Tổng thư ký đầu tiên của asean là ai?


Tổng thư ký ASEAN Lim Jock Hoi. Ảnh: Trọng Hải

Ngày 25/6, trả lời TTXVN, Tổng thư ký Lim Jock Hoi cho rằng chủ đề của Năm Chủ tịch Việt Nam về xây dựng một “ASEAN gắn kết và chủ động thích ứng” rất phù hợp với tình hình hiện nay, đồng thời khẳng định Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 36 là “minh chứng cụ thể” cho tình đoàn kết và vai trò lãnh đạo của ASEAN được thể hiện qua hợp tác khu vực mạnh mẽ. Tổng thư ký ASEAN nhấn mạnh sự cần thiết của việc đoàn kết trong khu vực nhằm ứng phó với đại dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19. Kể từ khi dịch bệnh bắt đầu bùng phát, các nhà lãnh đạo ASEAN đã khẳng định cam kết chung thúc đẩy hợp tác khu vực trong việc giải quyết các tình huống khẩn cấp về sức khỏe cộng đồng, tăng cường mạng lưới an sinh xã hội, và đảm bảo chuỗi cung ứng khu vực.  Theo Tổng thư ký Lim Jock Hoi, ASEAN có trách nhiệm tiếp tục hợp tác để đưa ra phản ứng chung trước dịch bệnh COVID-19 nhằm bổ trợ và tăng cường cho các phản ứng quốc gia và địa phương. Do vậy, hội nghị cấp cao lần này là dịp để ASEAN tăng cường hơn nữa sự gắn kết và chủ động thích ứng của mình, phù hợp với chủ đề của Năm Chủ tịch ASEAN Việt Nam 2020. Về những nội dung chính của hội nghị, Tổng thư ký Lim Jock Hoi cho biết hội nghị lần này tái khẳng định sự cần thiết của kế hoạch phục hồi khu vực mà ASEAN đang tập trung xây dựng sau Hội nghị cấp cao đặc biệt ASEAN về ứng phó với dịch bệnh COVID-19 được tổ chức vào tháng 4 vừa qua. Kế hoạch trên sẽ có sự phối hợp giữa các cơ quan chính phủ ở các quốc gia thành viên ASEAN, các ngành công nghiệp, khu vực tư nhân và các bên liên quan khác. Ông cho biết ASEAN mong đợi nỗ lực hợp tác lớn hơn trong việc chia sẻ thông tin và kiến thức, trong phát triển y tế, cũng như trong các chính sách đối nội về an sinh xã hội và y tế. Bên cạnh đó, việc quản lý rủi ro về sức khỏe cộng đồng và kế hoạch phục hồi nền kinh tế cho tới khi tìm ra phương pháp điều trị hiệu quả bằng vaccine cũng nằm trong chương trình nghị sự của hội nghị. Một trọng tâm khác của hội nghị là đối thoại giữa các nhà lãnh đạo cấp cao ASEAN với các bên chủ chốt có liên quan của Cộng đồng ASEAN trong đó có thanh niên, cộng đồng doanh nghiệp và các nghị sĩ.  Bình luận về ý kiến cho rằng đại dịch COVID-19 đã không thể ngăn ASEAN tăng cường hợp tác theo tinh thần “gắn kết và chủ động thích ứng”, Tổng thư ký Lim Jock Hoi cho biết, ngay từ đầu, các quốc gia thành viên đã nhanh chóng ứng phó với dịch bệnh COVID-19 ở cấp độ quốc gia, khu vực và toàn cầu. Phản ứng nhanh chóng và chia sẻ thông tin giữa các quan chức y tế ASEAN, sự hợp tác mạnh mẽ giữa ASEAN và các đối tác bên ngoài như ASEAN 3 (Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc), Liên minh châu Âu (EU) và Mỹ cũng đóng vai trò quan trọng nhằm ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh. Theo ông, ASEAN đã hợp tác và nhanh chóng ứng phó với đại dịch thông qua hai Hội nghị cấp cao đặc biệt cũng như nhiều biện pháp được triển khai trong từng lĩnh vực. Tổng thư ký Lim Jock Hoi cho biết nhiệm vụ cấp bách của ASEAN trong thời gian tới là đưa ra một kế hoạch phục hồi mạnh mẽ, toàn diện và thiết thực nhằm giảm thiểu các tác động kinh tế xã hội của đại dịch. Tổng thư ký Lim Jock Hoi khẳng định trên cương vị Chủ tịch ASEAN, Việt Nam đã làm được nhiều việc và "thể hiện tầm lãnh đạo mạnh mẽ trong việc dẫn đầu một phản ứng tập thể của khu vực trước đại dịch", đồng thời đánh giá cao sự đóng góp của Việt Nam, đặc biệt là việc giúp đỡ một số nước thành viên ASEAN cũng như một số nước đối tác đối thoại trong việc ứng phó với đại dịch. Ông cũng gửi lời cảm ơn Việt Nam về vai trò dẫn dắt ASEAN trong việc ứng phó hiệu quả với đại dịch COVID-19 và chúc mừng Việt Nam về thành tích chống dịch hiệu quả. Theo Tổng thư ký ASEAN, Việt Nam đã làm tốt công tác phòng, chống dịch trong nước, đã không có ca nhiễm trong cộng đồng nào từ nhiều tuần nay và hiện Việt Nam đang bước vào giai đoạn phục hồi. 

Tổng thư ký ASEAN nhấn mạnh dưới sự lãnh đạo của Việt Nam, các công việc cũng đang được tiến hành nhằm thiết lập “Quỹ ASEAN ứng phó với dịch COVID-19”, kho dự trữ vật tư y tế, và quy trình vận hành tiêu chuẩn trong các trường hợp khẩn cấp về sức khỏe cộng đồng. Việt Nam cũng đã khởi động các cuộc thảo luận về Tầm nhìn ASEAN sau năm 2025. Đây là điều rất quan trọng, giúp ASEAN gắn kết và thích ứng tốt hơn trong tiến trình hội nhập khu vực, đồng thời thích nghi với trạng thái “bình thường mới” hiện nay và rút ra các bài học quan trọng./.


- Việt Nam sẽ chính thức có đại diện làm Tổng thư ký ASEAN nhiệm kỳ 2013-2017, kế nhiệm ông Surin Pitsuwan kết thúc nhiệm kỳ cuối năm nay.

>> VN đề cử ông Lê Lương Minh làm Tổng thư ký ASEAN

>> Ngoại trưởng ASEAN ủng hộ ông Lê Lương Minh làm Tổng thư ký

Theo chương trình nghị sự, tại hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 21 (18-20/11) diễn ra tại Phnom Penh, Campuchia, các nhà lãnh đạo cấp cao của ASEAN sẽ chính thức xem xét chuẩn y đề cử Thứ trưởng Ngoại giao Việt Nam Lê Lương Minh làm Tổng thư ký (TTK) ASEAN nhiệm kỳ 2013-2017. Ông Lê Lương Minh là đề cử duy nhất cho vị trí trên, được các Ngoại trưởng ASEAN nhất trí ủng hộ tại hội nghị AMM45 hồi tháng 7 vừa qua, một điều kiện chắc chắn để các nhà lãnh đạo cấp cao ASEAN chuẩn y. VietNamNet trao đổi với Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh về vai trò ngoại giao mới tại ASEAN của Thứ trưởng Lê Lương Minh:

Thưa Bộ trưởng, ông Lê Lương Minh đã được đề cử theo nguyên tắc của ASEAN như thế nào?

Theo nguyên tắc của ASEAN, vị trí TTK ASEAN được đề cử luân phiên giữa 10 nước thành viên. Nhiệm kỳ của vị trí này kéo dài 5 năm. Như vậy, sau Thái Lan, đến lượt Việt Nam đề cử đại diện ra làm TTK ASEAN và quyết định cử Thứ trưởng Lê Lương Minh. Sau khi được các nhà lãnh đạo cấp cao ASEAN chuẩn y đề cử, ông Minh sẽ chính thức nhận nhiệm vụ mới từ ngày 1/1/2013.

Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh: Tôi tin vào bản lĩnh, năng lực, kinh nghiệm ngoại giao đa phương hơn 30 năm của Thứ trưởng Lê Lương Minh


Như vậy, căn cứ tiến trình lịch sử hình thành khu vực cũng như quá trình Việt Nam chính thức gia nhập ASEAN, đây là lần đầu tiên Việt Nam có đại diện chính thức làm TTK ASEAN, thưa Bộ trưởng? Đúng vậy. Đây là lần đầu tiên Việt Nam có đại diện là TTK ASEAN. Nếu theo nguyên tắc luân phiên, 50 năm nữa Việt Nam mới lại có đại diện được bầu vào vị trí này.

Xin nói thêm, ngoài vị trí TTK, còn 4 vị trí phó TTK ASEAN. 2 người trong số đó sẽ được bầu theo nguyên tắc luân phiên, 2 người còn lại bầu trên cơ sở ứng cử cạnh tranh năng lực mở rộng cho tất cả các nước thành viên nhưng cũng theo nguyên tắc 4 phó TTK không được có 2 người cùng một nước. Và nếu TTK ASEAN là người của nước nào thì phó TTK không phải là người nước đó.

Các quan sát cho rằng ông Lê Lương Minh thực hiện vai trò ngoại giao mới vào một thời điểm quan trọng, nhiều thách thức của ASEAN, hiểu nôm na đó không phải là một giai đoạn có nhiều hoa hồng. Ông có chia sẻ gì về những thử thách của giai đoạn này? Có thể nói, những gì Việt Nam tạo dựng trong ASEAN đã tạo cho chúng ta một vị thế để các nước thành viên tin cậy, tin tưởng khi thực hiện vai trò đại diện làm TTK ASEAN. Tôi tin Việt Nam có đủ khả năng đảm nhiệm vị trí này, đặc biệt như bạn nói, ASEAN đang đứng trước một thời điểm quan trọng. Đó là ASEAN sẽ trở thành một Cộng đồng chung vào năm 2015, vì thế vai trò của TTK ASEAN rất quan trọng. Tôi tin vào bản lĩnh, năng lực, kinh nghiệm ngoại giao đa phương hơn 30 năm của Thứ trưởng Lê Lương Minh, đặc biệt khi ông đã đảm nhiệm qua các công việc ngoại giao đa phương tại LHQ 7 năm qua, trong đó có những vấn đề lớn của quốc tế như duy trì hòa bình, ổn định, giải quyết các vấn đề xung đột ở các khu vực.

Đại sứ Lê Lương Minh (trái) và Tổng thư k‎‎ý LHQ Ban Ki-Moon


Dư luận quan sát cũng cho rằng sau ông Surin Pitsuwan, lựa chọn ông Lê Lương Minh kế nhiệm dường như là một sự lựa chọn sành sỏi của ASEAN khi ông Minh, với cương vị ngoại giao của Việt Nam tại LHQ, không chỉ tích lũy nhiều quan hệ mà còn cả những kinh nghiệm ứng xử, đặc biệt với các nước lớn. Mà ASEAN đang trở thành khu vực trung tâm ở châu Á - Thái Bình Dương với sự quan tâm đặc biệt của các nước lớn. Ý kiến của Bộ trưởng?

Góc quan sát đó cho thấy cái nhìn tốt về kinh nghiệm ngoại giao đa phương của ông Minh. Việt Nam đề cử ông Minh làm TTK ASEAN cũng chính bởi ông là nhà ngoại giao có kinh nghiệm ngoại giao đa phương lâu năm. Trong đó, ông từng đảm nhiệm Đại sứ, Trưởng phái đoàn đại diện Việt Nam tại LHQ ở New York 7 năm. Khi Việt Nam là thành viên không thường trực Hội đồng Bảo an (HĐBA) 2008-2009, ông cũng đảm nhiệm vị trí đại diện của Việt Nam tại HĐBA LHQ, Việt Nam cũng từng có hai lần trong nhiệm kỳ làm Chủ tịch HĐBA LHQ. Trước đó, ông từng làm ở phái đoàn thường trực Việt Nam bên cạnh Liên hợp quốc, Tổ chức Thương mại Thế giới và các tổ chức quốc tế khác tại Geneva (Thụy sĩ)… Ở những vị trí này, ông Minh từng trải qua những công việc, trao đổi phối hợp các nước lớn, các nước có vị trí quan trọng để tìm ra giải pháp cho những vấn đề khu vực, quốc tế.

Trong bối cảnh những vấn đề khu vực nổi lên, có ý kiến cho rằng, vai trò ngoại giao mới của Thứ trưởng Lê Lương Minh cũng là một thuận lợi để Việt Nam tranh thủ trong các vấn đề đối ngoại của đất nước?

Đã làm TTK ASEAN, tức trong vai trò viên chức quốc tế, ông Minh phải bảo đảm công việc, những lợi ích chung của các nước ASEAN. Lúc đó, ông là đại diện của ban thư ký ASEAN, tức là đại diện của 10 nước, không phải là đại diện riêng của Việt Nam trong ban thư ký ASEAN, cũng không phải là TTK ASEAN là của người Việt Nam. Với tư cách đó, ông phải là quan chức ngoại giao quốc tế, khu vực.

Rõ ràng, TTK của bất cứ nước nào bao giờ cũng có những vấn đề liên quan lợi ích, những vấn đề chính trị đối ngoại của quốc gia. Nhưng trên hết, ông Minh vẫn phải đảm bảo vai trò là một TTK của ASEAN.

Ông Lê Lương Minh sinh năm 1952, làm Thứ trưởng Bộ Ngoại giao từ tháng 12/2008.

Ông từng làm Trợ lý Bộ trưởng Ngoại giao, Vụ trưởng Vụ Hợp tác kinh tế đa phương Bộ Ngoại giao, Đại sứ, Trưởng Phái đoàn đại diện thường trực Việt Nam bên cạnh Văn phòng LHQ và các tổ chức quốc tế khác tại Genève.


Xuân Linh

Video liên quan

Chủ đề