Tìm hiểu về cách đây cấu tạo thập phân của số tự nhiên trong sách giáo khoa toán Tiểu học

Trong chương trình Toán lớp 5, học sinh được học chuyên đề về số thập phân. Đây là chuyên đề mới và khó. Dưới đây là những kiến thức mà học sinh cần ghi nhớ.

Thông báo:  Giáo án, tài liệu miễn phí, và các giải đáp sự cố khi dạy online có tại Nhóm giáo viên 4.0 mọi người tham gia để tải tài liệu, giáo án, và kinh nghiệm giáo dục nhé!

Số thập phân là số gồm phần nguyên và phần thập phân được phân cách bởi dấu phẩy. Chữ số bên trái dấu phẩy là phần nguyên. Phần bên phải dấu phẩy là phần thập phân.

Tương tự như các số tự nhiên, loại này có các phép tính như cộng, trừ, nhân, chia. Các số này được ứng dụng rất nhiều trong toán học và trong cả toán thực tế. Tuy nhiên, phép tính thập phân có phần phức tạp và khó hơn. Do đó, các bạn nên nhớ quy tắc đặt phép tính và làm nhiều bài tập để làm bài tốt hơn nhé!

Những dạng bài tập thường gặp

Như chúng tôi đã nói, ứng dụng của chuyên đề này rất nhiều cả trong thực tế và trong môn Toán. Dưới đây là một số dạng toán các bạn thường gặp trong chương trình cơ bản:

  • Dạng 1: Chuyển các phân số thành số thập phân và ngược lại
  • Dạng 2: Các phép toán thập phân
  • Dạng 3: Bài toán tìm x
  • Dạng 4: Tính giá trị của biểu thức bằng cách nhanh nhất
  • Dạng 5: Bài toán có lời văn

Có thể bạn quan tâm:  Các dạng toán về dãy số và phương pháp giải - Ôn hè

Đây là 5 dạng toán thập phân học sinh hay gặp. Chúng cũng thường xuyên xuất hiện trong đề thi học kì. Với mỗi dạng toán lại có phương pháp giải khác nhau. Chúng tôi xin gửi đến bộ tài liệu chọn lọc về chuyên đề này. Theo đó, các bạn có thể thực hành nhiều dạng bài tập khác nhau. Chúc các bạn học tốt!

Tải tài liệu miễn phí ở đây

Sưu tầm: Trần Thị Nhung 

Nội dung Toán lớp 4 viết số tự nhiên trong hệ thập phân giúp các em có thể nắm vững được cách viết và cấu tạo các số tự nhiên trong hệ thập phân. Sau đây, chúng ta hãy cùng tìm hiểu về nội dung này và cách giải một số bài tập có trong sách giáo khoa nhé!

Nội dung toán lớp 4 viết số tự nhiên trong hệ thập phân giúp các em có thể nắm vững được cách viết và cấu tạo các số tự nhiên trong hệ thập phân.

Sau đây, chúng ta hãy cùng tìm hiểu về nội dung này và cách giải một số bài tập có trong sách giáo khoa toán lớp 4 nhé!

1. Đặc điểm của hệ thập phân 

  • 1 hàng là một chữ số
  • 10 đơn vị ở một hàng hợp thành một đơn vị ở hàng trên tiếp liền nó. 

==> Chính vì thế ta gọi đây là số thập phân.

Ví dụ: 

  • 10 đơn vị = 1 chục 
  • 10 chục = 1 trăm 
  • 10 trăm = 1 nghìn 
  • 10 nghìn = một chục nghìn 
  • 10 chục nghìn = 1 trăm nghìn 

2. Cách sử dụng 10 chữ số để viết số trong hệ thập phân

 Với 10 chữ số 0; 1; 2; 3; 4; 5; 6; 7; 8; 9 ta có thể viết được mọi số tự nhiên.

Ví dụ:

  • Số chín trăm chín mươi chín viết là: 999
  • Số hai nghìn không trăm linh chín viết là: 2009
  • Số tám trăm chín mươi chín triệu hai trăm nghìn viết là 899 200 000

3. Giá trị của chữ số trong một số thập phân 

Giá trị của mỗi chữ số phụ thuộc vào vị trí của chữ số đó

Ví dụ: 

  • Trong số 999 có 3 chữ số 9
  • Từ trái qua phải mỗi chữ số 9 lần lượt nhận giá trị là 900; 90; 9

4. Bài tập vận dụng viết số tự nhiên trong hệ thập phân (Có hướng dẫn giải + đáp án)

4.1. Bài tập vận dụng:

Bài 1: Viết theo mẫu: 

Đọc số

Viết số

Số gồm có

(Mẫu) Ba trăm bốn mươi năm nghìn sáu trăm mười một

345 611

3 trăm nghìn, 4 chục nghìn, 5 nghìn, 6 trăm, 1 chục, 1 đơn vị

Năm trăm bốn mươi lăm nghìn năm trăm

   

Chín mươi chín nghìn

   

Một trăm hai mươi nghìn một trăm hai mươi mốt

   

Ba mươi tư triệu năm trăm sáu mươi hai nghìn không trăm linh bảy

   

Bài 2: Viết số sau thành tổng:

  • 333 979;
  • 459 034;
  • 45 005;
  • 100 560 444;
  • 7 878;

Bài 3: Viết số thích hợp vào ô trống:

Số

35

53

325

30 555

130 005 777

23 000

Giá trị của chữ số 3

           

4.2. Hướng dẫn

Bài 1: Viết theo mẫu:

Đọc số

Viết số

Số gồm có

(Mẫu) Ba trăm bốn mươi năm nghìn sáu trăm mười một

345 611

3 trăm nghìn, 4 chục nghìn, 5 nghìn, 6 trăm, 1 chục, 1 đơn vị

Năm trăm bốn mươi lăm nghìn năm trăm

545 500

5 trăm nghìn, 4 chục nghìn, 5 nghìn, 5 trăm

Chín mươi chín nghìn

99 000

9 chục nghìn, 9 nghìn

Một trăm hai mươi nghìn một trăm hai mươi mốt

120 121

1 trăm nghìn, 2 chục nghìn, 1 trăm, 2 chục, 1 đơn vị

Ba mươi tư triệu năm trăm sáu mươi hai nghìn không trăm linh bảy

34 562 007

3 chục triệu, 4 triệu, 5 trăm nghìn, 6 chục nghìn, 2 nghìn, 7 đơn vị

Bài 2: Viết số sau thành tổng:

  • 333 979= 300 000+30 000+3 000+900+70+9
  • 459 034= 400 000+50 000+ 30+4
  • 45 005= 40 000+ 5 000+ 5
  • 100 560 444= 100 000 000+500 000+6 000+400+40+4
  • 7 878=  7 000+ 800+70+8

Bài 3: Viết số thích hợp vào ô trống:

Số

35

53

325

30 555

130 005 777

23 000

Giá trị của chữ số 3

30

3

300

30 000

30 000 000

3 000

5. Bài tập tự luyện toán lớp 4 viết số tự nhiên trong hệ thập phân (Có đáp án)

5.1. Bài tập tự luyện:

Bài 1: Viết theo mẫu

Đọc số

Viết số

Số gồm có

Chín mươi hai nghìn năm trăm hai mươi ba

92 523

9 chục nghìn, 2 nghìn, 5 trăm, 2 chục, 3 đơn vị.

Năm mươi nghìn tám trăm bốn mươi tám

50 848

 
 

16 325

1 chục nghìn, 6 nghìn, 3 trăm, 2 chục, 5 đơn vị

 

75 002

 

Sáu mươi bảy nghìn không trăm năm mươi tư

   

Bài 2: Viết vào chỗ chấm (theo mẫu):

a) Chữ số 0 trong số 30 522 cho biết chữ số hàng nghìn là 0.

b) Chữ số 0 trong 8074 cho biết chữ số hàng .............. là ...............

c) Chữ số 0 trong số 205 316 cho biết chữ số hàng ..............là ...............

d) Chữ số 0 trong số 200 463 cho biết chữ số hàng ..............là .............. và chữ số .............. là ...............

Bài 3: Viết số thành tổng ( theo mẫu):

Mẫu: 82 375 = 80 000 + 2000 + 300 + 70 + 5

  • 46719 = ………………
  • 18304 = ………………
  • 90090 = ………………
  • 56056 = ………………

5.2. Đáp án

Bài 1:

Đọc số

Viết số

Số gồm có

Chín mươi hai nghìn năm trăm hai mươi ba

92 523

9 chục nghìn, 2 nghìn, 5 trăm, 2 chục, 3 đơn vị.

Năm mươi nghìn tám trăm bốn mươi tám

50 848

5 chục nghìn, 8 trăm, 4 chục, 8 đơn vị

Mười sáu nghìn ba trăm hai mươi năm

16 325

1 chục nghìn, 6 nghìn, 3 trăm, 2 chục, 5 đơn vị

Bảy mươi năm nghìn không trăm linh hai

75 002

7 chục nghìn, 5 nghìn, 0 trăm, 0 chục, 2 đơn vị

Sáu mươi bảy nghìn không trăm năm mươi tư

67 054

6 chục nghìn, 7 nghìn , 0 trăm ,5 chục, 4 đơn vị

Bài 2: 

a) Chữ số 0 trong số 30 522 cho biết chữ số hàng nghìn là 0.

b) Chữ số 0 trong 8074 cho biết chữ số hàng trăm là 0.

c) Chữ số 0 trong số 205 316 cho biết chữ số hàng chục nghìn là 0.

d) Chữ số 0 trong số 200 463 cho biết chữ số hàng chục nghìn là 0 và chữ số hàng nghìn là 0.

Bài 3: 

46719 = 40 000 + 6000 + 700 + 10 + 9

18304 = 10 000 +8000 + 300 + 0 + 4

90090 = 90 000 + 90

56056 = 50 000 + 6000 + 50 + 6

6. Giải bài tập sách giáo khoa toán lớp 4 viết số tự nhiên trong hệ thập phân Trang 20

6.1. Đề bài

Bài 1: Viết theo mẫu

Bài 2: Viết mỗi số sau thành tổng theo mẫu:

387; 873; 4738; 10 837.

Mẫu: 387 = 300 + 80 + 7.

Bài 3: Ghi giá trị của chữ số 5 trong mỗi số ở bảng sau (theo mẫu):

6.2. Lời giải

Bài 1:

Bài 2:

  • 873 = 800 + 70 + 3
  • 4738 = 4 000 + 700 + 30 + 8
  • 10 837= 10 000 + 800 + 30 + 7

Bài 3:

Trên đây, các em đã được tìm hiểu về toán lớp 4 viết số tự nhiên trong hệ thập phân. Hãy làm những bài tập vận dụng khác nữa trên hệ thống Vuihoc.vn để nắm trọn kiến thức Toán lớp 4 về số tự nhiên.

Cùng nhau học tập nhé!

Giúp con nắm chắc công thức và các dạng toán khó phần Phân số, hình học... từ đó làm bài tập nhanh và chính xác. Mục tiêu điểm 10 môn Toán.

900.000

Chỉ còn 750.000

Chỉ còn 2 ngày

Video liên quan

Chủ đề