Thực trạng quản lý nhân sự trong trường tiểu học

Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối MỤC LỤCChương I: Cơ sở lý luận về quản lý nhân sự trong tổ chức 4I. Một số khái niệm liên quan tới quản lý nhân sự trong một tổ chức 41. Tổ chức 42. Nguồn nhân lực trong một tổ chức 43. Quản lý nhân sự 5II. Vai trò của quản lý nhân sự 6III. Những nội dung chủ yếu của công tác quản lý nhân sự trong một tổ chức 81. Phân tích công việc 82. Kế hoạch hoá nguồn nhân lực 93. Tuyển mộ và tuyển chọn nhân lực 104. Đánh giá thực hiện công việc 125. Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực 146. Thù lao lao động 147. Quan hệ lao động và bảo vệ an toàn, sức khoẻ cho người lao động 17IV. Sự cần thiết phải hoàn thiên công tác quản lý nhân sự tại trường tiểu học Nguyễn Bá Ngọc, thành phố Yên Bái. 181. Đặc trưng của quản lý nhân sự trong một trường tiểu học 182. Sự cần thiết phải hoàn thiện công tác quản lý nhân sự tại trường tiểu học Nguyễn Bá Ngọc, thành phố Yên Bái. 19Chương II: Phân tích thực trạng quản lý nhân sự tại trường tiểu học Nguyễn Bá Ngọc, thành phố Yên Bái. 21I. Những đặc điểm cơ bản của trường ảnh hưởng đến công tác quản lý nhân sự 211. Quá trìmh hình thành và phát triển 212. Chức năng nhiệm vụ của trường 213. Cơ cấu tổ chức của nhà trường 224. Cơ cấu lao động 255. Đặc điểm các công việc 286. Đặc điểm về cơ sở vật chất của nhà trường 31II. Đánh giá công tác quản lý nhân sự của trường tiểu học Nguyễn Bá Ngọc, thành phố Yên Bái. 311. Đánh giá công tác phân tích công việc 312. Đánh giá công tác đánh giá thực shiện công việc 363. Đánh giá công tác bố trí nhân lực 414. Đánh giá công tác tuyển mộ, tuyển chọn 435. Đánh giá công tác đào tạo và phát triển nhân lực. 446. Đánh giá công tác thù lao lao động 457. Đánh giá công tác kỷ luật 46Chương III: Các giải pháp và kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác quản lý nhân sự tại trường tiểu học Nguyễn Bá Ngọc, thành phố Yên Bái. 50I. Mục tiêu của nhà trường trong giai đoạn 2005 – 2010 50II. Các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý nhân sự tại trường tiểu học Nguyễn Bá Ngọc, thành phố Yên Bái. 501. Thực hiện kế hoạch hoá nguồn nhân lực thường xuyên,liên tục, trước hết là giai đoạn 2005 -2010 502. Tiến hành phân tích công việc cho các vị trí trong nhà trường, trước hết cho lãnh đạo và các tổ trưởng bộ môn 513. Bố trí lại nhân lực cho hợp lý 654. Tuyển dụng lao động một cách khoa học 665. Xây dựng chiến lược đào tạo và phát triển nguồn nhân lực dài hạn của nhà trường, trước mắt là giai đoạn 2005 – 2010 676. Xây dựng và thực hiện hệ thống đánh giá thực hiện công việc trong nhà trường 687. Tạo các kích thích vật chất và tinh thần, đồng thời tăng cường tính kỷ luật cho người lao động 70KẾT LUẬN 73PHỤ LỤC 74Đặc điểm về cơ sở vật chất của trườngNhà trường có 5200 mét vuông diện tích đất sử dụng với 12 phòng học và các phòng chức năng, phòng làm việc. Nhưng đa số các phòng chức năng, phòng họp đều đã xuống cấp, chưa được tu sửa. Phòng chức năng còn thiếu . Không có phòng thí nghiệm, phòng đọc, phòng trưng bày, không có phòng truyền thống của trường. Chưa có bãi tập cho học sinh. Sách giáo khoa, thiết bị, đồ dùng học tập còn thiếu rất nhiều. Các phương tiện đồ dùng phục vụ cho giáo viên như máy vi tính vẫn chưa được trang bị sử dụng.Với cơ sở vật chất cùng kiệt nàn như vậy, khó có thể tạo được môi trường không gian tốt tạo được sự hưng phấn tích cực làm việc cho đội ngũ giáo viên, nhân viên và học sinh trong trường, cả về điều kiện làm việc và những tác động tích cực về tâm sinh lý lao động. Điều này sẽ làm khó khăn cho việc tạo động lực cho người lao động, hạn chế tới hiệu quả làm việc của đội ngũ nhân lực trong nhà trường.II. Đánh giá công tác quản lý nhân sự của trường tiểu học Nguyễn Bá Ngọc, thành phố Yên bái.1. Đánh giá công tác phân tích công việc1.1 Nhận thức về phân tích công việcTrước hết về nhận thức, hầu như từ cán bộ lãnh đạo tới các cán bộ giáo viên đều chưa có sự hiểu biết về phân tích công việc, chưa tiến hành phân tích công việc cho các vị trí trong trường. Chính vì thế nên chưa có các bản mô tả công việc, yêu cầu công việc và tiêu chuẩn thực hiện công việc cho từng vị trí.. Trên cơ sở “ Quyết định của Bộ Giáo dục và đào tạo về việc ban hành Điều lệ trường tiểu học” , toàn bộ nội dung phân tích công việc được gói gọn trong bản “ Quy chế làm việc trường tiểu học Nguyễn Bá Ngọc, thành phố Yên Bái” ( Xem phần phụ lục )Các quy định chức năng, nhiệm vụ, tiêu chuẩn cho cá nhân và bộ phậnTrong bản “ Quy chế làm việc trường tiểu học Nguyễn Bá Ngọc, thành phố Yên Bái”, nội dung được chia thành ba phần. - Phần thứ nhất là: Nguyên tắc xây dựng quy chế làm việc dựa trên cơ sở các văn bản pháp quy của Nhà nước, của ngành, của Phòng Giáo dục và đào tạo , thành phố Yên bái - Đảm bảo thực hiện được các nội dung công việc chủ yếu và là căn cứ để đánh giá xếp loại cán bộ nhân viên trong năm học của trường. - Phần thứ hai gồm các tiêu chuẩn về phẩm chất đạo đức, công tác chuyên môn của giáo viên ( Sẽ trình bày kỹ trong phần đánh giá thực hiện công việc)- Phần thứ ba, bản quy chế nêu các nhiệm vụ của các thành viên trong trường:● Hiệu trưởngCó nhiệm vụ xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch năm họcTổ chức bộ máy của nhà trườngPhân công quản lý, kiểm tra công tác của giáo viênQuản lý hành chính, tài chính của trườngTổ chức thực hiện quy chế dân chủQuản lý chung các hoạt động của học sinhHiệu phóPhụ trách về chuyên mônPhụ trách thư viện và thiết bị dạy họcThực hiện và chịu trách nhiệm trước hiệu trưởng về những việc được phân công.Thay mặt hiệu trưởng điều hành hoạt động khi được uỷ quyềnCác tổ giáo viên chuyên mônXây dựng kế hoạch chung của tổ, hướng dẫn xây dựng và quản lý kế hoạch cá nhân của tổ viên theo kế hoạch dạy học, phân phối chương trình và các quy định khác của Bộ Giáo dục và Đào tạo.Tổ chức bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ kiểm tra, đánh giá chất lượng, hiệu quả giảng dạy và giáo dục của giáo viên theo kế hoạch của nhà trườngĐề xuất việc khen thưởng, kỷ luật đối với giáo viênGiúp hiệu trưởng chỉ đạo các hoạt động giáo dục khácTổ chuyên môn sinh hoạt mỗi tuần một lần.Bộ phận hành chính kế toánTrưởng ban lao động: Chịu trách nhiệm xây dựng kế hoạch lao động và tổ chức thực hiện kế hoạch theo tuần, tháng, năm. Trực tiếp phân công theo dõi đôn đốc kiểm traNhân viên hành chính - kế toán: Đảm bảo tính toán đúng, đủ lương và các chế độ khác cho cán bộ giáo viên của trườngThu chi đúng nguyên tắc tài chính quy địnhQuản lý con dấu, cấp giấy giới thiệu theo đúng thủ tụcTheo dõi công văn đi đến và gửi đúng địa chỉQuản lý hộ sơ học sinhVệ sinh, sắp đặt ngăn nắp nơi hội họp và các phòng khácBộ phận thư việnQuản lý tốt sách và các thiết bị giảng dạyGiúp các giáo viên chuẩn bị đồ dùng dạy họcTổ chức giới thiệu sách báo cho giáo viên và học sinhChịu trách nhiệm trước nhà trường về bảo quản tài sản Sách giáo khoa và thiết bị giảng dạyBộ phận y tế học đườngChăm lo đến công tác vệ sinh, phòng dịch bệnh cho cán bộ giáo viên công nhân viên và học sinhTrực tiếp theo dõi, kiểm tra tổ chức thực hiện vệ sinh học đường, vệ sinh an toàn thực phẩmBộ phận hoạt động độiPhụ trách đội thiếu niên tiền phongXây dựng các công tác bề nổi của nhà trường, tổ chức các phong trào thi đua trong giáo viên và học sinh, giúp cho hiệu trưởng trong công tác đội thiếu niên tiền phong.Như vậy, có thể nói, nhà trường cũng đã có xác định được chức trách, nhiệm vụ , tiêu chuẩn cho các loại lao động, từ hiệu trưởng, hiệu phó, tổ trưởng chuyên môn, giáo viên và nhân viên, nhưng còn rất sơ sài, chung chung cho loại đối tượng mà không chi tiết cụ thể cho từng vị trí, từng công việc của từng người trong trường.Toàn bộ phân tích công việc cho các vị trí trong trường được gói gọn trong một bản quy chế làm việc của trường, chỉ 5 trang giấy A4. Không tách riêng thành các bản mô tả công việc, yêu cầu công việc và tiêu chuẩn cho từng công việc. Chính vì thế nên các nhiệm vụ, yêu cầu, tiêu chuẩn cho các vị trí công việc còn chưa được chi tiết, cụ thể. Điều đó sẽ khó khăn cho người lao động nhận biết đầy đủ, chính xác, hiểu rõ được nhiệm vụ, công việc chi tiết mình cần làm, tiêu chuẩn cụ thể mình cần đạt được, và sẽ khó khăn cho các hoạt động quản lý nhân sự khác, nhất là trong công tác đánh giá thực hiện công việc.Nguyên nhân hạn chếHạn chế về quá trình xây dựng và thực hiện phân tích công việc như đã nêu trên, là do các nguyên nhân sau:Trước hết, do nhận thức về phân tích công việc còn rất hạn chế, thậm chí một số cán bộ còn chưa hiểu phân tích công việc là gì. Do vậy họ chưa thể xây dựng và tiến hành phân tích công việc đượcThứ hai, do không có cán bộ được đào tạo bồi dưỡng về kinh tế lao động hay quản trị nhân lực, có thể tham mưu, xây dựng và triển khai công tác phân tích công việc giúp cho lãnh đạo và cho nhà trường được.Thứ ba, có thể còn có ý nghĩ ngại khó trong việc triển khai phân tích công việc. Vì cho rằng, với những gì đã nêu trong quy chế làm việc của nhà trường là đã đầy đủ, là bản chất, là căn cứ đánh giá cán b...

Xem link download tại Blog Kết nối!

Trong bất kỳ tổ chức nào hoạt động quản lý nhân sự cũng được đề cao và coi trọng. Bởi mỗi người là một mảnh ghép khác nhau tạo nên bức tranh tổng hòa về tổ chức. Việc quản trị nhân sự trong môi trường sư phạm nói chung và trong các trường Tiểu học nói riêng càng đặc biệt được quan tâm. Nhất là khi nền giáo dục của nước ta đang hướng đến đổi mới, hiện đại hóa và có thêm nhiều yêu cầu cho đội ngũ giáo viên, công nhân viên trường học. 

Giới thiệu về hoạt động quản trị nhân sự trong trường Tiểu học

So với những tổ chức khác như các doanh nghiệp, tổ chức công,... nhân sự trong trường học không bị phân hóa quá phức tạp tuy nhiên vẫn đủ các phòng, ban để việc điều hành nhà trường được dễ dàng và đem lại chất lượng tốt nhất. 

Có thể thấy, bậc quản trị cấp cao trong trường học là Ban Giám hiệu, phân hóa dần thành các bậc quản trị cấp trung như các Trưởng Bộ môn, Trưởng khối,... Trường Tiểu học là nơi các em học sinh gắn bó trong 5 năm đầu tiên bước vào môi trường giáo dục phổ thông, đây chính là 5 năm xây dựng nền móng về ý thức học, thái độ ứng xử/ học tập. Nếu như hoạt động quản trị nhân sự trong trường Tiểu học không được phân công và kiểm soát hợp lý sẽ dẫn đến sụt giảm thành tích trong giảng dạy, ảnh hưởng trực tiếp đến các em học sinh và chất lượng của nhà trường. 

Như đã đề cập trong phần đầu của bài viết, công tác quản trị nhân sự trong trường Tiểu học đóng vai trò quan trọng không chỉ trong việc thiết lập bộ máy nhà trường mà còn ảnh hưởng đến chất lượng giảng dạy. Cùng tìm hiểu kỹ về hoạt động này trong phần tiếp theo của bài viết nhé. 

2.1. Đội ngũ quản trị nhân sự trong trường Tiểu học

Dễ dàng nhận thấy, đội ngũ phụ trách quản trị nhân sự trong các trường Tiểu học nói riêng và phần đông các trường học nói chung chính là Ban giám hiệu, bao gồm Hiệu trưởng và 2 Hiệu phó. Tùy theo đặc điểm của từng trường (trường dân lập/ trường dân lập/ trường bán công) mà đội ngũ quản trị nhân sự có thể thay đổi, có thêm những vị trí khác. 

2.1.1. Yêu cầu của đội ngũ phụ trách quản trị nhân sự trong trường Tiểu học

Là những người trong bộ máy lãnh đạo của các trường học, có thể nói đội ngũ Ban giám hiệu là những nhà giáo không chỉ có thâm niên trong nghề mà còn được đảm bảo bởi khả năng sư phạm, giảng dạy. Nhưng không vì vậy mà ta có thể khẳng định họ có thể làm tốt được công tác quản trị nhân sự.

Ban giám hiệu là đội ngũ quản trị nhân sự chính trong trường Tiểu học

 Một số những yêu cầu chung đối với những ai làm công tác quản trị nhân sự tại trường học bao gồm: 

- Yêu cầu về kiến thức, kinh nghiệm trong chuyên môn giảng dạy

- Yêu cầu về kiến thức cập nhật đổi mới trong giáo dục 

- Các kỹ năng bổ trợ: vi tính, ngoại ngữ

- Kỹ năng mềm

- Năng lực tổ chức và tuyển chọn nhân sự 

- Có thâm niên và am hiểu về đặc thù quản lý nhân sự tại Việt Nam, trong ngành giáo dục và cơ sở trường Tiểu học đang hoạt động

2.1.2. Trách nhiệm của đội ngũ quản trị nhân sự trong trường Tiểu học

Quản trị nhân sự nói chung bao gồm 3 tác vụ chính:

- Phân công công việc

- Đánh giá

- Khen thưởng và xử lý

Trong môi trường Tiểu học cũng không có nhiều khác biệt. Ban giám hiệu nhà trường trong những buổi họp định kỳ cũng sẽ phải đưa ra các quyết định, thông báo, điều chỉnh liên quan mật thiết đến công việc của các giáo viên trong trường. 

Nhiệm vụ quản trị nhân sự của Ban giám hiệu

Về trách nhiệm phân công công việc, các Trưởng khối, các giáo viên chủ nhiệm sẽ được phổ biến về tình hình chung, các đợt thi đua của trường; cung cấp tài liệu, thiết bị để tổ chức các buổi học tại lớp. Tùy theo quy mô từng trường mà phần công việc sẽ có những thay đổi khác nhau. Mỗi khối lớp sẽ có những đặc thù riêng. Khối lớp 4, lớp 5 sẽ cần những giáo viên chuyên môn cao ngược lại 3 khối lớp còn lại sẽ cần những giáo viên có khả năng truyền đạt, thái độ giảng dạy và truyền cảm hứng học cho các con thật tốt.

Chất lượng của các buổi dạy sẽ được Ban giám hiệu đánh giá thông qua điểm số hoặc các buổi Chào cờ, tổng kết thi đua mỗi tuần. Ngoài ra, việc dự giờ định kỳ hoặc dự giờ ngẫu nhiên cũng là một cách để Ban giám hiệu đánh giá, kiểm tra giáo viên và học sinh trong các buổi học. 

Với những người lao động khác trong nhà trường như: nhân viên y tế, nhân viên dọn dẹp,... Ban giám hiệu sẽ thống nhất yêu cầu về công việc và kiểm tra định kỳ hằng tuần hoặc phân công kiểm tra. 

Khen thưởng và xử lý kỷ luật sẽ được thực hiện công bằng để các giáo viên, cán bộ nhân viên trong nhà trường có thêm động lực làm việc cũng như rút kinh nghiệm để không tái phạm sai lầm. 

2.2. Những điểm đặc biệt của nhân sự trong trường Tiểu học

Để quản trị nhân sự trong trường Tiểu học được hiệu quả cần phải hiểu về nhân sự trong môi trường sư phạm. Mỗi nhóm ngành nghề sẽ có một điểm khác biệt riêng. 

2.2.1. Đặc trưng của tập thể lao động trong trường Tiểu học

Tập thể giáo viên chính là lực lượng nòng cốt của trường, quyết định việc phát triển của trường trong hiện tại và tương lai. Trái với nhiều ngành nghề bị tác động bởi những yếu tố khách quan như kinh doanh, du lịch,... nhóm nghề giáo dục phần lớn nằm ở yếu tố chủ quan, là tương tác giữa người và người - giữa giáo viên với giáo viên và giáo viên với học sinh; giáo viên với phụ huynh. 

Những điểm khác biệt của lao động môi trường Tiểu học

Chính từ những đặc trưng này mà công tác quản trị nhân sự trong trường Tiểu học tuy có quy tắc nhưng không được quá cứng nhắc. Bởi những giá trị người nhà giáo tạo ra là vô hình, đấy chính là tính cách, kiến thức của các em. Đặc biệt ở đây là những em học sinh tiểu học như những tờ giấy trắng. 

2.2.2. Công tác quản trị nhân sự tại trường Tiểu học trong môi trường giáo dục hiện đại

Có thể nói, công tác quản trị nhân sự trong trường Tiểu học không chỉ đem lại tác dụng trong kiểm soát nhân sự trong phạm vi trường học tại thời điểm áp dụng mà còn là cách để thu hút các giáo viên giỏi, thu hút phụ huynh gửi gắm con em. 

Công tác quản trị nhân sự tại trường Tiểu học trong thời đại mới

Với nền giáo dục có nhiều đổi mới, cải tổ như Việt Nam hoạt động quản trị nhân sự tại trường tiểu học cũng dần dần có sự thay đổi, lột xác để phù hợp hơn với tình hình giáo dục toàn cầu. Công tác quản trị nhân sự không chỉ dừng lại trong việc quản lý, đánh giá mà phải tập trung đào tạo thêm, đào tạo chuyên sâu những kiến thức công nghệ, áp dụng thực tiễn vào bài giảng để đem lại hiệu quả cao nhất. 

Xem thêm: Phần mềm nhân sự miễn phí, chuyên nghiệp

3. Cách thức tiến hành quản trị nhân sự tại trường Tiểu học

Việc quản trị nhân sự tại trường Tiểu học được tiến hành theo một lộ trình lâu dài và thường xuyên được cập nhật, chỉnh sửa để phù hợp với thực tế giảng dạy. 

Lộ trình của hoạt động quản trị nhân sự tại trường Tiểu học

Ban giám hiệu sẽ cần tính toán đường dài để các nhân sự (giáo viên, cán bộ nhân viên) hoạt động trong trường có phương hướng phát triển phù hợp. Dưới tình hình về số lượng và chất lượng mà từ đó sẽ rút ra được dự báo tương lai để có những bước đi đúng đắn nhất. 

Quy mô và mong muốn phát triển của nhà trường càng lớn bao nhiêu thì hoạt động quản trị nhân sự càng phải được đề cao bấy nhiêu. 

Vậy là với bài viết trên, đội ngũ timviec365.vn đã cùng các bạn đọc khám phá thêm về công tác quản trị nhân sự trong trường Tiểu học. Nếu các bạn muốn tìm hiểu thêm về các công tác quản trị nhân sự tại trong các nhóm ngành khác, hãy đón đọc ngay những bài viết khác của chúng tôi nhé. Cảm ơn và hẹn gặp lại các bạn trong những bài viết tiếp theo.

Quản lý nhân sự của Vingroup

Là một trong những tập đoàn lớn nhất tại Việt Nam, nhân sự của Vingroup luôn nhận được đánh giá cao về thái độ và chuyên môn. Chính vì vậy, hoạt động quản lý nhân sự của Vingroup luôn được quan tâm và tìm hiểu. Mời các bạn đọc bài viết dưới đây để hiểu thêm về công tác quản trị nhân sự của doanh nghiệp này nhé.

Quản lý nhân sự của Vingroup

Video liên quan

Chủ đề