Toán Luyện tập trang 168

Mỗi tuần lễ Hường học 5 tiết toán, cả năm học có 175 tiết toán. Hỏi cả năm học Hường học bao nhiêu tuần lễ ?

Trả lời:

Số tuần lễ Hường học trong cả năm là :

175 : 5 = 35 (tuần)

Đáp số: 35 tuần.

Giải bài tập 3 trang 168 SGK Toán 3

Đề bài:

Tổ trưởng một tổ sản xuất đã nhận 75000 đồng tiền thưởng và chia đều cho 3 người trong tổ. Hỏi 2 người thì nhận được bao nhiêu tiên thưởng ?

Trả lời:

Mỗi người nhận số tiền là :

7500 : 3 = 2500 (đồng)

Hai người nhận số tiền là :

2500 x 2 = 50000 (đồng)

Đáp số: 50000 đồng.

Giải bài tập 4 trang 168 SGK Toán 3

Đề bài:

Một hình vuông có chu vi 2dm 4cm. Hỏi hình vuông đó có diện tích bằng bao nhiêu xăng - ti - mét vuông ?

Trả lời:

Toán Luyện tập trang 168

Tiếp theo, các em có thể tìm hiểu phần Ôn tập các số đến 100 000 thông qua nội dung Giải bài tập trang 169 SGK toán 3 và bài Ôn tập các số đến 100 000 ( tiếp theo) với phần Giải bài tập trang 170 SGK toán 3 để học Toán lớp 3 tốt hơn nhé.

Với giải bài tập Toán lớp 5 trang 168 Ôn tập về tính diện tích, thể tích một số hình hay, chi tiết sẽ giúp học sinh biết cách làm bài tập Toán lớp 5.

Giải Toán lớp 5 trang 168 Ôn tập về tính diện tích, thể tích một số hình - Cô Ngô Thị Vân (Giáo viên VietJack)

Giải Toán lớp 5 trang 168 Bài 1: Một phòng học có dạng hình hộp chữ nhật có chiều dài 6m, chiều rộng 4,5m và chiều cao 4m. Người ta muốn quét vôi trần nhà và bốn bức tường phía trong phòng. Biết rằng diện tích các cửa bằng 8,5m2,hãy tính diện tích cần quét vôi.

- Diện tích 4 bức tường (diện tích xung quanh) = chu vi đáy × chiều cao.

- Diện tích trần = chiều dài × chiều rộng.

- Diện tích cần quét vôi = diện tích 4 bức tường (diện tích xung quanh) + diện tích trần – diện tích các cửa.

Tóm tắt:

Chiều dài: 6m

Chiều rộng: 4,5m

Chiều cao: 4m

Quét vôi trần nhà và bốn bức tường

Diện tích cửa: 8,5m2

Diện tích cần quét vôi: ....?

Lời giải:

Diện tích xung quanh phòng học là:

(6 + 4,5) x 2 x 4 = 84 (m2)

Diện tích trần nhà là:

6 x 4,5 = 27 (m2)

Diện tích cần quét vôi là:

84 + 27 - 8,5 = 102,5 (m2)

Đáp số: 102,5m2

Giải Toán lớp 5 trang 168 Bài 2: Bạn An làm một cái hộp dạng hình lập phương bằng bìa có cạnh 10cm.

a) Tính thể tích cái hộp đó.

b) Nếu dán giấy màu tất cả các mặt ngoài của hộp đó thì bạn An cần dùng bao nhiêu xăng-ti-mét vuông giấy màu ?

Áp dụng các công thức:

Thể tích hình lập phương = cạnh × cạnh × cạnh;

Diện tích toàn phần = diện tích một mặt × 6 = cạnh × cạnh × 6.

Tóm tắt:

Hình lập phương cạnh 10 cm

a) Thể tích: ....cm3

b) Diện tích toàn phần: cm2

Lời giải:

a) Thể tích cái hộp hình lập phương là:

10 x 10 x 10 = 1000 (cm3)

b) Diện tích giấy màu cần dùng để dán tất cả các mặt ngoài của cái hộp đó chính là diện tích toàn phần của hình lập phương.

Diện tích giấy màu cần dùng là:

(10 x 10) x 6 = 600 (cm2)

Đáp số: a) 1000 cm3; b) 600cm2

Giải Toán lớp 5 trang 168 Bài 3: Một bể nước dạng hình hộp chữ nhật có kích thước ở trong lòng bể là: chiều dài 2m, chiều rộng 1,5m và chiều cao 1m. Khi bể không có nước người ta mở vòi cho nước chảy vào bể, mỗi giờ được 0,5m3. Hỏi sau mấy giờ bể sẽ đầy nước ?

- Tính thể tích bể = chiều dài × chiều rộng × chiều cao.

- Số giờ để bể đầy nước = thể tích bể : thể tích nước chảy vào bể trong 1 giờ.

Tóm tắt:

Chiều dài: 2m

Chiều rộng: 1,5m

Chiều cao: 1m

Mỗi giờ vòi nước chảy được: 0,5m3

Bể đầy nước sau: .... giờ?

Lời giải:

Thể tích bể nước là:

2 x 1,5 x 1 = 3 (m3)

Bể sẽ đầy nước sau số giờ là:

3 : 0,5 = 6 (giờ)

Đáp số: 6 giờ.

Tham khảo giải Vở bài tập Toán lớp 5:

Xem thêm lời giải bài tập Toán lớp 5 hay, chi tiết khác:


Câu 1: Chọn đáp án đúng nhất:

A. Muốn tính diện tích xung quanh của hình hộp chữ nhật ta lấy chu vi mặt đáy nhân với chiều cao (cùng đơn vị đo)

B. Diện tích xung quanh của hình lập phương bằng diện tích một mặt nhân với 4

C. Diện tích toàn phần của hình lập phương bằng diện tích một mặt nhân với 6.

D. Cả A, B, C đều đúng

- Muốn tính diện tích xung quanh của hình hộp chữ nhật ta lấy chu vi mặt đáy nhân với chiều cao (cùng đơn vị đo).

- Diện tích xung quanh của hình lập phương bằng diện tích một mặt nhân với 4.

- Diện tích toàn phần của hình lập phương bằng diện tích một mặt nhân với 6.

Vậy cả A, B, C đều đúng.

Câu 2: Chọn đáp án đúng nhất:

A. Muốn tính thể tích của hình hộp chữ nhật ta lấy chiều dài nhân với chiều rộng rồi nhân với chiều cao (cùng đơn vị đo).

B. Muốn tính thể tích hình lập phương ta lấy cạnh nhân với cạnh rồi nhân với cạnh

C. Cả A và B đều đúng

D. Cả A và B đều sai

- Muốn tính thể tích hình hộp chữ nhật ta lấy chiều dài nhân với chiều rộng rồi nhân với chiều cao (cùng đơn vị đo).

- Muốn tính thể tích hình lập phương ta lấy cạnh nhân với cạnh rồi nhân với cạnh.

Vậy cả A và B đều đúng.

Câu 3: Điền số thích hợp vào ô trống:

Một hình hộp chữ nhật có chiều dài 27cm, chiều rộng bằng chiều dài và chiều cao 1,2dm.

Vậy hình hộp chữ nhật đó có diện tích xung quanh là cm2; diện tích toàn phần là cm2.

Đổi 1,2dm = 12cm

Chiều rộng của hình hộp chữ nhật là:

27 x = 18 (cm)

Diện tích xung quanh của hình hộp chữ nhật là:

(27 + 18) x 2 x 12 = 1080 (cm2)

Diện tích đáy của hình hộp chữ nhật là:

27 x 18 = 486 (cm2)

Diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật là:

1080 + 486 x 2 = 2052 (cm2)

Đáp số:

Diện tích xung quanh: 1080cm2;

Diện tích toàn phần: 2052cm2.

Vậy đáp án đúng điền vào ô trống theo thứ tự từ trái sang phải là 1080; 2052.

Câu 4: Diện tích toàn phần của hình lập phương cạnh 1,5dm là 9dm2. Đúng hay sai?

A. Đúng

B. Sai

Diện tích toàn phần của hình lập phương là:

(15 x 1,5) x 6 = 13,5 (dm2)

Vậy phát biểu diện tích toàn phần của hình lập phương cạnh 1,5dm là 9dm2 là sai.

Câu 5: Điền số thích hợp vào ô trống:

Một bể nước dạng hình hộp chữ nhật có chiều dài 1,8m, chiều rộng 1,2m và chiều cao 1,5m.

Vậy khi bể đầy nước, bể đó chứa được lít nước.

Thể tích của bể nước là:

1,8 x 1,2 x 1,5 = 3,24 (m3)

Đổi 3,24m3 = 3240dm3 = 3240 lít.

Do đó khi đầy nước, bể đó chứa được 3240 lít nước.

Đáp số: 3240 lít.

Vậy đáp án đúng điền vào ô trống là 3240.

Câu 6: Người ta dùng gạch vuông có cạnh 20cm để ốp xung quanh và đáy của một cái bể hình hộp chữ nhật cao 1,8m; rộng 2m và dài 35dm. Tính số viên gạch cần dùng.

A. 422 viên gạch

B. 495 viên gạch

C. 670 viên gạch

D. 845 viên gạch

Đổi 35dm = 3,5m

Diện tích xung quanh của cái bể là:

(3,5 + 2) x 2 x 1,8 = 19,8 (m2)

Diện tích đáy của cái bể là:

3,5 x 2 = 7 (m2)

Diện tích cần ốp gạch là:

19,8 + 7 = 26,8 (m2)

Diện tích một viên gạch là:

20 x 20 = 400 (cm2)

Đổi 400cm2 = 0,04m2

Số viên gạch cần dùng là:

26,8 : 0,04 = 670 (viên gạch)

Đáp số: 670 viên gạch.

Câu 7: Điền số thích hợp vào ô trống:

Một hình lập phương có diện tích toàn phần là 486cm2.

Vậy diện tích xung quanh của hình lập phương đó là cm2; thể tích hình lập phương đó là cm2.

Diện tích một mặt của hình lập phương đó là:

486 : 6 = 81 (cm2)

Ta có: 9 × 9 = 81. Vậy cạnh của hình lập phương là 9cm.

Thể tích hình lập phương là

9 x 9 x 9 = 729 (cm3)

Diện tích xung quanh của hình lập phương đó là:

81 x 4 = 324 (cm2)

Đáp số: Diện tích xung quanh: 324cm2; Thể tích: 729cm3

Vậy đáp án đúng điền vào ô trống theo thứ tự từ trái sang phải là 324; 729.

Xem thêm các bài Để học tốt Toán lớp 5 hay khác:

KHÓA HỌC GIÚP TEEN 2009 ĐẠT 9-10 LỚP 5

Phụ huynh đăng ký khóa học lớp 5 cho con sẽ được tặng miễn phí khóa ôn thi học kì. Cha mẹ hãy đăng ký học thử cho con và được tư vấn miễn phí tại khoahoc.vietjack.com

Tổng đài hỗ trợ đăng ký khóa học: 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Toán Luyện tập trang 168

Toán Luyện tập trang 168

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Giải bài tập Toán 5 | Để học tốt Toán 5 của chúng tôi được biên soạn một phần dựa trên cuốn sách: Giải Bài tập Toán 5 và Để học tốt Toán 5 và bám sát nội dung sgk Toán lớp 5.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.