Tiêu hóa cơ học và tiêu hóa hóa học ở ruột già

Quá trình tiêu hóa thức ăn ở người đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc cung cấp dinh dưỡng, chuyển hóa năng lượng cho mọi hoạt động của cơ thể. Quá trình này nhờ sự kết hợp hài hòa không chỉ ống tiêu hóa và tuyến tiêu hóa mà còn cả toàn bộ hoạt động cơ thể. Cùng đọc bài viết sau đây để tìm hiểu hệ tiêu hóa là gì, quá trình tiêu hóa hoạt động mỗi ngày như thế nào?

Hệ tiêu hóa là gì?

Hệ tiêu hóa là bộ máy biến đổi thức ăn thành những sản phẩm cuối cùng để có thể sử dụng được nhằm bổ sung, cung cấp năng lượng cho những sự tiêu hao mà hoạt động của cơ thể con người gây ra. Bộ máy tiêu hóa được chia làm hai phần:

  • Ống tiêu hóa: Từ trên xuống dưới có: miệng, thực quản, dạ dày, ruột non và ruột già.
  • Tuyến tiêu hóa: tuyến tụy, tuyến gan và các tuyến nước bọt.

Quá trình tiêu hóa thức ăn diễn ra như thế nào?

Thức ăn được đưa vào trong miệng được tiêu hóa, chuyển hóa tạo năng lượng qua hai cơ chế: cơ học và hóa học. Các cơ chế cơ học là chức năng riêng của từng bộ phận trong ống tiêu hóa hoạt động. Còn cơ chế hóa học là quá trình điều tiết các chất ở tuyến tiêu hóa nhằm hỗ trợ cùng với nhiệm vụ riêng của miệng, thực quản, dạ dày, ruột non và ruột già để phân giải thức ăn.

Quá trình tiêu hóa thức ăn ở miệng và thực quản

Miệng và thực quản là phần khởi đầu cho quá trình tiêu hóa. Thức ăn vào miệng được nhai, nhào trộn với nước bọt xong được nuốt xuống thực quản, sau nhờ sự co lại cơ trong họng đưa thức ăn đến dạ dày.

Nhai: Qua các cơ hàm, hàm trên cố định, hàm dưới nâng lên hạ xuống để thức ăn được kẹp, xé bởi răng cửa và răng nanh; răng hàm nghiền nát thức ăn hòa trộn với nước bọt trước khi đẩy xuống thực quản.

Các tuyến nước bọt tiết ra thanh dịch chứa men ptyalin (amylase), chất nhầy, protein và muối vôi khi có gì đó trong miệng. Những chất này có tác dụng làm thủy phân tinh bột cũng như làm thức ăn ướt, bôi trơn dễ xuống thực quản.

Nuốt: Hoạt động của cơ miệng và thực quản. Khi thức ăn được nghiền nát nhào trộn với nước bọt, lưỡi đẩy thức ăn vào trong vòm họng, lưỡi gà được kéo lên để ngăn thức ăn tràn vào khoang mũi; thanh quản bị kéo lên trên, sụn nắp thanh quản ngăn thức ăn tràn vào khí quản, sau đó thức ăn được đẩy xuống thực quản. Thực quản các cơ co lại, giãn ra tạo những sóng nhu động đẩy thức ăn xuống dạ dày tiếp tục quá trình tiêu hóa.

Quá trình tiêu hóa thức ăn ở dạ dày

Dạ dày là đoạn phình to nhất của ống tiêu hóa, có chức năng quan trọng lưu trữ chất dinh dưỡng và chuyển hóa các chất trong thức ăn để duy trì năng lượng cho toàn bộ cơ thể.

Dịch tiêu hóa của dạ dày là dịch vị, sản phẩm của tuyến dạ dày. Thức ăn chưa tới dạ dày nhưng chỉ nghĩ đến nó kích thích tế bào thần kinh tiết dịch vị.

Khi thức ăn từ thực quản đến tâm vị rồi xuống dạ dày, hormone gastrin của niêm mạc vùng hang vị dạ dày tiết ra liên tục trong suốt quá trình lưu trữ thức ăn. Nhờ có các co bóp nhu động khiến dịch vị ngấm vào sâu thức ăn, men tiêu hóa – pepsin thủy phân protein phức tạp. Rượu, thuốc được hấp thụ vào ở dạ dày còn một phần tinh bột, mỡ chưa được tiêu hóa.

Thức ăn được trộn với dịch vị gọi là vị trấp nhờ những co bóp nhu động mạnh lên đẩy xuống môn vị, đến tá tràng.

Quá trình tiêu hóa thức ăn ở ruột non

Ruột non là đoạn dài nhất của ống tiêu hóa, gồm: tá tràng, hỗng tràng và hồi tràng; thức ăn sẽ được nhào trộn với dịch tụy, dịch ruột và dịch mật để dễ tiêu hóa.

  • Dịch tụy: Chất lỏng được kích thích bởi dây thần kinh X tiết ra các enzym tiêu hóa (protein, lipid, tinh bột) lẫn nước và muối để đưa vào tá tràng.
  • Dịch ruột: Chất lỏng được kích thích bởi các phản xạ thần kinh ruột khi có thức ăn xuất hiện để tiêu hóa thức ăn (lipid, tinh bột).
  • Dịch mật: Chất lỏng được sản xuất từ tế bào gan với thành phần chính là muối mật có tác dụng tiêu hóa thức ăn và hấp thụ mỡ.

Thức ăn vào ruột non làm căng tá tràng, sản phẩm tiêu hóa protein. Với nhiều hoạt động khác nhau cơ học của ruột non.

  • Ruột non cử động lắc lư: Hai bên thành ruột để thức ăn được khuấy trộn, dịch tiêu hóa ngấm sâu vào.
  • Ruột non co bóp phân đoạn: Thành ruột căng, gây ra các co bóp ở từng đoạn để thúc đẩy quá trình tiêu hóa nhào trộn thức ăn.
  • Ruột non co bóp nhu động: Theo chiều từ dạ dày xuống ruột già, tăng lên để đẩy thức ăn.
  • Ruột non co bóp phản nhu động: Theo chiều ngược lại từ ruột già lên dạ dày để kéo dài thời gian cho ruột non hấp thụ thức ăn và tiêu hóa.

>> Tìm hiểu: Những loại thuốc rối loạn tiêu hóa nên dùng

Quá trình tiêu hóa thức ăn ở ruột già

Ruột già (manh tràng, đại tràng, trực tràng) là đoạn cuối cùng của ống tiêu hóa kết thúc quá trình.

Khi thức ăn từ hồi tràng đưa sang manh tràng thì nắp đậy giữa hai bộ phận – van hồi manh tràng mở, thức ăn vào không được quay trở lại. Nhờ các sóng nhu động co bóp ở từng đoạn ruột già giúp đẩy thức ăn về phía trực tràng. Ruột già không tiết ra các men tiêu hóa mà chỉ hấp thụ nước và một ít chất khoáng trước khi đẩy phần còn lại của thức ăn-phân ra ngoài. Phân được tống khỏi cơ thể qua lỗ hậu môn nhờ vào hoạt động cơ học của ruột già.

Trên đây là thông tin về quá trình tiêu hóa thức ăn ở người cực kỳ hữu ích, nó giúp mọi người hiểu rõ hơn chức năng của từng bộ phận trong hệ tiêu hóa. Một hệ tiêu hóa khỏe mạnh đồng nghĩa với các hoạt động, năng lượng làm việc cũng như chất lượng cuộc sống tăng lên.

>> Xem thêm : Bệnh viêm loét dạ dày.

SocialForestry.org.vn được biết đến là cổng điện tử cung cấp những thông tin, kiến thức liên quan tới sức khỏe hệ tiêu hóa nói chung và các bệnh về dạ dày nói riêng. Chúng tôi luôn tập chung để xây dựng và phát triển website với hệ thống nội dung đầy đủ và chính xác, nhằm cung cấp các lý thuyết và kinh nghiệm trong việc chăm sóc và điều trị sức khỏe cho các độc giả một cách tốt nhất.

BS Nguyễn Hoàng Nguyên | Điều phối Dự án Sơ cứu nhanh – Giành sự sống

Tổ chức Giáo dục sức khỏe Wellbeing

Ruột già nằm ở đoạn cuối của ống tiêu hóa, có chức năng chủ yếu là tái hấp thu nước, ion Natri và một số chất khoáng khác. Vitamin cũng được hấp thu ở ruột già, một số vitamin khác thì được các vi khuẩn ở đây tổng hợp. 90% chất dịch sẽ được hấp thụ tại ruột già để tạo ra 200 – 250 ml chất phân rắn.

1. Hiện tượng cơ học nào giúp ruột già tiêu hóa thức ăn?

Ở chỗ tiếp nối ruột già với ruột non có một van gọi là van hồi manh tràng. Van này bình thường sẽ đóng, khi áp suất ở ruột non tăng thì van mở ra, khi áp suất ở ruột già tăng thì van đóng lại. Hoạt động tiêu hóa đầu tiên ở ruột già là đóng mở van hồi manh tràng. Khi thức ăn từ ruột non đưa xuống, van hồi manh tràng mở ra. Sau đó, van sẽ đóng lại để ngăn cản sự trào ngược thức ăn từ ruột già vào ruột non.

Các hiện tượng cơ học của ruột già về cơ bản cũng giống với ruột non. Các hoạt động này bao gôm fco bóp phân đoạn và các sóng nhu động. Co bóp phân đoạn giúp cho thức ăn được nhào trộn trong ruột già, đồng thời cũng làm cho thức ăn được tiếp xúc với niêm mạc ruột già từ đó tăng hấp thu. Sóng nhu động thì sẽ góp phần đẩy thức ăn về phía trực tràng.

Đặc biệt, ở ruột già còn có co bóp khối. Đây là hình thức khác của sóng nhu động giúp tạo thành các khối phân. Co bóp này diễn ra như sau: Khi một đoạn ruột già bị căng ra, một co bóp vòng xuất hiện khiến cho phân ở đoạn ruột phía dưới bị ép thành khối. Co bóp tăng dần trong khoảng 30 giây rồi ruột giãn ra trong vòng 2 – 3 phút, một co bóp khác lại xuất hiện ở đoạn ruột xa hơn. Hiện tượng co bóp này chỉ diễn ra trong vòng 10 phút, xuất hiện lại vào nửa ngày hoặc một ngày sau. Nhờ co bóp này mà khối phân được đẩy vào trực tràng làm cho chúng ta có cảm giác muốn đi đại tiện.

Sau bữa ăn thì các co bóp khối tăng lên, ở những người bị loét ruột  già, lúc nào cũng có co bóp khối khiến cho họ luôn có cảm giác muốn đi đại tiện.

2. Động tác đại tiện của cơ thể diễn ra như thế nào?

Bình thường, trực tràng sẽ không có phân do có một cơ thắt ngăn giữa trực tràng và ruột sigma (cả 2 bộ phận này đều nằm trong ruột già). Khi xuất hiện co bóp khối, phân được đẩy vào trực tràng, con người buồn đi đại tiện do có sự co trực tràng và giãn cơ thắt hậu môn.

Có hai loại cơ thắt hậu môn là cơ thắt trong (cơ tròn) và cơ thắt ngoài (cơ vân) bao lấy cơ thắt trong. Cơ này có thể co giãn theo sự chỉ huy của ý thức. Phản xạ thần kinh chi phối việc đại tiện gồm phản xạ nội sinh và phản xạ tống phân phó giao cảm.

Phản xạ nội sinh là khi phân đi vào trực tràng, thành trực tràng bị căng đồng thời ức chế cơ thắt trong khiến cơ này giãn ra. Lúc này, nếu cơ thắt ngoài cũng giãn ra thì xảy ra động tác đại tiện. Tuy nhiên, phản xạ nội sinh thường yếu.

Phản xạ tống phân phó giao cảm là các phản xạ thần kinh khi trực tràng bị kích thích. Các sợi thần kinh phó giao cảm sẽ làm tăng các sóng nhu động và làm giãn cơ thắt trong hậu môn. Ngoài ra, tín hiệu từ phó giao cảm cũng sẽ gây ra động tác “rặn”. Đó là hít sâu, đóng nắp khí quản, co cơ thành bụng, kéo cơ vòng hậu môn ra ngoài để tống phân.

Như vậy là chúng ta đã biết được toàn bộ quá trình tiêu hóa thức ăn của cơ thể từ miệng cho đến trực tràng diễn ra như thế nào. Hy vọng những kiến thức này sẽ giúp ích cho quý độc giả. Mọi người có thể đón xem những thông tin hữu ích khác về sơ cấp cứu tại đây.

Video liên quan

Chủ đề