Thông tư 13 2023 tt nhnn

Thông tư 13 2023 tt nhnn
NHNN công bố công khai danh sách ngân hàng thương mại được thực hiện bảo lãnh nhà ở hình thành trong tương lai trong từng thời kỳ - Ảnh minh hoa

NHNN cho biết, Thông tư 07/2015/TT-NHNN được sửa đổi, bổ sung vào năm 2017 bởi Thông tư 13/2017/TT-NHNN với nội dung sửa đổi, bổ sung chủ yếu liên quan đến bảo lãnh trong bán, cho thuê, mua nhà ở hình thành trong tương lai. Trong quá trình thực hiện 2 Thông tư trên có phát sinh một số vướng mắc liên quan đến các nội dung về: Giải thích từ ngữ, thời điểm xác định số dư bảo lãnh, phương thức thực hiện hoạt động bảo lãnh bằng điện tử, bảo lãnh đối với khách hàng là người không cư trú, quy trình phát hành cam kết bảo lãnh cho người mua nhà, cách xác định số dư bảo lãnh đối với chủ đầu tư, quyền và nghĩa vụ của các bên trong bảo lãnh nhà ở hình thành trong tương lai, mẫu cam kết bảo lãnh, xác định thời hạn của cam kết bảo lãnh, thời hạn thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh, hạch toán cho vay bắt buộc, về quy định nội bộ, trách nhiệm của các đơn vị... Do đó, các tổ chức tín dụng (TCTD) kiến nghị cần được tiếp tục nghiên cứu, xử lý.

Vì vậy, để thống nhất với các quy định pháp luật và xử lý các vấn đề thực tế phát sinh nêu trên, việc thay thế Thông tư 07 và Thông tư 13 là hết sức cần thiết.

Thông tư 07 và Thông tư 13 hợp nhất có 36 điều. Dự thảo Thông tư  thay thế có 37 điều, trong đó kế thừa 20 điều, bổ sung một điều và sửa đổi 16 điều.

Phương thức thực hiện hoạt động bảo lãnh

Dự thảo bổ sung Điều 9 quy định phương thức thực hiện hoạt động bảo lãnh, trong đó nêu rõ, TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được quyền lựa chọn thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh ngân hàng bằng phương tiện điện tử hoặc giao dịch theo phương thức truyền thống bằng văn bản theo thỏa thuận với các bên liên quan và có giá trị như nhau.

Việc thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh ngân hàng bằng phương tiện điện tử do các bên tự thỏa thuận, tự chịu trách nhiệm, bảo đảm an ninh, an toàn, bảo vệ thông điệp dữ liệu và bảo mật thông tin phù hợp hướng dẫn của NHNN về quản lý rủi ro và quy định của Luật Giao dịch điện tử và các văn bản có liên quan.

Bên cạnh đó, dự thảo nêu rõ quy định về quản lý ngoại hối trong bảo lãnh. Theo đó, việc phát hành bảo lãnh bằng ngoại tệ của TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải phù hợp với phạm vi hoạt động ngoại hối trên thị trường trong nước và thị trường quốc tế của từng loại hình tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài chỉ thực hiện bảo lãnh bằng ngoại tệ cho khách hàng đối với nghĩa vụ tài chính hợp pháp bằng ngoại tệ theo quy định của pháp luật.

Bảo lãnh nhà ở hình thành trong tương lai

Ngoài ra, dự thảo cũng đề xuất quy định về bảo lãnh nhà ở hình thành trong tương lai. Theo dự thảo, ngân hàng thương mại được thực hiện bảo lãnh nhà ở hình thành trong tương lai là ngân hàng thương mại: Trong giấy phép thành lập và hoạt động hoặc tại văn bản sửa đổi, bổ sung giấy phép thành lập và hoạt động của ngân hàng thương mại có quy định nội dung hoạt động bảo lãnh ngân hàng; không bị cấm thực hiện bảo lãnh nhà ở hình thành trong tương lai trong giai đoạn bị kiểm soát đặc biệt hoặc trong giai đoạn áp dụng can thiệp sớm đối với ngân hàng thương mại theo quy định tại Luật Các tổ chức tín dụng.

NHNN công bố công khai danh sách ngân hàng thương mại được thực hiện bảo lãnh nhà ở hình thành trong tương lai theo từng thời kỳ trên trang thông tin điện tử của NHNN.

Dự thảo quy định: Ngân hàng thương mại xem xét, quyết định cấp bảo lãnh cho chủ đầu tư khi chủ đầu tư có đủ các điều kiện quy định (trừ trường hợp ngân hàng thương mại bảo lãnh cho chủ đầu tư trên cơ sở bảo lãnh đối ứng); dự án của chủ đầu tư đáp ứng đủ các điều kiện của bất động sản hình thành trong tương lai được đưa vào kinh doanh theo quy định tại Điều 55 Luật Kinh doanh bất động sản.

Mời bạn đọc xem toàn văn dự thảo và góp ý tại đây.

Minh Đức


(BKTO) - Việc triển khai Chuẩn mực vốn Basel II đã đạt được những kết quả đáng khích lệ với 86% ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài áp dụng tỷ lệ an toàn vốn theo Thông tư 41.

Thông tư 13 2023 tt nhnn

Toàn cảnh Tọa đàm. Ảnh: sbv.gov.vn

Ngày 27/4, tại trụ sở Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN), NHNN phối hợp với Ngân hàng Thế giới (WB) tổ chức Tọa đàm về kinh nghiệm triển khai Basel II theo phương pháp nâng cao và tiến tới triển khai Basel III nhằm nâng cao khả năng nắm bắt, xử lý rủi ro tín dụng và rủi ro hoạt động.

Thông tin tại Tọa đàm cho biết: Tại Việt Nam, việc triển khai Chuẩn mực vốn Basel II đã đạt được những kết quả quan trọng và đáng khích lệ.

Cụ thể, NHNN đã ban hành Thông tư số 41/2016/TT-NHNN ngày 30/12/2016 quy định tỷ lệ toàn vốn đối với ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài (Thông tư 41) để hướng dẫn Trụ cột I (theo phương pháp tiêu chuẩn) và Trụ cột III của Chuẩn mực vốn Basel II.

Hiện nay, 86% ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài áp dụng tỷ lệ an toàn vốn theo Thông tư 41 và đến tháng 01/2023, các ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài còn lại sẽ áp dụng Thông tư 41 trong việc xác định tỷ lệ an toàn vốn.

NHNN cũng đã ban hành Thông tư số 13/2018/TT-NHNN ngày 18/5/2018 quy định hệ thống kiểm soát nội bộ của ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài (Thông tư 13) để hướng dẫn Trụ cột II (quy trình Đánh giá nội bộ mức đủ vốn - ICAAP) của Chuẩn mực vốn Basel II cho các ngân hàng thực hiện từ tháng 01/2021.

Với việc thực hiện đầy đủ các trụ cột của Chuẩn mực vốn Basel II theo các Thông tư của NHNN, các ngân hàng Việt Nam đã cải thiện đáng kể sự lành mạnh về tài chính, nâng cao năng lực quản lý rủi ro, góp phần tăng cường khả năng chống chịu trước cú sốc của nền kinh tế.

Tại Tọa đàm, Phó Thống đốc NHNN Phạm Thanh Hà đánh giá cao việc phối hợp giữa NHNN và WB tổ chức Tọa đàm với sự tham gia trực tiếp, trực tuyến của các diễn giả quốc tế.

“Đây là cơ hội quý báu để chia sẻ kinh nghiệm của các quốc gia có nền kinh tế lớn, nền kinh tế có quy mô tương đồng với Việt Nam và đưa ra những gợi ý, khuyến nghị chính sách cho việc xây dựng định hướng, lộ trình triển khai Basel trong điều kiện, hoàn cảnh của Việt Nam” - Phó Thống đốc nhấn mạnh.

Giám đốc Quốc gia WB tại Việt Nam - bà Carolyn Turk - đánh giá việc xây dựng lộ trình triển khai các chuẩn mực Basel II của Việt Nam đã đạt được hiệu quả đáng ghi nhận kể từ khi chuyển đổi nền kinh tế.

Bà Carolyn Turk tin tưởng NHNN trong việc điều hành áp dụng các nguyên tắc Basel để hệ thống ngân hàng hoạt động ngày càng hiệu quả và linh hoạt…/.

Basel II là phiên bản thứ hai của Hiệp ước Basel, trong đó đưa ra các nguyên tắc chung và các luật ngân hàng của Ủy ban Basel về giám sát ngân hàng. Hiệp ước về vốn Basel II được trình bày như một tập hợp các quy định, những quy định này có thể sẽ mang đến một loạt các thách thức về tuân thủ cho các ngân hàng trên thế giới.