Tính chất của cách mạng xã hội chủ nghĩa

Cách mạng xã hội chủ nghĩa là gì? Hãy phân tích nguyên nhân khách quan của nó?

Quảng cáo

- Khái niệm cách mạng xã hội chủ nghĩa

+ Theo nghĩa hẹp, cách mạng xã hội chủ nghĩa là một cuộc cách mạng chính trị, được kết thúc bằng việc giai cấp công nhân cùng với nhân dân lao động giành được chính quyền, thiết lập được nhà nước chuyên chính vô sản - nhà nước của giai cấp công nhân và quần chúng nhân dân lao động.

+ Theo nghĩa rộng, cách mạng xã hội chủ nghĩa bao gồm cả hai thời kỳ: cách mạng về chính trị với nội dung chính là thiết lập nhà nước chuyên chính vô sản và tiếp theo là thời kỳ giai cấp công nhân và nhân dân lao động sử dụng nhà nước của mình dể cải tạo xã hội cũ về mọi mặt kinh tế, chính trị, văn hoá, tư tưởng. V.V., xây dựng xã hội mới về mọi mặt nhằm thực hiện thắng lợi chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản.

- Nguyên nhân khách quan của cách mạng xã hội chủ nghĩa

+ Phương pháp luận chung để phân tích:

Nguyên nhân sâu xa của mọi cuộc cách mạng trong xã hội là do mâu thuẫn giữa nhu cầu phát triển của lực lượng sản xuất với sự kìm hãm của quan hệ sản xuất đã trở nên lỗi thời. Theo quy luật chung của sự phát triển trong xã hội, lực lượng sản xuất không ngừng phát triển tới khi mâu thuẫn với quan hệ sản xuất đã lỗi thời, kìm hãm sự phát triển của lực lượng sản xuất, đòi hỏi tiến hành một cuộc cách mạng xã hội để xoá bỏ quan hệ sản xuất đã lỗi thời, thay thế bằng quan hệ sản xuất mới mở đường cho lực lượng sản xuất phát trỉển. C. Mác và Ph. Ăngghen đã chỉ rõ: từ chỗ là những hình thức phát triển của lực lượng sản xuất, những quan hệ ấy trở thành những xiềng xích của các lực lượng sản xuất. Khi đó bắt đầu thời đại một cuộc cách mạng xã hội.

+ Vận dụng lý luận chung để phân tích nguyên nhân khách quan của cách mạng xã hội chủ nghĩa:

Thứ nhất., nguyên nhân sâu xa dẫn tới cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa là từ mâu thuẫn giữa nhu cầu phát triển xã hội hoá của lực lượng sản xuất ngày càng cao với tính chất, chiếm hữu tư nhận tư bản chủ nghĩa. Mâu thuẫn này chỉ có thể giải quyết được thông qua cách mạng xã hội chủ nghĩa.

Thứ hai, trên lĩnh vực chính trị, mâu thuẫn trong phương thức sản xuất (nói trên) biểu hiện thành mâu thuẫn đối kháng giai cấp giữa giai cấp công nhân làm thuê (đại biểu cho sự phát triển lực lượng sản xuất) với giai cấp tư sản (đại biểu cho tính chất chiếm hữu tư nhân về tư liệu sản xuất).

Thứ ba, với sự bành trướng của chủ nghĩa tư bản dưới hình thức chủ nghĩa thực dân, chủ nghĩa đế quốc đã biến các dân tộc còn ở trình độ chậm phát, triến kinh tế trở thành thuộc địa, phụ thuộc của các nước tư bản. Chính điều đó đã tạo nên một biểu hiện của mâu thuẫn nữa dẫn tới cách mạng xã hội chủ nghĩa đó là mâu thuẫn giữa các dân tộc thuộc địa và phụ thuộc với chủ nghĩa thực dân, chủ nghĩa đế quốc.

Như vậy, cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa có nguyên nhân sâu xa của nó là mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất có tính xã hội hóa cao với tính chất tư nhân tư bản chủ nghĩa về tư liệu sản xuất dưới chủ nghĩa tư bản, cho nên chừng nào quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa vẫn được duy trì thì nguyên nhân khách quan, sâu xa của cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa vẫn còn tồn tại và do đó cách mạng xã hội chủ nghĩa vẫn là một tất yếu khách quan của tiến trình phát triển lịch sử nhân loại.

Tuy nhiên, cách mạng xã hội chủ nghĩa có nổ ra hay không, khi nào và ở đâu thì còn phụ thuộc vào nhiều nhân tố khác như: sự phát triển của cuộc đấu tranh giai cấp, sự phát triển của phong trào giải phóng dân tộc, ý thức giác ngộ cách mạng của giai cấp công nhân, của nhân dân lao động....

Loigiaihay.com

Bài tiếp theo

  • Tại sao đối với những nước mà nông dân còn là một lực lượng đông đảo thì trong cách mạng xã hội chủ nghĩa thực hiện sự liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân là một tất yếu khách quan và có thể thực hiện được? Có những nội dung và nguyên

    - Thực hiện liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân là một tất yếu và có thể thực hiện được trong cách mạng xã hội chủ nghĩa ở những nước mà nông dân còn là một lực lượng đông đảo

  • Những dự báo của các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác - Lênin về sự ra đời, phát triển hình thái kinh tế - xã hội cộng sản chủ nghĩa dựa trên cơ sở nào? Theo dự báo đó, hình thái kinh tế - xã hội cộng sản chủ nghĩa phát triển qua những giai doạn cơ bản nào

    - Những dự báo của các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác - Lênin về sự ra đời, phát triển hình thái kinh tế - xã hội cộng sản chủ nghĩa dựa trên hai cơ sở chính

  • Phân tích những đặc trưng cơ bản của xã hội xã hội chủ nghĩa?

    Xã hội xã hội chủ nghĩa là một xã hội có những đặc trưng cơ bản sau đây: - Thứ nhất, về cơ sở vật chất, kỹ thuật của xã hội. Cơ sở vật chất của xã hội xã hội chủ nghĩa là nền đại công nghiệp có trình độ phát triển cao

  • Phân tích những đặc trưng của xã hội cộng sản chủ nghĩa tương lai theo những phác thảo của các nhà kinh điển chủ nghĩa Mác - Lênin ?

    Theo những phác thảo của các nhà kinh điển chủ nghĩa Mác - Lênin về xã hội cộng sản tương lai thì đó là một xã hội có những đặc trưng cơ bản

  • Cách mạng xã hội chủ nghĩa có mục tiêu, động lực và các nội dung cơ bản nào?

    - Mục tiêu, của cách mạng xã hội chủ nghĩa Mục tiêu cao nhất của cách mạng xã hội chủ nghĩa là thực hiện thành công chủ nghĩa cộng sản: biến con người từ vương quốc của tất yếu sang vương quốc của tự do

  • Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến
  • Con người và bản chất của con người
  • Phân tích tính tất yếu, đặc điểm và nội dung cơ bản của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội?
  • Lực lượng sản xuất là gì? Quan hệ sản xuất là gì? Lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất có mối quan hệ như thế nào? Từ việc hiểu biết mối quan hệ đó có thể rút ra ý nghĩa phương pháp luận nào? Cho ví dụ minh hoạ
Quảng cáo
Báo lỗi - Góp ý

1. Khái niệm cách mạng xã hội chủ nghĩa

Cách mạng xã hội chủ nghĩa là sự cải biến xã hội một cách căn bản về chất nhằm thay thế chế độ tư bản chủ nghĩa bằng chế độ xã hội chủ nghĩa.

Theo nghĩa hẹp, cách mạng xã hội chủ nghĩa là một cuộc cách mạng chính trị, kết thúc bằng việc giai cấp công nhân giành được chính quyền và thiết lập nhà nước chuyên chính vô sản.

Theo nghĩa rộng, cách mạng xã hội chủ nghĩa bao gồm cả hai giai đoạn: cách mạng về chính trị với nội dung là giành chính quyền, thiết lập nhà nước chuyên chính vô sản; tiếp theo là giai đoạn cải tạo xã hội cũ, xây dựng xã hội mới trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội cho đến khi xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản.

Tính chất, lực lượng và động lực của cách mạng xã hội

tructien December 18, 2012 Xã hội chủ nghĩa Leave a comment

Tính chất, lực lượng và động lực của cách mạng xã hội
5 (100%) 1 vote

Tính chất của một cuộc cách mạng xã hộiđược xác định bởi nhiệm vụ giải quyết mâu thuẫn kinh tế (mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất)và mâu thuẫn xã hội (giữa giai cấp bị bóc lột với giai cấp bóc lột) tương ứng.
Nó phải giải quyết những mâu thuẫn giai cấp nào, xoá bỏ chế độ xã hội nào, xác lập chế độ xã hội nào. Chẳng hạn, cuộc cách mạng 1789 ở Pháp là cuộc cách mạng tư sản vì giai cấp tư sản và các tầng lớp lao động do giai cấp tư sản lãnh đạo đã thực hiện nhiệm vụ lật đổ giai cấp địa chủ phong kiến, xoá bỏ chế độ phong kiến, xây dựng chế độ tư bản.
Tính chất và nhiệm vụ của một cuộc cách mạng xã hội quy định lực lượng và động lực của cách mạng. Lực lượng của cách mạng xã hội là những giai cấp và tầng lớp nhân dân có lợi ích ít nhiều gắn bó với cách mạng và thúc đẩy cách mạng xã hội phát triển. Lực lượng cách mạng do tính chất của cách mạng quyết định và còn do cả những điều kiện lịch sử cụ thể của mỗi cuộc cách mạng xã hội quyết định. Có những cuộc cách mạng xã hội cùng một kiểu, nhưng do hoàn cảnh lịch sử cụ thể trong nước và trên thế giới khác nhau, nên có những lực lượng cách mạng khác nhau.
Động lực của cách mạng xã hộilà những giai cấp có lợi ích gắn bó chặt chẽ và lâu dài đối với cách mạng. Tùy theo điều kiện lịch sử cụ thể, động lực của cách mạng xã hội cũng thay đổi.
Vai trò lãnh đạo trong cách mạng xã hội thuộc về giai cấp đứng ở vị trí trung tâm của thời đại, là giai cấp đại biểu cho phương thức sản xuất mới, là giai cấp tiến bộ nhất trong số các giai cấp đang tồn tại. Chẳng hạn, giai cấp tư sản là giai cấp lãnh đạo trong cách mạng tư sản, giai cấp vô sản là giai cấp lãnh đạo trong cách mạng vô sản.

Chia sẻ
  • Facebook
  • Twitter
  • Google +
  • Stumbleupon
  • LinkedIn
  • Pinterest

Khái niệm, bản chất, nguyên nhân và vai trò của cách mạng xã hội? Mối quan hệ giữa điều kiện khách quan và nhân tố chủ quan trong cách mạng xã hội?

Nghiên cứu học thuyết mác-xít về cách mạng xã hội sẽ giúp chúng ta trả lời cho câu hỏi bằng cách nào mà một kiểu nhà nước này được thay thế bằng một kiểu khác trong lịch sử. Đồng thời, ta cũng có thêm nhiều luận cứ để nhận diện thời đại chúng ta đang sống ngày hôm nay.

Mục tiêu của cách mạng xã hội chủ nghĩa

Cách mạng dân chủ tư sản với khẩu hiệu tự do, bình đẳng, bác ái đã tập hợp quần chúng nhân dân lao động trong cuộc đấu tranh lật đổ giai cấp quí tộc, phong kiến. Nhưng khi giai cấp tư sản giành được chính quyền, thì mọi quyền tự do, dân chủ của quần chúng nhân dân lao động không được tôn trọng. Tự do trong chế độ tư bản chủ nghĩa là tự do bóc lột của giai cấp tư sản, tự do bán sức lao động của người công nhân; tự do bóc lột của nước giàu với nước nghèo, tự do thống trị của nước lớn với nước nhỏ, v.v..

Giải phóng con người, giải phóng xã hội là mục tiêu của giai cấp công nhân, của cách mạng xã hội chủ nghĩa, cho nên có thể nói chủ nghĩa xã hội mang tính nhân văn, nhân đạo sâu sắc. Chủ nghĩa xã hội không chỉ dừng lại ở ý thức, ở khẩu hiệu giải phóng con người, mà từng bước thực hiện việc giải phóng con người "trên thực tế, biến con người từ vương quốc của tất yếu sang vương quốc tự do", tạo nên một thể liên hiệp "trong đó sự phát triển tự do của mỗi người là điều kiện cho sự phát triển tự do của tất cả mọi người".

Khi chúng ta nói mục tiêu là cái đích cần đạt tới, do vậy, những mục tiêu khả thi nêu trên từng bước biến thành hiện thực thông qua quá trình lao động nhiệt tình của quần chúng nhân dân lao động, thông qua những biện pháp tổ chức xã hội một cách khoa học trên tất cả các lĩnh vực đời sống xã hội của nhà nước xã hội chủ nghĩa, dưới sự lãnh đạo của đảng cộng sản.

Mục tiêu giai đoạn thứ nhất của cách mạng xã hội chủ nghĩa là giành lấy chính quyền về tay giai cấp công nhân và nhân dân lao động.

Mục tiêu giai đoạn thứ hai của cách mạng xã hội chủ nghĩa là "xoá bỏ mọi chế độ người bóc lột người... nhằm đưa lại đời sống ấm no cho toàn dân". Khi mà "xoá bỏ tình trạng người bóc lột người thì tình trạng dân tộc này bóc lột dân tộc khác cũng sẽ bị xoá bỏ".

Mục lục

Hồ Chí Minh về cách mạng xã hội chủ nghĩa – tiếp cận dưới góc độ con đường cứu nước

(ĐCSVN) - Động lực chủ yếu thôi thúc chàng thanh niên Nguyễn Tất Thành ra nước ngoài tìm đường cứu nước là khát vọng của một con người yêu nước thiết tha với mong muốn tìm ra được con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc. Các cuộc đấu tranh chống Triều, chống Tây, chống cả Triều lẫn Tây của nhân dân ta những năm cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX đầy khí phách anh hùng, bất khuất, với nhiều hình thức phong phú, nhưng không đủ để Nguyễn Tất Thành tin đó là những con đường, phương pháp đấu tranh đúng. Muốn cứu nước thì cần phải có "con đường khác" - đó là tư duy chính trị đầu tiên của chàng thanh niên trẻ này.

Tư duy chính trị chính xác đó đã theo Chủ tịch Hồ Chí Minh suốt những năm tháng bôn ba tìm đường cứu nước, để rồi Người đã tìm ra được chân lý và đưa ra kết luận lịch sử: “Muốn cứu nước và giải phóng dân tộc không có con đường nào khác con đường cách mạng vô sản”[1].

Đây là luận điểm được Chủ tịch Hồ Chí Minh viết vào năm 1959 cho Lời tựa cuốn "Hồ Chí Minh: Những bài viết và nói chọn lọc", bản tiếng Nga, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Mátxcơva (Liên Xô cũ). Tuy nhiên, không phải đến năm 1959 khi nhân dân miền Bắc nước ta đang bắt đầu sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội thì luận điểm cơ bản này mới được hình thành trong tư tưởng của Người, mà nó hình thành từ rất sớm khi Người được ánh sáng của Cách mạng Tháng Mười soi rọi và bắt gặp Luận cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa của V.I.Lênin.

Xét dưới góc độ cách mạng giải phóng dân tộc, thì luận điểm này mang tính chất là luận điểm cơ bản quyết định đến bản chất, tính chất, mục tiêu của cách mạng. Xét dưới góc độ cách mạng xã hội chủ nghĩa, thì nó lại mang tính chất là luận điểm cơ bản khởi đầu, khẳng định dứt khoát sự lựa chọn con đường giải phóng và phát triển của dân tộc là phải đi theo con đường cách mạng xã hội chủ nghĩa.

Thứ nhất, tại sao Chủ tịch Hồ Chí Minh lại lựa chọn cách mạng xã hội chủ nghĩa là con đường cứu nước, cứu dân.

Nung nấu trong đầu tư duy chính trị phải có "con đường cứu nước khác" trên cơ sở phân tích những con đường mà các bậc tiền bối và nhân dân ta đã và đang tiến hành, Chủ tịch Hồ Chí Minh ra nước ngoài, đến phương Tây để nghiên cứu các cuộc cách mạng trên thế giới xem có thể học tập được không.

Trên hành trình tìm đường cứu nước, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã vượt qua ba đại dương, bốn châu lục, đặt chân lên khoảng 30 nước, là một trong những nhà hoạt động chính trị đi nhiều nhất, có vốn hiểu biết phong phú về thực tế các nước thuộc địa, cũng như các nước tư bản đế quốc chủ yếu đương thời. Nhờ đó, Người đã hiểu rõ bản chất của chủ nghĩa đế quốc, thực dân; trình độ phát triển, đặc điểm lịch sử, văn hóa của nhiều nước thuộc địa; hiểu được những nỗi khổ chung của các dân tộc bị áp bức, của nhân dân các nước thuộc địa và nhu cầu đấu tranh giải phóng của họ.

Người đã nghiên cứu rất kỹ các cuộc cách mạng tư sản điển hình và nhận định đó là các cuộc cách mạng "không đến nơi". Tính chất "không đến nơi" của các cuộc cách mạng tư sản được Chủ tịch Hồ Chí Minh luận chứng cụ thể là vì cách mạng thành công nhưng quần chúng công nông vẫn cực khổ, vẫn bị bóc lột, bọn thực dân, đế quốc vẫn mở rộng thuộc địa và áp bức các dân tộc khác. Người viết: “Cách mệnh Pháp cũng như cách mệnh Mỹ, nghĩa là cách mệnh tư bản, cách mệnh không đến nơi, tiếng là cộng hòa và dân chủ, kỳ thực trong thì nó tước lục công nông, ngoài thì nó áp bức thuộc địa. Cách mệnh đã 4 lần rồi, mà đến nay công nông Pháp hẵng còn phải mưu cách mệnh lần nữa mới hòng thoát khỏi vòng áp bức”[2]. Tính chất "không đến nơi" đó không thể được tiếp nhận bởi con người canh cánh một nỗi lòng cứu nước, cứu dân, với sự khát khao cháy bỏng về độc lập, tự do thực sự cho dân tộc, về việc xóa bỏ “gông xiềng” phong kiến, thực dân, làm cho nhân dân lao động thoát khỏi “kiếp ngựa trâu”.

Tư duy chính trị của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã bắt nhập với thời đại mới được mở ra sau Cách mạng xã hội chủ nghĩa Tháng Mười Nga. Người tìm hiểu Cách mạng Tháng Mười và rút ra kết luận: “Trong thế giới bây giờ chỉ có cách mệnh Nga là thành công và thành công đến nơi, nghĩa là dân chúng được hưởng cái hạnh phúc tự do, bình đẳng thật, không phải tự do và bình đẳng giả dối như đế quốc chủ nghĩa Pháp khoe khoang bên An Nam”[3]. Tính chất "đến nơi" của Cách mạng Tháng Mười đã đưa Người đến quyết định lựa chọn con đường giải phóng dân tộc là đi theo con đường Cách mạng Tháng Mười, con đường cách mạng xã hội chủ nghĩa.

Trên cơ sở so sánh hai loại hình cách mạng tư sản và vô sản, với việc dẫn dắt minh chứng bằng các cuộc cách mạng điển hình tiêu biểu, Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: dân tộc ta phải đi theo con đường xã hội chủ nghĩa, "Chỉ có tiến lên chủ nghĩa xã hội thì nhân dân mình mỗi ngày một ấm no thêm, Tổ quốc mỗi ngày một giàu mạnh thêm"[4]. Đây là một kết luận phù hợp với nhu cầu lịch sử của dân tộc và xu thế phát triển của thời đại, cho thấy tầm cao trí tuệ và tư duy chính trị sắc sảo của Người.

Thứ hai, Chủ tịch Hồ Chí Minh lý giải như thế nào về cách mạng xã hội chủ nghĩa trong quá trình Người lựa chọn con đường cứu nước.

Trong quá trình lựa chọn con đường cứu nước, cứu dân, những vấn đề cơ bản, chủ yếu của cách mạng xã hội chủ nghĩa ngày càng được Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ. Theo Người, cách mạng xã hội chủ nghĩa là cách mạng "đến nơi", là cuộc cách mạng của nhân dân lao động, do Đảng Cộng sản lãnh đạo; là cuộc cách mạng sâu sắc, triệt để và lâu dài nhất trong lịch sử; đó là con đường giải phóng nhân dân ta thoát khỏi ách áp bức, bóc lột của phong kiến, thực dân và có cuộc sống tự do, ấm no, hạnh phúc thực sự.

Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, cách mạng xã hội chủ nghĩa mang hai nội dung cơ bản trọng yếu, nó không kết thúc với việc giành chính quyền vào tay vô sản và lao động, mà đó mới chỉ là sự mở đầu. Công việc cơ bản quan trọng và khó khăn, lâu dài của cách mạng là xây dựng chính quyền mới, củng cố và sử dụng chính quyền ấy vào việc tổ chức, xây dựng chế độ xã hội mới, chế độ xã hội chủ nghĩa. Sau khi cách mạng thành công, nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của giai cấp công nhân, nông dân và lao động là phải khẩn trương xây dựng bộ máy nhà nước mới của những người lao động, làm cho nhà nước thực sự là “trụ cột” của hệ thống chính trị, là “công cụ chủ yếu để thực hiện quyền làm chủ của nhân dân”, làm cho “dân chúng được hưởng cái hạnh phúc tự do, bình đẳng thật, không phải tự do và bình đẳng giả dối".

Hai nội dung cơ bản trên quan hệ chặt chẽ với nhau trong tiến trình cách mạng xã hội chủ nghĩa. Không thực hiện được nội dung thứ nhất, thì không thể có nội dung thứ hai; đồng thời không thực hiện tốt nội dung thứ hai thì ý nghĩa thực sự của cách mạng sẽ bị suy giảm, thậm chí dẫn đến thủ tiêu những thành quả của việc thực hiện nội dung thứ nhất. Mối quan hệ giữa hai nội dung đó còn được thể hiện ở mối quan hệ giữa cách mạng giải phóng dân tộc và cách mạng xã hội chủ nghĩa; giữa độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Chủ tịch Hồ Chí Minh nhấn mạnh: “Nếu nước độc lập mà dân không được hưởng hạnh phúc, tự do, thì độc lập cũng chẳng có ý nghĩa gì”[5]; “Chúng ta tranh được tự do, độc lập rồi mà dân cứ chết đói, chết rét, thì tự do, độc lập cũng không làm gì”[6].

Những vấn đề cơ bản đầu tiên nêu trên chủ yếu được định hình trong tư tưởng Hồ Chí Minh vào những năm hai mươi của thế kỷ XX, tạo cơ sở lý luận và tư tưởng quan trọng để Người tiếp tục phát triển những vấn đề lý luận cơ bản khác của cách mạng. Quá trình tìm đường cứu nước và thực tiễn hoạt động cách mạng, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã hình thành nên hệ thống luận điểm quan trọng về cách mạng xã hội chủ nghĩa. Một loạt vấn đề lý luận cơ bản về cách mạng được Người chỉ ra và ngày càng làm sáng tỏ trong thực tiễn lãnh đạo, chỉ đạo cách mạng Việt Nam. Đó là các vấn đề: mục tiêu, nhiệm vụ của cách mạng; đoàn kết, tập hợp lực lượng cách mạng; liên minh giai cấp; phương pháp cách mạng; bạo lực và lực lượng vũ trang cách mạng; xây dựng chính quyền công nông; xây dựng chế độ xã hội mới; xây dựng Đảng Cộng sản và bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng trong quá trình cách mạng...

Thứ ba, để thực hiện thắng lợi cách mạng xã hội chủ nghĩa, theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, cần phải có những điều kiện chủ yếu, trước hết nào.

Tìm được con đường giải phóng dân tộc, con đường cứu nước, cứu dân đúng đắn là vấn đề đầu tiên quyết định đến vận mệnh và tương lai của dân tộc. Nhưng như thế vẫn chưa đủ, mà còn phải có những yếu tố, điều kiện bảo đảm thắng lợi cho con đường đã chọn. Nếu chỉ hiểu công lao của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong những năm tháng Người đi tìm đường cứu nước là tìm ra được con đường cứu nước cho dân tộc, dù là đúng, nhưng đó là cách hiểu vẫn chưa toàn diện, chưa phản ánh rõ tư duy chính trị của Người. Cần thấy rằng trong quá trình tìm đường cứu nước, Người không chỉ chú tâm vào việc tìm kiếm, lựa chọn con đường, dù đó là vấn đề quyết định đầu tiên, mà gắn với điều đó và song hành với điều đó, Người rất quan tâm đến việc làm thế nào để giác ngộ con đường cứu nước cho quần chúng nhân dân lao động Việt Nam và để thực hiện thắng lợi con đường đó thì cần phải thực hiện những nhiệm vụ gì, phải có những điều kiện căn bản quyết định nào.

Không thể thoát ly việc nghiên cứu những điều kiện, yếu tố mà Chủ tịch Hồ Chí Minh nêu ra để thực hiện thắng lợi con đường đã chọn với việc nghiên cứu Người tìm đường cứu nước. Những điều kiện, yếu tố để thực hiện thắng lợi cách mạng xã hội chủ nghĩa là bộ phận hợp thành không thể thiếu của con đường mà Người lựa chọn. Đó là những vấn đề: phải có Đảng cách mạng; phải có giai cấp công nhân và nông dân làm gốc; phải theo chủ nghĩa Mác - Lênin; phải có lực lượng và phương pháp cách mạng đúng...

Vấn đề đảng cách mạng được Chủ tịch Hồ Chí Minh nêu ra đầu tiên, coi đó là vấn đề quyết định trước hết. Người khẳng định: "Trước hết phải có đảng cách mạng... Đảng có vững cách mệnh mới thành công, cũng như người cầm lái có vững thuyền mới chạy”[7]. Chủ tịch Hồ Chí Minh không phải là người duy nhất nhận thức ra cần phải có một chính đảng cách mạng, mà vấn đề này đã được nhiều lãnh tụ yêu nước tiền bối của dân tộc đã nhận thức được.

Phan Chu Trinh từng nói đến cần phải có đoàn thể; Phan Bội Châu đã tổ chức ra Đảng Việt Nam Quang phục hội, sau ông dự định cải tổ nó thành Việt Nam Quốc dân đảng, nhưng chưa thành. Dù đã thành lập hay chưa, thì các đảng kiểu đó cũng không thể lãnh đạo cách mạng của dân tộc đi đến thành công, vì nó thiếu vấn đề rất cơ bản là một chủ nghĩa cách mạng nhất dẵn dắt và đường lối chính trị đúng. Cái khác của Chủ tịch Hồ Chí Minh ở đây là Người cho rằng đảng cách mạng đó phải có chủ nghĩa chân chính “làm cốt”.

Người khẳng định một cách dứt khoát phải theo chủ nghĩa Mác - Lênin: “Cách mệnh Nga dạy cho chúng ta rằng muốn cách mệnh thành công thì phải dân chúng (công, nông) làm gốc, phải có đảng bền vững, phải bền gan, phải hy sinh, phải thống nhất. Nói tóm lại là phải theo chủ nghĩa Mã khắc tư (Mác) và Lênin”[8]. Bởi vì, "Bây giờ học thuyết nhiều, chủ nghĩa nhiều, nhưng chủ nghĩa chân chính nhất, chắc chắn nhất, cách mệnh nhất là chủ nghĩa Lênin"[9].

Trong khi khẳng định trước hết phải có đảng cách mạng, thì đồng thời Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng nhấn mạnh phải có chủ nghĩa làm cốt, đó là chủ nghĩa Mác - Lênin. Đây là sự khác nhau rất căn bản giữa Người với các bậc tiền bối trong việc xác định lực lượng lãnh đạo cách mạng và chủ nghĩa cần theo. Chỉ có lực lượng lãnh đạo là Đảng Mác - Lênin chân chính thì mới có thể làm cho cách mạng giải phóng dân tộc ở nước ta thuộc về phạm trù của cách mạng vô sản và tiến lên cách mạng xã hội chủ nghĩa, mới có thể dẫn dắt nhân dân ta đi theo con đường độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội.

Từ chủ nghĩa yêu nước, với mong muốn tìm lời giải cho nhu cầu của lịch sử của dân tộc đã đưa Chủ tịch Hồ Chí Minh đến với chủ nghĩa Mác - Lênin, tìm ra con đường cứu nước đúng đắn. Từ đây, nhân dân Việt Nam đi theo con đường độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, cách mạng Việt Nam hoà vào tiến trình cách mạng thế giới, bắt nhịp vào thời đại quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội. Có đặt trong bối cảnh lịch sử - thực tiễn của đất nước đương thời, chúng ta mới thấm thía hết được ý nghĩa trọng đại, tầm vóc to lớn và giá trị thực sự việc lựa chọn con đường cách mạng xã hội chủ nghĩa của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Dân tộc Việt Nam và thời đại mới đã sản sinh ra Chủ tịch Hồ Chí Minh; và chính Người lại làm rạng rỡ cho dân tộc ta, non sông đất nước ta. Thế nhưng, hiện nay vẫn có những kẻ lạc lõng rắp tâm bôi nhọ, "hạ bệ thần tượng" Hồ Chí Minh. Họ tung ra khẩu hiệu "No Ho" (tức là không Hồ Chí Minh), thực chất là phủ định tư tưởng Hồ Chí Minh, xuyên tạc công lao, sự nghiệp và cuộc đời của Người. Các thế lực thù địch tiến công vào nền tảng tư tưởng của chúng ta, trắng trợn xuyên tạc: "Hồ Chí Minh du nhập chủ nghĩa Mác - Lênin với thuyết đấu tranh giai cấp gây ra cảnh "nồi da nấu thịt" suốt mấy chục năm"[10]; dẫn đến một thứ chủ nghĩa xã hội mà "mọi người đều bình đẳng trong cảnh nghèo hèn"[11]. Chúng xuyên tạc bản chất tốt đẹp của chủ nghĩa xã hội, cố tình đổ lỗi cho Người và Đảng ta đã gây ra cảnh chết chóc đau thương và tạo nên xã hội "nghèo hèn".

Đúng là nước ta còn nghèo, nhưng đó không phải là lỗi của con đường mà Chủ tịch Hồ Chí Minh và dân tộc ta lựa chọn; chính thực dân, đế quốc đã kéo lùi sự phát triển của đất nước này. Những thành tựu to lớn có ý nghĩa lịch sử trên tất cả các lĩnh vực trong công cuộc đổi mới của nhân dân ta hai mươi lăm năm qua là bằng chứng hùng hồn của sự vươn lên xây dựng "một quốc gia phồn thịnh” đúng nghĩa đích thực; khẳng định quá trình chấn hưng đất nước theo con đường xã hội chủ nghĩa, được soi sáng bởi chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh.

Bản lĩnh của một Đảng Mác - Lênin chân chính, một dân tộc được tôi luyện trong đấu tranh giai cấp, đấu tranh dân tộc hơn tám thập kỷ qua cho chúng ta nhận rõ âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch, không mất cảnh giác, dao động trước mọi sự chống phá. Trung thành với chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, kiên định con đường mà Người và dân tộc đã chọn, thúc đẩy sự nghiệp đổi mới tiến lên, thực hiện thắng lợi mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh là câu trả lời của chúng ta làm phá sản mọi âm mưu, thủ đoạn xuyên tạc, phủ định chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh của các thế lực thù địch.


[1] Hồ Chí Minh Toàn tập, Nxb CTQG, H. 2000, tập 9, tr. 314.

[2] Hồ Chí Minh Toàn tập, Nxb CTQG, H. 2000, tập 2, tr. 274.

[3] Hồ Chí Minh Toàn tập, Nxb CTQG, H. 2000, tập 2, tr. 280.

[4] Hồ Chí Minh Toàn tập, Nxb CTQG, H. 2000, tập 9, tr. 173.

[5] Hồ Chí Minh Toàn tập, Nxb CTQG, H. 2000, tập 4, tr. 56.

[6] Hồ Chí Minh Toàn tập, Nxb CTQG, H. 2000, tập 4, tr. 152.

[7] Hồ Chí Minh Toàn tập, Nxb CTQG, H. 2000, tập 2, tr. 268.

[8] Hồ Chí Minh Toàn tập, Nxb CTQG, H. 2000, tập 2, tr. 280.

[9] Hồ Chí Minh Toàn tập, Nxb CTQG, H. 2000, tập 2, tr. 268.

[10] Ban Tuyên giáo Trung ương, Phê phán, bác bỏ các quan điểm sai trái, thù địch, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nxb CTQG, H. 2007, tr. 51.

[11] Ban Tuyên giáo Trung ương, Phê phán, bác bỏ các quan điểm sai trái, thù địch, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nxb CTQG, H. 2007, tr. 51.

Video liên quan

Chủ đề