Thời gian biểu ôn thi đại học khối C

Vào các kì thi, chúng ta thường có thói quen “nước đến chân mới nhảy “ nên kết quả đạt được không như bản thân ta mong muốn. Nguyên nhân chủ yếu vì không có một kế hoạch rõ ràng và hợp lý. Hocsinh365.vn sẽ giúp bạn tìm kiếm thời gian biểu ôn thi đại học

Bên cạnh việc có một thời gian biểu ôn thi khoa học, hợp lý, bạn cũng cần đặt ra cho bản thân một số nguyên tắc và tuân thủ đúng những nguyên tắc đó để việc ôn thi diễn ra đúng theo kế hoạch. Một số nguyên tắc mà bạn cần đặt ra cho bản thân và tuân thủ nó là:

  • Thực hiện chính xác những công việc cần làm trong khoảng thời gian đã đề ra.
  • Nói KHÔNG với những cuộc hẹn, cuộc đi chơi bất ngờ, không nằm trong kế hoạch.
  • Cố gắng tập trung tuyệt đối, không xao nhãng, phân tâm khi ôn thi.
  • Tổng kết lại những kiến thức đã ôn luyện được vào cuối tuần.

Ngoài thời gian học tập với sách vở và những kiến thức trên trường lớp, bạn cũng nên dành thời gian để theo dõi những tin tức thời sự hàng ngày để nạp thêm kiến thức thực tế. Theo dõi các chương trình dạy học, luyện thi trực tuyến, hướng dẫn giải đề thi đại học trên truyền hình hoặc internet. Những chương trình này vừa mang tính giải trí vừa giúp các bạn tích lũy thêm những kiến thức bổ ích.

Lập thời gian ôn thi đại học hiệu quả 

Thay vì mất thời gian phải suy nghĩ xem hôm nay nên học môn nào trước? Nên ôn tập lại kiến thức hay làm đề thi thử? Thì cách tốt nhất cho bạn chính là hãy lập thời gian ôn thi hiệu quả và khoa học. Bằng cách chuẩn bị một tờ giấy và một cây bút để liệt kê ra khung giờ hợp lý cho từng môn học, từng công việc cần làm hay thời gian trống để dành cho bản thân nhằm không gây ảnh hưởng vào thời gian biểu mà bạn đã lập ra để ôn thi.

  • Đầu tiên, bạn hãy liệt kê những môn học mà bạn sẽ cần ôn tập là thời gian biểu ôn thi đại học trong thời gian tới. Ưu tiên sắp xếp thời gian cho những môn học xét tuyển đại học, những môn học bạn còn yếu, cần ôn tập kỹ hơn.. Từ đó, lập một thời gian biểu cụ thể, khoa học, tăng hiệu suất ôn thi cao, hiệu quả. Điều này còn giúp bạn tiết kiệm thời gian tối đa, tránh việc chỉ học chăm chăm một số môn nhất định, học lệch, phát triển bản thân toàn diện nhất.

  • Chọn khung giờ thích hợp cho từng môn học. Ví dụ, buổi sáng sớm thì sẽ hợp với môn học xã hội và ngược lại buổi tối sẽ phù hợp các môn tự nhiên yêu cầu tư duy và logic cao.

  • Giữa các môn học hãy cho bản thân nghỉ ngơi 5-10 phút và không nên học quá 4-5 tiếng. Phải biết tạo ra cho thời gian biểu một khung giờ để nghỉ ngơi, thư giãn như nghe một bản nhạc không lời, tập một bài yoga ngắn, đi xung quanh phòng chẳng hạn. Với những cách thư giãn như thế sẽ không làm tốn thời gian của bạn nhiều nhưng khi trở lại bàn học bạn sẽ có một tâm trạng thoải mái và vui vẻ thay vì mệt mỏi, uể oải.

  • Đảm bảo giấc ngủ ngon- ngủ đủ 7 tiếng sau một ngày học tập chăm chỉ cũng là một trong những cách ôn thi hiệu quả. Hãy tạo cho mình một thói quen ngủ sớm và dậy sớm để học. Bởi vì khi bạn ngủ muộn đồng nghĩa với việc sáng hôm sau hiệu quả học của bạn sẽ giảm sút, không tỉnh táo và gây ra thiếu ngủ. Thêm vào đó, hãy cho bản thân một chế độ dinh dưỡng hợp lý cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng để cơ thể bên trong không bị thiếu chất và kiệt sức vào những tuần ôn thi nhé!

 Xem thêm: 

  • Thời gian biểu ôn thi đại học khối D - Lộ trình ôn thi hiệu quả

Dưới  đây là thời gian biểu mà bản thân mình đã lập ra trong những ngày tháng cuối cùng của kỳ thi, các bạn hãy cùng tham khảo xem nhé! 

  • 4h00-4h15: Vệ sinh cá nhân, tập thể dục

  • 4h15-6h00: Ôn lại kiến thức hoặc học thuộc

  • 6h00-7h00: Ăn sáng, nghỉ ngơi, thư giãn 

  • 7h00-11h00: Ôn tập kiến thức và luyện đề

  • 11h00-13h00: Ăn trưa, nghỉ ngơi, thư giãn

  • 13h00-18h00: Ôn tập kiến thức và luyện đề

  • 18h00-19h30: Ăn tối, nghỉ ngơi, thư giãn

  • 19h30-22h00: Ôn tập kiến thức và luyện đề

Vào tuần cuối cùng của kỳ thi, bạn có thể lập lại một thời gian biểu khác phù hợp hơn. Những ngày cận kì thi, bạn hãy thư giãn và chỉ dành thời gian ôn tập kiến thức một cách nhẹ nhàng. Và đặc biệt không tạo cho bản thân áp lực trước kì thi để bản thân thoải mái bước vào kì thi.

Tự đặt ra nguyên tắc cho bản thân 

Nếu chỉ lập kế hoạch ôn thi thì không đủ, bạn cần rèn luyện tính kỷ luật và tuân thủ những quy tắc mà bạn đã lập ra. Đặc biệt, đối với kỳ thi đại học đòi hỏi bạn cần có sự tập trung cao, kiên trì ôn luyện để có được kết quả như mong muốn. Trong quá trình ôn thi sẽ không tránh khỏi những lúc mệt mỏi, áp lực khiến bạn muốn từ bỏ.  Bạn hãy nhớ rằng có vất vả khổ luyện thì bạn mới gặt hái được “trái ngọt”. Hãy nhớ về lý do bạn bắt đầu, số điểm bạn mong muốn đạt được, ngôi trường đại học bạn ước muốn. Những điều này sẽ giúp bạn có thêm nhiều động lực để ôn thi, kiên trì đến cùng. Do vậy, hãy tự đặt ra cho bản thân những nguyên tắc phù hợp và làm theo. Một số nguyên tắc, thói quen bạn nên hoặc không nên để ôn thi hiệu quả hơn

  • Tắt chuông điện thoại, âm báo mạng xã hội khi đang học

  • Từ chối các cuộc hẹn không cần thiết khi chưa thực hiện xong những kế hoạch trong thời gian biểu

  • Cân bằng việc ôn tập kiến thức giữa các môn học

  • Tạo không gian yên tĩnh, thoải mái để học

  • Mỗi ngày luyện một đề thi

  • Tập những bài thể dục giữa những lúc nghỉ ngơi

  • Tập thói quen ngủ sớm thay vì học muộn và ngủ dậy trễ

  • Luôn xem lại thời gian biểu mà mình đã lập ra

Xem thêm: 

  •  Tự phát triển bản thân dành cho người hướng nội - Không khó như bạn tưởng

Ôn thi như thế nào cho hiệu quả

Ôn tập toàn diện 

Để sắp xếp thời gian ôn thi đại học hiệu quả, ở giai đoạn đầu của quá trình ôn luyện, các bạn học sinh cần nắm được một cách tổng quát nhất các kiến thức trong sách giáo khoa, các dạng bài tập trong sách bài tập. Đừng quên học các phương pháp giải đề trong đề thi minh họa, hoặc bạn có thể tham khảo phương pháp giải của thầy cô. Đề thi chủ yếu về kiến thức lớp 12 nên các bạn cần nắm vững, bên cạnh đó, nắm vững các phần kiến thức lớp 10,11 có thể xuất hiện trong đề thi.

Ôn luyện tất cả các dạng bài 

Để việc sắp xếp thời gian ôn thi hiệu quả, các bạn dựa trên kiến thức nền mình đã có, dành thời gian thực hành với các dạng bài tập. Các bạn học sinh có thể tìm các đề thi thử, đề thi minh họa của các năm trước do Bộ công bố hoặc tìm các cuốn sách luyện thi. Việc luyện đề giúp các bạn va chạm với nhiều dạng bài khác nhau, trong đó có những dạng bài mới lạ, tránh trường hợp lúng túng khi làm bài thi. Bên cạnh đó, cách này cũng rèn luyện cho các bạn cách trình bày bài thi sao cho rõ ràng, hợp lý để đạt điểm tối đa. 

Ôn tập lại những phần kiến thức còn hổng 

Giai đoạn này, các bạn cần liệt kê ra những phần kiến thức nào bản thân còn chưa nắm rõ để ôn tập lại hoặc nhờ thầy cô giảng lại. Sắp xếp thời gian học tập hiệu quả, dành ra thời gian để “vá lỗ hổng kiến thức”. Đây cũng là giai đoạn nước rút, cần tập trung và cố gắng hơn nữa. Nếu mục tiêu của các bạn ở mức 8 điểm thì bạn chỉ cần nắm chắc kiến thức trong sách giáo khoa, còn nếu mục tiêu là 9,10 điểm thì hãy ôn tập thêm trong sách tham khảo, học những bài ở mức độ cao hơn.

Hocsinh365.vn vừa mách bạn cách sắp xếp thời gian biểu ôn thi đại học hiệu quả. Hy vọng những thông tin trên hữu ích và một phần nào đó giúp bạn thiết lập được kế hoạch ôn thi cho riêng mình. Chúc bạn thành công nhé!

Đề thi ĐH-CĐ khối C vừa đòi hỏi phải học thuộc lòng, vừa yêu cầu khả năng tư duy và liên hệ thực tế làm nhiều sĩ tử ngán ngại. Các thủ khoa kỳ thi ĐH năm 2010: Nguyễn Huỳnh Luân (ĐH KHXH&NV TP.HCM), Nguyễn Thị Thúy Nguyên (ĐH Sư phạm TP.HCM) và Lê Thị Thanh (ĐH Sài Gòn) đã chia sẻ bí quyết ôn thi khối C của họ.

Nên lập thời gian biểu

Thường thì sĩ tử rất ít lập thời gian biểu ôn thi vì cho rằng mất thời gian, tự làm khổ mình. Tuy nhiên, theo Nguyễn Huỳnh Luân, hầu hết các môn khối C đều là tự học nên việc lập thời gian biểu cụ thể sẽ giúp phân phối thời gian ôn thích hợp nhất cho từng môn.

Bạn Nguyễn Thị Thúy Nguyên nhận định: Cả ba môn văn, sử, địa đòi hỏi phải ghi nhớ nhiều sự kiện, nội dung, số liệu. Để đạt được điều này, em đã tự chia thời gian cụ thể trong ngày cho từng môn học và lên lịch trước cho cả quá trình ôn. “Khi mới làm điều này, em cũng thấy ngán nhưng thời gian sau quen, thấy việc lên lịch phân chia thời gian ôn cho từng môn cũng dễ và ôn rất vào...”.

Lê Thị Thanh góp thêm: Em thấy việc lập thời gian biểu giúp mình chủ động được thời gian và có động lực khi ôn bài, đỡ gây áp lực “học thật mau” mà chẳng hiệu quả...

Việc lập thời gian biểu cụ thể sẽ giúp phân phối thời gian ôn thi thích hợp để đạt được kết quả tốt. Ảnh: HTD

Bám sát sách giáo khoa

Nhiều bạn có quan niệm đề thi ĐH-CĐ là phải cao siêu nên mua rất nhiều tài liệu tham khảo, điều này chưa thật đúng. Thủ khoa ĐH Sư phạm nhận xét: Nội dung đề thi đều thuộc kiến thức phổ thông nên khi ôn bài, em lấy kiến thức trong sách giáo khoa làm chuẩn. “Theo em, đây là nguồn tài liệu quan trọng nhất, khi đã nắm vững nó rồi em mới tham khảo thêm các tài liệu bên ngoài, mở rộng và liên hệ thêm. Nếu mình đọc một lúc quá nhiều tài liệu sẽ làm rối kiến thức trọng tâm” - Thúy Nguyên chia sẻ.

Huỳnh Luân cho biết em sưu tập khá nhiều đề thi của những năm trước và thấy đề thi khối C qua các năm chủ yếu gói gọn trong sách giáo khoa, mà nhiều nhất là kiến thức của lớp 12. Bởi vậy lúc ôn thi em chủ yếu học theo sách giáo khoa và bài giảng của thầy cô trên lớp… Thỉnh thoảng em cũng đọc báo về những vấn đề thời sự để ghi nhận lại một số thông tin quan trọng, các câu nói nổi tiếng để phục vụ cho bài viết nghị luận xã hội…

Tóm tắt kiến thức

Với khối C, kiến thức các bài trong từng môn và giữa các môn thường liên quan với nhau. Bởi vậy học hiểu và khái quát kiến thức của từng môn là rất quan trọng. Thúy Nguyên bộc bạch: “Em thường tóm tắt kiến thức của từng bài, từng chương. Em là người dễ quên. Trước khi học một bài mới, em thường ôn lại bài hôm trước, cuối tuần thì dành thời gian tổng hợp lại kiến thức đã ôn tập được cả tuần. Như vậy sẽ nhớ lâu hơn”. Bạn Lê Thị Thanh cũng góp ý: “Bạn đừng tiếc thời gian để tóm tắt lại bài, vì trong lúc ôn bạn phải nhớ rất nhiều số liệu, đôi khi các số liệu còn trùng nhau. Vì vậy, tóm tắt kiến thức cũng là một cách học hiểu rất hiệu quả”.

Tự tin vào bản thân

Lúc bắt đầu học ôn, cảm giác lo lắng và áp lực tâm lý thường rất lớn. Cả ba thủ khoa đều cho rằng muốn vượt qua điều này, các bạn nên đặt ra mục tiêu và tự tin vào bản thân là bạn có thể hoàn thành tốt mục tiêu đó. Bạn Lê Thị Thanh dặn dò: “Bạn nên nhớ “Tự tin là bí quyết của sự thành công”. Có tâm lý tốt coi như bạn đã thành công một nửa. Để có tâm lý tốt, bạn nên ăn uống đầy đủ để có sức khỏe. Khi thấy mệt thì ngủ, giải lao khoảng 15 phút, nghe loại nhạc mà bạn yêu thích rồi sau đó học tiếp, như vậy bạn sẽ cảm thụ bài tốt hơn. Điều quan trọng nhất là đừng tạo áp lực cho bản thân vì như thế sẽ làm trôi hết những kiến thức mà bạn học được”.

Cách học từng môn

Môn văn:

Phải nắm vững các ý chính. Sử dụng hiểu biết của bản thân kết hợp với bài giảng của thầy cô và các tài liệu tham khảo để hiểu rõ các ý này.

Học thuộc dẫn chứng. Viết ra giấy học hoặc đọc nhiều lần để nhớ.

Cần chủ động soạn các chuyên đề kiến thức khác nhau để có kiến thức và có thể phân tích rộng và sâu hơn.

Luyện cách lập dàn ý nhanh, tập viết mở bài, kết bài tốt phù hợp với từng dạng đề.

Môn lịch sử:

Môn này đòi hỏi phải ghi nhớ nhiều nhất, rất nhiều con số, sự kiện đan xen nhau. Chúng thường có mối liên hệ về bối cảnh xã hội, nguyên nhân hay ý nghĩa.

Nên giải đề các năm trước bằng cách gạch các ý cần trả lời, liên hệ với các sự kiện khác rút ra ý nghĩa... sau đó so với đáp án và tự rút kinh nghiệm.

Với các mốc thời gian khó nhớ, tìm cách gắn nó với một sự kiện quen thuộc nào đó, ví dụ như sinh nhật của bạn bè, người thân...

Môn địa lý:

Cần hệ thống hóa kiến thức. Khi nói về điều kiện tự nhiên của một vùng thì luôn nhớ theo sườn gồm có địa hình, đất đai, khí hậu, sông ngòi, khoáng sản, sinh vật…

Rèn luyện thành thạo các kỹ năng vẽ, phân tích biểu đồ.

Chỉ cần nhớ những số liệu quan trọng nhất, hiểu rõ về mối quan hệ giữa các lĩnh vực (ví dụ tác động của các điều kiện tự nhiên lên hoạt động kinh tế, văn hóa xã hội…).

Phải nắm vững những đặc điểm chính của các vùng miền theo nhiều mặt (tự nhiên, kinh tế, xã hội…) để có thể tự triển khai ý trong bài thi.

Nên tập so sánh các nội dung liên quan của các bài.

Kinh nghiệm của một người tự ôn

Năm đầu tiên tôi học rất chăm, ngày học, đêm cũng thức đến 1-2 giờ để học. Nhưng thú thực tôi học tràn lan, sách gì liên quan cũng cố nhồi nhét để đọc. Kết quả tôi thi chỉ được 16 điểm. Năm thứ hai tôi tự ôn, không theo một lò luyện nào, mỗi buổi tôi chỉ học 2 tiếng. Nhưng kết quả thật tuyệt, tôi được 25 điểm đúng như dự đoán vì tôi đã ôn thi đúng hướng theo cách như sau.

Sắp xếp thời gian trong tuần đều cho các môn và sắp xếp thời gian cho việc học lý thuyết và thời gian luyện đề, tự chấm bài theo đáp án và thang điểm như trong sách một cách hợp lý. Mỗi khi so sánh đáp án trong sách và đáp án mình làm nếu mình có sai sót và thiếu ý gì thì mình sẽ làm lại cho hoàn chỉnh. Như vậy sẽ nhớ rất chắc.

Chọn lọc một số sách để tham khảo, không tham khảo tràn lan vì như thế sẽ bị loạn kiến thức và mất nhiều thời gian.

VŨ SEN

ANH PHÚ

Video liên quan

Chủ đề