Thuốc đối quang từ là gì

Chi tiết Thường thức Được viết: 29 Tháng 10 2021 Lượt xem: 1569

Chụp cộng hưởng từ (CHT hay MRI) là một kỹ thuật ghi hình ảnh sử dụng từ trường mạnh và sóng radio để tạo nên những hình ảnh của các cơ quan và cấu trúc bên trong cơ thể. MRI không sử dụng phóng xạ ion hóa (không dùng tia X)

Những người chống chỉ định tuyệt đối không được chụp MRI:

Những người chống chỉ định tương đối với MRI

- Trẻ sơ sinh

- Bệnh nhân bị kích thích

- Bệnh nhân sợ hội chứng đường hầm

- Bệnh nhân có liên quan đến dị ứng thuốc đối quang từ

- Bệnh nhân có suy thận nặng

Chụp MRI có khó chịu không? Có cần tới thuốc mê khi chụp không ?

  • Chụp hình MRI là một kỹ thuật không đau, không cần tới thuốc mê. Đối với trường hợp đặc biệt (người bệnh kích động, trẻ nhỏ, bệnh nhân không tự chủ được…) có thể phải dùng an thần hay gây mê.
  • Một số người cảm thấy không được thoải mái ở trong máy MRI vì chỗ nhỏ hẹp như một cái hầm. Nếu ở trong trường hợp này, người bệnh có thể nói với nhân viên y tế để có giải pháp giúp hài hòa cảm giác này…

Thủ tục chụp cộng hưởng từ cần những gì? (Chuẩn bị theo bản kiểm do nhân viên y tế phát)

  • Người bệnh có định của bác sỹ để chụp CHT, làm thủ tục hành chính (nộp tiền…)
  • Người bệnh cần đọc kỹ hướng dẫn và khai báo với nhân viên y tế về các dị vật kim loại trong cơ thể…..
  • Nhân viên y tế sẽ kiểm tra lại sau đó đưa người bệnh vào phòng chụp và thực hiện chụp theo yêu cầu của bác sỹ

Những điều cần lưu ý trong khi chụp cộng hưởng từ:

  • Nhân viên y tế sẽ không ở trong phòng với người bệnh khi thực hiện thao tác chụp nhưng họ sẽ có thể nhìn và nói chuyện với người được chụp MRI qua một hệ thống điện đàm nội bộ. Trường hợp đặc biệt, nhân viên y tế sẽ ở trong phòng chụp cùng với người bệnh.

  • Thời gian chụp CHT sẽ mất từ 10 phút tới 90 phút. Điều tối quan trọng là người bệnh phải nằm thật yên khi máy chụp. Bất cứ một cử động nào cũng có thể làm hình chụp bị mờ.
  • Tùy theo hình chụp bộ phận nào, người bệnh có thể phải tiêm thuốc đối quang từ.
  • Một kim nhỏ (kim tiêm mạch máu) sẽ được tiêm vào một mạch máu trên tay hoặc chân để tiêm thuốc đối quang.

Thuốc đối quang là gì?

Thuốc đối quang trong chụp MRI là một chất lỏng không màu sẽ được tiêm vào mạch máu của người bệnh nhằm mục đích giúp cho bác sỹ dễ dàng chẩn đoán bệnh. Khi thuốc đối quang được tiêm vào mạch máu, người bệnh sẽ không có cảm giác gì khác lạ. Sau khi tiêm, thuốc đối quang không ảnh hưởng tới khả năng làm việc thông thường.

Những điều cần lưu ý khi tiêm thuốc đối quang từ?

  • Thuốc đối quang không thích hợp với một số người: có bầu hay nghi ngờ có bầu, đang cho con bú; Những người chức năng thận có vấn đề...
  • Thuốc đối quang từ được thận thải ra khỏi cơ thể qua nước tiểu. Nó được thải ra một cách dễ dàng khỏi cơ thể của những người có thận làm việc bình thường.
  • Những người có thận yếu (gọi là suy thận) không thể thải thuốc đối quang từ ra khỏi cơ thể của họ. Điều này có thể dẫn tới một tình trạng rối loạn rất hiếm có gọi là Xơ hóa toàn thân do thận (Nephrogenic Systemic Fibrosis, viết tắt là NSF).
  • Người bệnh có thể được yêu cầu làm xét nghiệm máu để biết mức chức năng thận của mình có cho phép tiêm thuốc đối quang từ hay không?

Những rủi ro có thể xảy ra khi tiêm thuốc đối quang trong chụp CHT?

  • Thuốc đối quang tiêm vào có thể rỉ ra ngoài mạch máu,ở dưới da và vào các mô.
  • Dị ứng với thuốc đối quang xảy ra trong vòng một tiếng đồng hồ đầu, với hầu hết những dị ứng xảy ra trong 5phút đầu. Tùy mức độ mà có các dấu hiệu lâm sàng khác nhau:

- Nhẹ: nhức đầu, buồn nôn trong giây lát, chóng mặt, nổi mề đay, phát ban và ngứa.

- Trung bình: mề đay lan rộng, nhức đầu, sưng mặt, nôn mửa, khó thở.

- Nặng: những phản ứng nặng rất ít khi xảy ra nhưng có thể gồm có: tim đập nhanh tới độ đe dọa tính mạng, áp suất máu xuống rất thấp, sưng cuống họng, động kinh hay ngừng tim.

  • Xơ hóa toàn thân do thận bệnhnhânbịsuythận…
  • Tửvongvìthuốcđối quangtrong CHTrấthiếmkhixảy

Hình ảnh xơ hóa toàn thân do thận (NSF)

  • Tổn thương da giống xơ cứng bì
  • Co rút các khớp
  • Xơ hóa cũng có thể xảy ra ở tim, phổi, gan, cơ
 
  • Nếu người bệnh có các bất thường (khó thở, nôn, buồn nôn, ngứa, nổi mẩn…..) thì báo ngay cho nhân viên y tế.

Lưu ý: Tất cả các bệnh nhân trước khi thăm khám MRI cần phải hoàn thành phiếu khai báo thông tin tiền sử của bệnh nhân trước đó.

Thạc sỹ. Nguyễn Tuấn Dũng

                     Trung tâm Điện quang – Bệnh viện Bạch Mai

Thuốc đối quang từ với gốc “gadolinium”, dựa vào tính chất thuận từ tác động lên các proton của phân tử nước, chất chứa nguyên tử Hydro (H) – là nguyên tố cơ bản trong kỹ thuật chụp cộng hưởng từ, góp phần làm thay đổi độ tương phản của mô được khảo sát.

1. Thuốc đối quang từ là gì?

Thuốc đối quang từ (hay còn gọi là tương phản từ) được chấp thuận đầu tiên năm 1988 bởi FDA, là một cánh tay đắc lực hỗ trợ cho các bác sĩ chẩn đoán tốt hơn dựa vào sự tương phản hình ảnh trong chụp cộng hưởng từ.

Thuốc đối quang từ không phải thuốc cản quang, không những vì nó không chứa thành phần Iod như trong các thuốc cản quang hiện hữu, mà còn vì bản chất cơ chế tác động lên thành phần tế bào.

2. Thuốc đối quang từ được dùng trong cộng hưởng từ hiện nay?

Hiện tại, có 7 loại thuốc đối quang từ gốc Gadolinium (Gd) được được sử dụng rộng rãi trên thế giới. Từ năm 2017, một số loại thuốc đối quang có cấu trúc dạng mạch thẳng (linear ionic) đã bị hạn chế sử dụng tại Châu Âu bởi nguy cơ nhiễm độc gadolinium tự do.

3. Tác dụng và chỉ định của thuốc đối quang từ?

Về cơ chế dược động học, thuốc đối quang từ giúp tăng độ tương phản của mô được khảo sát. Nói cách khác, thuốc đối quang từ giúp tăng độ chính xác trong khảo sát hình ảnh. Việc chỉ định sử dụng thuốc được áp dụng trong từng trường hợp cụ thể, các bác sĩ của bạn sẽ thông báo với bạn hoặc người nhà nếu bạn cần được sử dụng thuốc đối quang từ. Nhìn chung, thuốc sẽ giúp tăng khả năng đánh giá tổn thương dạng viêm, khối u, khảo sát mạch máu và tính chất tưới máu theo từng cơ quan.

Thuốc đối quang từ được sử dụng hiệu quả nhất đối với Não và tủy sống, vì khi hàng rào máu Não bị tổn thương do bệnh lý, tín hiệu của tổn thương sẽ tăng lên rõ rệt. Trong các bệnh lý như viêm khớp, các khối u, viêm ở tạng đặc, thuốc đối quang từ cũng có giá trị để đánh giá tổn thương.

Sử dụng thuốc đối quang từ còn có ý nghĩa trong khảo sát mạch máu (kỹ thuật MRA - MR angiogram), dựa vào sự bắt tín hiệu của thuốc trong dòng chảy, để khảo sát mạch máu trong sọ, ngoài sọ ở các pha động mạch và tĩnh mạch.

Tác dụng phụ của thuốc đối quang từ hầu như rất ít. Từ năm 1988, từ khi được chấp thuận bởi FDA, các thuốc đối quang từ được xem là thuốc rất an toàn khi sử dụng. Các tác dụng phụ đe dọa tính mạng trong vòng 24h được gặp với tỷ lệ rất thấp 0.001 – 0.01%. Các biểu hiện được ghi nhận trong y văn chủ yếu là phản ứng trên Thần kinh với đau đầu, chóng mặt, nôn, buồn nôn, dị cảm, miệng có vị kim loại, co giật...và phản ứng quá mẫn như Dị ứng da, phản vệ...

Phản ứng phụ rất muộn liên quan đến thuốc đối quang từ gadolinium có thể gặp là xơ hóa hệ thống do thận (NSF). Bệnh lý này có thể khởi phát trong ngày sử dụng cho đến 2-3 tháng sau, đôi khi có thể sau nhiều năm với biểu hiện gồm đau, Ngứa nhiều, sưng, hồng ban, thường bắt đầu ở chân. Sau đó các biểu hiện muộn có thể gặp dày xơ hóa da và mô dưới da, co rút chi, xơ hóa các tạng hoặc thậm chí tử vong nếu tổn thương các tạng mức độ nặng.

Người bệnh có thể gặp tình trạng Ngứa và xuất hiện hồng ban sau khi dùng thuốc đối quang từ

Hầu hết các trường hợp NSF được báo cáo là do gadodiamide (Omniscan) với tần suất 3 – 18%, có thể gặp sau dùng gadopentetate dimeglumine (Magnevist, Multihance) với tỷ lệ 0.1 – 1% và gadoversetamide (Optimark, Primovist, Eovist), nguy cơ tăng nếu tăng liều sử dụng. Bệnh này có nguy cơ gặp ở bệnh nhân giảm chức năng thận (độ lọc cầu thận < 15ml/phút/1.73m2 da).

Nguy cơ mắc NSF thấp nhất với các thuốc gadobutrol (Gadovist, Gadavist), Gadoterate meglumine (Dotarem, Magnescope), gadoteridol (Prohance).

Nguy cơ lắng đọng gadolinium trong cơ thể có thể lưu lại trong vài tháng đến vài năm. Nồng độ gadolinium lắng đọng cao nhất ở xương, não, da, thận, gan lách. Trong đó các thuốc Omniscan, Optimark là nguy cơ lắng đọng cao nhất, ngược lại Dotarem, Gadovist, Prohance có nguy cơ lắng đọng thấp nhất.

Trong bản tin an toàn thuốc ngày 19/12/2017, FDA kết luận sự lắng đọng thuốc không liên quan trực tiếp với các tác dụng bất lợi trên bệnh nhân có chức năng thận bình thường, và lợi ích của thuốc vượt trội hơn nguy cơ tiềm tàng nếu được chỉ định phù hợp. Dù vậy, nếu không thật sự cần thiết, các bác sĩ lâm sàng sẽ hạn chế tối đa sử dụng lặp lại thuốc đối quang từ trong hai lần chụp gần nhau.

Video liên quan

Chủ đề