Thủ tướng Chính phủ năm 2022 là ai

Thủ tướng Chính phủ năm 2022 là ai

Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu nhiệm vụ năm 2022 - Ảnh: NGUYỄN KHÁNH

Kết luận hội nghị trực tuyến Chính phủ với địa phương chiều 5-1, Thủ tướng nêu rõ trong bối cảnh có nhiều khó khăn thử thách, vừa phòng chống dịch, vừa phát triển kinh tế - xã hội, chúng ta cơ bản hoàn thành nhiều mục tiêu.

Trong đó, dịch bệnh cơ bản được kiểm soát, tăng trưởng GDP phục hồi, cả năm GDP tăng 2,58%, thấp hơn kế hoạch đề ra, song vẫn cao hơn năm 2020. Mặt bằng lãi suất giảm nhẹ và duy trì ở mức thấp. Sự chủ động trao đổi với Bộ Tài chính Mỹ giúp Việt Nam được tháo mác "thao túng tiền tệ".

Kinh tế phục hồi, lo an sinh xã hội

Đầu tư trực tiếp nước ngoài hồi phục, cho thấy nhà đầu tư tin tưởng vào môi trường đầu tư Việt Nam. Xuất khẩu là điểm sáng, thặng dư thương mại ở mức khá, chuyển đổi số, đổi mới sáng tạo đạt nhiều tiến bộ vượt bậc. Phát triển văn hóa, bảo đảm an sinh xã hội, lo an sinh cho tới đời sống người dân được chú trọng.

"Những năm trước, mỗi năm, bình thường chúng ta cố gắng làm an sinh xã hội nhiều nhất cho 1 triệu người, đã thấy khó khăn. Năm nay chúng ta tổ chức lo an sinh xã hội cho 42,8 triệu người trong thời gian kéo dài với khối lượng công việc rất gấp rút, đường dài, tốc độ phải nhanh. Đây là nỗ lực của cả hệ thống chính trị" - Thủ tướng chia sẻ.

Ngoài ra, công tác hoàn thiện thể chế, nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật, đấu tranh phòng chống tham nhũng, tiêu cực, trách nhiệm của người đứng đầu. Gắn với đẩy mạnh phân cấp, phân quyền. Đặc biệt với vụ án tiêu cực, tham nhũng trong phòng chống dịch, tinh thần dứt khoát phải xử lý nghiêm theo đúng quy định của pháp luật.

Bên cạnh đó, chính trị - xã hội ổn định, quốc phòng - an ninh được củng cố, trật tự an toàn xã hội được bảo đảm. Hoạt động đối ngoại đạt nhiều kết quả quan trọng, trong đó có chiến lược ngoại giao vắc xin.

Nhiều thách thức lớn, nêu cao tinh thần tự lực tự cường

Tuy vậy, Thủ tướng chỉ ra rủi ro thách thức lớn khi dịch bệnh còn diễn biến phức tạp, các nước lớn dự báo tăng trưởng chậm lại, rủi ro địa chính trị và thiên tai, lũ lụt... Trong nước, dịch bệnh vẫn chưa hoàn toàn được kiểm soát, thực hiện vốn đầu tư toàn xã hội tăng thấp nhất trong nhiều năm, giải ngân đầu tư công chậm, thu ngân sách thiếu bền vững, hoạt động của doanh nghiệp còn khó khăn, rủi ro nợ xấu gia tăng, cơ cấu lại nền kinh tế còn chậm...

Nhấn mạnh nhiệm vụ năm 2022 với chủ đề: "Đoàn kết kỷ cương, chủ động thích ứng, an toàn hiệu quả, phục hồi phát triển", Thủ tướng yêu cầu cần bám sát nghị quyết Đại hội XIII, các chỉ đạo điều hành chủ động linh hoạt, sáng tạo, đúng hướng, yêu cầu cần thần tốc tiêm bao phủ vắc xin, nhanh chóng về thuốc chữa bệnh.

Đáng chú ý, Thủ tướng lưu ý tiếp tục ưu tiên hoàn thiện đồng bộ thể chế, đẩy mạnh phân cấp, phân quyền gắn với tăng cường kiểm tra, giám sát, kiểm soát quyền lực, cá thể hóa trách nhiệm.

Bảo đảm an sinh xã hội, an dân; khôi phục và ổn định thị trường lao động, cơ cấu lại lực lượng lao động. Không hy sinh tiến bộ, công bằng, an sinh xã hội, môi trường để chạy theo tăng trưởng kinh tế đơn thuần. Bảo đảm ổn định chính trị, trật tự, an toàn xã hội...

Thủ tướng nói: Phòng chống dịch phải an toàn, linh hoạt, hiệu quả thì mới có thể khôi phục và phát triển kinh tế - xã hội, vắc xin là hết sức quan trọng để mở cửa, khôi phục các hoạt động bình thường.

Theo đó, Thủ tướng yêu cầu không tổ chức các hoạt động tập trung đông người, nhất là vào Tết Nguyên đán, xử lý nghiêm vi phạm, kiên trì thực hiện chủ trương thích ứng an toàn, linh hoạt.

Đối với phục hồi và phát triển kinh tế, cần đẩy mạnh cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao năng suất, chất lượng. Tập trung phục hồi, phát triển chuỗi sản xuất, cung ứng bị đứt gãy, hỗ trợ doanh nghiệp giữ đơn hàng.

Tăng kỷ luật, kỷ cương tài chính, đảm bảo cung ứng vốn cho nền kinh tế, xử lý các ngân hàng, tổ chức tín dụng yếu kém, hoàn thành các quy hoạch, đặt lợi ích quốc gia, dân tộc lên trên hết.

"Không vì lợi ích cục bộ, lợi ích địa phương, lợi ích cá nhân, không chịu bất cứ một tác động tiêu cực nào. Xử lý nghiêm các tiêu cực, vi phạm" - Thủ tướng lưu ý khi xây dựng quy hoạch.

Thủ tướng Chính phủ năm 2022 là ai
Tốc độ tăng trưởng kinh tế số của Việt Nam có thể đứng đầu Đông Nam Á

N.AN - N.KHÁNH

Dự phiên họp có các phó thủ tướng Chính phủ: Phạm Bình Minh, Lê Minh Khái và các bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ.

Phát biểu khai mạc phiên họp, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chínhcho rằng, bước sang quý 2-2022, nhất là tháng 4 này, tình hình thế giới vẫn có những diễn biến phức tạp như xung đột Ukraine, biến động giá cả nguyên, nhiên liệu, vận tải trên thế giới; đứt gãy chuỗi lao động, dịch bệnh Covid-19 vẫn diễn biến phức tạp tại một số nước; kinh tế một số thị trường lớn, có quan hệ kinh tế nhiều với Việt Nam sụt giảm; các vấn đề an ninh phi truyền thống có nhiều tiềm ẩn...

Thủ tướng Chính phủ năm 2022 là ai
Thủ tướng Chính phủ năm 2022 là ai
Thủ tướng Chính phủ năm 2022 là ai
Thủ tướng Chính phủ năm 2022 là ai
Thủ tướng Chính phủ năm 2022 là ai
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính phát biểu tại phiên họp. Ảnh: Dương Giang

Ở trong nước, tuy dịch bệnh Covid-19 được kiểm soát trên phạm vi toàn quốc, song nguy cơ vẫn cao, nhất là sau khi Việt Nam mở cửa du lịch. Các cấp, ngành, địa phương đang triển khai Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế-xã hội, thúc đẩy giải ngân đầu tư công; triển khai thực hiện các nghị quyết của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế-xã hội các vùng; tiếp tục giải quyết các vấn đề tồn đọng như đối với các tổ chức tín dụng yếu kém, các dự án thua lỗ...

Bên cạnh đó có những vấn đề mới xuất hiện như thị trường vốn bộc lộ những vấn đề liên quan thể chế và tổ chức thực hiện nên có những biến động. Chính phủ đã kịp thời chỉ đạo xử lý có lộ trình nhằm lành mạnh hóa thị trường, kiên quyết xử lý các hành vi sai trái, thao túng thị trường tín dụng, thị trường chứng khoán, trái phiếu; bảo vệ tổ chức, cá nhân làm ăn chân chính; không hình sự hóa các hoạt động dân sự, kinh tế... để thị trường phát triển an toàn, hiệu quả, bền vững.

Theo Thủ tướng, trong bối cảnh đó tình hình kinh tế-xã hội tiếp tục xu hướng phục hồi tích cực, khởi sắc trên tất cả các lĩnh vực: Kinh tế-xã hội, môi trường, văn hóa, an ninh quốc phòng, đối ngoại; đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân được đảm bảo, niềm tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước được củng cố, tăng cường; uy tín và vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế được nâng lên.

Thủ tướng Chính phủ năm 2022 là ai
Thủ tướng Chính phủ năm 2022 là ai
Thủ tướng Chính phủ năm 2022 là ai
Thủ tướng Chính phủ năm 2022 là ai
Thủ tướng Chính phủ năm 2022 là ai
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 4-2022.

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhận định, bước sang tháng 5-2022 tình hình vẫn còn những khó khăn, bất cập, nhất là xuất phát từ nguyên nhân chủ quan; tình hình diễn biến khó lường. Tháng 5 cũng có nhiều sự kiện, hoạt động quan trọng như: Cả nước có kỳ nghỉ lễ 30-4 và 1-5; tiếp sau đó Ban Chấp hành Trung ương khóa XIII tổ chức Hội nghị lần thứ 5; Quốc hội khóa XV tổ chức Kỳ họp thứ 3; Việt Nam tham dự Hội nghị Cấp cao đặc biệt kỷ niệm 45 năm quan hệ đối thoại ASEAN - Hoa Kỳ; tổ chức SEA Games 31...

“Công việc thì nhiều, mục tiêu, đòi hỏi thì lớn, thời gian thì có hạn, mong muốn của nhân dân thì cao, nên các thành viên Chính phủ cần tập trung thảo luận, đánh giá sát tình hình, đưa ra các giải pháp để thực hiện các nhiệm vụ có hiệu quả cao”, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh.

Tại phiên họp, các thành viên Chính phủ nghe, thảo luận, cho ý kiến về tình hình kinh tế - xã hội tháng 4 và 4 tháng đầu năm 2022; tình hình triển khai thực hiện Nghị quyết số 01/NQ-CP của Chính phủ; tình hình thực hiện và giải ngân vốn đầu tư công; tình hình triển khai Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội và một số vấn đề quan trọng khác.

Báo Quân đội nhân dân Điện tử sẽ tiếp tục cập nhật thông tin về phiên họp.

HUY LÊ