Toán lớp 6 Cánh diều bài tập cuối chương 4

Bài tập cuối chương IV trang 22 sách Cánh diều Tập 2 được biên soạn chi tiết, chính xác, giải đầy đủ các bài tập trong sách giáo khoa trang 22, 23, 24.

Giải Bài tập cuối chương IV trang 22, 23, 24 Toán 6, giúp các bạn học sinh lớp 6 so sánh với kết quả mình đã làm, củng cố, bồi dưỡng và kiểm tra vốn kiến thức của bản thân. Đồng thời cũng là tư liệu hữu ích, giúp quý thầy cô nhanh chóng soạn giáo án cho riêng mình. Ngoài ra các bạn tham khảo thêm rất nhiều tài liệu học tập môn Toán tại chuyên mục Toán 6.

1.Thu thập, tổ chức, phân tích dữ liệu

Những thông tin thu thập được như số, chữ, hình ảnh, được gọi là dữ liệu. Dữ liệu dưới dạng số được gọi là số liệu

Sau khi thu thập, tổ chức, phân loại, biểu diễn dữ liệu bằng bảng hoặc biểu đồ, ta cần phân tích và xử lí các dữ liệu đó để tìm ra các thông tin hữu ích và rút ra kết luận.

Ta có thể nhận biết được tính hợp lí của dữ liệu thống kê theo những tiêu chí đơn giản

Dựa vào thống kê, ta có thể nhận biết được tính hợp lí của kết luận đã nêu ra

2. Biểu diễn dữ liệu

Sau khi thu thập, tổ chức dữ liệu, ta cần biểu diễn dữ liệu đó ở dạng thích hợp. Nhờ việc biểu diễn dữ liệu, ta có thể phân tích và xử lí các dữ liệu đó

Ta có thể biểu diễn dữ liệu bằng bảng số liệu; biểu đồ tranh; biểu đồ cột

Dựa vào thống kê, ta có thể bác bỏ kết luận đã nêu ra

II.  Mô hình xác suất trong một số trò chơi

1. Mô hình xác suất trong trò chơi tung đồng xu

Khi tung đồng xu 1 lần, có 2 kết quả có thể xảy ra đối với mặt xuất hiện của đồng xu, đó là: mặt ngửa và mặt sấp.

2. Mô hình xác suất trong trò chơi lấy vật từ trong hộp

Khi lấy ngẫu nhiên 1 quả bóng từ chiếc hộp gồm 1 quả bóng vàng, 1 quả bóng đỏ, 1 quả bóng xanh, có 3 kết quả có thể xảy ra đối với màu của quả bóng được lấu ra, đó là: màu vàng, màu đỏ, màu xanh.

Tương tự, khi lấy ngẫu nhiên 1 quả bóng từ chiếc hộp có n quả bóng với n màu( mỗi màu 1 quả bóng) thì có n kết quả có thể xảy ra.

Giải bài tập Toán 6 trang 22, 23, 24 tập 2

Câu 1

Cuối học kì I, nhà trường khen thưởng mỗi lớp ba học sinh tiêu biểu. Lớp 6A có nhiều bạn vừa học giỏi vừa tích cực tham gia các hoạt động. Cô giáo chủ nhiệm chọn năm bạn xứng đáng nhất để lớp bình chọn. Cô giáo lập phiếu bầu theo mẫu như ở Hình 17. Mỗi học sinh được nhận một phiếu, trên mỗi dòng của phiếu chọn đúng một trong hai ô “Đồng ý” hoặc “Không đồng ý”.

Kết quả bình chọn của cả lớp được cô giáo thống kê lại trong Hình 18

Hãy lập danh sách ba bạn của lớp 6A được khen thưởng.

STTHọ và tên Đồng ýKhông đồng ý
1Nguyễn Thị An
2Vũ Văn Cường
3Phạm Thu Hoài
4Bùi Bình Minh
5Nguyễn Văn Nam

Hình 17

STT Họ và tên Đồng ýKhông đồng ý
1Nguyễn Thị An315
2Vũ Văn Cường2016
3Phạm Thu Hoài333
4Bùi Bình Minh279
5Nguyễn Văn Nam1818

Hình 18

Phương pháp giải

Sau khi thu thập, tổ chức, phân loại, biểu diễn dữ liệu bảng hoặc biểu đồ ta cần phân tích và xử lí các dữ liệu đó để tìm ra những thông tin hữu ích và rút ra nhận xét.

Ta có thể nhận biết được tính hợp lí của dữ liệu thống kê theo những tiêu chí đơn giản.

Gợi ý đáp án

Danh sách 3 bạn được thưởng của lớp 6A là:

STTHọ và tên
1Phạm Thu Hoài
2Nguyễn Thị An
3Bùi Bình Minh

Mời các bạn cùng tham khảo hướng dẫn giải bài tập Toán lớp 6 Bài ôn tập cuối chương 4 Cánh Diều hay, ngắn gọn được chúng tôi chọn lọc và giới thiệu ngay dưới đây nhằm giúp các em học sinh tiếp thu kiến thức và củng cố bài học của mình trong quá trình học tập môn Toán.

Giải bài tập SGK Toán 6 Cánh Diều Bài ôn tập cuối chương 4

Bài 1 trang 22 Toán lớp 6 Tập 2: Cuối học kì I, nhà trường khen thưởng mỗi lớp ba học sinh tiêu biểu. Lớp 6A có nhiều bạn vừa học giỏi vừa tích cực tham gia các hoạt động. Cô giáo chủ nhiệm chọn năm bạn xứng đáng nhất để lớp bình chọn. Cô giáo lập phiếu bầu theo mẫu như ở Hình 17. Mỗi học sinh được nhận một phiếu, trên mỗi dòng của phiếu chọn đúng một trong hai ô “Đồng ý” hoặc “Không đồng ý”.

Kết quả bình chọn của cả lớp được cô giáo thống kê lại trong Hình 78.

Hãy lập danh sách ba bạn của lớp 6A được khen thưởng.

STT

Họ và tên

Đồng ý

Không đồng ý

1

Nguyễn Thị An

2

Vũ Văn Cường

3

Phạm Thu Hoài

4

Bùi Bình Minh

5

Nguyễn Văn Nam

Hình 17

STT

Họ và tên

Đồng ý

Không đồng ý

1

Nguyễn Thị An

31

5

2

Vũ Văn Cường

20

16

3

Phạm Thu Hoài

33

3

4

Bùi Bình Minh

27

9

5

Nguyễn Văn Nam

18

18

Hình 18

Lời giải:

Dựa trên kết quả bình chọn, ta thấy:

Ba bạn có kết quả bình chọn đồng ý cao nhất là: Nguyễn Thị An, Phạm Thu Hoài, Bùi Bình Minh 

Ta lập được danh sách ba bạn của lớp 6A được khen thưởng như sau:

STT

Họ và tên

1

Nguyễn Thị An

3

Phạm Thu Hoài

4

Bùi Bình Minh

Bài 2 trang 22 Toán lớp 6 Tập 2: Một câu lạc bộ có 24 thành viên. Người phụ trách thống kê những thành viên có mặt tại câu lạc bộ trong một tuần như ở bảng bên.

a) Hãy nêu đối tượng thống kê và tiêu chí thống kê.

b) Ngày nào có mặt đầy đủ tất cả các thành viên của câu lạc bộ?

c) Tính tổng số lượt người vắng mặt tại câu lạc bộ trong tuần 

Lời giải:

a) Đối tượng thống kê: Các thứ trong một tuần (không tính thứ 7 và chủ nhật).

Tiêu chí thống kê là số thành viên có mặt tương ứng với từng thứ.

b) Quan sát biểu đồ, ta có: 

Thứ hai, có 18 thành viên có mặt.

Thứ ba, có 20 thành viên có mặt.

Thứ tư, có 24 thành viên có mặt.

Thứ năm, có 23 thành viên có mặt.

Thứ sáu, có 21 thành viên có mặt.

Ngày có mặt đầy đủ tất cả các thành viên của câu lạc bộ là thứ tư.

c) Quan sát biểu đồ, ta có: 

Thứ hai, có 24 – 18 = 6 thành viên vắng mặt.

Thứ ba, có 24 – 20 = 4 thành viên vắng mặt.

Thứ tư, có 24 – 24 = 0 thành viên vắng mặt.

Thứ năm, có 24 – 23 = 1 thành viên vắng mặt.

Thứ sáu, có 24 – 21 = 3 thành viên vắng mặt.

Tổng số lượng người vắng mặt tại câu lạc bộ trong tuần là: 

6 + 4 + 0 + 1 + 3 = 14 (người).

Vậy tổng số lượng người vắng mặt tại câu lạc bộ trong tuần là 14 người.

Bài 3 trang 23 Toán lớp 6 Tập 2: Do tác động của En Ni-nô (El Nino), mùa mưa năm 2015 đến muộn và kết thúc sớm nên mực nước sông Mê Kông xuống thấp nhất trong 90 năm qua. Xâm nhập mặn đã ảnh hưởng đến hàng trăm nghìn héc-ta lúa.

Biểu đồ ở Hình 19 cho biết diện tích lúa bị hại do xâm nhập mặn vào cuối năm 2015 và đầu năm 2016 của một số tỉnh. Tính tổng diện tích lúa bị hại của các tỉnh đó.

Lời giải:

Tổng diện tích lúa bị hại do xâm nhập mặn vào cuối năm 2015 và đầu năm 2016 của các tỉnh là: 54 000 + 50 000 + 14 000 = 118 000 (ha).

Vậy tổng diện tích lúa bị hại do xâm nhập mặt vào cuối năm 2015 và đầu năm 2016 là 118 000 (ha).

Bài 4 trang 23 Toán lớp 6 Tập 2: Biểu đồ cột kép ở Hình 20 biểu diễn sản lượng cà phê và gạo xuất khẩu của Việt Nam trong ba năm 2017, 2018, 2019.

a) Tính tổng lượng cà phê xuất khẩu trong ba năm 2017, 2018, 2019.

b) Sản lượng cà phê xuất khẩu năm 2018 nhiều hơn sản lượng cà phê xuất khẩu năm 2019 là bao nhiêu? 

c) Tính tổng lượng gạo xuất khẩu trong ba năm 2017, 2018, 2019. 

d) Sản lượng gạo xuất khẩu năm 2019 nhiều hơn sản lượng gạo xuất khẩu năm 2018 là bao nhiêu?

Lời giải:

a) Tổng lượng cà phê xuất khẩu trong ba năm 2017, 2018, 2019 là:

1,57 + 1,88 + 1,65 = 5,1 (triệu tấn).

Vậy tổng lượng cà phê xuất khẩu trong ba năm 2017, 2018, 2019 là 5,1 triệu tấn.

b) Sản lượng cà phê xuất khẩu năm 2018 nhiều hơn sản lượng cà phê xuất khẩu năm 2019 là: 1,88 – 1,65 = 0,23 (triệu tấn).

Vậy sản lượng cà phê xuất khẩu năm 2018 nhiều hơn sản lượng cà phê xuất khẩu năm 2019 là 0,23 triệu tấn.

c) Tổng lượng gạo xuất khẩu trong ba năm 2017, 2018, 2019 là:

5,82 + 6,11 + 6,37 = 18,3 (triệu tấn).

Vậy tổng lượng gạo xuất khẩu trong ba năm 2017, 2018, 2019 là 18,3 triệu tấn.

d) Sản lượng gạo xuất khẩu năm 2019 nhiều hơn sản lượng cà phê xuất khẩu năm 2018 là: 6,37 – 6,11 = 0,26 (triệu tấn).

Vậy sản lượng gạo xuất khẩu năm 2019 nhiều hơn sản lượng cà phê xuất khẩu năm 2018 là 0,26 triệu tấn.

Bài 6 trang 24 Toán lớp 6 Tập 2: Tung một đồng xu 15 lần liên tiếp. Hãy ghi kết quả thống kê theo mẫu sau:

Lần tung

Kết quả tung

Số lần xuất hiện mặt N

Số lần xuất hiện mặt S

1

?

?

?

?

Tính xác suất thực nghiệm:

a) Xuất hiện mặt N;                            

b) Xuất hiện mặt S.

Lời giải:

Tung một đồng xu 15 lần liên tiếp, ta được bảng kết quả sau:

Lần tung

Kết quả tung

Số lần xuất hiện mặt N

Số lần xuất hiện mặt S

1

N

7

8

2

N

3

S

4

S

5

S

6

S

7

N

8

S

9

N

10

N

11

N

12

S

13

S

14

N

15

S

a) Xác suất thực nghiệm xuất hiện mặt N là:7/15

b) Xác suất thực nghiệm xuất hiện mặt S là: 8/15

Bài 7 trang 24 Toán lớp 6 Tập 2: Gieo một xúc xắc 10 lần liên tiếp. Hãy ghi kết quả thống kê theo mẫu sau:

Lần gieo

Kết quả gieo

Tổng số lần xuất hiện

Mặt 1 chấm

Mặt 2 chấm

Mặt 3 chấm

Mặt 4 chấm

Mặt 5 chấm

Mặt 6 chấm

1

?

?

?

?

?

?

?

?

Tính xác suất thực nghiệm:

a) Xuất hiện mặt 1 chấm;                             

b) Xuất hiện mặt 2 chấm;

c) Xuất hiện mặt 3 chấm;                             

d) Xuất hiện mặt 4 chấm;

e) Xuất hiện mặt 5 chấm;                            

g) Xuất hiện mặt 6 chấm.

Lời giải:

Gieo một xúc xắc 10 lần liên tiếp, ta có kết quả ở bảng sau:

Lần gieo

Kết quả gieo

Tổng số lần xuất hiện

Mặt 1 chấm

Mặt 2 chấm

Mặt 3 chấm

Mặt 4 chấm

Mặt 5 chấm

Mặt 6 chấm

1

6

0

2

3

1

2

2

2

5

3

3

4

5

5

6

6

2

7

4

8

3

9

2

10

3

a) Xác suất thực nghiệm xuất hiện mặt một chấm là:

b) Xác suất thực nghiệm xuất hiện mặt hai chấm là:

c) Xác suất thực nghiệm xuất hiện mặt ba chấm là:

d) Xác suất thực nghiệm xuất hiện mặt bốn chấm là:

e) Xác suất thực nghiệm xuất hiện mặt năm chấm là:

g) Xác suất thực nghiệm xuất hiện mặt sáu chấm là: 

►►CLICK NGAY vào TẢI VỀ dưới đây để download Giải bài tập Toán 6 Bài ôn tập cuối chương 4 Cánh Diều ngắn gọn, hay nhất file pdf hoàn toàn miễn phí.

Video liên quan

Chủ đề