Thời gian tiêu hóa nước trái cây, sinh tố là bao lâu?

Sinh tố là một loại nước uống bổ dưỡng giàu vitamin rất tốt cho sức khỏe. Các loại hoa quả thường dùng để làm sinh tố như: dâu tây, cà rốt, bơ, xoài, chuối, dứa, đu đủ, dưa hấu, mãng cầu, táo... Vậy uống sinh tố vào thời gian nào là tốt nhất?

Dưới đây là lời khuyên của các chuyên gia dinh dưỡng khi uống sinh tố:

Nên uống sinh tố vào giữa hai bữa chính hoặc trước bữa ăn nửa giờ. Nước sinh tố chứa nhiều axid hữu cơ, chất thơm và các loại men kích thích ăn uống, tốt cho tiêu hóa. Nên uống từ từ, không nên uống quá nhiều một lúc, bạn có thể uống nước sinh tố trong bữa ăn để tăng cường dinh dưỡng cho cơ thể.

Nước sinh tố giàu các loại muối vô cơ như kali, sắt, crôm và các hoạt chất chống ôxy hóa như nguyên tố vi lượng, vitamin C, beta-caroten... Uống nước sinh tố còn tốt cho việc hấp thu sắt của cơ thể. Nhìn chung khả năng hấp thu sắt từ thực phẩm rất thấp, cơ thể chúng ta chỉ hấp thu được 1% lượng sắt trong gạo, 3% lượng sắt trong bánh mì. Nhưng nếu ăn thực phẩm với cùng nước sinh tố thì sẽ tăng khả năng hấp thu sắt của cơ thể lên gấp 3-6 lần.

Nước sinh tố thích hợp với tất cả mọi lứa tuổi từ trẻ đến già. Trẻ em 3 tháng tuổi bắt đầu nên cho uống nước sinh tố để bổ sung vitamin C. Tuy nhiên, đối với những người bị bệnh loét dạ dày, viêm dạ dày cấp và mãn tính thì không nên uống sinh tố. Có một số trường hợp uống sinh tố bị đầy bụng đi ngoài, đó là do các hợp chất carbonhydrat khó tiêu gây nên. Người yếu thận nên tránh không uống nước sinh tố vào buổi tối, tránh bị sưng phù tay chân vào buổi sáng hôm sau.

Không nên uống thuốc bằng nước sinh tố: Cha mẹ thường cho bé uống thuốc bằng nước sinh tố nhưng các loại hoa quả nói chung đều chứa nhiều vitamin C và axid phân giải thuốc sớm hơn, bất lợi cho ruột non hấp thu thuốc. Có một số loại thuốc còn gây tác dụng phụ khi kết hợp với các chất chua này. Chỉ nên cho trẻ uống nước sinh tố sau khi uống thuốc khoảng 1 tiếng rưỡi.

Nguyên tắc để làm sinh tố hoa quả ngon:

- Cho đá vào lúc cuối: Nếu bạn cho đá từ đầu, sinh tố sẽ loãng như nước do đá bị xay và tan chảy. Hãy chờ tới lần xay cuối và cho đá vào. Sinh tố sẽ đặc sánh và mát lạnh.

- Lựa trái cây tươi: Ưu tiên chọn loại quả tươi trước, các loại siro, hương liệu, chất tổng hợp… sau.

- Làm lạnh trước khi xay: Bạn nên làm lạnh trái cây trước khi xay, nhất là những loại mềm như chuối, xoài. Sinh tố của bạn sẽ có độ lạnh sâu, ngon hơn.

Các bước thực hiện:

- Nước (nước ép rau củ quả).

- Hoa quả để lạnh, các loại phụ gia, đá, và cuối cùng là hoa quả tươi.

- Trái cây tươi: Nguyên liêu hoa quả, trái cây tươi cho vào sau cùng để không bị mất hương vị khi xay cùng các nguyên liệu đông lạnh khác.

- Dùng nước dừa làm đá: Bạn sẽ có những viên đá có vị ngọt dịu rất ngon.

- Bổ sung vị chua: Bổ sung vị chua từ nước chanh leo, cam, lựu… sẽ làm cho sinh tố của bạn có hương vị hấp dẫn hơn.

Lưu ý: Các bạn cần là một chiếc máy xay sinh tố đơn giản, hoạt động tốt, dễ sử dụng. Không cần thiết phải tốn tiền vào những chức năng phức tạp.

Mất bao lâu để tiêu hoá thức ăn?

Thời gian tiêu hoá thức ăn sẽ khác nhau giữa từng người, giữa nam giới và nữ giới. Sau khi ăn, sẽ mất khoảng từ 6 - 8 tiếng để thực phẩm đi từ dạ dày tới ruột non. Phần còn lại của thức ăn sau đó sẽ đi vào ruột già để được tiêu hoá, hấp thu nước và một số vi chất, cuối cùng là loại bỏ các chất cặn bã. Thời gian thức ăn ở lại ruột già là khoảng hơn 1 ngày để được phân giải thành các phân tử nhỏ hơn.

Thông thường, thời gian di chuyển của thức ăn như sau: di chuyển qua dạ dày (2-5 tiếng), di chuyển qua ruột non (2-6 tiếng), di chuyển qua ruột già (10-59 tiếng) và tổng thời gian di chuyển qua toàn bộ hệ tiêu hoá (10-73 tiếng). Tính tổng thời gian, kể từ khi bạn nuốt thức ăn đến khi bã thức ăn đó được tống ra ngoài dưới dạng phân, sẽ mất khoảng từ 2-5 ngày.

Các yếu tố ảnh hưởng đến thời gian và tốc độ tiêu hoá thức ăn bao gồm lượng thực phẩm và loại thực phẩm đã ăn, giới tính, quá trình trao đổi chất và các bệnh về hệ tiêu hoá.

Thời gian tiêu hoá các loại thực phẩm

Một trong những yếu tố quan trọng quyết định thời gian và mức độ tiêu hoá chính là loại thực phẩm mà bạn ăn vào. Sau đây là thời gian tiêu hoá cụ thể của một số loại thực phẩm:

  • Nhóm thực phẩm cung cấp tinh bột: Các thực phẩm giàu tinh bột mất khoảng 5 tiếng để tiêu hoá. Các thực phẩm chứa chủ yếu là đường đơn hoặc đường đôi sẽ có thời gian tiêu hoá nhanh hơn các thực phẩm có chứa đường đa do có cấu trúc đơn giản hơn.
  • Nhóm thực phẩm cung cấp đạm: thịt đỏ và cá có thể mất tới 12-24 tiếng để được tiêu hoá hoàn toàn. Chất đạm và các chất béo có trong các loại thực phẩm này là các phân tử rất phức tạp và cơ thể cần có thời gian dài hơn để hấp thu được toàn bộ.
  • Nhóm cung cấp chất xơ: trái cây và rau xanh – rất giàu chất xơ, có thể di chuyển qua hệ tiêu hoá chỉ trong vòng dưới 1 ngày, cụ thể: trái cây tươi hoặc khô sẽ mất khoảng 2-5 tiếng để tiêu hoá. Do đó, trên thực tế, đây vẫn được coi là các thực phẩm nhuận tràng.
  • Ngoài ra, sữa và các chế phẩm từ sữa: có thể mất khoảng 12 tiếng để tiêu hoá. Các loại nước trái cây: chỉ mất 15 phút.
  • Nhóm cung cấp chất béo: tổng thời gian từ khi ăn đến khi chất béo được loại bỏ ra ngoài khá dài, trung bình mất khoảng 40 tiếng (dao động từ 33 đến 47 tiếng)

Những thực phẩm được tiêu hoá nhanh nhất là những loại đồ ăn vặt nhiều đường, ví dụ như kẹo. Cơ thể sẽ phân giải kẹo chỉ trong vòng 20-30 phút và do đó, bạn sẽ lại nhanh chóng cảm thấy đói.

Mất bao lâu để tiêu hoá mì ăn liền?

Như vậy, có thể thấy, còn rất nhiều điều chúng ta chưa biết về thời gian tiêu hoá thực phẩm. Nhiều loại thực phẩm tưởng chừng dễ tiêu hoá và vô cùng phổ biến như thịt lợn lại mất kha khá thời gian để tiêu hoá (khoảng 5 tiếng), trong khi đó, nhiều loại thực phẩm tưởng chừng khó tiêu nhưng lại không khó tiêu như nhiều người vẫn nghĩ, ví dụ như mì ăn liền.

Một gói mì ăn liền loại thông dụng (75g) chứa chủ yếu là chất bột đường (khoảng 40g-50g), khoảng 10-13g chất béo và khoảng 6,8g chất đạm. Về bản chất, mì ăn liền có thành phần chính là tinh bột. Do đó, thời gian tiêu hoá mì ăn liền cũng tương tự như thời gian tiêu hoá các loại thực phẩm giàu đường bột khác như cơm, bún, phở. Khi ăn mì ăn liền, một phần tinh bột có trong sợi mì sẽ  được tiêu hóa ngay tại khoang miệng, sau đó chuyển xuống dạ dày và được lưu giữ khoảng 3-4 giờ. Và theo cơ chế tiêu hóa như vậy, việc mì ăn liền tồn tại sau 2 giờ, thậm chí 3-4 giờ để tiêu hóa trong dạ dày là điều bình thường. Khoảng thời gian này cũng không phải là quá dài so với nhiều loại thực phẩm khác.

Các mẹo để quá trình tiêu hoá nhanh hơn, giúp tiêu hoá tốt hơn

Để giúp thực phẩm di chuyển trơn tru qua hệ tiêu hoá và dự phòng các tình trạng như tiêu chảy và khó tiêu, bạn nên áp dụng một số biện pháp sau:

  • Ăn nhiều trái cây, rau xanh và ngũ cốc nguyên cám
  • Hạn chế tiêu thụ thịt đỏ và các thực phẩm giàu chất béo, đồ ăn chế biến sẵn
  • Bổ sung probiotic
  • Tập thể dục thể thao hàng ngày
  • Ngủ đủ giấc
  • Kiểm soát căng thẳng

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Quá trình tiêu hóa thực phẩm diễn ra như thế nào?

Như đã nói ở trên, nước ép trái cây, rau củ để được bao lâu còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Có thể điểm qua một số yếu tố cơ bản tác động đến chất lượng nước ép như sau:

Chất lượng trái cây, rau củ

Bạn biết đấy, trái cây và rau củ tươi không chỉ ngon, giàu dinh dưỡng mà chúng còn bảo quản được lâu hơn ở dạng nguyên trái hoặc nước ép so với trái cây dập nát, héo úa. Dĩ nhiên bạn cần tránh nhầm lẫn với những trái cây và rau củ tươi 5-6 tháng mà không bị hỏng vì được “hô biến” chỉ với vài giọt hóa chất nhé.

Tốt nhất, chị em nên tìm mua những loại trái cây và rau củ được trồng thuần tự nhiên, theo tiêu chuẩn hữu cơ, không có sự can thiệp của hóa chất, chất kích thích tăng trưởng, phân bón hóa học hay chất bảo quản… Bởi chúng không chỉ đảm bảo an toàn cho sức khỏe mà chúng còn cực kỳ ngon và có thể bảo quản dài hơi.

Loại trái cây, rau củ

Với mỗi loại trái cây, rau củ thì thời gian bảo quản ngắn dài cũng sẽ khác nhau. Thường thì các loại trái cây, rau củ có tính acid (mức pH thấp) thì thời gian bảo quản lâu hơn các loại trái cây, rau củ có tình kiềm (mức pH cao), ví dụ như nước ép táo có thời gian bảo quản lâu hơn nước ép cà rốt.

Nhiệt độ

Nước ép sau khi vắt được bảo quản trong nhiệt độ dưới 20 độ C, không thay đổi nhiệt độ thì thời gian bảo quản sẽ lâu hơn nước ép để bên ngoài nhiệt độ phòng, đặc biệt là nhiệt độ cao.

Ánh sáng

Nước ép để càng gần ánh nắng thì thời gian bảo quản càng thấp. Đây cũng là lý do, các nhà sản xuất nước ép trái cây hữu cơ thường bảo quản nước ép trong chai thủy tinh có màu tối để ánh sáng không xuyên qua vỏ chai, hạn chế tình trạng lên men của nước ép.

Công nghệ đóng chai

Ngoài sử dụng chai thủy tinh có màu tối, để bảo quản nước ép lâu hơn, một số thương hiệu như Rabenhorst còn sở hữu công nghệ đóng chai lâu đời mà không phải ai cũng biết.

Kết hợp các loại trái cây

Mỗi loại trái cây, rau củ, gia vị sẽ có những tính chất khác nhau. Một số trong chúng khi kết hợp với nhau sẽ tăng thời hạn bảo quản, ví dụ như thêm gừng hoặc chanh vào nước ép trái cây, kết hợp lựu và nho chẳng hạn.

Vệ sinh

Tay bạn đã được làm sạch? máy ép có sạch? các công đoạn rửa trái cây, gọt vỏ có đảm bảo vệ sinh?... Đó là những điều bạn cần đảm bảo để hạn chế sự xâm nhập của vi khuẩn vào nước ép, nếu nước ép không sạch thì thời hạn sử dụng sẽ nhanh hơn.Đây cũng là một phần lý do khiến nước ép đóng chai hữu cơ bằng máy (không sử dụng chất bảo quản) có thời hạn bảo quản lâu gấp nhiều lần nước ép tự ép.

2/ Hướng dẫn chị em bảo quản nước ép trái cây đúng cách

Thực tế khi ép trái cây, rau củ bằng tay bạn khó có thể kiểm soát tốt được các yếu tố kể trên. Do đó, nước ép tươi sau khi ép bạn nên uống liền, trường hợp nếu uống không hết thì bạn cần biết cách bảo quản chúng:

Giữ lạnh

Dù là nước ép tươi hay đóng chai thì sau khi ép/sau khi mở nắp thì bạn cần cho chúng vào tủ lạnh để bảo quản. Đối với nước ép tươi thì không nên để quá 24h (một số có thể bảo quản lâu hơn nhưng cũng không quá 3 ngày).

Không nấu nước ép trái cây

Việc nấu nước ép trái cây không chỉ làm mất đi dinh dưỡng mà còn giảm đi thời gian bảo quản của nước ép.

Bảo quản trong chai thủy tinh có nắp đậy, miệng rộng, màu sẫm

Như đã chia sẻ ở trên, bạn nên bảo quản nước ép trái cây trong chai thủy tinh thay vì chai nhựa (một số trái cây chứa acid có thể gây hại cho sức khỏe), có nắp đậy để đảm bảo vệ sinh tránh lây nhiễm chéo với những thực phẩm khác trong tủ lạnh và hạn chế tác dụng oxy hóa. Chai thủy tinh miệng rộng sẽ giúp vệ sinh dễ dàng, tránh tồn đọng vi khuẩn để lần sau sử dụng. Sử dụng chai màu sẫm để đảm bảo giữ vitamin trong nước ép.

Tóm lại, nước ép trái cây, rau củ để được bao lâu còn tùy thuộc đó là nước ép tươi hay nước ép đóng chai cũng như các yếu tố tác động khác. Tuy nhiên, với nước ép tươi thì tốt nhất chị em nên dùng liền trong 24h. Đối với nước ép đóng chai, chị em nên chọn sản phẩm hữu cơ để đảm bảo an toàn vừa giàu vitamin lại không có đường (ngoại trừ cherry vì chúng chua) tốt cho sức khỏe.

>>> Tham khảo: Các loại nước ép trái cây đạt chứng nhận hữu cơ của Bộ Nông Nghiệp Mỹ (USDA) & EU tốt cho sức khỏe người tiêu dùng

Video liên quan

Chủ đề