Thuyết trình tiengs anh điều cần lưu ý là gì năm 2024

Các nghiên cứu cho thấy, trẻ được rèn luyện kỹ năng thuyết trình tiếng Anh sẽ có kết quả học tập tốt hơn. Khi học thuyết trình bằng tiếng Anh, trẻ được rèn luyện đồng thời cả kỹ năng mềm và khả năng ngôn ngữ. Thuyết trình tốt giúp trẻ tự tin hơn và không ngại đưa ra ý kiến trước đám đông. Tuy nhiên làm thế nào để có thể thuyết trình thành công? Hôm nay Real English sẽ đưa ra những lưu ý cần thiết giúp chúng ta có thể dễ dàng thuyết trình thành công nhé!

Thuyết trình tiengs anh điều cần lưu ý là gì năm 2024

1. Nghiên cứu và chuẩn bị trước

Điều kiện tiên quyết đầu tiên cho bất cứ bài thuyết trình nào chính là sự chuẩn bị. Sự chuẩn bị kỹ lưỡng sẽ giúp bạn tự tin trước khán giả và cũng cho khán giả thấy sự nghiêm túc và đầu tư của bạn. Việc chuẩn bị trước sẽ giúp bạn kiểm soát được những điều bạn cần nói, bạn hiểu được mình cần mang những thông tin gì cho người nghe. Vì thế trước tiên bạn cần hiểu rõ được chủ đề cần nói. Chẳng hạn như, bạn muốn trình bày về Trạng ngữ trong tiếng Anh. Bạn cần phải hiểu trạng ngữ là gì, nó được dùng trong trường hợp nào, cách phân loại… Bởi vì chỉ khi bạn hiểu được nội dung bạn muốn truyền đạt thì người khác mới có thể hiểu bạn muốn nói gì. Sau khi đã phân tích và hiểu rõ chủ đề, bạn cần lên ý tưởng trình này. Một bài thuyết trình tiếng Anh cũng giống như một bài văn. Mỗi người sẽ những cách trình bày của riêng mình. Việc lên ý tưởng thể hiện sẽ giúp bạn thể hiện được “chất” riêng của mình. Điều đó luôn được đánh giá cao nhất là trong việc trình bày tiếng Anh.

2. Phẩn bổ cấu trúc hợp lý

Để có được một bài thuyết trình tốt cần có cấu trúc rõ ràng, cũng giống như một quyển sách hay cần có một dàn ý chi tiết và một bộ phim hay cần có một kịch bản tốt. Một bài thuyết trình tốt cần có:

Phần mở đầu: giới thiệu bản thân và những vấn đề chuẩn bị được trình bày Phần thân bài: thông điệp chính của bài thuyết trình Phần kết: tổng kết và đưa ra kết luận – những điều có thể rút ra được từ phần chính của bài

3. Sử dụng thiết bị hỗ trợ

Một số dụng cụ hỗ trợ có thể kể đến như: bảng trắng, giá treo bảng biểu, mindmap, máy chiếu, các slide cho máy chiếu, các biểu đồ trên máy tính… Bất kỳ thiết bị nào cũng có ưu và nhược điểm của riêng nó. Điều quan trọng là bạn cần phải sử dụng chúng một cách thành thạo và là người điều hành chúng chứ không phải phụ thuộc vào chúng.

4. Hình ảnh minh họa bằng tiếng Anh

Một bức tranh có giá trị minh hoạ bằng 1000 từ. Có rất nhiều cách để đưa ra minh hoạ như sử dụng bảng biểu, tranh vẽ, bản đồ, ví dụ thực tế, v.v. Nhưng bạn cần phải sử dụng chúng một cách thận trọng. Đừng để khán giả của bạn bị ngợp vì có quá nhiều thông tin. Lời khuyên ở đây là chỉ sử dụng một hình ảnh để đưa ra một thông điệp, đừng cố đưa ra hai thông điệp bằng một hình ảnh.

5. “Biển chỉ đường” cho khán giả

Khi bạn đọc một cuốn sách bạn biết mình đang ở đâu vì bạn biết nhan đề của cuốn sách, chủ đề, đối tượng, chương mục, bạn biết đâu là phần mở đầu và kết thúc, số mục, số trang. Nhưng khi bạn thuyết trình, khán giả của bạn không biết họ đang ở đâu trừ phi bạn NÓI cho họ biết điều này. Bạn có thể sử dụng những câu mở đầu hay chuyển tiếp làm “biển chỉ đường” cho khán giả của bạn để họ biết rằng mình đang ở đâu. Ví dụ:

  • Let\’s begin by…(Chúng ta hãy bắt đầu với…)
  • That\’s all I have to say about…( Đó là tất cả những gì tôi nói về…)
  • Now we\’ll move on to…(Bây giờ chúng ta sẽ chuyển sang phần…)
  • Let\’s consider this in more detail…(Chúng ta sẽ cùng xem xét vấn đề này một cách chi tiết hơn…)
  • I\’d like to deal with this question later, if I may…(Tôi sẽ trả lời những câu hỏi này sau, nếu tôi có thể…)
  • To start with…later…to finish up…(Bắt đầu với… sau đó là… kết thúc là…)

Thuyết trình tiengs anh điều cần lưu ý là gì năm 2024

6. Giao tiếp cùng khán giả

Hãy cho khán giả thấy được sự nhiệt tình của bạn. Sự nhiệt tình có thể truyền từ người này sang người khác. Khi bạn nhiệt tình thì khán giả của bạn cũng sẽ nhiệt tình như thế. Hãy cố gắng nhìn vào khán giả bên dưới, có thể lần lượt từng người một để họ có thể cảm thấy như bạn đang nói chuyện với họ.

7. Ngôn ngữ cơ thể

Những thứ bạn không nói ra đôi khi lại gây ấn tượng và quan trọng hơn cả những gì bạn nói. Các cử chỉ của bạn thậm chí còn truyền đạt thông điệp đến với khán giả trước cả khi bạn bắt đầu nói. Quần áo, đầu tóc, kính, cách đi đứng, thể hiện của bạn là những gì tạo nên ấn tượng đầu tiên của người nghe về bạn ngay từ khi bạn bắt đầu bước vào phòng, vì vậy hãy chú ý đến diện mạo của mình.

8. Giọng điệu phù hợp

Sự lên xuống trong lời nói cũng vô cùng quan trọng, giống như một bản nhạc hay thì cần có cả những nốt trầm và nốt bổng, điều này sẽ giúp gây ấn tượng với khán giả. Thông qua đó họ cũng hiểu được bạn đang muốn nhấn mạnh điều gì

Để có một bài thuyết trình thành công không phải dễ tuy nhiên nếu chúng ta có sự chuẩn bị và luyện tập tốt thì điều đó chắc chắn là trong tầm tay. Hy vọng những chia sẻ trên sẽ giúp ích cho bạn để luôn là người diễn thuyết tự tin.

Khi thuyết trình chúng ta cần lưu ý những điều gì?

7 bí quyết vàng trong "làng" thuyết trình.

Tập trung vào trọng tâm người nghe cần biết. ... .

Hạn chế tối đa thông tin viết ra. ... .

Áp dụng các quy tắc cho slides bài thuyết trình. ... .

Tương tác với người nghe. ... .

Đảm bảo bản trình chiếu thuyết trình dễ đọc. ... .

Cười và giao tiếp bằng mắt. ... .

Sử dụng hiệu quả giọng điệu và ngôn ngữ hình thể.

Welcome to our presentation là gì?

Welcome to my/ our presentation. Xin chào tất cả mọi người. Chào mừng đến với phần thuyết trình của tôi/ nhóm chúng tôi.

Thuyết trình mang lại lợi ích gì?

Thuyết trình giúp bạn thể hiện rõ được tâm tư, tình cảm và những suy nghĩ của mình trước mọi vấn đề trong cuộc sống. Đề tài thuyết trình của sinh viên rất phong phú và đa dạng với nhiều cách trình bày lôi cuốn, hấp dẫn người nghe.

Anh chị hiểu thế nào là kỹ năng thuyết trình?

Kỹ năng thuyết trình là khả năng trình bày, diễn đạt, truyền đạt thông tin, ý tưởng một cách rõ ràng, logic và thuyết phục trước đám đông hoặc khán giả. Kỹ năng thuyết trình tốt bao gồm sự kết hợp của nhiều yếu tố: Sự hiểu biết về chủ đề: Người trình bày cần phải nắm vững kiến thức về chủ đề mình đang thuyết trình.