Thế nào là hình chóp đều

Câu hỏi: Cho biết các khối a, b, c trong hình 17 các mặt bao bọc là những hình gì?
Trả lời:

a. Các mặt bao bọc là hình tử giác phẳng.

b. Hai mặt đáy trên và dưới là hình tam giác. Ba mặt xung quanh là hình tứ giác phẳng.

c. Đáy là hình tứ giác phẳng. Bốn mặt xung quanh là hình tam giác.

Câu hỏi:  Em hãy kể một số vật thể có dạng các khối đa diện mà em biết?

Trả lời: Một số vật thể có dạng khối đa diện mà em biết:

- Viên gạch xây nhà: Các mặt bao quanh là hình tứ giác phẳng.

- Bao diêm, bao thuốc lá: Các mặt bao quanh là hình tứ giác phẳng.

- Các hộp các tông đựng hàng (ti vi, tủ lạnh,...): Các mặt bao quanh là hình tứ giác phảng.

- Bút chì 6 cạnh (chưa gọt đầu): Lăng trụ đều.

- Kim tự tháp Ai Cập: Hình chóp đều.

Câu hỏi: Hãy cho biết khối đa diện ở hình 4.2 SGK được bao bởi các hình gì? 

Trả lời: Trước hết, xin vẽ lại hình phối cảnh của khối đa diện ở hình 4.2 SGK thành hình 18 ở bên vì theo hình phối cảnh 4.2 SGK thì chiêu rộng b dài quá, nhìn hình phối cảnh 4.2 SGK có cảm giác a = b. đây là dạng đặc biệt: Lăng trụ đều, đáy là hình vuông.

                                                      H 18
Hình 4.2 SGK (ở đây là hình 18) là hình hộp chữ nhật, được bao bởi 6 hình chữ nhật.

Câu hỏi: Hãy đọc bản vẽ của hình hộp chữ nhật ở hình 4.3 SGK. sau đó đối chiếu với hình 4.2 SGK và trả lời các câu hỏi sau bằng cách điền vào các ô trong bảng 4.1:

- Các hình 1, 2, 3 là các hình chiếu gì?

- Chúng có hình dạng như thế nào?

- Chúng thể hiện các kích thước nào của hình hộp chữ nhật?

Bảng 4.1

Hình

Hình chiếu

Hình dạng

Kích thước

1

2

3

Trả lời: Căn cứ vào bản vẽ của hình hộp chữ nhật ở hình 4.3 SGK và đối chiếu với hình 4.2 SGK, em có thể điền vào bảng 4.1 như sau:

Bảng 4.1

Hình

Hình chiếu

Hình dạng

Kích thước

1

Hình chiếu đứng

Hình chữ nhật

a x h

2

Hình chiếu bằng

Hình chữ nhật

a x b

3

Hình chiếu cạnh

Hình chữ nhật

h x b

Câu hỏi: Thế nào là hình lăng trụ đều?

Trả lời: Khối đa diện ở hình 4.4 SGK là hình lăng trụ đều: Hai mặt đáy là hai hình tam giác đều bằng nhau, các mặt bên là các hình chữ nhật bằng nhau.

Câu hỏi: Hãy đọc bản vẽ hình chiếu của hình lăng trụ tam giác đều (h.4.5 SGK), sau đó đối chiếu với hình 4.4 SGK em hãy trả lời các câu hỏi sau bằng cách điền vào các ô trong bảng 4.2.

-Các hình 1, 2, 3 là các hình chiếu gì? 

- Chúng có hình dạng như thế nào?

- Chúng thể hiện những kích thước nào của hình lăng trụ tam giác đều?

Bảng 4.2

Hình

Hình chiếu

Hình dạng

Kích thước

1

2

3

Trả lời: Đối chiếu bản vẽ hình chiếu của hình lăng trụ tam giác đều (hình 4.5 SGK) với hình 4.4 SGK em có thể điền các thông tin vào bảng 4.2:

Bảng 4.2

Hình

Hình chiếu

Hình dạng

Kích thước

1

Hình chiếu đứng

Hình chữ nhật

a x h

2

Hình chiếu bằng

Hình tam giác đều

a x b

3

Hình chiếu cạnh

Hình chữ nhật

h x b

Câu hỏi: Thế nào là hình chóp đều?

Trả lời: Khối đa diện ở hình 4.6 SGK là hình chóp đều:

- Mặt đáy là đa giác đều (hình vuông).

- Các mặt bên là các hình tam giác cân bằng nhau, có chung đỉnh.

Câu hỏi: Hãy đọc bản vẽ của hình chiếu của hình chóp đều đấy vuông (hình 4.7 SGK) rồi đối chiếu với hình 4.6 SGK, em hãy trả lời các câu hỏi sau bằng cách điền vào các ô trong bảng 4.3?

- Các hình 1,2, 3 là các hình chiếu gì?

- Chúng có hình dạng như thế nào?

- Chúng thể hiện những kích thước nào của hình chóp đều đáy vuông?

Bảng 4.3

Hình

Hình chiếu

Hình dạng

Kích thước

1

2

3

Trả lời: Đối chiếu bản vẽ hình chiếu của hình chóp đều đáy vuông (hình 4.7 SGK) với hình 4.6 SGK em có thể điền các thông tin vào bảng 4.3:

Bảng 4.3 

Hình

Hình chiếu

Hình dạng

Kích thước

1

Hình chiếu đứng

Hình tam giác cân

a x h

2

Hình chiếu bằng

Hình vuông

a x a

3

Hình chiếu cạnh

Hình tam giác cân

a x h

Bảng 4.4

                         Vật thể

Bản vẽ

A

B

C

1

2

3

Câu hỏi: Nếu đặt mặt đáy của hình lăng trụ tam giác đều (hình 4.4 SGK) song song với mặt phẳng chiếu cạnh thì hình chiếu cạnh là hình gì?

Trả lời: Nếu đặt mặt đáy của hình lăng trụ tam giác đều (hình 4.4 SGK) song song với mặt phẳng chiếu cạnh thì hình chiếu cạnh là hình tam giác đều (H 4bt-a).

Câu hỏi: Nếu đặt mặt đáy của hình chóp đều đáy hình vuông (hình 4.6 SGK) song song vói mặt phẳng chiếu cạnh thì hình chiếu cạnh là hình gì?

Trả lời: Nếu đặt mặt đáy của hình chóp đều đáy hình vuông (hình 4.6 SGK) song song vói mặt phăng chiếu cạnh thì hình chiếu cạnh là hình vuông có hai đường chéo (H 4bt-b).

Câu hỏi: Cho các bản vẽ hình chiếu 1, 2, 3 của các vật thể (hình 4.8 SGK), em hãy đánh dấu ‘x’ vào ô thích hợp của bảng 4.4 để chỉ rõ sự tương quan giữa các bản vẽ 1, 2, 3 (hình 4.8 SGK) với các vật thể A, B, C (hình 4.9 SGK).

Bảng 4.5

                  Vật thể

Bản vẽ

A

B

C

1

X

2

X

3

X

Trả lời: Căn cứ vào các bản vẽ hình chiếu 1,2,3 của các vật thể (hình 4.8 SGK) và hình các vật thể (hình 4.9 SGK) em có thể thấy sự tương quan giữa các bản vẽ 1,2, 3 với các vật thể A, B, C như bảng 4.4: 

Video liên quan

Chủ đề