Theo anh chỉ trong 4 năm học đại học nên làm gì để có một lộ trình học tập hiệu quả

KHOA DU LỊCH & NGOẠI NGỮ HƯỚNG TỚI KỶ NIỆM 50 NĂM TRUYỀN THỐNG ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SAO ĐỎ

          Nhiều em  tân sinh viên đã biết làm cho mình khác biệt, bằng cách đặt ra một bản kế hoạch chi tiết cho 4 năm đại học  và sau khi ra trường, nhìn lại, chính các em sẽ ngạc nhiên vì những điều các em đã làm được nhờ việc lập kế hoạch đó.
          Đặt ra mục tiêu ngay từ khi bước vào đại học           Để 4 năm đại học của các em trôi qua thực sự ý nghĩa, ngay từ khi vừa bước vào đại học, các em nên đặt ra mục tiêu lớn cho mình trong vòng 5 năm tới. Việc viết ra các mục tiêu là cách để nhắc nhở bản thân luôn luôn nỗ lực hướng đến mục tiêu đó.           Các em có thể chia ra mục tiêu trong học tập như: đứng trong top 5 của lớp, tốt nghiệp loại giỏi, thành thạo tin học, nâng cao kiến thức chuyên ngành; hay những mục tiêu liên quan đến kỹ năng làm việc như: kỹ năng mềm, thuyết trình trước đám đông, kỹ năng lãnh đạo, mở rộng các mối quan hệ xã hội, kết nối thêm bạn bè, tham gia các cuộc thi ý tưởng kinh doanh dành cho sinh viên…           Những hoạt động này sẽ giúp các em  hình thành phong cách sống, phong cách làm việc, ứng xử, mở rộng các mối quan hệ xã hội tốt đẹp cũng như không ngừng nâng cao kiến thức của bản thân.

          Từng bước thực hiện kế hoạch


          Năm thứ nhất, khối lượng kiến thức chuyên ngành chưa nhiều, các em nên tìm cho mình một phương pháp học hiệu quả. Học tập ở phổ thông và đại học là hoàn toàn khác nhau. Thay vì cách học thụ động, phụ thuộc vào thầy cô như ở cấp 3, lên đại học các em phải hoàn toàn tự lo cho việc học của mình. Thầy cô cố vấn hay bộ môn chỉ là những người hướng dẫn, định hướng cho các em, còn viêc bắt tay vào học tập hay nghiên cứu các em đều phải tự mình làm lấy. Tự học chính là phương pháp chủ yếu ở môi trường đại học. Hãy chọn cho bản thân một cách học phù hợp để không bị bỡ ngỡ khi tiếp xúc với môi trường học mới nhé.           Bên cạnh đó bước vào môi trường mới, các em có thể có cảm giác cô đơn, nhỏ bé khi mọi thứ đều lạ lẫm. Để xóa tan những cảm giác này, các em hãy cởi mở làm quen với những bạn bè mới và giữ liên lạc với bạn bè cũ. Chính những người bạn sẽ giúp các em trở nên gần gũi hơn với ngôi trường mới và cảm giác lạ lẫm, lạc lõng lúc đầu sẽ dần tan biến. Một trong những cách giúp bạn nhanh chóng hòa mình vào trường mới đó là tham gia các CLB/Đội/Nhóm của trường, vừa giúp bạn có thêm nhiều bạn bè, mở rộng mối quan hệ, vừa giúp bạn năng động hơn và học hỏi được nhiều kiến thức mới. Nếu có cơ hội, hãy ứng cử vào vị trí lớp trưởng hoặc bí thư lớp. Tuy có vất vả hơn nhưng sẽ là cơ hội lớn để phát huy năng lực bản thân và là bước đệm để các em thực hiện những dự định tiếp theo của mình. Hãy làm mình nổi trội cả về học tập lẫn hoạt động ngoại khoá.

          Năm thứ hai, các em hãy dành thời gian còn rảnh rỗi để mở rộng các mối quan hệ xã hội, học các kỹ năng mềm và ngoại ngữ. Có rất nhiều gợi ý cho em nếu muốn có năm học ĐH đầu tiên thật thành công: tham gia một câu lạc bộ trong trường, tình nguyện mùa hè, đăng ký 1 lớp kỹ năng mềm và 1 lớp tin học, đăng ký lớp tiếng Anh giao tiếp. Các em có thể đi làm thêm với những công việc như như: trợ giảng tại các trung tâm Tiếng Anh, gia sư, làm bán thời gian tại các cửa hàng, nhà hàng, lễ tân, dẫn chương trình, … Bất cứ một công việc gì cũng giúp các em có thêm kinh nghiệm và kiến thức cho tương lai của mình.

          Hãy theo dõi, và bắt đầu tham gia các cuộc thi dành cho sinh viên phù hợp với từng chuyên ngành của mình như cuộc thi ý tưởng kinh doanh, sáng tạo công nghệ trẻ của sinh viên, thi robot con, thi nói tiếng Anh qua Let’s talk…Những cuộc thi này sẽ thúc đẩy các em nghiên cứu, nâng cao kiến thức, đồng thời rèn luyện cho bản thân các em kỹ năng giao tiếp cũng như các mối quan hệ xã hội.

          Năm thứ ba là thời điểm bạn học nhiều môn chuyên ngành, và mong muốn áp dụng kiến thức vào thực tế. Tuy nhiên trong giai đoạn này các em cần tự đánh giá lại khả năng, năng lực và đam mê nghề nghiệp của bản thân là gì và từ đó nhận thức được bản thân còn thiếu những yếu tố gì đối với vị trí công việc tương lai của của các em. Các em hãy căn cứ vào các mối quan hệ đã được xây dựng được trước đó, và những kỹ năng được rèn luyện từ năm thứ nhất


Năm thứ tư với những thách thức mới, đó sẽ là năm quyết định bước ngoặt của cuộc đời em. Trong năm này, các em sẽ vô cùng bận rộn với đi thực tập tại các công ty, thi sát hạch chuẩn đầu ra về ngoại ngữ và tin học văn phòng , viết khóa luận tốt nghiệp cũng như tìm kiếm công việc sau khi ra trường.
          Lập kế hoạch cho bốn năm học của mình các em sẽ hình dung được những khó khăn mà các em phải trải qua cũng như những thách thức và cơ hội đang chờ đón các em! Đừng bao giờ quên nhìn nhận lại những kế hoạch đó bởi vì kế hoạch dù có chi tiết đến đâu cũng có lúc cần phải sửa đổi cho phù hợp với sự thay đổi của chính bản thân! Các bạn tân sinh viên đừng quên lập kế hoạch cho mình nhé!

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

4 năm đại học là khoảng thời gian mà bạn chuyển mình, có nhiều cơ hội không thể ngờ đến. Tuy nhiên, nó cũng đi kèm nhiều khó khăn thử thách, bắt buộc bạn phải vượt qua. Vậy sinh viên GenZ cần làm gì trong 4 năm đại học để ra trường không thất nghiệp? Bài viết này của JobsGO sẽ bật mí cho các bạn, cùng theo dõi ngay nhé!

Tham gia các câu lạc bộ

Tham gia các câu lạc bộ

Sinh viên năm nhất chắc chắn không thể tránh khỏi sự bỡ ngỡ khi bước vào một môi trường học tập mới. Bạn bè, thầy cô vẫn còn khá xa lạ và không thể hòa nhập dễ dàng trong ngày một ngày hai. Chính vì vậy, tham gia các câu lạc bộ được xem là cứu tinh dành cho các bạn ở thời điểm này.

Khác với trường cấp 3, đại học, cao đẳng là nơi tập trung, phát triển rất nhiều hoạt động ngoại khóa, các câu lạc bộ kết nối sinh viên. Đó có thể là các câu lạc bộ tình nguyện do nhà trường, khoa tổ chức. Hay bạn cũng có thể tham gia các câu lạc bộ về chuyên môn liên quan đến ngành mình học như là truyền thông, nghệ thuật,…

Việc trở thành thành viên của các câu lạc bộ này không chỉ giúp các bạn làm quen được với nhiều người, mở rộng mối quan hệ mà còn là cơ hội để bạn phát triển bản thân. Khi tham gia các câu lạc bộ, bạn sẽ được rèn luyện kỹ năng làm việc nhóm, làm việc độc lập, giao tiếp, thuyết trình hay khả năng xử lý vấn đề. Ngoài ra, các tiền bối trong câu lạc bộ cũng sẽ giúp bạn nâng cao chuyên môn, đạt kết quả cao trong quá trình học tập tại trường nữa đó.

Hình thành tư tưởng đi làm kiếm tiền

Hình thành tư tưởng đi làm kiếm tiền

Mặc dù sinh viên đi học vẫn được gia đình chu cấp các khoản tiền về học phí, sinh hoạt. Thế nhưng, các bạn hãy nhớ rằng mục đích cuối cùng của mình chính là đi làm kiếm tiền. Do đó, các bạn có thể tìm kiếm cho mình một công việc làm thêm trong thời gian rảnh rỗi.

Hiện nay, có rất nhiều công việc partime phù hợp với sinh viên như là bán hàng, phục vụ, làm cộng tác viên online,… Các bạn hãy thử sức với nhiều công việc, lĩnh vực khác nhau để có những trải nghiệm, va chạm xã hội. Từ đó, chính bạn cũng sẽ học được nhiều kinh nghiệm, bài học quý giá cho bản thân, là hành trang giúp các bạn vững vàng hơn cho cuộc sống sau này.

Ngoài ra, với những bạn có hoàn cảnh khó khăn thì việc đi làm thêm cũng giúp tạo nên khoản thu nhập để trang trải cho cuộc sống, phụ giúp gia đình.

👉 Xem thêm: Những việc cần làm để không bao giờ thất nghiệp

Thực tập đúng chuyên ngành

Thực tập đúng chuyên ngành

Thực tập là một trong những giai đoạn vô cùng quan trọng đối với sinh viên. Khoảng thời gian này, các bạn sẽ phải tự mình đi làm tại các cơ quan, công ty,… và trải nghiệm thực tế. Bởi vậy, một lời khuyên chân thành dành cho các bạn sinh viên đó là hãy tìm kiếm một nơi thực tập theo đúng chuyên ngành của mình. Điều này sẽ giúp các bạn có cơ hội được học tập, phát triển thêm nhiều kỹ năng, kiến thức cần thiết. Thêm vào đó, với những bạn có thể hiện tốt trong quá trình thực tập thì còn có khả năng được nhận làm nhân viên chính thức.

Hiện nay, rất nhiều công ty tạo điều kiện cho các bạn trẻ đến thực tập, làm việc mà vẫn hỗ trợ lương. Do đó, đừng ngần ngại, các bạn hãy tìm kiếm và ứng tuyển ngay để nắm bắt những cơ hội tốt nhất cho mình nhé.

Học cách quản lý tài chính cá nhân

Trong khoảng thời gian là sinh viên, không ít bạn đã có khả năng kiếm được rất nhiều tiền. Tuy nhiên, việc không biết cách quản lý tài chính cá nhân, tiêu xài hoang phí khiến các bạn luôn ở trong tình trạng thiếu thốn, thậm chí là vay nợ. Và nếu cứ mãi đi theo lối sống này thì các bạn chắc chắn sẽ không thể thành công trong tương lai.

Học cách quản lý tài chính cá nhân

Chính vì thế, ngay từ khi còn là sinh viên ngồi trên ghế nhà trường, hãy học cách quản lý, chi tiêu tài chính cá nhân. Các bạn có thể tiết kiệm, đầu tư cho những thứ kiếm ra tiền hay đơn giản là sử dụng các app quản lý dòng tiền ra – vào cho bản thân mình.

Phát triển kỹ năng tự học

Bước chân vào đại học, các bạn sẽ bước vào một thế giới hoàn toàn mới. Nơi đây, các thầy cô sẽ không thể ngày ngày theo sát, chỉ dạy bạn chi tiết từng bài học. Thời gian trên lớp sẽ không nhiều nhưng lượng kiến thức là vô cùng lớn. Do đó, các bạn cần phải tự học, tự tìm hiểu nếu muốn nâng cao, phát triển bản thân.

Các bạn nên đọc thêm sách ở nhà, thư viện, học hỏi từ những đàn anh, đàn chị khóa trên hay học qua các kênh Youtube, Google,… Bên cạnh đó, các bạn cũng có thể trau dồi thêm cho mình các kỹ năng về ngoại ngữ, tin học, thiết kế,… để hoàn thiện mình hơn nhé.

👉 Xem thêm: Sinh viên làm gì để kiếm tiền an toàn và cân đối thời gian?

Phát triển kỹ năng tự học

Chấp nhận khác biệt để hòa nhập

Đại học chính là nơi tụ họp, giao thoa sinh viên ở nhiều vùng miền khác nhau. Đôi khi những sự khác biệt đó chưa phù hợp với bạn nhưng cũng đừng vì thế mà tạo nên khoảng cách. Bản thân bạn sau này khi ra trường cũng sẽ làm việc trong những môi trường như vậy, quá nhiều sự mới lạ, khác biệt. Bởi vậy, hãy chấp nhận để bản thân cũng như mọi người được hòa nhập hơn.

Các bạn hãy học cách lắng nghe, chia sẻ, tìm kiếm điểm chung giữa mọi người. Với một số trường hợp, bạn nên cởi mở để trò chuyện nhiều hơn hay nhẹ nhàng đóng góp, không phán xét hay phân biệt.

Học cách tự lập

Khi học đại học, hầu hết các bạn trẻ sẽ phải xa gia đình, sống một mình nơi đất khách quê người. Do đó, việc tự lập là hết sức quan trọng.

Các bạn cần học cách tự lập từ trong chính suy nghĩ của mình, tự lập trong học tập, trong vấn đề tài chính,… Đây cũng là cách để bạn rèn luyện, phát triển bản thân, là yếu tố giúp bạn có cuộc sống thành công hơn trong tương lai.

Học cách tự lập

Có thể thấy, quãng thời gian sinh viên có rất nhiều điều thú vị đáng trải nghiệm. Hy vọng rằng những chia sẻ trên đây sẽ giúp cho các GenZ biết mình cần làm gì trong 4 năm đại học để ra trường không thất nghiệp. Chúc các bạn may mắn và thành công!

👉 Xem thêm: 5 kinh nghiệm tìm việc làm sinh viên mới ra trường cần biết

Video liên quan

Chủ đề