Thuốc giảm đau có tác dụng sau bao lâu

Chia sẻ đơn thuốc với người khác, tích trữ thuốc đến hết hạn, dùng nhiều thuốc cùng hoạt chất… là những sai lầm thường gặp trong sử dụng thuốc giảm đau.

Chuyện kể rằng, vợ Dâu có một số thuốc percocet (thuốc tổng hợp gồm paracetamol và oxycodone) còn lại từ một lần đi khám răng, cùng lúc có một lọ tylenol (paracetamol) ở phía trên chậu rửa. Dâu lấy mỗi loại 2 viên và uống trôi cùng với một cốc bia.

Thật may mắn vì Dâu chỉ là nhân vật hư cấu cho bài viết này. Nhưng thực tế có rất nhiều Dâu trong đời thường đã mắc những sai lầm lớn với những thuốc không cần đơn (OTC – over the counter) cũng như những thuốc cần đơn.

Dưới đây là một số sai lầm khi dùng thuốc giảm đau mà các chuyên gia của Hiệp hội Dược sĩ Mỹ đã chỉ ra, những sai lầm này cũng rất thường gặp ở Việt Nam chúng ta.

Uống thuốc giảm đau cần theo chỉ định của bác sĩ, không dùng quá liều chỉ định.

Nếu 1 là tốt, 2 có lẽ tốt hơn

Một số người khi dùng liều thuốc đầu tiên để giảm đau, nhưng sau vài phút không thấy đau giảm lại tiếp tục uống thêm một liều nữa với suy nghĩ “một liều đã tốt rồi thì 2 liều có lẽ tốt hơn”. Suy nghĩ này là vô cùng nguy hiểm vì nếu bạn làm vậy, rất có thể bạn sẽ được đưa đến phòng cấp cứu. Thường khi bác sĩ kê đơn thuốc giảm đau cho bạn, họ đã phải cân nhắc về lợi ích và tác hại để đưa ra liều cho tác dụng tốt nhất với tác dụng phụ ít nhất. Việc tăng gấp đôi hoặc gấp ba liều lượng sẽ không làm tăng tác dụng điều trị mà ngược lại nó có thể làm tăng tác dụng phụ có hại.

Một trường hợp khác cũng vô cùng tai hại đó là dùng cùng lúc nhiều loại thuốc giảm đau mà bạn có như paracetamol, ibuprofen và naproxen…, điều này cũng làm gia tăng các tác dụng phụ có hại mà bạn có thể gặp phải.

Bởi vậy, nếu bạn đã uống thuốc giảm đau đúng chỉ dẫn về liều lượng mà sau một thời gian nó vẫn không kiểm soát cơn đau, bạn không được tăng liều gấp đôi hoặc dùng thêm thuốc khác, mà cần gặp bác sĩ để bác sĩ có thể thay đổi phương thức điều trị cho bạn.

Quá liều do dùng thuốc cùng hoạt chất

Nhiều người thường dùng thuốc giảm đau OTC và thậm chí cả thuốc giảm đau theo đơn mà không đọc nhãn và thành phần của thuốc. Có nghĩa là họ thường không biết được loại thuốc họ đang dùng. Điều đó không bao giờ là một ý tưởng tốt, vì có thể bạn sẽ dùng các thuốc có cùng thành phần và gây nên tình trạng quá liều.

Trong trường hợp của Dâu, anh ta lấy 2 viên thuốc giảm đau theo đơn (percocet) có chứa paracetamol cùng với một liều đầy đủ thứ hai của paracetamol từ tylenol, làm anh ta có nguy cơ bị tổn thương do quá liều paracetamol.

Uống thuốc giảm đau cùng với rượu, bia

Sai lầm này làm tăng hiệu quả của nhau. Rượu làm bạn say và một số thuốc giảm đau làm tăng cảm giác đó. Trong một số trường hợp khác, rượu làm bạn đau đầu và bạn dùng thuốc giảm đau để chữa. Nhưng bạn cần nhớ rằng, sử dụng kết hợp thuốc giảm đau và rượu sẽ làm tăng tác hại lên gan, vì bản thân rượu và thuốc giảm đau riêng rẽ đều là những thứ không tốt cho gan.

Đó là lý do tại sao nhiều loại thuốc được gán nhãn “no alcohol” (không dùng đồ uống có cồn). Nhãn này được ký hiệu bởi một cái ly rượu, xung quanh là ký hiệu “không” mang tính quốc tế với vòng tròn và dấu gạch chéo. Ký hiệu này được áp dụng cho cả rượu và bia.

Tương tác thuốc

Trước khi dùng bất cứ loại thuốc giảm đau nào, bạn hãy nghĩ xem mình có đang dùng một loại thuốc, thảo dược hay thực phẩm chức năng nào khác hay không. Một vài loại thuốc và thực phẩm chức năng này có thể tương tác với thuốc giảm đau hoặc làm tăng nguy cơ tác dụng phụ.

Ví dụ, aspirin có thể ảnh hưởng đến tác dụng của một số loại thuốc tiểu đường non-insulin; codeine và oxycodone có thể làm giảm tác dụng của thuốc chống trầm cảm.

Uống thuốc khi lái xe

Thuốc giảm đau có thể làm cho bạn buồn ngủ và gây nguy hiểm khi lái xe. Nhưng không phải ai cũng có phản ứng giống nhau với các loại thuốc. Vì vậy các chuyên gia khuyên bạn nên thử trước loại thuốc đó ở nhà để xem nó có gây cho bạn cảm giác buồn ngủ hay không.

Chia sẻ đơn thuốc với người khác

Đây là điều rất phổ biến ở Việt Nam và thậm chí là cả ở những nước phát triển. Điều này rất nguy hiểm cho người được chia sẻ vì có thể gây ra cho họ tình trạng dị ứng, tương tác thuốc hoặc quá liều.

Không trao đổi với dược sĩ

Các quảng cáo giới thiệu thuốc đều khuyến cáo “Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng”, nhưng quả thật không phải dễ dàng để đọc và hiểu được các hướng dẫn đó. Bởi vậy, bạn nên đề nghị với dược sĩ hoặc người bán thuốc hướng dẫn bạn cặn kẽ cách dùng thuốc và các nguy cơ ngay tại cửa hàng.

Tích trữ thuốc hết hạn

Vợ Dâu thực sự đã có lỗi trong sai lầm của anh ấy. Đáng lẽ cô ấy nên vứt bỏ những viên thuốc giảm đau này từ khi cố ấy hết đau răng. Lý do là thuốc được lưu trữ ở nhà bắt đầu phân hủy ngay sau khi hết hạn, đặc biệt đúng với các thuốc giữ trong môi trường ẩm ướt của tủ thuốc phòng tắm. Dùng thuốc quá hạn sẽ không còn tác dụng chữa bệnh, thậm chí bạn còn có thể bị ngộ độc do các sản phẩm phân hủy của thuốc.

Bẻ viên thuốc không được bẻ

Viên thuốc thực sự là những cái máy nhỏ để vận chuyển thuốc. Chúng sẽ không còn hữu dụng khi chúng bị bẻ ra theo cách không được phép. Cần lưu ý, chỉ những viên thuốc có khía rãnh mới được phép bẻ ra, còn tất cả các thuốc không có rãnh đều không được bẻ.

BS. Mai Trung Dũng

Tác dụng phụ của thuốc giảm đau, chống viêm
Sử dụng an toàn thuốc kháng viêm giảm đau
Lưu ý khi sử dụng thuốc giảm đau chống viêm non-steroid

Tin mới hơn:

Tin cũ hơn:

<< Trang truớc Trang kế >>

Phòng khám đa khoa CHAC chuyên cung cấp các dịch vụ chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ, giấc ngủ của bạn và gia đình. Đến với trung tâm CHAC quý khách sẽ nhận được sự chăm sóc tận tình của bác sĩ chuyên khoa, có chuyên môn cao, nhiều năm kinh nghiệm, ân cần tận tụy. Với cơ sở vật chất hiện đại và đội ngũ nhân viên giàu kinh nghiệm, các bác sĩ sẽ chẩn đoán và điều trị chính xác, với độ hiệu quả tốt nhất và nhanh nhất.. TRUNG TÂM CHĂM SÓC SỨC KHOẺ CỘNG ĐỒNG CHAC là địa chỉ chăm sóc tin cậy cho sức khỏe của bạn. Các dịch vụ hiện nay của chúng tôi:

Phòng khám đa khoa CHAC hân hạnh chào đón và phục vụ Quý khách.

Thuốc giảm đau nhanh là những loại thuốc dùng để điều trị cơn đau do các bệnh lý, chấn thương hay phẫu thuật gây nên. Thuốc có tác dụng ngăn chặn các tín hiệu đau từ não bộ. Mỗi loại thuốc sẽ có cơ chế hoạt động riêng phù hợp với từng cơn đau.

Các loại thuốc giảm đau nhanh từ lâu được xem là một trong những thành tựu to lớn của y học. Sự ra đời của thuốc đã giúp cho rất nhiều bệnh nhân vượt qua được những cơn đau do bệnh tật. Tìm hiểu kỹ về thuốc trước khi sử dụng giúp bạn dùng thuốc an toàn và hiệu quả hơn.

Những chứng bệnh cần dùng thuốc giảm đau nhanh

Những trường hợp cần dùng thuốc là:

  • Viêm khớp;
  • Nhức đầu;
  • Đau cơ;
  • Chuột rút;
  • Đau lưng do thoát vị đĩa đệm hay chứng hẹp ống sống;
  • Cơn đau xuất hiện do chấn thương vật lý, phẫu thuật, sinh đẻ;
  • Đau khớp;
  • Cảm lạnh và cảm cúm;

Cho dù cơn đau là nhẹ hay nặng thì việc giảm đau bằng thuốc đều mang lại hiệu quả nhanh chóng. Mặc dù chúng không loại bỏ hoàn toàn nguồn gốc gây đau, nhưng chúng giúp bạn giảm cảm giác đau và cảm thấy thoải mái hơn. Thuốc viên thường phát huy tác dụng sau 30 đến 60 phút. Tiêm thuốc thường mang lại hiệu quả nhanh hơn rất nhiều.

Những loại thuốc giảm đau nhanh

Những loại thuốc giảm đau nhức nhanh chủ yếu gồm 2 loại:

  • Thuốc giảm đau không gây mê thông thường như Paracetamol và nhóm NSAIDs (bao gồm Aspirin, Ibuprofen, Meloxicam,…) có tác dụng nhẹ
  • Thuốc giảm đau gây mê (chẳng hạn như Morphine, Codein) có tác dụng mạnh. Bác sĩ sẽ chỉ định dùng những loại thuốc này khi dấu hiệu đau trở nên nghiêm trọng hơn và không thể dùng thuốc giảm đau không gây mê được.

NSAIDs là gì?

NSAIDs là nhóm thuốc kháng viêm không chứa steroid. Trong quá trình trị đau và viêm, những loại thuốc này được xem là lựa chọn đầu tiên của các bác sĩ. Một số thuốc NSAIDs có thể sử dụng mà không cần kê đơn.

NSAIDs phát huy tác dụng chống viêm và giảm đau hiệu quả trong các trường hợp như:

  • Viêm khớp, thoái hóa khớp, viêm khớp mạn tính, viêm cột sống dính khớp, bệnh gút (thống phong), viêm khớp vảy nến, chứng viêm khớp ở tuổi thiếu niên;
  • Bong gân và căng cơ;
  • Tổn thương nhẹ và đau do chấn thương;
  • Chứng nhức đầu, trong đó có nhức đầu căng cơ và chứng nhức nửa đầu;
  • Đau mắt và đau tai;
  • Đau răng;
  • Đau cổ, trong đó có tổn thương mô mềm cổ;
  • Đau lưng, trong đó có bong gân, trật khớp lưng, bệnh thoái hóa đĩa đệm, thoát vị đĩa đệm, đau thần kinh tọa và chứng hẹp ống sống;
  • Đau vai;
  • Đau cánh tay và cổ tay, trong đó có chứng đau khuỷu tay và hội chứng ống cổ tay;
  • Chứng chuột rút do kinh nguyệt và đau xương chậu;
  • Đau chân, đau đầu gối;
  • Đau khớp;
  • Hội chứng mệt mỏi kinh niên;
  • Hội chứng đau vùng phức hợp;

Những sự thật cần biết về thuốc giảm đau

Theo nghiên cứu trên trang eMedExpert về việc sử dụng thuốc giảm đau, việc tăng liều lượng thuốc đồng nghĩa với tăng độc tính và tăng nguy cơ xảy ra tác dụng phụ. Kết hợp càng nhiều loại thuốc với nhau, nguy cơ tương tác thuốc càng cao. Bên cạnh đó, thuốc sẽ không:

  • Loại bỏ nguồn gốc gây đau
  • Ngăn ngừa chứng nhức đầu
  • Tiếp thêm năng lượng.

Khi sử dụng cần chú ý:

  • Loại thuốc đang sử dụng
  • Liều lượng sử dụng
  • Thời hạn sử dụng thuốc
  • Tình trạng sức khỏe, dược phẩm khác đang dùng và tiền sử bệnh.

Ngoài ra, hãy đảm bảo rằng bạn nắm rõ những khuyến cáo về sử dụng thuốc. Không nên tự ý kết hợp các loại thuốc giảm đau nhằm tránh tương tác thuốc và tác dụng ngoài ý muốn. Tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng rất quan trọng.

Sử dụng các loại thuốc giảm đau hỗ trợ một phần không nhỏ trong việc đối phó với nhiều bệnh lý cơ xương khớp và các bệnh khác. Tuy nhiên, bạn cần sử dụng thuốc một cách khoa học để đảm bảo an toàn cho sức khỏe nhé.

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Video liên quan

Chủ đề