Tóm tắt truyện Tấm Cám theo một cái kết khác

Truyện cổ tích Tấm Cám có nhiều phiên bản với những kết thúc không giống nhau, mang lại những bài học giáo dục khác nhau cho trẻ em.

Mới đây, mạng xã hội xuất hiện bức ảnh chụp kết thúc ‘kinh dị’ của truyện cổ tích Tấm Cám do Nhà xuất bản (NXB) Văn hóa – Văn nghệ biên soạn: Sau khi dội nước sôi giết Cám, Tấm mang xác em ngâm mắm gửi cho mẹ kế, thậm chí còn nói quà con gái biếu. Bà dì ghẻ tưởng thật, lấy mắm ra ăn, đến khi ăn hết, thấy đầu lâu con thì lăn đùng ra chết. Truyện còn thêm câu cảm thán vô cùng hả hê: Thật đáng đời hai mẹ con ganh tị và tham lam. Cái kết này được cộng đồng mạng bình luận là phản giáo dục và có tình tiết bạo lực, không phù hợp trẻ em.

Tấm Cám được in trong cuốn ‘Truyện cổ tích Việt Nam’ của NXB Văn học cũng kết thúc với cái chết đầy đau đớn dành cho 2 mẹ con Cám. Hùng Sơn (sinh năm 1993) khẳng định: Kết thúc ‘muối mắm’ của Tấm Cám, thể hiện ‘lòng căm thù của dân gian’, mang tính biểu tượng răn đe kẻ ác, không cho cái ác trở lại. Tuy nhiên, Phương Hoa (sinh năm 2001, Ba Đình, Hà Nội) đặt câu hỏi: Có phải Tấm thay đổi thành người độc ác và mưu mẹo? Vì chỉ người mưu mẹo, nham hiểm mới có thể nghĩ ra cách làm này. Bất cứ ai khi đọc đều không tránh khỏi cảm giác ghê sợ. Hình ảnh một nàng Tấm hiền lành lương thiện cũng nhạt nhòa phần nào đó.

Tấm Cám nằm trong cuốn ‘Truyện Cổ tích Việt Nam đặc sắc‘ của NXB Văn học do Phúc Hải tuyển chọn cũng có cái kết ‘na ná’ cuốn trên khi Tấm sai quân lính đem nước sôi dội vào Cám, khiến em ‘chết còng queo ngay lập tức’, còn mẹ kế ‘uất lên chết theo con’. Nhưng, truyện đã ‘nhẹ tay’ hơn khi không đưa thêm đoạn Tấm làm mắm Cám. Tôn Huyền Trang (học sinh lớp 10 THPT Phan Đình Phùng, Hà Nội) nêu quan điểm: ‘Tấm tự tay giết em gái mình. Một cô gái hiền lành sao lại giết người?’. Nữ sinh cho rằng, hình ảnh cô Tấm sẽ đẹp hơn nếu không dùng những hình thức tàn khốc để trừng trị người xấu.
Những kết thúc khác nhau của truyện Tấm Cám

READ:  Lịch thi Trung học phổ thông (THPT) quốc gia năm 2016

SGK Ngữ Văn lớp 10 cũng đưa truyện cổ tích Tấm Cám vào chương trình học với cái kết đã được giản lược nhiều. Ở phần ghi nhớ, nhân vật Tấm được coi là có ‘sức trỗi dậy mãnh liệt của con người trước sự vùi dập của kẻ ác. Đây là sức mạnh của thiện thắng ác’. Cô Minh Hà (giáo viên THPT Trương Định, Hà Nội) cho rằng, Tấm tự tay tạo ra một điều ác mới. ‘Việc giết người là tàn ác, sai trái, dù trong bất cứ tình huống nào. Đây không phải là hành động của cô gái thiện lương, hiền lành, nhân hậu. Cái kết này không thể mang lại giá trị giáo dục nào’.

Chị Nguyễn Anh Tú (Hoàng Mai, Hà Nội) chia sẻ, chị ủng hộ cái kết của Tấm Cám trong cuốn Truyện cổ tích Việt Nam – Mẹ kể con nghe của NXB Mỹ Thuật: Mẹ con Cám chết vì sét đánh trên đường về quê. Một cái chết hoàn toàn do thiên nhiên, số phận. Chị Tú nhận định, cách kết thúc vẫn đảm bảo phẩm chất hiền lành, giàu lòng vị tha của cô Tấm, thể hiện rõ nét ước mơ của con người về chân lý của cuộc sống, về quy luật của tự nhiên: Cái thiện chiến thắng cái ác, hạnh phúc mỉm cười với người lương thiện và sự trừng phạt đích đáng sẽ đến với kẻ độc ác.

NXB Mỹ Thuật lại tiếp tục chọn cách không chỉ rõ cái kết dành cho mẹ con Cám, mà chỉ nói họ ‘bị trừng trị đích đáng’ trong cuốn truyện song ngữ Tấm Cám nằm trong bộ Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam. Chọn mua cuốn sách này cho con, chị Lan Hương (Hàng Trống, Hà Nội) giải thích: ‘Tấm được hạnh phúc bên nhà vua, mẹ con Cám bị trừng phạt’ là đích đến của câu truyện này, thể hiện ước vọng ở hiền gặp lành của người Việt.

READ:  Em hãy kể lại truyện Tấm Cám theo lời của nhân vật Tấm.

Cùng của NXB Văn học, nhưng cô Tấm cuốn trong bộ Truyện cổ tích Việt Nam dành cho thiếu nhi lại bị đánh giá yếu đuối, dựa dẫm, khi mà phải dựa vào vua để trừng trị kẻ ác. Chị Tú Anh (36 tuổi, Thuốc Bắc, Hà Nội) cho biết: ‘Sau những hành động độc ác của mẹ con Cám, Tấm không hề có hành động nào thể hiện sự vùng lên, chống lại cái xấu. Nàng trở nên yếu đuối, nhu nhược, không có cá tính’. Chị cho rằng, cái kết này sẽ tạo ra suy nghĩ ỷ lại, chờ đợi sự giúp đỡ của người khác.

‘Cái kết của Tấm Cám trong cuốn Truyện cổ tích Việt Nam của NXB Văn học là hợp lý nhất’, chị Mỹ Phương (Nguyễn Công Trứ, Hà Nội) nhận xét. Theo chị, Tấm sau khi trải qua bao vất vả, quay về bên nhà vua, còn mẹ con Cám vì xấu hổ phải bỏ đi, là cách phù hợp để giáo dục trẻ. ‘Mình dạy con khi làm việc xấu cần phải biết nhận lỗi, biết sai. Mẹ con Cám trong truyện đã nhận ra sai xót của mình và tự chọn cách bỏ đi. Còn bản thân Tấm vẫn giữ được sự rộng lượng, hiền hậu của mình’. Theo chị, cái kết này hiện đại, tiến bộ hơn, giữ trọn vẹn hình ảnh đẹp của người con gái Việt Nam.

1.Truyện cổ tích là một loại truyện dân gian chủ yếu ra đời trong hoàn cảnh xã hôị có áp bức, bóc lột. Đó là những câu chuyện tưởng tượng xoay quanh cuộc đời của một số kiểu nhân vật như nhân vật bất hạnh, nhân vật dũng sĩ, nhân vật thông minh, ngốc nghếch vv... Nhắc đến truyện cổ tích có lẽ trong chúng ta ai cũng từng được nghe câu chuyện Tấm Cám. Câu chuyện này trong dân gian lưu truyền rất nhiều dị bản. Chủ yếu ở phần kết truyện. Mỗi dị bản một cách kết thúc khác nhau, đều có cái hay, cái riêng của nó. Truyện cổ tích Tấm Cám kể về cuộc đời của cô Tấm - một cô gái hiền hậu, xinh đẹp nết na. Ta tưởng tượng như Tấm sẽ được hưởng một cuộc sống tươi đẹp bình lặng. Nhưng không, nàng luôn bị Cám - đứa con gái của mụ gì ghẻ vốn tính độc ác, tham lam nghĩ ra nhiều mưu kế để hãm hại Tấm. Vì lòng đố kị ganh ghét với sự may mắn trong hôn nhân của chị, mà Cám đã khiến cuộc đời Tấm phải trải qua bao lần chết đi sống lại : Lần thì hoá thành chim vàng anh, lúc lại biến thành cây xoan đào, sau lại hoá ra chiếc khung cửi, và rồi lại là quả thị thơm. Nàng đã phải chịu đựng sự hành hạ nhẫn tâm của hai mẹ con nhà Cám. Nhưng rồi cuối cùng, cái thiện vẫn luôn chiến thắng cái ác. Tấm trở thành hoàng hậu sống hạnh phúc với nhà vua, còn mẹ con Cám phải đón nhận cái chết. Đó là một kết cục công bằng, hợp với khát vọng ở hiền gặp lành của cha ông chúng ta. Tuy nhiên, trong dân gian, kết thúc truyện Tấm Cám không đơn giản như thế. Cái chết của mẹ con Cám được kể lại bằng nhiều cách khác nhau. Bản thứ nhất : Cám thấy Tấm trở về và được vua yêu thương như xưa thì không khỏi sợ hãi. Một hôm Cám hỏi chị : - Chị Tấm ơi chị Tấm, chị làm thế nào mà đẹp thế ? Tấm không đáp, chỉ hỏi lại : - Có muốn đẹp không để chị giúp ? Cám bằng lòng ngay. Tấm sai quân hầu đào một cái hố sâu và đun một nồi nước sôi. Tấm bảo cám nhảy xuống hố và sai quân hầu dội nước sôi vào hố. Cám chết mụ dì ghẻ cũng lăn đùng ra chết... Ở cách kết thúc này, tác giả dân gian đã cho ta chứng kiến kết cục cuối cùng của cuộc đời Cám và mụ gì ghẻ. Người ra tay trừng phạt hai mẹ con Cám không ai khác chính là Tấm. Đành rằng trong truyện cổ tích, kẻ ác lúc nào cũng bị trừng phạt đích đáng, kết thúc trên rõ ràng là đã thể hiện đúng ước mơ của người dân lao động (thiện thắng ác) nhưng liệu như vậy, cô Tấm có phải là một con người “hơi” dã man khi ở phần trên câu chuyện ta luôn biết Tấm là một người con gái hiền lành, tốt bụng ? Bản thứ hai : Cám thấy Tấm trở về và được vua yêu thương như xưa nó không khỏi sợ hãi. Nhưng Cám cũng thắc mắc là vì sao chị mình sau bao thử thách nghiệt ngã như thế lại trở nên đẹp đẽ bội phần. Cám hỏi Tấm : - Chị Tấm ơi chị Tấm, chị làm thế nào mà đẹp thế ? Tấm trả lời : - Chị đẹp thế này là nhờ mỗi ngày đều tắm rửa bằng nước sôi đấy. Thế em có muốn đẹp không, để chị giúp cho. Cám hí hửng đồng ý. Thế là Tấm chuẩn bị cả một nồi nước sôi và dội luôn lên người Cám. Cám chết còng keo trong nước nóng. Nhưng câu chuyện chưa dừng lại ở đây. Sau khi Cám chết, mụ dì ghẻ vẫn không hề hay biết chuyện. Tấm vội sai quân hầu đem làm thịt Cám và muối thành mắm, đem biếu mụ dì ghẻ và nói dối là mắm do Cám từ hoàng cung gửi về biếu mẹ. Mụ dì ghẻ tưởng thật, đem mắm ra ăn và tấm tắc khen ngon. Có con quạ đậu trên cành cây bên cửa sổ líu lo. Ngon gì mà ngon Mẹ ăn thịt con Có còn xin miếng Mụ dì ghẻ nghe vậy liền chửi mắng : - Chém tổ cha tổ ******. Mắm này do con gái ta từ hoàng cung gửi về. Ta ăn ngon thì khen chứ sao. Thế là mụ tiếp tục ăn. Ăn cho đến tận đáy hũ. Mụ chợt nhìn thấy một cái đầu lâu, lúc này mới biết lời con chim nói là thật quá, sợ quá mụ lăn đùng ra chết. Đây là một cách kết thúc thật đáng đời cho mẹ con Cám. Cám vì sống độc ác nên đến lúc chết cũng không được thanh thản, đã bị dội nước sôi rồi lại còn bị làm thịt muối thành mắm. Còn mụ dì ghẻ lại là người ăn thịt con gái của mình. Cách kết thúc này là một sự trả giá quá đắt cho những mưu kế độc ác và lòng tham lam của mẹ con Cám. Tuy nhiên, ta vẫn phải đặt ra câu hỏi : Liệu như thế này, Tấm có phải thay đổi thành một con người độc ác và mưu mẹo ? Vì chỉ những người mưu mẹo, nham hiểm mới có thể nghĩ ra cách muối mắm rồi đem biếu gì ghẻ như vậy ? Đối chiếu với những lời kể về phẩm chất của Tấm ở phần trên câu chuyện với phần kết thúc, dường như ta thấy có sự đối lập... Bất cứ ai khi nghe kết thúc kiểu này, chắc hẳn đều không tránh khỏi cảm giác ghê sợ, dã man quá mức. Hình ảnh một nàng Tấm hiền lành lương thiện cũng dần nhạt nhoà một phần nào đó. Nhưng vì truyện cổ tích ra đời trong xã hội phong kiến nên cách trả thù kiểu trung cổ như trên cũng không có gì xa lạ. Hơn nữa mẹ con nhà Cám làm Tấm chết đi sống lại bốn lần cho nên cách kết thúc trên mới là kiểu trừng phạt triệt để của ngừơi lao động. Đó là hậu quả của những kẻ gieo gió sẽ gặt bão như mẹ con nhà Cám. Bản thứ ba : Cám thấy Tấm trở về sống hạnh phúc với vua cha thì trong lòng không khỏi ghen tị khi thấy chị mình càng đẹp lộng lẫy hơn bao giờ hết. Cám về quê sống với mẹ và được nghe một người nào đó bảo rằng : Muốn đẹp như Tấm thì phải tắm nước sôi. Cám tin lời người ấy một cách ngu ngốc, mê muội. Cám đã làm theo. Nó chuẩn bị cho mình một nồi nước sôi thật to và dội lên người. Kết quả là Cám chết cong keo trong nước nóng. Mụ dì ghẻ đi làm về thấy thế cũng lăn đùng ra chết theo con. Cách kết thúc này có vẻ "nhân đạo" hơn cả. Bởi vì cuối cùng Cám và mụ dì ghẻ cũng đã phải trả giá cho những hành động của mình. Kết thúc này hay ở chỗ : Cám nghe lời mách bảo của một người nào đó không rõ tên tuổi. Người nào đó ở đây chính là người đại diện cho nhân dân lao động, hoàn toàn đứng ngoài câu chuyện và có cách nhìn, cách đánh giá khách quan về mẹ con Cám. Điều này chứng tỏ, tất cả mọi người đều đồng cảm với Tấm, đều căm ghét mẹ con nhà Cám độc ác, nham hiểm, tham lam. Thay thế cho Tấm, người ấy đã trả thù mẹ con Cám giúp Tấm. Cách kết thúc này rất hay, vẫn đảm bảo nguyên vẹn phẩm chất hiền lành, giàu lòng lòng vị tha của cô Tấm, vẫn thể hiện rõ nét ước mơ của nhân dân lao động về chân lí của cuộc sống, về quy luật của tự nhiên ; cái thiện vẫn luôn chiến thắng cái ác, hạnh phúc sẽ mỉm cười với những người lương thiện và sự trừng phạt đích đáng sẽ đến với những kẻ độc ác, nham hiểm. Chính vì tính truyền miệng của văn học dân gian nên mỗi tác phẩm dân gian đều có nhiều dị bản khác nhau. Truyện cổ tích Tấm Cám là một minh chứng chân thực nhất cho điều đó. Cùng là một câu chuyện song lại có nhiều cách kết thúc khác nhau, mỗi cách kết thúc đều có cái hay, cái đặc biệt riêng của nó. Song xét về thế giới tâm lí của con người, ta đều có thể cảm nhận được cách kết thúc nào là hợp lí nhất. Tuy nhiên điều cảm nhận ấy vẫn là đánh giá chủ quan của từng ngừơi đọc. Ba cách kết thúc khác nhau của truyện Tấm Cám chắc chắn ra đời ở ba thời kì khác nhau. Cách thứ hai, ra đời trước tiên. Tiếp đến là cách thứ nhất. Người sau chỉnh lại kết thúc của cách hai, vì thấy Tấm trong câu chuyện trả thù tàn ác quá, nhưng đồng quan điểm "Tấm phải trực tiếp trả thù". Nhưng vấn đề đặt ra là, có nên theo "tấm lòng nhân ái" khi nghe chuyện mà bỏ qua biểu tượng răn đe hết sức quyết liệt của cách kết thúc "muối mắm" hay không. Đó là trước cái ác tột cùng, một cái ác không điểm dừng, quyết truy đuổi, tiêu diệt đến cùng cái thiện, thì cái ác ấy cũng cần bị cái thiện đáp trả xứng đáng. Tiêu diệt cả gốc lẫn rễ, làm cho cái ác phải ghê rợn, băm vằm ra để chúng không thể hồi sinh. Cách thứ ba, khác hẳn hai cách trên, có lẽ do có khoảng lùi lớn về thời gian, thay đổi về thời đại nên quan niệm trả thù đã được "nhân đạo hoá". Mặt khác, người kể lại muốn giữ trọn hình ảnh đẹp của người con gái Việt Nam truyền thống nên điểu chỉnh lại. Có điều nó cũng đã "lập trường hóa", "tiến bộ hóa", "hiện đại hóa" câu chuyện. Truyện cổ tích Tấm Cám tuy có nhiều cách kết thúc khác nhau song mỗi cách kết thúc đều có cái hay và ý nghĩa riêng của nó. Chính cách kết thúc khác nhau đã làm phong phú thêm truyện cổ dân gian. Hiểu và đồng cảm với người xưa thì chọn cách hai. Cùng quan điểm như vậy, nhưng "mềm mỏng" hơn thì chọn cách một, Theo thời bây giờ sẽ chọn cách ba. Cho nên, bạn chọn cách kết thúc nào cũng đều được. Tôi thì tôi chọn cách kết thúc thứ hai.

Bởi lẽ, các kiểu kết thúc tuy có những chỗ khác nhau nhưng đều góp phần thể hiện ước mơ và công lí nhân dân “Ở hiền gặp lành”, “Ác giả ác báo.