Tên lửa 21 tấn của trung quốc rơi ở đâu

Tên lửa đẩy Trường Chinh 5b vừa được phóng lên quỹ đạo cách đây vài ngày

Vật thể khổng lồ nặng 21 tấn

Dự báo nguy cơ tàn dư tên lửa rơi trở lại Trái Đất được đưa ra chỉ vài ngày kể từ thời điểm Trung Quốc bắt đầu phóng tên lửa Trường Chinh 5B mang mô-đun của trạm không gian đầu tiên do nước này chế tạo, lên quỹ đạo vào ngày 27/4.

Thông thường, như các vụ phóng khác, phần dư thừa tên lửa sau khi phóng sẽ rơi xuống vùng biển đã định trước nhưng lần này, tầng lõi nặng 21 tấn của tên lửa đẩy Trường Chinh 5b lại xoay quanh quỹ đạo Trái Đất không kiểm soát.

Nhà báo Andrew Jones, làm việc tại cổng thông tin Space News, chuyên theo dõi chương trình không gian vũ trụ của Trung Quốc, dự báo, tầng lõi tên lửa sẽ rơi trở lại Trái Đất trong vài ngày tới.

Nhà báo Andrew Jones chia sẻ nhận định của ông Jonathan McDowell, một nhà thiên văn học tại Trung tâm vật lý thiên văn Harvard Smithsonian cho rằng:

“Theo tôi, qua những tiêu chuẩn hiện nay, việc để cho vật thể lớn như vậy rơi trở lại Trái Đất là điều không thể chấp nhận. Kể từ năm 1990, chưa có vật thể nào lớn hơn 10 tấn bị rơi mất kiểm soát trở lại Trái Đất".

Thông thường, khi đi qua tầng khí quyển, các vật thể thường bị đốt cháy, thiêu rụi nhưng với chiều dài 30m, ngang 5m, tầng lõi của Trường Chinh 5B có thể vẫn còn là mảnh lớn và gây hậu quả nghiêm trọng khi rơi xuống Trái Đất.

Ông Holger Krag, người đứng dầu Văn phòng Chương trình An toàn Không gian của Cơ quan Không gian Châu Âu ước tính, dựa trên quy luật, vật thể này khi rơi xuống Trái Đất sẽ còn khoảng 20-40% khối lượng thô ban đầu (không kèm nhiên liệu lỏng).

Hiện tại, khi xoay xung quanh Trái Đất, phần tên lửa tàn dư này đang đi về phía Bắc New York (Mỹ), Madrid (Tây Ban Nha) và Bắc Kinh (Trung Quốc) rồi đi về phía Nam ở Nam Chile và thủ đô Wellington của New Zealand. Dự kiến, nó có thể rơi xuống Trái Đất trong khoảng này.

Không phải lần đầu tiên

Đây không phải lần đầu tiên, hoạt động trong không gian vũ trụ Trung Quốc gặp phải sự cố mất kiểm soát như vậy. Cách đây 1 năm, khoảng tháng 5/2020, cũng có tàn dư từ một vụ phóng tên lửa Trường Chinh 5B từ Văn Xương, tỉnh Hải Nam lên quỹ đạo, rơi trở lại Trái Đất sau 1 tuần.

Rất may, theo thông báo của Không quân Mỹ, tàn dư này đã rơi xuống Đại Tây Dương. Nhưng, có báo cáo về một vật thể kim loại hình ống, dài khoảng 10m, được cho là một phần của tên lửa Trường Chinh 5B, lại rơi xuống làng Mahounou, Cộng hòa Côte d'Ivoire (còn gọi là Bờ Biển Ngà). Cú rơi làm phá hủy một ngôi nhà nhưng không gây ra thương vong.

Tại sao lại có những tàn dư tên lửa?

Thông thường, động cơ phóng tên lửa bao gồm 2 phần: động cơ giai đoạn 1 lớn và động cơ giai đoạn 2 nhỏ hơn.

Khi tên lửa có cấu hình 2 phần như vậy được phóng lên, đầu tiên, động cơ giai đoạn 1 chịu trách nhiệm tạo ra lực đẩy cho tên lửa, khi hoàn thành nhiệm vụ nó sẽ bị ngắt kết nối và rơi xuống biển. Sau đó động cơ giai đoạn 2 sẽ làm nốt nhiệm vụ đẩy tên lửa lên quỹ đạo.

Tuy nhiên, tên lửa Trường Chinh 5B của Trung Quốc chỉ có một động cơ gọi là tầng lõi giúp đẩy tên lửa có trọng tải lớn hơn so với các tên lửa thông thường.

Nhưng cũng vì thế, khi tách ra và bị vô hiệu hoá, phần lõi này trở thành khối vật thể khổng lồ rơi trở lại Trái Đất, tiềm ẩn nhiều nguy cơ nếu bị mất kiểm soát như 2 lần vừa qua.

Tàn tích của tên lửa lớn nhất của Trung Quốc đã rơi xuống Ấn Độ Dương hôm 9-5 sau khi hầu hết các thành phần của nó bị phá hủy khi quay trở lại bầu khí quyển.

Truyền thông nhà nước Trung Quốc đưa tin, các bộ phận của tên lửa quay trở lại bầu khí quyển vào lúc 10 giờ 24 phút sáng ngày 9-5 theo giờ Bắc Kinh và hạ cánh tại vị trí có tọa độ 72,47 độ kinh Đông và 2,65 độ vĩ Bắc, đại dương phía tây quần đảo Maldives.

Đây là lần thực thi nhiệm vụ thứ hai của tên lửa Trường Chinh phiên bản 5B kể từ chuyến bay đầu tiên của nó vào tháng 5-2020. Năm ngoái, các mảnh của Trường Chinh 5B đầu tiên đã rơi xuống Bờ Biển Ngà, làm hư hại một số tòa nhà. Không có thương tích nào được báo cáo.

Người dân ở Jordan, Oman và A-rập Xê-út đã thông báo trên mạng xã hội về việc nhìn thấy các mảnh vỡ tên lửa của Trung Quốc, nhiều người đăng tải đoạn phim về các mảnh vỡ xuyên qua bầu trời bình minh sớm ở Trung Đông.

Mảnh vỡ của tên lửa Trường Chinh 5B dài khoảng 30 mét, là một trong những mảnh vỡ không gian lớn nhất rơi xuống Trái đất. Thông thường, các phần tên lửa bị loại bỏ sẽ quay trở lại bầu khí quyển ngay sau khi cất cánh, thường ở trên mặt nước và không đi vào quỹ đạo.

Và theo các chuyên gia, với hầu hết bề mặt Trái đất được bao phủ bởi nước, tỷ lệ khu vực dân cư trên đất liền bị ảnh hưởng là thấp và khả năng bị thương thậm chí còn thấp hơn.

Nhưng sự không chắc chắn về sự quay trở về của tên lửa và việc Trung Quốc không đưa ra lời cam đoan mạnh mẽ trong lúc tên lửa chuẩn bị quay trở lại Trái đất đã làm dấy lên lo lắng.

Tại một cuộc họp báo thường kỳ hôm 7-5, Người phát ngôn của Bộ Ngoại giao Trung Quốc Vương Văn Bân, cho biết, các tầng trên của tên lửa sẽ bốc cháy trong khi quay trở lại bầu khí quyển.

"Theo hiểu biết của tôi, phần trên của tên lửa này đã ngừng hoạt động, có nghĩa là hầu hết các bộ phận của nó sẽ cháy khi quay lại bầu khí quyển, khiến khả năng hư hỏng đối với các cơ sở và hoạt động hàng không hoặc mặt đất là cực kỳ thấp", ông Vương Văn Bân cho biết vào thời điểm đó.

Tên lửa Trường Chinh 5B mang module chính của trạm vũ trụ thường trực đầu tiên của Trung Quốc - Tianhe, hay Thiên hòa - lên quỹ đạo vào ngày 29-4. Trung Quốc có kế hoạch phóng thêm 10 lần nữa để mang các bộ phận bổ sung của trạm vũ trụ vào quỹ đạo nhằm hoàn thành trạm vào năm 2022.

LÊ LÂM (Theo Reuters, AP, Xinhua)

Tên lửa Trường Chinh 5B cất cánh từ Văn Xương hôm 28/4. Ảnh: Getty.

Tên lửa Trường Chinh 5B mang theo một module thuộc trạm vũ trụ Thiên Cung lên quỹ đạo hôm 28/4. Sau khi triển khai module, theo dự kiến phần lõi tên lửa sẽ trải qua một số thao tác để rơi có kiểm soát qua khí quyển Trái Đất. Tuy nhiên, điều đó không xảy ra. Các radar trên mặt đất nhanh chóng phát hiện lõi tên lửa rơi qua quỹ đạo, dao động ở độ cao 170 - 372 km phía trên bề mặt Trái Đất và di chuyển ở tốc độ 25.490 km/h.

Lực hút của Trái Đất sẽ kéo lõi tên lửa ra khỏi quỹ đạo. Tuy nhiên, xét theo tốc độ lớn và biến động độ cao của vật thể, giới chuyên gia không thể dự đoán chính xác vị trí và thời điểm nó rơi xuống Trái Đất. Phần lớn lõi tên lửa nhiều khả năng sẽ bốc cháy trong khí quyển. Nhưng một số mảnh vỡ còn sót lại sẽ trút xuống mặt đất hoặc đại dương.

Đây không phải là lần đầu tiên. Hồi tháng 5/2020, một tên lửa Trường Chinh 5B rơi qua khí quyển, bốc cháy một phần trên đường bay. Phần lớn lõi của phương tiện rơi xuống Đại Tây Dương, nhưng vài mảnh vỡ đâm xuống ngôi làng không người ở tại Bờ Biển Ngà dù không gây tử vong.

Jonathan McDowell, nhà vật lý thiên văn ở Đại học Harvard kiêm chuyên gia theo dõi vật thể trên quỹ đạo, ghi nhận lõi tên lửa Trường Chinh 5B là vật thể nặng nhất rơi mất kiểm soát qua khí quyển trong gần 3 thập kỷ. Trước khi vỡ ra, phần lõi này có khối lượng gần 21 tấn. Lần gần nhất có một vật thể nặng hơn rơi mất kiểm soát là năm 1991, khi trạm vũ trụ Salyut-7 nặng 43 tấn của Liên bang Xô Viết đâm xuống Argentina.

McDowell tính toán phần lõi sắp rơi xuống Trái Đất nặng gấp 7 lần tầng thứ hai của tên lửa Falcon 9 bốc cháy trên bầu trời Seattle cách đây khoảng một tháng. Nếu hồi quyển vào ban đêm, nó có thể tạo ra vệt sáng tương tự. Đây là lần phóng đầu tiên trong chuỗi 11 lần phóng để xây dựng trạm vũ trụ Thiên Cung của Trung Quốc. Theo dự kiến, trạm sẽ hoàn thiện vào cuối năm 2022.

An Khang (Theo Live Science)

Mảnh vỡ tên lửa Trường Chinh 5B của Trung Quốc rơi xuống Trái đất - Video: THE GUARDIAN

Báo The Guardian (Anh) ngày 9-5 đăng một số cảnh quay ở Jordan và Oman cho thấy mảnh vỡ tên lửa đẩy Trường Chinh 5B của Trung Quốc rơi xuống Trái đất.

Báo New Zealand Herald cũng chia sẻ một video được đăng trên tài khoản Twitter của người dùng có tên Walid cho thấy mảnh vỡ tên lửa này bay qua bầu trời Jordan. Nhà thiên văn học Jonathan McDowell cũng chia sẻ video này.

Văn phòng Kỹ thuật không gian có người lái Trung Quốc cho biết vào lúc 10h24 sáng 9-5 (giờ địa phương), tầng trung tâm của tên lửa đẩy Trường Chinh 5B của Trung Quốc đã quay trở lại khí quyển Trái đất và rơi xuống Ấn Độ Dương, theo Hãng tin Reuters.

Truyền thông Trung Quốc cho biết xác tên lửa rơi xuống địa điểm có tọa độ 2,65 độ vĩ Bắc và 72,47 độ kinh Đông, gần đảo quốc Maldives. Tuy nhiên, hầu hết mảnh vỡ đã bị thiêu rụi khi đi vào bầu khí quyển Trái đất.

Báo South China Morning Post bình luận vụ xác tên lửa Trung Quốc rơi trở lại Trái đất mà chưa có thiệt hại nào được ghi nhận đã kết thúc một tuần lo âu khi nhiều người bàn tán về thời điểm và nơi xác tên lửa này rơi.

Bộ tư lệnh Không gian của quân đội Mỹ cũng xác nhận tên lửa đã hồi quyển ở khu vực trên bán đảo Ả Rập, nhưng không rõ mảnh vỡ đã tiếp đất hay rơi xuống nước.

Mảnh vỡ tên lửa Trung Quốc đi ngang bầu trời Jordan - Video: TWITTER/WALID

Tên lửa đẩy Trường Chinh 5B được phóng từ đảo Hải Nam của Trung Quốc hôm 29-4, mang theo module lõi Thiên Hòa của trạm không gian Thiên Cung mà Bắc Kinh đang xây dựng.

Tuy nhiên, thay vì rơi xuống địa điểm đã định trước trên biển như các tên lửa trước đây, tầng trung tâm của tên lửa đẩy Trường Chinh 5B bắt đầu xoay quanh địa cầu trong tình trạng mất kiểm soát. Tầng trung tâm này nặng khoảng 21 tấn, dài khoảng 30m và rộng khoảng 5m.

NASA chỉ trích Trung Quốc

Theo Hãng tin Reuters, Cơ quan Hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) đã chỉ trích Trung Quốc sau khi mảnh vỡ tên lửa Trường Chinh 5B rơi xuống Ấn Độ Dương.

"Các quốc gia du hành không gian phải tối thiểu hóa những rủi ro đối với con người và tài sản trên Trái đất khi các vật thể không gian quay trở lại khí quyển, đồng thời tối đa hóa sự minh bạch liên quan các hoạt động này" - giám đốc NASA, ông Bill Nelson, cho biết hôm 9-5.

Ông Nelson chỉ ra: "Rõ ràng Trung Quốc đã không thể đáp ứng các tiêu chuẩn trách nhiệm liên quan đến mảnh vỡ không gian của họ".

Trung Quốc: Các mảnh vỡ tên lửa Trường Chinh 5B đã rơi xuống Ấn Độ Dương

BÌNH AN

Video liên quan

Chủ đề