Theo em làm thế nào để hạn chế sử dụng bao bì ni lông

1. Tác hại của việc sử dụng bao bì ni lông

Bài viết này nhấn mạnh các tác hại của việc sử dụng bao bì ni lông đến sức khỏe, môi trường và cuộc sống của chúng ta

1.1 Cái chết của động vật

Theo thống kê, túi nhựa ni lông đã giết chết khoảng 100.000 động vật hàng năm. Rất nhiều sinh vật, bao gồm cá voi, cá heo, rùa, chim cánh cụt,.. Nuốt phải túi nhựa khi chúng nhầm đó là thức ăn.

Túi ni lông là nguyê nhân gây cái chết của nhiều động vật biển

Ví dụ, rùa biển thường nhầm túi nhựa mua sắm là thức ăn của chúng, vì trông giống sứa. Những con rùa biển này có nguy cơ bị tuyệt chủng cao, một phần là vì tiêu thụ bao bì ni lông quá nhiều. Nhựa không thể được tiêu hóa đúng cách và tích tụ trong dạ dày, dẫn đến cái chết của động vật.

Xem thêm: Ô nhiễm môi trường biển là gì? Giải pháp khắc phục ô nhiễm hiệu quả

1.2 Gây xói mòn đất đai

Bao bì ni lông khi lẫn vào đất sẽ làm cản trở quá trình sinh trưởng của các loài thực vật. Do bị rác thải bám xung quanh, không thể giữ được nước và chất dinh dưỡng cho cây. Từ đó, dẫn đến hiện tượng xói mòn đất đai và ảnh hưởng đến sự phát triển của hệ sinh thái.

Túi ni lông gây xói mòn đất đai

1.3 Gây ngập lụt

Tác hại của việc sử dụng bao bì ni lông đối với môi trường là nhiều vô số kể. Sự lạm dụng quá mức cùng với tính bừa bãi, thiếu ý thức của con người sẽ khiến chúng trở thành thứ rác không chỉ làm mất mỹ quan đường phố, mà còn là tác nhân chứa vi khuẩn gây bệnh, ứ đọng nước thải, ô nhiễm môi trường. Hơn hết là làm tắc nghẽn cống rãnh, đường ống nước thải dẫn đến tình trạng ngập lụt ở một số khu vực vào mùa mưa.

Ngập lụt trên diện rộng vì rác thải ni lông

1.4 Tổn hại sức khỏe

Bao bì ni lông đặc biệt là loại có nhiều màu dùng để đựng thực phẩm, chúng luôn chứa các kim loại độc hại như chì, ca-đi-mi gây ảnh hưởng cho não và cũng là nguyên nhân dẫn đến ung thư phổi.

Sức khỏe cũng sẽ bị ảnh hưởng nếu sử dụng không đúng cách

Nguy hiểm nhất là khi bao bì ni lông bị đốt, các khí được thải ra như đi-ô-xin có thể gây ra ngộ độc, ngất hay thậm chí là ho ra máu. Làm giảm khả năng miễn dịch, gây rối loạn chức năng, ung thư và các dị tật bẩm sinh cho trẻ sơ sinh.

1.5 Ảnh hưởng đến sinh sản ở phụ nữ

Tác hại của việc sử dụng bao bì ni lông còn gây ảnh hưởng đến khả năng sinh sản ở phụ nữ. Các hóa chất được sử dụng trong sản xuất bao bì ni lông, đặc biệt là BPA, nó hoạt động như một estrogen. Về lâu dài, những hóa chất này có thể cản trở sự cân bằng nội tiết tố, gây ảnh hưởng đến khả năng sinh sản và các vấn đề về rối loạn thần kinh ở người.

Ảnh hưởng khả năng sinh sản của phụ nữ

Giải pháp nào hạn chế sử dụng túi nilon khó phân hủy?

Túi nilon và các sản phẩm nhựa có ưu điểm giá thành rẻ, tiện lợi, sử dụng trong nhiều lĩnh vực... nên người tiêu dùng vẫn giữ thói quen sử dụng khi mua sắm.

Để bảo vệ môi trường trong thời gian qua, Hà Nội đã phát động phong trào "Nói không với túi nilon", "Chống lại rác thải nhựa", hay ký Bản cam kết chống rác thải nhựa trong sản xuất công nghiệp và phân phối tiêu dùng... Các siêu thị đã đẩy mạnh sử dụng túi ni lông sinh học tự hủy, mở ra hướng kinh doanh xanh. Tuy nhiên tại các chợ dân sinh, việc sử dụng túi ni lông khó phân hủy đựng hàng hóa vẫn còn diễn ra. Đây là vấn đề các nhà quản lý cần có giải pháp xử lý nhằm hạn chế rác thải nhựa để đạt được mục tiêu đến năm 2025, các doanh nghiệp sản xuất không sản xuất các sản phẩm nhựa dùng một lần, túi ni lông khó phân hủy.

Túi ni lông khó phân hủy vẫn phổ biến

Ghi nhận tại hệ thống chợ truyền thống như chợ Hôm Đức Viên, Nguyễn Công Trứ, Dốc Đề, Kim Liên, mùng 8/3, Trại Găng, Hàng Bè, Xuân La... cho thấy, các quầy bán hàng vẫn sử dụng túi ni lông để đựng hàng hóa bán cho khách từ sản phẩm rau củ quả, hàng khô, thịt cá, đến quần áo, giày dép. Còn tại các chợ dân sinh ở khu vực ngoại thành, 100% tiểu thương đều thông tin vẫn sử dụng túi nilon để đựng hàng hóa cho khách.

Ảnh minh họa (TTXVN)

Ông Nguyễn Hữu Hân, Phó Trưởng ban Quản lý chợ Vồi, huyện Thường Tín (Hà Nội) cho biết, thời gian qua, mặc dù các tiểu thương đã ký cam kết hạn chế sử dụng túi ni lông và sản phẩm nhựa dùng một lần nhưng đến nay, hiệu quả thực hiện chưa được như mong đợi.

Nguyên nhân khiến các tiểu thương vẫn sử dụng túi ni lông để đựng hàng cho người tiêu dùng là vì túi ni lông rẻ hơn nhiều lần so với túi nilon sinh học tự phân hủy và các sản phẩm dùng 1 lần làm bằng bột giấy, sợi tre…,

Chị Nguyễn Thị Xuyến, một tiểu thương bán rau ở chợ đầu mối phía Nam cho biết, mỗi ngày chị tiêu thụ từ 2-3 kg túi ni lông (trung bình khoảng 50-70 túi/kg), giá túi nilon chỉ có từ 20.000-25.000 đồng/kg. Nếu sử dụng túi nilon sinh học tự phân hủy giá thành cao sẽ đẩy giá bán hàng lên, người tiêu dùng lại không chấp nhận, nhất là trong năm 2020 - 2021 do ảnh hưởng của dịch COVID-19 việc kinh doanh cũng gặp rất nhiều khó khăn.

Ngay tại hệ thống siêu thị trên địa bàn Hà Nội, nhiều siêu thị cũng đã tích cực triển khai giảm thiểu túi nilon khó phân hủy thay thế bằng 100% túi tự hủy sinh học và lá chuối, nhưng số lượng sản phẩm gói bằng lá chuối, túi tự hủy vẫn khiêm tốn so với lượng hàng hóa đang bày bán.

Lý giải về sử dụng túi ni lông khó phân hủy có nguy cơ lại tái diễn như cũ, các chuyên gia kinh tế cho rằng, việc người tiêu dùng ngại sử dụng những sản phẩm làm từ chất liệu tự nhiên bởi chúng có giá cao hơn sản phẩm nhựa. Tại siêu thị, 10 chiếc cốc giấy an toàn dùng 1 lần có giá 20.000 đồng, nhưng 10 chiếc cốc giấy có tráng màng PE dùng nhiều lần chỉ 9.000 đồng/chục. Đó là nguyên nhân khiến người tiêu dùng và các tiểu thương không mặn mà sử dụng túi ni lông sinh học tự hủy.

Bà Vũ Thị Hậu, Chủ tịch Hiệp hội các nhà bán lẻ Việt Nam cho biết, túi ni lông và các sản phẩm nhựa có ưu điểm giá thành rẻ, tiện lợi, sử dụng trong nhiều lĩnh vực... nên người tiêu dùng vẫn giữ thói quen sử dụng khi mua sắm. Hiện, giá túi ni lông chỉ từ 30.000 - 45.000 đồng/kg, trong khi túi nilon tự hủy do doanh nghiệp Việt Nam sản xuất có giá lên đến từ 70.000 - 90.000 đồng/kg, sản phẩm nhập khẩu từ châu Âu 110.000 đồng/cuộn, cao gấp 2 - 3 lần so với túi nilon đang bán trên thị trường.

Bà Trần Thị Phương Lan, Quyền Giám đốc Sở Công Thương Hà Nội cho biết, để hỗ trợ các doanh nghiệp, Sở sẽ đề xuất cơ chế, chính sách giới thiệu và tiêu thụ sản phẩm, bao gói, túi xách thân thiện với môi trường; đẩy mạnh phát triển hạ tầng, dịch vụ thu gom, tái chế chất thải nhựa khó phân hủy sử dụng một lần và túi ni lông khó phân hủy; nghiên cứu cơ chế chuyển giao công nghệ tiên tiến tái chế chất thải nhựa khó phân hủy.

Cái khó của doanh nghiệp

Trong quá trình chuyển đổi sang sản xuất, tiêu thụ các sản phẩm thân thiện môi trường các doanh nghiệp cũng gặp rất nhiều khó khăn như về nguồn vốn, tiêu chuẩn, công nghệ... Đặc biệt, các chuyên gia kinh tế cho biết, hiện chưa có cơ chế chính sách cụ thể về thuế, vay vốn để khuyến khích doanh nghiệp đầu tư công nghệ chuyển đổi từ sản xuất sản phẩm nhựa sang các sản phẩm thân thiện môi trường, khuyến khích doanh nghiệp bán lẻ chuyển đổi từ sử dụng túi ni lông khó phân hủy sang túi ni lông dễ phân hủy.

Đại diện Công ty cổ phần Bao bì 27-7 Hà Nội, ông Lê Mậu Quang chia sẻ: Công ty rất ủng hộ chủ trương phát triển bền vững của Chính phủ và thành phố. Đây là việc làm quan trọng cho tương lai nên công ty cam kết chỉ sản xuất sản phẩm bao bì thân thiện môi trường.

Hiện nay, Công ty đã chuyển đổi khoảng 50% bao bì sang thân thiện môi trường, đầu tư đưa vào sản xuất bao bì thân thiện môi trường. Là đơn vị đầu tiên của Hà Nội làm túi thân thiện môi trường, túi dệt dù vẫn là túi nhựa nhưng tái sử dụng được nhiều lần, giảm bớt thải ra môi trường.

Cũng theo ông Lê Mậu Quang, việc chuyển đổi sang sản xuất sản phẩm thân thiện môi trường, công ty cũng gặp rất nhiều khó khăn về vốn, vì các doanh nghiệp bao bì phải tự chủ, chuyển đổi, sau này bao bì nhựa, túi sử dụng một lần là không dùng nữa, nhất là khó xuất khẩu vì quy định của các nước càng ngày càng chặt.

Với 1 doanh nghiệp vừa và nhỏ có tiềm lực kinh tế thì có thể dễ chuyển đổi nhưng với các tổ hợp sản xuất, hoặc cá thể thì khó để chuyển đổi. Vì để chuyển đổi đòi hỏi đầu tư dây chuyền công nghệ là rất lớn cho nên thành phố Hà Nội cần có chính sách cho vay vốn ưu đãi để các cơ sở này chuyển đổi công nghệ tiên tiến và hiện đại.

Tiến sĩ Nguyễn Trung Đức, Viện Hóa học (Viện Hàn lâm Khoa học & Công nghệ Việt Nam) than phiền, túi nilon thân thiện với môi trường trước khi được Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp Giấy chứng nhận thì doanh nghiệp phải có chứng nhận kiểm nghiệm về khả năng tự phân hủy, nhưng hiện Việt Nam chưa có đơn vị nào được cấp Giấy chứng nhận.

Còn theo ông Nguyễn Tùng Lâm, Trưởng phòng Kinh tế quận Hoàn Kiếm, để đạt mục tiêu hạn chế sử dụng túi ni lông, đòi hỏi nhà nước có biện pháp quản lý, tiến tới chấm dứt hoạt động của các doanh nghiệp sản xuất túi ni lông khó phân hủy. Bên cạnh đó, cần có chương trình trợ giá nhằm khuyến khích tiểu thương sử dụng các sản phẩm thân thiện với môi trường.

Đồng quan điểm này, Tiến sĩ Vũ Đình Ánh- chuyên gia kinh tế đề xuất, cần nghiên cứu tăng thuế đối với các cơ sở sản xuất túi ni lông, có lộ trình chấm dứt hoạt động sản xuất túi ni lông và sản phẩm nhựa dùng một lần, xây dựng chính sách doanh nghiệp thu gom, tái chế túi ni lông.

Trước những kiến nghị của chuyên gia và doanh nghiệp, UBND thành phố Hà Nội đã ban hành Kế hoạch số 55/KH-UBND về thực hiện Chương trình hành động quốc gia về sản xuất và tiêu dùng bền vững năm 2021 trên địa bàn thành phố. Cụ thể, thành phố phấn đấu 100% các siêu thị không sử dụng túi ni lông khó phân hủy, chuyển đổi sử dụng bao bì thân thiện với môi trường thay thế dần cho túi ni lông khó phân hủy.

Bà Trần Thị Phương Lan, Quyền Giám đốc Sở Công Thương Hà Nội khẳng định, thực hiện kế hoạch, Sở sẽ hỗ trợ các doanh nghiệp triển khai giải pháp chống rác thải nhựa, có chương trình khuyến khích tiểu thương và nhân dân sử dụng các sản phẩm thân thiện môi trường.

Cụ thể, tiếp tục nghiên cứu, đề xuất trình HĐND thành phố cơ chế hỗ trợ doanh nghiệp sản xuất túi ni lông, sản phẩm nhựa chuyển đổi sang sản xuất các loại bao gói, túi xách thân thiện với môi trường cũng như khuyến khích các tổ chức, cá nhân sử dụng những sản phẩm này./.

Nam Giang/TTXVN

CHUNG TAY GIẢM THIẾU SỬ DỤNG TÚI NILON TRONG CUỘC SỐNG HẰNG NGÀY

Thứ hai - 22/03/2021 14:28

Giải quyết vấn nạn ô nhiễm môi trường là một trong những nhiệm vụ cấp bách hiện nay trên toàn cầu bởi những ảnh hưởng nặng nề của nó đến biến đổi khí hậu, đa dạng sinh học và nhiều hệ lụy khác mà con người phải gánh chịu.
Trong số những yếu tố gây ảnh hưởng đến môi trường, đáng chú ý là rác thải nhựa, với đặc tính bền vững trong tự nhiên, các loại vật dụng như chai nhựa, túi nilon, hộp- cốc đựng đồ ăn dùng một lần, ống hút nhựa,... cùng với các chất gây ô nhiễm môi trường khác đã và đang tác động tiêu cực đến môi trường và sức khỏe con người trên toàn thế giới.
Vật dụng thường thấy nhất hằng ngày là túi nilon, đã trở nên quen thuộc trong cuộc sống thường ngày, gắn với thói quen cố hữu của không ít người dân. Với ưu điểm bền, chắc, tiện dụng và giá thành thấp, túi nilon được sử dụng phổ biến và hầu như có mặt ở mọi nơi, từ cửa hàng nhỏ lẻ, chợ dân sinh, đến các siêu thị và trung tâm thương mại.
Tác hại nguy hiểm nhất của túi nilon tới môi trường chính là tính chất rất khó phân hủy trong điều kiện tự nhiên, quá trình phân hủy có thể kéo dài từ 500 đến 1.000 năm nếu không bị tác động của ánh sáng mặt trời.


Sự tồn tại của nó trong môi trường sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới đất và nước, bởi túi nilon lẫn vào đất sẽ làm thay đổi tính chất vật lý của đất gây xói mòn đất, làm cho đất không giữ được nước, dinh dưỡng, ngăn cản oxy đi qua đất ảnh hưởng đến sinh trưởng của cây trồng. Nếu túi nilon bị vứt xuống ao, hồ, sông ngòi sẽ làm tắc nghẽn cống, rãnh, kênh, rạch, gây ứ đọng nước thải và ngập úng dẫn đến sản sinh ra nhiều vi khuẩn gây bệnh. Nghiêm trọng hơn, môi trường đất và nước bị ô nhiễm bởi túi nilon sẽ ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp tới sức khỏe con người.
Để giảm thiểu tối đa tác hại của túi nilon nguời sử dụng cần hạn chế sử dụng túi nilon thông thường, không nên dùng túi nilon có màu để đựng thực phẩm, đặc biệt là không được dùng để đựng thực phẩm nóng, thay thế bằng cách sử dụng túi vải, làn nhựa khi đi chợ, dùng hộp sứ hoặc nhựa để đựng thức ăn. Túi nilon sau khi sử dụng xong không được tự ý đốt hay chôn lấp mà phải phân loại riêng túi nilon để công ty môi truờng thu gom và tiêu huỷ theo quy định.



Để hạn chế và dần xóa bỏ thói quen sử dụng túi nilon, các sản phẩm nhựa dùng một lần, rất cần tinh thần trách nhiệm của người dân, tích cực tham gia, tổ chức các hoạt động chống rác thải. Thay đổi thói quen, nói không với các sản phẩm nhựa sử dụng một lần, túi nilon thông qua việc mua sắm, trong sinh hoạt, làm việc, lao động thường ngày. Tham gia tích cực các hoạt động bảo vệ môi trường tại nơi sinh sống bằng những hành động nhỏ nhất như phân loại, tái chế, tái sử dụng chất thải, sử dụng tiết kiệm nguyên, nhiên liệu; lên án kịp thời những hành vi gây ô nhiễm môi trường, thói quen sử dụng lãng phí tài nguyên, năng lượng.
Vì sự phát triển chung của huyện nhà, sự an toàn trong môi trường sống của chính chúng ta và sự phát triển bền vững của các thế hệ sau. Rất mong bà con nhân dân An Lão cùng chung tay giảm thiểu rác thải nhựa, hạn chế và từng bước xóa bỏ sử dụng túi nilon trong cuộc sống hằng ngày. /.

Tác giả bài viết: Hoàng Mỹ Tâm

Cách hạn chế sử dụng túi ni lông hiệu quả và hợp lí nhất.

January 17, 2018

Share on Facebook

Tweet on Twitter

Hạn chế sử dụng túi ni lông không chỉ góp phần bảo vệ môi trường mà còn là cách ngăn chặn các loại bệnh tật có thể xảy đến với con người.

Ai cũng biết túi ni lông hay bao bì ni lông là loại túi nhựa rất bền, dẻo, mỏng, nhẹ và tiện dụng. Ngày nay, nó được dùng rất nhiều để đóng gói thực phẩm, bột giặt, bảo quản nước đá, các loại chế phẩm hoá học hay đựng những phế liệu nhỏ, rác thải… tuy nhiên các bạn cần hiểu rõ hơn về thành phần hóa học, tính chất, tác hại và cách sử dụng túi nilon như thế nào để giảm thiểu tác hại của nó đối với sức khỏe và môi trường. Cùng Bao bì nhựa Tân Ngọc Phát tìm hiểu qua những thông tin sau đây.

Túi ni lông được làm từ nguyên liệu và có đặc tính gì?

Túi ni lông được làm từ các nguyên liệu khác nhau nhưng chủ yếu được sản xuất từ hạt nhựa polyetilen (PE) và polypropilen (PP) có nguồn gốc từ dầu mỏ và một số hóa chất phụ gia khác. Túi ni lông có các đặc tính như: độ bền cơ học tốt, trong suốt, bề mặt bóng mịn, chống thấm nước nhưng chống thẩm thấu khí kém.

Với túi ni lông được sản xuất từ nhựa HDPE thường có độ trong, độ bóng bề mặt ở mức độ trung bình, độ mềm dẻo kém, có độ cứng nhất định, đễ gập nếp, tạo ra tiếng động xột xoạt rõ ràng khi cọ xát (nên thường gọi là túi xốp). Túi xốp HDPE phổ biến là túi đựng rác, túi nilon đựng hàng chợ, túi ở siêu thị và các cửa hàng nhỏ.

Trong khi đó, túi ni lông làm từ màng LDPE có độ trong, bề mặt mịn, bóng hơn so với túi xốp HDPE. Vì độ dẻo dai và mịn hơn, nên giá thành sản xuất túi cao hơn so với túi HDPE, nhưng chất lượng túi tốt hơn. Túi LDPE thường gặp là loại túi PE khổ lớn, dùng để đựng hàng hoá có trọng lượng tương đối, thường in quảng cáo sản phẩm, in logo, thương thiệu cho các công ty, doanh nghiệp.

Còn túi ni lông làm từ nhựa PP có độ bền cơ học cao hơn, khá cứng, nên không mềm dẻo, khó bị kéo giãn dọc như nhựa HDPE hay LDPE. Đặc biệt, túi PP có độ mịn, bóng bề mặt cao, sức bền cơ lý tốt hơn, có khả năng chống thấm khí, thấm nước nên chúng thường dùng làm túi đựng thực phẩm, bảo quản hàng hoá, hoặc màng chít pallet bọc hàng hoá – thực phẩm.

Hạn chế sử dụng túi ni lông có lợi gì cho sức khỏe của chúng ta?

Khi sản xuất túi ni lông , người ta phải sử dụng các hóa chất phụ gia như phẩm màu, kim loại nặng (chì, cadimi,..), chất hóa dẻo, ….đều là những chất gây nguy hiểm tới sức khỏe của con người. Ở nhiệt độ 70-80oC, các chất phụ gia độc hại chứa trong túi nilon sẽ hòa tan vào thực phẩm. Trong đó, có một số chất hóa dẻo có thể làm tổn thương và thoái hóa thần kinh ngoại biên và tủy sống; gây độc cho tinh hoàn và gây một số dị tật bẩm sinh nếu thường xuyên tiếp xúc với chúng.

Nếu sử dụng túi ni lông để đựng các thực phẩm có tính axit như dưa muối, cà muối, hay thực phẩm nóng, các chất hóa dẻo trong túi ni lông sẽ tách khỏi thành phần nhựa và gây độc cho thực phẩm, có thể gây ung thư.

Hơn nữa, túi ni lông được sản xuất từ PE và PP đều là những vật liệu rất khó bị phân hủy trong điều kiện chôn lấp bình thường (khoảng hàng trăm năm mới bị phân huỷ hoàn toàn) nên việc sử dụng chúng sẽ ảnh xấu đến môi trường sống của con người, có thể kể đến như: gây xói mòn đất, làm cho đất bạc màu, không tơi xốp, kém chất dinh dưỡng, từ đó làm cho cây trồng chậm tăng trưởng, gây ứ đọng nước thải và ngập úng sản sinh ra nhiều vi khuẩn gây bệnh. Chính vì thế, việc hạn chế sử dụng túi ni lông là điều cần thiết để các bạn tránh được những tác hại trên.

Tiêu hủy túi ni lông như thế nào để bảo vệ môi trường và con người?

Người tiêu dùng cần phân loại rác thải là túi ni lông ngay sau khi sử dụng để công ty môi truờng thu gom và tiêu huỷ hoặc tái sản xuất để đảm bảo an toàn về môi truờng. Không được tự ý chôn lấp vì nó sẽ gây ô nhiễm đất và nguồn nuớc, đồng thời cũng không được đem đốt vì khi đốt cháy ni lông sẽ tạo thành khí cacbonic, metan là những chất gây hiệu ứng nhà kính và thậm chí sinh ra dioxin gây ảnh hưởng nghiệm trọng tới sức khoẻ của con người.

Lời khuyên khi sử dụng túi nilon để giảm thiểu tối đa tác hại của nó.

Để giảm thiểu tối đa tác hại của túi ni lông nguời dân cần hạn chế sử dụng túi ni lông thông thuờng bằng cách tái sử dụng chúng nhiều lần. Bên cạnh đó, không nên dùng túi ni lông rẻ tiền, có màu để đựng thực phẩm, đặc biệt là không được dùng để đựng thực phẩm nóng hoặc có vị chua. Sau khi sử dụng xong không được tự ý đốt hay chôn lấp mà phải phân loại riêng túi nilon để công ty môi truờng thu gom và tiêu huỷ theo quy trình an toàn.

Sử dụng túi ni lông rất thuận tiện và hữu ích nhưng chúng ta nên sử dụng chúng một cách hiệu quả nhất để giảm thiểu rác thải ra môi trường, tái chế sử dụng nó để góp phần làm sạch môi trường và bảo vệ cho cuộc sống nơi bạn đang ở nhé!

>>>Xem thêm:Túi Zipper Có Nhiều Ứng Dụng Hơn Những Gì Chúng Ta Biết.

SHARE

Facebook

Twitter

  • tweet

Video liên quan

Chủ đề