Toàn cầu hóa văn hóa là gì

A. MỞ ĐẦU:
Một đất nước muốn phát triển thì không thể “đóng cửa”, chỉ sử dụng tiềm lực
của riêng mình mà phải dựa vào tiềm lực nước ngoài, giao thương cả về kinh
tế lẫn văn hóa. Vấn đề toàn cầu hóa là vấn đề bất kỳ đất nước nào cũng
hướng tới và là cần thiết trong công cuộc mở rộng tầm nhìn của mỗi cá nhân
ra ngoài thế giới, nâng cao vị thế của đất nước mình trên trường quốc tế.
Tuy nhiên để “hòa nhập mà không hòa tan” lại là một thách thức vô cùng lớn
đối với toàn thể xã hội. Vì vậy em xin được tìm hiểu về toàn cầu hóa và văn
hóa trong bối cảnh toàn cầu hóa nói chung và ở Việt Nam nói riêng thông
qua đề số 10: Khái niệm toàn cầu hóa? Tại sao văn hóa lại là “tâm điểm” của
toàn cầu hóa? Việt nam đang triển khai vấn đề này như thế nào?

B. NỘI DUNG:
I. Toàn cầu hóa:
1. Định nghĩa:
Trong hơn một thập kỷ trở lại đây xu thế toàn cầu hoá gia tăng ngày càng
mạnh mẽ.Và cùng với điều đó là những cách lý giải và thái độ không giống
nhau đối với xu thế này. Có quan điểm cho rằng toàn cầu hoá chỉ mới xuất
hiện gần đây. Toàn cầu hoá được hiểu là chính sách của Mĩ nhằm bành
trướng quyền lực,thống trị thế giới theo kiểu Mĩ, thưc chất toàn cầu hoá là Mĩ
hoá. Quan niệm này đã đẩy tới thái độ phải chống lại quá trình này nhằm
đảm bảo cho sự phát triển độc lập, đa dạng của các quốc gia.
Loại quan điểm thứ hai là quan điểm thừa nhận tính tất yếu khách quan
của quốc tế hoá, toàn cầu hoá. Nhưng trong quan điểm này cũng có nhiều ý
kiến khác nhau: Có người cho rằng toàn cầu hoá xét về bản chất là quá trình
tăng lên mạnh mẽ những mối liên hệ sự ảnh hưởng, tác động lẫn nhau phụ

1

thuộc lẫn nhau của tất cả các khu vực, các quốc gia các dân tộc trên toàn thế

giới; có người lại cho rằng : “Toàn cầu hoá là giai đoạn cao của quá trình
phát triển của lực lượng sản xuất trên thế giới, là kết quả tất yếu của phát
triển kinh tế thị trường và khoa học công nghệ”. Dưới tác động của toàn cầu
hóa, các dân tộc, các cá nhân buộc phải xích lại gần nhau, liên kết với nhau
trong sự tương tác và phụ thuộc lẫn nhau để cùng tồn tại và phát triển.
Mặc dù có nhiều quan điểm khác nhau về toàn cầu hoá nhưng điểm quan
trọng mà ta nhận thấy là toàn cầu hoá không chỉ là quá trình phản ánh sự gia
tăng của các mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau mà nét quan trọng hơn là phản
ánh qui mô của các hoạt động liên quốc gia. Từ đó ta có thể đưa ra môt khái
niệm mang tính chất khái quát về toàn cầu hoá:
“Toàn cầu hoá là sự gia tăng mạnh mẽ các mối quan hệ gắn kết, tác động
phụ thuộc lẫn nhau, là quá trình mở rộng qui mô và cường độ hoạt động
giữa các khu vực,các quốc gia các dân tộc trên phạm vi toàn cầu trong sự
vận động phát triển”
Với quan niệm như vậy thế giới hoá cũng có nghĩa là toàn cầu hoá và quốc
tế hoá được xem như giai đoạn trước đó của toàn cầu hoá. Quốc tế hoá,toàn
cầu hoá là một quá trình,và vì vậy nó khác với các vấn đề toàn cầu. Tham gia
vào quá trình quốc tế hoá, toàn cầu hoá chính là thực hiện hội nhập quốc tế.
Toàn cầu hoá là một xu hướng bao gồm nhiều phương diện: kinh tế, chính trị,
văn hoá, xã hội v.v...

2. Tính hai mặt của toàn cầu hóa:
Toàn cầu hóa là quá trình mang tính hai mặt, nó vừa đưa lại những cơ hội
phát triển đồng thời nó cũng đặt ra những thách thức đối với các quốc gia.

2

 Mặt tích cực:
- Toàn cầu hóa thúc đẩy rất nhanh sự phát triển và xã hội hóa của lực lượng sản

xuất, đưa lại sự tăng trưởng kinh tế cao.
- Mặt khác, toàn cầu hóa truyền bá và chuyển giao trên quy mô ngày càng lớn
những thành quả, những đột phá sáng tạo về khoa học và công nghệ, về tổ chức
và quản lý, về sản xuất và kinh doanh, đưa kiến thức và kinh nghiệm đến với các
dân tộc, đến từng hộ gia đình, từng con người và dọn đường cho công nghiệp
hóa và hiện đại hóa.
-

Chính toàn cầu hóa tạo nên khả năng phát triển rút ngắn, mang lại những

nguồn lực rất quan trọng, cần thiết cho các nước đang phát triển từ các nguồn
vốn vật chất đến các nguồn tri thức và kinh nghiệm, cả về chiến lược lâu dài, về
tổ chức và cả ở tầm vĩ mô của một quốc gia và tầm vi mô của từng doanh nghiệp
và cá thể.
- Toàn cầu hóa đã gây sức ép mãnh liệt và gay gắt về mặt cạnh tranh do dó đòi
hỏi những tiến hành cải cách sâu rộng để nâng cao sức cạnh tranh và hiệu quả
của mỗi nền kinh tế, mỗi doanh nghiệp, chỉ rõ yếu tố hàng đầu của yếu tố chất
lượng, thời gian, nâng cao giá trị gia tăng để có sức cạnh tranh và hiệu quả. Mặt
khác, toàn cầu hóa mở ra những địa bàn và cách thức hoạt động mới, những thị
trường mới, những đối tác mới cho từng nước như các nước đang phát triển.
- Toàn cầu hóa thúc đẩy sự xích lại gần nhau giữa các dân tộc, kích thích các
luồng và các dạng giao lưu, làm cho con người ở mọi châu lục ngày càng hiểu
biết nhau hơn, nắm bắt được mọi tình hình, cập nhật ở mọi nơi và góp phần tác
động nhanh chóng đến các sự kiện.
-

Toàn cầu hóa cũng góp phần vào sự nâng cao dân trí và sự tự khẳng định

mình của các dân tộc và của từng con người.

3

 Mặt tiêu cực:
- Toàn cầu hóa làm tăng thêm sự bất công xã hội, khoét sâu hố ngăn cách giàu
nghèo trong từng nước và giữa các nước.
- Toàn cầu hóa có phần thu hẹp quyền lực, phạm vi và hiệu quả tác động của
các Nhà nước dân tộc, đặt ra những vấn đề nhạy cảm và gây nên những phản
ứng quyết liệt.
- Về mặt xã hội, toàn cầu hóa cũng tạo ra nguy cơ đánh mất bản sắc dân tộc,
đánh mất độc lập tự chủ quốc gia, nó cũng tạo ra các khả năng quốc tế hóa các
hiện tượng tiêu cực như buôn bán ma túy, mại dâm, du nhập lối sống đồi trụy,
chủ nghĩa khủng bố, lây truyền các bệnh dịch HIV - AIDS...
II. Toàn cầu hóa văn hóa:
Khi thế giới chuyển từ "quốc tế hóa" sang "toàn cầu hóa", thuật ngữ "toàn
cầu hóa kinh tế" được nhắc đến như là một xu thế tất yếu và trào lưu này đã và
vẫn đang trở thành đề tài sôi nổi và nóng bỏng trên toàn thế giới. Tuy nhiên,
càng ngày con người càng nhận ra một trào lưu toàn cầu hóa khác, thậm chí còn
quyết liệt hơn, sâu sắc hơn, đó là toàn cầu hóa về văn hóa..
Chúng ta đều biết rằng nhu cầu trao đổi và buôn bán là nhu cầu tự nhiên của
cuộc sống. Toàn cầu hóa về kinh tế là quá trình bắt đầu từ xu thế tự nhiên như
vậy của đời sống kinh tế. Người ta mang hàng hóa từ làng này bán sang làng
khác để trao đổi buôn bán và chính trong quá trình ấy người ta đã thực hiện cái
gọi là phi địa phương hóa quá trình kinh tế, tức là người ta đang thực hiện giai
đoạn làm tiền đề cho toàn cầu hóa về kinh tế. Trong các quá trình trao đổi hàng
hóa như vậy, người ta thấy rằng hàng hóa của làng này bán cho làng khác phải
thỏa mãn những nhu cầu hay những đòi hỏi về chất lượng văn hóa của làng
khác. Suy rộng ra, hàng hóa của nước này bán sang nước khác phải chứa đựng
những đòi hỏi về chất lượng văn hóa của nước khác. Như vậy, quá trình toàn cầu
4

hóa về văn hóa là một quá trình tất yếu. Giao lưu kinh tế là tiền đề của giao lưu
văn hóa, còn giao lưu văn hóa thúc đẩy nhận thức cả về sự khác biệt lẫn sự
tương đồng về văn hóa. Ngày nay, khi người ta ý thức được rằng văn hóa vừa là
mục tiêu vừa là động lực của sự phát triển, chúng ta có thể khẳng định rằng toàn
cầu hóa về văn hóa là quá trình tất yếu, diễn ra song song với toàn cầu hóa về
kinh tế ở giai đoạn đầu và vượt trước nó ở giai đoạn phát triển sau này.
Nhờ có toàn cầu hóa một phổ giao lưu và tương tác rộng lớn, với cường độ
và tần suất mà lịch sử trước đó chưa từng biết đến đã được mở ra. Cùng với sự
thay đổi mang tính cách mạng trong khoa học công nghệ, thì sự giao lưu, mức
độ tác động qua lại giữa các nền văn hóa đã thay đổi về chất, đến độ, không ít
học giải coi sự tương tác này là toàn cầu hóa văn hóa.
“Toàn cầu hoá văn hoá có thể được hiểu là quá trình văn hoá các dân tộc,
thông qua giao lưu, dung hợp, xâm nhập và bổ sung lẫn nhau, không ngừng phá
vỡ tính hạn chế về khu vực và về mô hình của văn hoá dân tộc mình và trong sự
bình phán và chọn lọc của loài người mà đạt được sự hoà đồng văn hoá, không
ngừng chuyển các nguồn khu vực của văn hoá dân tộc mình thành các nguồn
hưởng thụ chung, sở hữu chung của loài người. Tuy nhiên, điều cần chú ý là
toàn cầu hoá văn hoá là một quá trình bao gồm sự xung đột, giao lưu, dung
hợp giữa các nền văn hoá dân tộc, đồng thời bản thân nó cũng là một kết quả,
tức là các nguồn khu vực của văn hoá các dân tộc có thể được loài người cùng
hưởng cùng sở hữu. Nhưng nó tuyệt nhiên không có nghĩa là sự mất đi của các
nền văn hoá dân tộc để hình thành nên một thứ văn hoá có tính toàn cầu thống
nhất, liên thông, phổ quát”
Như vậy, toàn cầu hoá văn hoá đã tạo ra những cơ hội, thách thức và rủi ro
đối với các nền văn hoá khác nhau trong việc quảng bá nền văn hoá của mình ra
bên ngoài. Trong quá trình toàn cầu hoá, các nền văn hoá đều bình đẳng, giao
lưu với nhau trong thế bình đẳng, đều có những chỗ “mạnh”, những chỗ “yếu”,
5

đều có “quyền” tự do nhìn nhận, lựa chọn, thử nghiệm để tiếp nhận từ “kẻ khác”
những gì mà họ muốn tiếp nhận.
Tuy nhiên, không phải mọi quốc gia đều tham gia vào quá trình toàn cầu hoá
với những mức độ giống nhau và đều được bình đẳng như nhau. Khi tham gia
vào toàn cầu hoá, các nước phát triển có rất nhiều lợi thế. Phần còn lại của thế
giới thì chịu thiệt thòi về nhiều mặt và gặp nhiều thách thức. Mặc dù vậy, trong
thế giới ngày nay, các quốc gia không thể tẩy chay hoàn toàn toàn cầu hoá hoặc
đứng ngoài quá trình toàn cầu hoá.
Tóm lại, toàn cầu hóa văn hóa là một xu thế tất yếu, nó đang đặt nền móng cho
một hiện thực văn hóa theo nghĩa rộng - văn hóa của toàn nhân loại. Nói cách
khác, toàn cầu hóa đang xác lập nên hệ giá trị chung đại diện cho con người, xét
trong quan hệ với tụ nhiên, quan hệ ứng xử giữa các dân tộc trên thế giới. Toàn
cầu hóa đang thách thức suwj phản tư văn hóa ở tất cả các dân tộc trên thế giới.
Nó kích thích nhu cầu khẳng định bản sắc của dân tộc trước nguy cơ bị hòa tan
vào môi trường văn hóa bên ngoài. Vậy nên văn hóa đã trở thành “tâm điểm”
cuả toàn cầu hóa.
III.

Toàn cầu hóa văn hóa ở Việt Nam:
Trong diễn trình toàn cầu hóa, đường lối đối ngoại đó sẽ được cụ thế hóa rõ

nét nhất bằng việc tham gia vào các tổ chức kinh tế - chính trị trên thế giới. Việt
Nam đã là thành viên của nhiều tổ chức kinh tế - chính trị quốc tế và khu vực.
Chúng ta đã là thành viên của Ngân hàng Thế giới (WB), Quỹ Tiền tệ quốc tế
(IMF),... Ở cấp liên khu vực, chúng ta là thành viên tích cực của Diễn đàn hợp
tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương ( APEC ), Diễn đàn hợp tác Á - Âu
( ASEM ), của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN)... Và sự kiện vô
cùng quan trọng là chúng ta đã chính thức gia nhập Tổ chức Thương mại thế

giới (WTO). Hiện đại hóa đã tăng thêm tính hiện đại của văn hóa (để dứt bỏ

6

những gì là cổ hủ, thủ cựu - hệ quả của một nền sản xuất nhỏ, phân tán), mở
rộng và đào sâu thêm giá trị nhân văn - dân chủ - quốc tế của văn hóa (để loại
trừ những tàn dư của ý thức hệ phong kiến gia trưởng), tiếp thu tính công
nghiệp, tính khoa học, tính kỷ cương trong công việc và sinh hoạt giao tiếp cộng
đồng (để dứt khoát chia tay với thói quen sống theo “lệ làng” coi thường “phép
nước”, thói rềnh rang, không biết tiếc thì giờ…), tiếp cận những thành tựu to lớn
của công nghệ kỹ thuật mới trên các lĩnh vực truyền thông, truyền hình, in ấn,
sản xuất băng đĩa âm thanh và hình ảnh, sản xuất các phương tiện nghe nhìn, đổi
mới và đa dạng hóa các loại hình nghệ thuật… Giờ đây với song vệ tinh truyền
hình, mọi nhà có thể tìm hiểu về nền văn hóa của tất cả các nước trên thế giới,
có thể xem một bộ phim Hàn Quốc, Ấn Độ,… tiếp cận với rất nhiều thể loại âm
nhạc mới mẻ như nhạc điện tử, nhạc giao hưởng, opera,… Cùng với sự phát
triển không ngừng nghỉ của công nghệ, thế giới giờ đây chỉ còn cách nhau một
màn hình máy tính hay chiếc điện thoại nhỏ bé.
Chúng ta tích cực truyền bá văn hóa của ta ra nước ngoài, cố gắng khẳng
định mình với quốc tế bằng các hoạt động giao lưu văn hóa, văn nghệ; tổ chức,
quan tâm đúng cách tới hội người Vệt Nam tở nước ngoài để cùng họ giữ gìn
bản sắc văn hóa dân tộc. Đánh giá vai trò của Việt kiều và các Hội Người Việt
Nam ở nước ngoài trong việc truyền bá, phát huy văn hóa Việt trong những năm
qua, ông Phong cho biết, “Bộ Ngoại giao luôn xác định người Việt Nam ở nước
ngoài là đối tượng thụ hưởng sản phẩm văn hóa ngoại giao và đồng thời cũng là
chủ thể đóng vai trò quảng bá văn hóa của đất nước ta ra thế giới; góp phần gắn
kết cộng đồng người Việt, bồi đắp những hiểu biết về văn hóa quê hương, đất
nước; là nhân tố xây dựng và phát triển Tổ quốc Việt Nam tốt đẹp cũng như ở
nước sở tại”. Mở rộng giao lưu văn hóa với thế giới cũng đồng nghĩa với việc ta

tiếp nhận một lượng lớn văn hóa của nước bạn. Do đó, cần có sự chỉ đạo, định
hướng trong tiếp thu, chọn lọc những nguồn văn hóa ngoại lai để hòa nhập

7

nhưng không hòa tan. Trong những năm qua, Bộ đã tiến hành các hoạt động:
Dạy tiếng Việt cho người nước ngoài ở 6 nước: Campuchia, Lào, Nga, Cộng hòa
Czech, Mỹ, Canada; kết hợp với Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước
ngoài để duy trì và bảo tồn tượng đài Bác Hồ; thực hiện các đề án tâm linh; phát
động các sự kiện NGVH định kỳ như “Xuân quê hương”, “Trại hè Việt Nam”…
Hiện nay, cả nước có 30 vườn quốc gia, rất nhiều khu bảo tồn thiên nhiên,
khu danh thắng nổi tiếng và khoảng 40.000 di sản văn hóa vật thể và phi vật thể,
trong số đó UNESCO công nhận 8 di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới được, 7
di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại, 2 di sản văn hóa phi vật thể cần
được bảo vệ khẩn cấp, 4 di sản tư liệu; trên 2.800 di tích được xếp hạng quốc gia
cùng hàng nghìn lễ hội đặc trưng của cộng đồng 54 dân tộc anh em với những
sinh hoạt văn hóa truyền thống độc đáo, giàu bản sắc. Việc phát triển du lịch văn
hóa ở địa phương góp phần phục hồi và bảo tồn di sản, mang lại lợi ích kinh tế
không chỉ cho doanh nghiệp mà còn cho cả cộng đồng sống tại các khu di sản
hoặc xung quanh khu di sản; đồng thời tăng cường đối thoại trao đổi giữa các
nền văn hóa, tạo điều kiện cho cộng đồng địa phương có những hiểu biết về di
sản đó. Tổ chức Du lịch Thế giới ước tính 37% du lịch toàn cầu xuất phát từ
động lực mong muốn tìm hiểu văn hóa. Khách du lịch di sản văn hóa đi thăm
nhiều nơi hơn gấp 2 lần những khách du lịch khác, ở lại mỗi nơi lâu hơn 2,5 lần
và họ cũng chi tiêu nhiều hơn. Đây cũng là điều mà Việt Nam muốn hướng đến
trong chiến lược phát triển du lịch. Phát triển du lịch có trách nhiệm là một trong
những giải pháp trụ cột nhằm bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hóa,
hướng tới sự phát triển bền vững. Quan điểm chủ đạo này đã được đề ra trong
Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030,

trong đó xác định “Phát triển du lịch bền vững gắn chặt với việc bảo tồn và phát
huy các giá trị văn hóa của dân tộc…”

8

Tuy nhiên, có lẽ chúng ta quá quan tâm đến những mục tiêu lớn lao mà quên
mất yếu tố quan trọng của phát triển nói chung là phát triển con người, trong quá
trình hiện đại hóa văn hóa, con người buộc phải nhận tác động của rất nhiều nền
văn hóa khác nhau đến cuộc sống của họ, việc lựa chọn tiếp nhận nền văn họ
nào là ở họ nhưng tất yếu vẫn phải biết đến nền văn hóa của dân tộc. không thể
phủ nhận sức hấp dẫn của những loại hình hoạt động văn hóa, biểu diễn nghệ
thuật, vui chơi giải trí cũng như lối sống tiện nghi, hiện đại từ các nước phát
triển đối với nhiều người dân nước ta, nhất là đối với lớp trẻ, là điều dễ nhận
thấy, có thể nói là đã và đang diễn ra phần nào độc lập với ý muốn chủ quan của
chúng ta, đặc biệt là của những người đứng tuổi.
Bên cạnh mặt được rất cơ bản về sự tiến bộ của con người và sự cởi mở của
xã hội, cũng có thể nói chưa bao giờ những giá trị văn hóa truyền thống của dân
tộc lại phải chịu những tác động xói mòn mạnh mẽ, gay gắt như hiện nay. Nhiều
tệ nạn xã hội như cờ bạc, ma túy, mại dâm, buôn lậu, gian lận thương mại v. v…
phát triển như các đại dịch thời trung cổ. Chỉ hơn mười năm qua, thời gian chưa
đủ để một thế hệ sinh ra và trưởng thành, chúng ta có thể thấy, đặc biệt là ở các
thành phố khá phổ biến một lối sống thực dụng, chạy theo tiện nghi vật chất, tôn
thờ đồng tiền, sùng ngoại, coi nhẹ các giá trị lý tưởng, đạo đức của cha ông…
Nhiều sinh hoạt văn hóa, từ lễ hội đến biểu diễn nghệ thuật, bị nhuốm đậm đặc
sắc màu thương mại hóa. Các loại hình nghệ thuật ca nhạc phương Tây ngày
càng có nhiều thanh niên hâm mộ tôn sung trong khi các loại hình nghệ thuật
dân tộc như chèo, tuồng, cải lương… ngày càng thưa vắng người xem. Lớp trẻ
lớn lên không còn biết hát dân ca, các bà mẹ không còn biết hát ru… Thậm chí
xuất hiện một lớp trẻ mà theo cách nói hiện nay là “fan cuồng K-pop”, họ ăn

mặc, đầu tóc theo phong cách một ca sĩ Hàn Quốc mà họ hâm mộ; mất ăn mất
ngủ, gào khóc khi được gặp mặt thần tượng. Thói đua đòi ăn chơi theo kiểu
sống gấp “sống hôm nay không biết có ngày mai”, chạy đua theo trào lưu mới,

9

sống xa hoa vô lối bằng đồng tiền phi lao động đã không còn là hiện tượng hiếm
hoi. Theo cùng là thói bang quang, vô cảm trước mọi thứ xung quanh. Chứng
kiến một vụ tai nạn mà việc đầu tiên không phải giúp đỡ người bị nạn mà rút
ngay chiếc điện thoại thông minh ra chụp ảnh. Trào lưu “chụp ảnh tự sướng”
không phải là không tốt song liệu chụ ảnh bất kỳ lúc nào cũng là cần thiết”
Bao trùm lên các hiện tượng tiêu cực ấy có thể nói là sự khủng hoảng lòng
tin - con người không còn có lý tưởng sống đúng đắn, mất định hướng giá trị.
Không ít người trở thành tín đồ mù quáng của các dị giáo, của các thứ mê tín dị
đoan đang có chiều hướng sinh sôi như nấm sau mưa. (Những dãy xe máy, xe
con biển trắng và cả biển xanh nối đuôi nhau hàng cây số trên đường vào xin lễ
đền Bà chúa Kho ở Bắc Ninh là một minh chứng đáng buồn).
Có thể chúng ta đã có những phương hướng bảo và các nhìn nhận đúng về
những giá trị văn hóa dân tộc và lợi ích mà chúng đem lại. Nhưng có thể thấy
việc bảo tồn này còn nặng về hình thức. Tiêu biểu có thể thấy Chùa Một Cột,
một ngôi chùa nổi tiếng đã được Tổ chức Kỷ lục châu Á ghi nhận là ngôi chùa
có kiến trúc độc đáo nhất châu Á từ năm 1962 hiện đang lâm vào cảnh xuống
cấp thảm hại. Bất kể mưa to, mưa nhỏ đều bị dột tứ bề, tượng Phật phải đội nón
choàng áo mưa mỗi khi có mưa. Từ năm 2008, năm nào Đại đức Thích Tâm
Kiên cũng có tờ trình lên UBND TP. Hà Nội đề nghị có kế hoạch trùng tu tôn
tạo Chùa Một Cột, nhưng TP. Hà Nội vẫn thờ ơ. Từ nhiều năm nay, Ban quản lý
dự án Làng cổ Đường Lâm bán vé cho khách tham quan, thu hết tiền về cho dự
án. Người dân có nhà cổ chỉ được Ban quản lý cấp 250.000 đồng tiền trà thuốc
mỗi tháng để thường trực ngày đêm ở nhà đón khách tham quan và làm công

việc hướng dẫn viên du lịch. Nếu nhà có dột nát xập xệ thì phải tự bỏ tiền ra tu
sửa nhưng không được làm thay đổi thiết kế nhà cổ. Người dân không được xây
thêm, sinh hoạt rất chật chội, đề nghị ban dự án cấp đất giãn dân để đáp ứng các
nhu cầu sinh hoạt khi con cái lấy vợ, sinh con... nhưng không được đáp ứng.
10

Hay, nghệ nhân hát xẩm Hà Thị Cầu, cả cuộc đời sống trong nghèo khó, mãi đến
khi đã mất rồi mới được phong tặng “Nghệ sĩ ưu tú” và còn rất nhiều nghệ nhân
khác không được quan tâm đúng cách và vẫn đang trong tình trạng “chờ” danh
hiệu, và thiếu thốn vật chất. Nếu không đầy đủ vật chất, liệu nhưng người nghệ
nhân họ có còn bảo tồn được những giá trị văn hóa tinh thần như vậy?

C. KẾT LUẬN:
Hội nhập là tiến trình không thể tránh khỏi ở mỗi một quốc gia. Khi hội nhập thì
tất yếu đá nước đó sẽ rơi vào toàn cầu hóa. Toàn cầu hóa về kinh tế, xã hội hay
văn hóa đều manh lại rất nhiều tiềm lực to lớn song bên cạnh đó cũng có không
ít rủi roc ho một đất nước, đặc biệt là nước có nền kinh tế còn non trẻ như nước
ta.
Để toàn cầu hóa, đặc biệt về văn hóa phát huy hết những ưu điểm của nó, cần sự
chung tay của tất thảy mọi người, từ cơ quan nhà nước cho đến nhưng người
dân. Nhà nước cần có những quyết định đúng đắn, phù hợp với thực trạng nền
văn hóa trong nước, đang có sự giao toa mạnh mẽ. Và mỗi cá nhân cần có ý thức
bảo tồn văn hóa dân tộc trong mình, và văn hóa dân tộc của đất nước ta. Có như
vậy, sự phát triển mới là bền vững, mới là sự phát triển đúng nghĩa.

11

MỤC LỤC:

A. MỞ ĐẦU:
…………………………
B. NỘI DUNG:
…………………………
I.
Toàn cầu hóa:
…………………………
1. Khái niệm:
…………………………
2. Tính hai mặt cảu toàn cầu hóa:
…………………………
II.
Toàn cầu hóa văn hóa:
…………………………
III. Toàn cầu hóa văn hóa ở Việt …………………………
Nam:
C. KẾT LUẬN:
…………………………

Trang 1
Trang 1-11
Trang 1- 4
Trang 1- 2
Trang 2- 4
Trang 4- 6
Trang 6- 11
Trang 11

12

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO:
1. Đại cương về văn hóa Việt Nam.
( NXB Văn Hóa – Thông Tin)
2. TOÀN CẦU HÓA - NHỮNG MẶT TÍCH CỰC VÀ TIÊU CỰC, ẢNH
HƯỞNG CỦA NÓ ĐẾN VIỆC GIỮ GÌN VÀ PHÁT HUY BẢN SẮC
VĂN HÓA DÂN TỘC - PGS.TS. Dương Xuân Sơn, Khoa Báo chí ĐHKHXH&NV
(//vi.scribd.com/doc/98837588/%C4%91%E1%BA%B7c-tr
%C6%B0ng-c%E1%BB%A7a-toan-c%E1%BA%A7u-hoa)
3. Toàn cầu hóa về văn hóa - Nguyễn Trần BạtChủ tịch / Tổng giám đốc,
InvestConsult Group - Suy tưởng
(//www.chungta.com/nd/tu-lieu-tra
cuu/toan_cau_hoa_ve_van_hoa_20140422102951.html)
4. NHÌN NHẬN THẾ NÀO VỀ TOÀN CẦU HÓA VĂN HÓA - ĐẶNG
THỊ MINH PHƯƠNG
(//huc.edu.vn/vi/spct/id129/NHIN-NHAN-THE-NAO-VE-TOANCAU-HOA-VAN-HOA/)
5.
Việt Nam trong thế

giới

toàn

cầu

hóa

-

Tin

kinh

te,

//vietbao.vn/Kinh-te/Viet-Nam-trong-the-gioi-toan-cauhoa/45224548/87/
6. TOÀN CẦU HÓA VÀ VẤN ĐỀ BẢN SẮC VĂN HÓA DÂN TỘC Phan Hồng Giang
(//baotangnhanhoc.org/vi/bai-nghien-cu-lch-s/1079-toan-cu-hoa-vavn--bn-sc-vn-hoa-dan-tc-.html)
7. Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa hướng tới du lịch có trách nhiệm.
(//www.vietnamtourism.com/index.php/news/items/14032)
8. Khái niệm về toàn cấu hoá kinh tế và hội nhập kinh tế quốc tế - Đại học
kinh tế quốc dân.

13

Chủ đề