Thông tư quy định khám sức khỏe định kỳ

- + Đọc bài viết In bài viết Gửi bài viết

Your browser does not support the audio element.

Quy định bắt buộc khám sức khỏe định kỳ cho người lao động và xử lý vi phạm hành chính đối với hành vi không khám sức khỏe định kỳ cho người lao động

06/04/2020

1. Quy định khám sức khỏe định kỳ cho người lao động: Theo Khoản 2, khoản 3 và khoản 6, điều 152, Bộ Luật Lao động quy định: (2) hằng năm, người sử dụng lao động phải tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho người lao động, kể cả người học nghề, thực tập nghề; lao động nữ phải được khám chuyên khoa phụ sản, người làm công việc nặng nhọc, độc hại, người lao động là người khuyết tật, người lao động chưa thành niên, cao tuổi phải được khám sức khỏe ít nhất 6 tháng một lần. (3) Người lao động làm việc trong điều kiện có nguy cơ mắc bệnh nghề nghiệp phải được khám bệnh nghề nghiệp theo quy định của Bộ Y tế. (6) Người sử dụng lao động phải quản lý hồ sơ sức khoẻ của người lao động và hồ sơ theo dõi tổng hợp theo quy định của Bộ Y tế.

Đối với người trực tiếp tham gia sản xuất, chế biến kinh doanh thực phẩm: Theo quy định tại Điểm e Khoản 1 và Khoản 2 Điều 19 Luật An toàn thực phẩm 2010 thì người trực tiếp sản xuất thực phẩm phải được khám sức khoẻ theo quy định của Bộ Y tế: (e) Tuân thủ quy định về sức khoẻ, kiến thức và thực hành của người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm.

Mặt khác theo Điều 21 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015 quy định về việc khám sức khỏe và điều trị bệnh nghề nghiệp cho người lao động như sau: Hằng năm, người sử dụng lao động phải tổ chức khám sức khỏe ít nhất một lần cho người lao động; đối với người lao động làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm, người lao động là người khuyết tật, người lao động chưa thành niên, người lao động cao tuổi được khám sức khỏe ít nhất 06 tháng một lần.

Căn cứ Danh mục nghề - Công việc Nặng nhọc - Độc hại - Nguy hiểm và đặc biệt Nặng nhọc- Độc hại - Nguy hiểm ban hành kèm theo Thông tư số 15/2016/TT-BLĐTBXH ngày 28 tháng 6 năm 2016 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội thì người chế biến thực phẩm không thuộc đối tượng nằm trong danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại nguy hiểm nên sẽ chỉ thực hiện khám sức khỏe định kỳ mỗi năm một lần.

Việc khám sức khỏe định kỳ được quy định tại điểm a, khoản 2, điều 1 Thông tư số 14/2013/TT-BYT ngày 06 tháng 6 năm 2013 của bộ Y Tế Hướng dẫn khám sức khỏe “Người Việt Nam, người nước ngoài đang sống, làm việc tại Việt Nam khám sức khỏe khi tuyển dụng, khám sức khỏe định kỳ, khám sức khỏe khi vào học tại các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, trường dạy nghề và các đối tượng khác;”. Nội dung khám sức khỏe, phân loại sức khỏe được quy định tại Điều 6 và Điều 7 Thông tư số14/2013/TT-BYT ngày 06 tháng 6 năm 2013 của bộ Y tế Hướng dẫn khám sức khỏe.

 2. Quy định xử lý vi phạm đối với hành vi không khám sức khỏe định kỳ cho người lao động:

Hình: Kiểm tra hồ sơ khám sức khỏe định kỳ tại các Doanh nghiệp sản xuất kinh doanh thực phẩm nông lâm thủy sản

Ngày 01 tháng 3 năm 2020, Chính phủ ban hành Nghị định số 28/2020/NĐ-CP về việc Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng. Theo đó, tại khoản 2, điều 21 của Nghị định quy định: (2) Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng khi vi phạm với mỗi người lao động nhưng tối đa không quá 75.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có hành vi không tổ chức khám sức khỏe định kỳ, khám bệnh nghề nghiệp cho người lao động, trừ trường hợp người sử dụng lao động đã tổ chức khám sức khỏe định kỳ, khám bệnh nghề nghiệp cho người lao động nhưng người lao động không muốn khám.

Nghị định có hiệu lực từ ngày 15 tháng 4 năm 2020.

Như vậy, việc khám sức khỏe định kỳ cho người lao động là quy định bắt buộc người sử dụng lao động phải thực hiện.

Nguyễn Thành Minh

Chi cục Quản lý Chất lượng Nông Lâm sản và Thủy sản

- + Đọc bài viết In bài viết Gửi bài viết

Tương phản

Trang chủ > Quy trình & Kiến thức > Các thông tư về khám sức khỏe của Bộ y tế

Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc tiếp nhận các gói khám sức khỏe theo quy định của Bộ y tế áp dụng với các đối tượng lao động và sử dụng lao động: Cơ sở sử dụng người lao động, cơ sở đào tạo, dạy nghề, học sinh, sinh viên và học viên làm hồ sơ dự tuyển, người lao động làm hồ sơ để xin được tuyển dụng, người lao động khi được tuyển dụng, và người có nhu cầu khám sức khỏe,…

Bệnh viện Hồng Ngọc cung cấp các gói khám theo thông tư của Bộ Y tế

Dưới đây là nội dung của Thông tư số 13/2007/TT-BYT và Thông tư số 14/2013/TT-BYT:

1. Thông tư 13/2007/TT- BYT:  Bộ Y Tế hướng dẫn khám sức khỏe khi làm hồ sơ dự tuyển, khám sức khỏe khi tuyển dụng, khám sức khỏe định kỳ và khám sức khỏe theo yêu cầu đối với các đối tượng là Cơ sở sử dụng người lao động, cơ sở đào tạo, dạy nghề…

Vui lòng tham khảo Thông tư 13/2007/TT-BYT:

2. Thông tư 14/2013/TT-BYT: Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành Thông tư hướng dẫn thực hiện Quyết định số 14/2013/QĐ-BYT ngày 20 tháng 02 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc thực hiện chế độ luân phiên có thời hạn đối với người hành nghề tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh như sau:

Vui lòng tham khảo Thông tư 14/2013/TT-BYT:

Video liên quan

Chủ đề