấy khô để được lâu mà không bị ẩm mốc mà mình tổng hợp được. Thông qua bài viết này, mình rất hy vọng có thể giúp bạn tìm được giải pháp bảo quản vải phơi khô hiệu quả và biết cách sử dụng vải sấy khô để chế biến những món ăn ngon cho gia đình mình. Xin cảm ơn!

Cách bảo quản Vải thiều tươi lâu màu sắc đẹp.Viện Nghiên cứu Cây ăn quả miền Nam  đã nghiên cứu thành công và khuyến cáo nông dân trồng vải cách xử lý và bảo quản vải thiều tươi mới. Phương pháp này có thể bảo quản quả vải thiều tươi trong thời gian khoảng một tháng mà vẫn giữ được màu sắc, chất lượng. Cách làm như sau:

Cách bảo quản vải thiều tươi lâu


Viện Nghiên cứu cây ăn quả miền Nam đã nghiên cứu thành công một quy trình xử lý và bảo quản vải thiều tươi lâu hơn. Áp dụng phương pháp này đem lại hiệu quả cao cho người trồng và các nhà kinh doanh.

Vải thiều là cây có giá trị dinh dưỡng và kinh tế cao

Nghiên cứu của Viện Nghiên cứu cây ăn quả miền Nam đã được ứng dụng cho một số vùng trồng vải lớn của nước ta. Áp dụng phương pháp này có thể bảo quản vải tươi trong vòng 1 tháng mà vẫn giữ được màu sắc, chất lượng, đem lại hiệu quả kinh tế cao. Để áp dụng phương pháp này có hiệu quả, bà con cần đặc biệt lưu ý đến một số yếu tố sau:

Thu hoạch: Bà con chú ý thu hái vải quả nhẹ nhàng vào những ngày khô ráo, tránh những ngày mưa. Chỉ thu hoạch vải khi vỏ quả đã chín đỏ đều (khoảng 102 - 109 ngày sau khi hoa nở). Buộc vải thành từng chùm khoảng 3 - 5 ki-lô-gam hoặc đựng trong các rổ thưa khoảng 10 ki-lô-gam. Loại bỏ những quả bị nứt vỡ, dập nát, thối, chín không đều và những quả dị hình.

Cách xử lý: Bà con nên chuẩn bị sẵn các vật liệu và một số loại hoá chất gồm có a-xít clohydric (HCl) hoặc NaHSO3, bể nhúng, quạt gió, rổ nhựa... Trước tiên, bà con pha 60 gam NaHSO3 trong 1 lít nước sạch, khuấy đều cho tan hết. Sau đó, nhúng từng bó hoặc cả rổ nhựa vải quả vào dung dịch NaHSO3 trong thời gian 10 phút. Dung dịch NaHSO3 có tác dụng làm cứng vỏ quả, hạn chế mất nước, tiêu diệt và chống vi khuẩn, nấm bệnh xâm nhập gây hại quả. Vớt ra nhúng tiếp vào dung dịch HCl 4% khoảng 2 - 5 phút. Dung dịch HCl có tác dụng hãm màu, giữ cho vỏ quả tươi nguyên, tăng thêm giá trị thương phẩm.

Đóng gói, bảo quản, vận chuyển: Sau khi xử lý, để khô tự nhiên hoặc dùng quạt gió để thổi khô rồi đóng gói trong hộp xốp để vận chuyển đến nơi tiêu thụ bằng xe lạnh hoặc bảo quản trong kho mát có điều kiện nhiệt độ 4 - 5 độ C, độ ẩm không khí 90 - 95%. Cũng có thể dùng túi nhựa polyetylen để đựng vải quả vừa tránh mất nước và giữ được màu sắc vỏ quả được lâu hơn.

Bảo quản theo công nghệ CAS

Mới đây, Tập đoàn ABI (Nhật Bản) cũng đã giới thiệu một công nghệ bảo quản vải thiều ở Bắc Giang, thuộc dự án "Hợp tác xây dựng Trung tâm công nghệ CAS bảo quản nông sản, thực phẩm Việt Nam".

CAS là công nghệ bảo quản đông lạnh mới, tiên tiến, không phá vỡ các màng và thành tế bào, duy trì được các yếu tố quan trọng cấu thành hương vị trong thực phẩm, nhờ đó thực phẩm được bảo quản tốt hơn, giữ độ tươi ngon lâu hơn so với công nghệ đông lạnh truyền thống. Với công nghệ này, quả vải thiều được bảo quản từ 1 đến 3 năm mà vẫn giữ nguyên hương vị và độ tươi ngon. Công nghệ này có thể sử dụng để chế biến mứt vải và các sản phẩm khác từ vải thiều, góp phần nâng cao giá trị, mở rộng thị trường tiêu thụ cho quả vải. Công nghệ CAS thân thiện với môi trường và tiết kiệm năng lượng.

Để làm vải khô, bà con thu hoạch khi quả chín, vỏ mầu nâu sẫm, nên bẻ cả chùm quả, không bẻ đau để năm sau cây không chột, tốt nhất là cắt bằng kéo. Vải buộc thành từng chùm nhỏ treo trong nhà kín, đốt than giữ nhiệt độ khoảng 35 - 40 độ C liên tiếp ngày lẫn đêm, khi nào hạt long ra lắc nghe lọc cọc là được. Nếu không sấy, phơi nắng cũng được. Quả vải khô, vỏ căng đều, không bị óp là đạt tiêu chuẩn xuất khẩu. Vải thiều sấy khô có hương vị đặc trưng, thơm ngọt, rất dễ ăn. Do chứa nhiều vitamin, khoảng chất, dưỡng chất nên vải thiều cũng rất tốt cho sức khỏe và còn có thể ngừa được một số bệnh như ung thư, tim mạch.

Cách bảo quản vải thiều tươi trong khoảng một tháng

Ảnh minh hoạ.

- Thu hoạch: Thu hái vải quả nhẹ nhàng vào những ngày khô ráo, tránh ngày mưa. Thu hoạch vải khi vỏ quả chớm đỏ đều. Buộc vải thành từng chùm khoảng 3-5 kg hoặc đựng trong các rổ nhựa thưa khoảng 10 kg. Loại bỏ những quả nứt, vỡ, giập nát, chín không đều và những quả dị hình.

- Chuẩn bị vật liệu: Bể nhúng, rổ nhựa… Hoá chất gồm có A-xít clohydric (HCL), NaHSO3.

- Xử lý: Nhúng từng bó hoặc cả rổ nhựa vải quả vào dung dịch NaHSO3 trong thời gian 10 phút (pha 60g NaHSO3 trong 1 lít nước sạch, khuấy đều cho tan hết). Dung dịch này có tác dụng làm cứng vỏ quả, hạn chế mất nước, tiêu diệt và chống vi khuẩn, nấm bệnh xâm nhập gây hại quả. Vớt ra nhúng tiếp vào dung dịch HCL 4% khoảng 2-5 phút. Dung dịch HCL có tác dụng giữ cho vỏ quả tươi nguyên, tăng thêm giá trị thương phẩm.

- Đóng gói, bảo quản, vận chuyển: Sau khi xử lý, để khô tự nhiên rồi đóng gói trong hộp xốp, vận chuyển đến nơi tiêu thụ bằng xe lạnh hoặc bảo quản trong kho lạnh có điều kiện nhiệt độ 4-5oc, độ ẩm không khí 90-95%. Có thể dùng túi nhựa polyetylen để đựng vải quả vừa tránh mất nước và giữ được màu sắc vỏ quả được lâu.

Cách ăn Vải thiều không bị nóng

Quả vải thuộc loại thức ăn có tính ôn, ăn nhiều sẽ "sinh hỏa" và dân gian cũng có câu "một quả vải bằng ba ngọn đuốc".

Hiện đang là mùa vải nở rộ, tràn ngập khắp các chợ. Thành phần dinh dưỡng của quả vải rất phong phú, rất nhiều người thích ăn, trong mỗi 100g cơm vải có chứ 0.7g Protein, 0.6g lipit, 13.3g đường, 6mg canxi, 34mg phốt pho, 0.5g sắt, 193mg Kali, 17.8mg Magiê và nhiều loại vitamin, axit hữu cơ khác. Nhưng ăn vải cũng có những điều cấm kỵ và để ăn vải để không bị sinh hỏa, cần lưu ý:


1. Ăn vải khi vẫn còn sương sớm Tức là vào lúc sáng sớm khi còn chưa ráo sương, ăn quả vải được vặt từ trên cây xuống sẽ không bị sinh hỏa. Được biết, vải quả lúc này được hấp thu ánh nắng của cả một ngày rồi lại được ngâm trong không khí mát mẻ của cả một đêm, tính nóng đã được giảm đi rất nhiều, những quả vải đều ở trạng thái tươi ngon ngọt thơm nhất, không những vị rất ngon mà ăn bao nhiêu cũng không sợ bị nóng.

2. Dùng nước muối ngâm

Đem quả vải bóc hết vỏ (chú ý: không bóc lớp màng trắng bọc bên ngoài cơm vải), hòa nước muối 30%, đem quả vải đã được bóc vỏ ngâm vào khoảng 1 tiếng sau rồi đem lớp màng trắng bóc đi là ăn ngay, như vậy có thể giảm được phần lớn tính hỏa trong quả vải. Nếu muốn bảo quản quả vải tươi lâu cũng có thể bóc lớp màng trắng bỏ đi rồi đem cơm quả (để nguyên không bỏ hạt) trực tiếp ngâm vào nước muối loãng, 1 tiếng sau vớt ra cho vào hộp bảo quản đậy kín, sau đó để ngăn đá tủ lạnh, bao giờ muốn ăn thì lấy ra là ăn luôn được.

3. Trước khi ăn vải uống chút nước muối

Trước khi ăn vải có thể uống chút nước muối hoặc trà thảo mộc lạnh, hoặc canh bí đao, chè đậu xanh…. hoặc cũng có thể ăn 20-30g thịt nạc hoặc uống nước canh xương…. như vậy có tác dụng phòng trừ sinh hỏa.

4. Ăn quả vải ở cây phía đông

Vải khi được ánh nắng mặt trời chiếu nhiều thì đặc biệt thích ánh nắng mặt trời phía tây, quả thực là quả vải trên cây được chín từ phía tây chín sang. Những người biết thưởng thức vải thường vặt quả vải ở phía tây ăn bởi vì vải ở hướng này đặc biệt ngọt. Những người sợ sinh hỏa sẽ thường vặt vải ở phía đông để ăn. Bởi vì quả vải "chín nhờ nắng phía tây" bổ nhưng mà nóng, không phải ai cũng có thể chịu được. Nhưng ăn quả vải "chín nhờ nắng phía đông" lại bổ mà không nóng.

5. Ăn cả lớp màng trắng

Khi ăn vải nếu ăn cả lớp màng trắng (là lớp màng mà bóc vỏ ngoài ra chúng ta nhìn thấy bọc bên ngoải cơm vải) sẽ không bị sinh hỏa. Lớp màng trắng đó có hơi chát, khi ăn đến cơm vải ta sẽ cảm thấy cơm vải càng ngọt hơn. Sau khi ăn vải xong nên ăn luôn cả phần trắng trên đầu hạt vải, như vậy cũng có thể phòng tránh được sinh hỏa.

6. Một lúc không nên ăn quá nhiều

Chú ý khi ăn vải một lần không nên ăn quá 10 quả, ăn nhiều sẽ làm gan sinh hỏa, lưỡi họng đau rát, nghiêm trọng hơn còn dẫn đến buồn nôn, chân tay mỏi rã rời, hoa mắt chóng mặt…. Đặc biệt là trẻ nhỏ chỉ nên ăn 3-4 quả 1 lần, ăn nhiều sẽ bị nhiệt. Những người thể chất âm hư, táo, nhiệt càng không nên ăn nhiều, đồng thời những người bị bệnh tiểu đường cũng cần cẩn trọng khi ăn vải.
 

Ăn quả vải thế nào cho đúng cách?

Hà Nội đang rộ lên mùa vải, nhiều người rất thích loại quả này nhưng lại không dám ăn vì sợ nóng. Dân gian có câu "một quả vải bằng ba ngọn đuốc". Làm cách nào để được thưởng thức những trái vải căng tròn, ngọt lịm mà không để "phát hỏa" là điều ai cũng muốn.

Dưới đây là một số gợi ý giúp bạn có thể yên tâm khi ăn loại quả bổ dưỡng này mà không sợ sinh bệnh.

1. Chọn quả tươi, ngon để ăn

Nên chọn những quả tươi, ngon, lành lặn để ăn. Tuyệt đối không ăn quả bị giập nát, sâu đầu. Bởi ở những chỗ giập úng sẽ phát sinh những loại vi khuẩn, nấm có hại cho sức khỏe.

Nếu ăn phải loại này, bạn sẽ xuất hiện triệu trứng: nổi mề đay, nôn nao, đau bụng, thậm chí là nôn mửa, tiêu chảy.

2. Nên ăn vừa phải

Nhiều người cho rằng vải thuộc loại quả nóng nên thường kiêng không ăn, hoặc không cho trẻ con ăn sợ mọc mụn nhọt, rôm sảy. Tuy nhiên, quan điểm này chưa hẳn đúng, không nên kiêng kị mà cần ăn vải để cung cấp vitamin cho cơ thể. Vải thiều có hàm lượng đường cao, giàu acid hữu cơ, các muối khoáng Ca, Fe, P, các vitamin B1, B2,... Vì vậy, loại quả này còn được dùng làm thuốc chữa bệnh. Với trẻ em, hệ tiêu hóa còn yếu, dó đó bạn cần cho bé ăn một lượng vừa phải, không nên chiều con mà để bé ăn quá nhiều khiến bé bị bệnh. Mỗi lần chỉ nên cho bé ăn khoảng 100g vải tươi (khoảng 5 - 6 quả).  

Còn với người lớn, một lần không nên ăn quá 10 quả, ăn nhiều sẽ làm gan sinh hỏa, lưỡi họng đau rát, nghiêm trọng hơn còn dẫn đến buồn nôn, chân tay mỏi rã rời, hoa mắt chóng mặt….

Trong cùi vải có nhiều đường glucoza, nếu ta ăn nhiều 1 lúc sẽ khiến 1 lượng lớn đường  glucoza vào máu, vượt quá khả năng hấp thu chuyển hóa của gan, khiến cơ thể tiết insulline tăng lên để làm hạ nồng độ đường trong máu xuống, gây phản ứng đường máu thấp còn gọi là triệu trứng "say vải". Khi gặp triệu trứng này, chúng ta nên uống 1 cốc nước đường sẽ giúp cải thiện tình hình. Ngoài ra, những người béo phì, người mắc đái tháo đường thì không nên ăn nhiều các loại quả này vì hàm lượng đường cao sẽ có nguy cơ bị tăng lượng đường trong máu. Những người có cơ địa hay bị mọc mụn nhọt, rôm sảy, nóng trong, chắp lẹo mắt thì cũng không nên ăn nhiều các loại quả này, vì việc tăng lượng đường trong máu sẽ là môi trường lí tưởng cho các loại vi khuẩn phát triển.

3. Ăn cả lớp màng trắng

Khi ăn vải nếu ăn cả lớp màng trắng (là lớp màng mà bóc vỏ ngoài ra chúng ta nhìn thấy bọc bên ngoài cơm vải) sẽ không bị sinh hỏa. Lớp màng trắng đó có hơi chát, khi ăn đến cơm vải ta sẽ cảm thấy cơm vải càng ngọt hơn. Sau khi ăn vải xong nên ăn luôn cả phần trắng trên đầu hạt vải, như vậy cũng có thể phòng tránh được sinh hỏa.

Vải là loại quả ngon và giàu chất dinh dưỡng tuy nhiên ăn nhiều vải có thể dẫn đến triệu trứng bị "say vải"

4. Trước khi ăn vải uống chút nước muối

Trước khi ăn vải có thể uống chút nước muối hoặc trà thảo mộc lạnh, hoặc canh bí đao, chè đậu xanh…. hoặc cũng có thể ăn 20-30g thịt nạc hoặc uống nước canh xương…. như vậy có tác dụng phòng trừ sinh hỏa.

Hoặc là nên ăn vải sau khi ăn cơm, lúc này trong cơ thể đã tích trữ đủ lượng nước muối qua thức ăn nên ăn cũng không lo bị nóng.

5. Bảo quản

Nếu bạn muốn thưởng thức vải ngay cả khi đã hết mùa, thì hãy bảo quản chúng bằng cách sau: Bóc lớp màng trắng bỏ đi rồi đem cơm quả (để nguyên không bỏ hạt) trực tiếp ngâm vào nước muối loãng, 1 tiếng sau vớt ra cho vào hộp bảo quản đậy kín, sau đó để ngăn đá tủ lạnh, bao giờ muốn ăn thì lấy ra là ăn luôn được.

6. Ăn vải khi vẫn còn sương sớm Đối với người bản địa, mới sáng sớm, khi sương sớm còn đọng lại trên cành vải, ăn vải lúc này thì tính hỏa được giảm triệt để. Lúc này, ăn vải ngon như vừa để trong ngăn mát tủ lạnh, ngọt thanh và không lo nóng. Bởi quả vải lúc này được hấp thu ánh nắng của cả một ngày rồi lại được ngâm trong không khí mát mẻ của cả một đêm, tính nóng đã được giảm đi rất nhiều, những quả vải lúc này đều ở trạng thái tươi ngon ngọt thơm nhất.

Còn đối với người dân ở tỉnh thành khác, khi mua vải về, các bạn bóc vỏ vải, nhưng giữ nguyên lớp màng trắng bên trong. Tiếp đó, ngâm vải khoảng 1g trong dung dịch nước muối 30%. Khi đó có tới 90% tính hỏa của quả vải giảm xuống. Sau khi ngâm xong bạn vớt ra để ngăn mát tủ lạnh ăn dần.

Vải có thể chế biến thành các loại thức uống ngon, bổ dưỡng

7. Ăn quả vải ở cây phía Đông Vải đặc biệt thích ánh nắng mặt trời phía tây, do đó nó chín từ phía tây chín sang. Những người biết thưởng thức vải thường vặt quả vải ở phía tây ăn bởi vì vải ở hướng này đặc biệt ngọt. Tuy nhiên những người sợ sinh hỏa sẽ thường vặt vải ở phía đông để ăn. Bởi vì quả vải "chín nhờ nắng phía tây" bổ nhưng mà nóng, không phải ai cũng có thể chịu được. Nhưng ăn quả vải "chín nhờ nắng phía đông" lại bổ mà không nóng. Như vậy vải là loại quả chín rất tốt cho sức khỏe. Tùy theo thể trạng và sức khỏe của mình, bạn nên dung nạp một lượng vừa đủ để cơ thể của bạn không bị thừa hay thiếu chất.


Cách chọn hoa quả tươi ngon nhiều dưỡng chất
Cách ngâm mủ trôm và sử dụng an toàn cho gia
Cách chọn bưởi năm roi ngon ngọt mọng nước
Cách bảo quản hoa tươi lâu
Chế biến và bảo quản các loại quả tươi
Mẹo chọn hoa quả ngon ăn Tết
Cách bảo quản thực phẩm trong tủ lạnh
Ăn hoa quả gì tốt cho sức khỏe
Mách bạn ăn trái cây đúng cách

(ST)
 

Video liên quan

Chủ đề