Tập làm văn: Luyện tập tả người trang 130

Tập làm văn lớp 5: Luyện tập tả người (Tả ngoại hình) giúp các em học sinh tham khảo, trả lời nhanh các câu hỏi trong SGK Tiếng Việt Lớp 5 tập 1 trang 130 để chuẩn bị thật tốt bài trước khi tới lớp.

Qua đó, thầy cô cũng dễ dàng tham khảo để soạn bài cho học sinh của mình. Ngoài ra, có thể tham khảo thêm bài Tập đọc Người gác rừng tí hon, Trồng rừng ngập mặn của Tuần 13. Vậy mời thầy cô cùng các em tham khảo nội dung chi tiết trong bài viết dưới đây của BNC.Edu.vn:

Related Articles

  • Tập làm văn: Luyện tập tả người trang 130

    Đoạn văn thuyết minh về Hồ Chí Minh (3 mẫu)

    13/01/2023

  • Tập làm văn: Luyện tập tả người trang 130

    Cảm nhận khổ cuối bài thơ Nhớ rừng

    13/01/2023

  • Tập làm văn: Luyện tập tả người trang 130

    Dàn ý thuyết minh về trò chơi dân gian (3 mẫu)

    13/01/2023

  • Tập làm văn: Luyện tập tả người trang 130

    Ý nghĩa nhan đề bài thơ Nhớ rừng

    12/01/2023

Mục lục

Hướng dẫn giải Tập làm văn SGK Tiếng Việt 5 tập 1 trang 130

Câu 1

Chọn làm một trong hai bài tập sau:

Bạn đang xem: Luyện tập tả người trang 130

a) Đọc lại bài Bà tôi của Mác- xim Go-rơ-ki vừa học tuần trước và trả lời câu hỏi:

Bà tôi

Bà tôi ngồi cạnh tôi, chải đầu. Tóc bà đen và dày kì lạ, phủ kín cả hai vai, xõa xuống ngực, xuống đầu gối. Một tay khẽ nâng mớ tóc lên và ướm trên tay, bà đưa một cách khó khăn chiếc lược thưa bằng gỗ vào mớ tóc dày.

Giọng bà trầm bổng, ngân nga như tiếng chuông.Nó khắc sâu vào trí nhớ tôi dễ dàng, và như những đóa hoa, cũng dịu dàng, rực rỡ, đầy nhựa sống. Khi bà mỉm cười, hai con ngươi đen sẫm nở ra, long lanh, dịu hiền khó tả, đôi mắt ánh lên những tia sáng ấm áp, tươi vui. Mặc dù trên đôi má ngăm ngăm đã có nhiều nếp nhăn, khuôn mặt của bà tôi hình như vẫn tươi trẻ.

Theo MÁC-XIM GO-RƠ-KI

– Đoạn 1 tả đặc điểm gì về ngoại hình của bà?

  • Tóm tắt các chi tiết được miêu tả trong từng câu.
  • Các chi tiết đó quan hệ với nhau như thế nào?

– Đoạn 2 còn tả những đặc điểm gì về ngoại hình của bà? Các đặc điểm đó quan hệ với nhau như thế nào? Chúng cho biết điều gì về tính tình của bà?

b) Đoạn văn sau tả những đặc điểm nào về ngoại hình của bạn Thắng? Những đặc điểm ấy cho biết điều gì về tính tình của bạn Thắng?

Chú bé vùng biển

Thằng thắng, con cá vược của thôn Bần và là địch thủ bơi lội đáng gờm nhất của bọn trẻ, lúc này đang ngồi trên chiếc thuyền đậu ở ngoài cùng. Nó trạc tuổi thằng Chân “phệ” nhưng cao hơn hẳn cái đầu. Nó cởi trần, phơi nước da rám đỏ khỏe mạnh của những đứa trẻ lớn lên với nắng, nước mặn và gió biển. Thân hình nó rắn chắc, nở nang: cổ mập, vai rộng, ngực nở căng, bụng thon hằn rõ những múi, hai cánh tay gân guốc như hai cái bơi chèo, cặp đùi dế to, chắc nình nịch. Thắng có cặp mắt to và sáng. Miệng tươi, hay cười. Cái trán hơi dô ra, trông có vẻ là một tay bướng bỉnh, gan dạ.

Theo TRẦN VĂN

Trả lời:

a)

– Đoạn 1: tả mái tóc của người bà, gồm 3 câu:

  • Câu 1: giới thiệu bà ngồi cạnh cháu chải tóc.
  • Câu 2: tả khái quát mái tóc của bà: đen, dày kì lạ.
  • Câu 3: tả độ dày của mái tóc qua cách bà chải, từng động tác một.

Các chi tiết đó quan hệ chặt chẽ với nhau, những chi tiết sau làm rõ chi tiết trước.

– Đoạn 2: tả giọng nói, đôi mắt và khuôn mặt của bà, gồm 4 câu:

  • Câu 1: tả đặc điểm chung.
  • Câu 2: tả tác động của giọng nói tới tâm hồn cậu bé.
  • Câu 3: tả sự thay đổi của đôi mắt khi bà mỉm cười và tình cảm ẩn chứa trong đó.
  • Câu 4: tả khuôn mặt của bà.

Các đặc điểm đó quan hệ chặt chẽ và bổ sung cho nhau, làm hiện rõ ngoại hình và cả tính cách của bà: dịu hiền, tâm hồn tươi trẻ,…

b) Đoạn văn gồm 7 câu:

  • Câu 1: Giới thiệu chung về Thắng trong thời điểm được miêu tả đang làm gì.
  • Câu 2: Tả chiều cao
  • Câu 3: Tả nước da
  • Câu 4: Tả thân hình
  • Câu 5: Tả cặp mắt
  • Câu 6: Tả cái miệng
  • Câu 7: Tả cái trán dô bướng bỉnh

Tất cả các đặc điểm được miêu tả quan hệ chặt chẽ với nhau, bổ sung cho nhau, làm hiện lên rất rõ cả ngoại hình lẫn tính tình của Thắng, một đứa trẻ lớn lên ở biển, bơi lội rất giỏi, sức khỏe dẻo dai, thông minh, bướng bỉnh và gan dạ.

Câu 2

Lập dàn ý cho bài văn tả một người mà em thường gặp (thầy giáo, cô giáo, chú công an, người hàng xóm,…)

Lời giải bài tập Tập làm văn: Luyện tập tả người trang 130 Tiếng Việt lớp 5 hay, chi tiết sẽ giúp học sinh trả lời các câu hỏi sgk Tiếng Việt lớp 5.

Bài giảng: Tập làm văn: Luyện tập tả người Tả ngoại hình - trang 130 - Tuần 13 - Cô Lê Thu Hiền (Giáo viên VietJack)

Câu 1 (trang 130 sgk Tiếng Việt lớp 5 tập 1): Chọn làm một trong hai bài tập sau:

a) Đọc lại bài Bà tôi của Mac-xim Go-rơ-ki vừa học ở tuần trước và trả lời các câu hỏi:

- Đoạn 1 tả đặc điểm gì về ngoại hình của bà?

   + Tóm tắt các chi tiết được miêu tả ở từng câu.

   + Các chi tiết đó quan hệ với nhau như thế nào?

- Đoạn 2 còn tả những đặc điểm gì về ngoại hình của bà? Các đặc điểm đó quan hệ với nhau thế nào? Chúng cho biết điều gì về tính tình của bà?

b) Đoạn văn Chú bé vùng biển tả những đặc điểm nào về ngoại hình của bạn Thắng? Những đặc điểm ấy cho biết điều gì về tính tình của Thắng?

Chú bé vùng biển

     Thằng Thắng, con cá vược của thôn Bần và là địch thủ bơi lội đáng gờm nhất của bọn trẻ, lúc này đang ngồi trên chiếc thuyền đậu ở ngoài cùng. Nó trạc tuổi thằng Chân "phệ" nhưng cao hơn hẳn cái đầu. Nó cởi trần, phơi nước da rám đỏ khỏe mạnh của những đứa trẻ lớn lên với nắng, nước mặn và gió biển. Thân hình nó rắn chắc, nở nang: cổ mập, vai rộng, ngực nở căng, bụng thon hằn rõ những múi, hai cánh tay gân guốc như hai cái bơi chèo, cặp đùi dế to, chắc nình nịch. Thắng có cặp mắt to và sáng. Miệng tươi, hay cười. Cái trán hơi dô ra, trông có vẻ là một tay bướng bỉnh, gan dạ.

TheoTRẦN VĂN

Trả lời:

a)

- Đoạn 1: tả mái tóc của người bà, gồm 3 câu:

   + Câu 1: giới thiệu bà ngồi cạnh cháu chải tóc.

   + Câu 2: tả khái quát mái tóc của bà: đen, dày kì lạ.

   + Câu 3: tả độ dày của mái tóc qua cách bà chải, từng động tác một.

Các chi tiết đó quan hệ chặt chẽ với nhau, những chi tiết sau làm rõ chi tiết trước.

- Đoạn 2: tả giọng nói, đôi mắt và khuôn mặt của bà, gồm 4 câu:

   + Câu 1: tả đặc điểm chung.

   + Câu 2: tả tác động của giọng nói tới tâm hồn cậu bé.

   + Câu 3: tả sự thay đổi của đôi mắt khi bà mỉm cười và tình cảm ẩn chứa trong đó.

   + Câu 4: tả khuôn mặt của bà.

Các đặc điểm đó quan hệ chặt chẽ và bổ sung cho nhau, làm hiện rõ ngoại hình và cả tính cách của bà: dịu hiền, tâm hồn tươi trẻ,...

b) – Đoạn văn Chú bé vùng biển tả những đặc điểm về ngoại hình của Thắng gồm: chiều cao, nước da, thân hình, cổ, vai, ngực, bụng, cánh tay, cặp đùi, cặp mắt, miệng, trán.

- Những đặc điểm ngoại hình của Thắng thể hiện qua các chi tiết mà tác giả đã miêu tả, đã nói lên Thắng là: "Trông có vẻ là một tay bướng bỉnh, gan dạ".

Câu 2 (trang 130 sgk Tiếng Việt lớp 5 tập 1): Lập dàn ý cho bài văn tả một người mà em thường gặp (thầy giáo, cô giáo, chú công an, người hàng xóm,…)

Trả lời:

Dàn bài tả cụ già

a) Mở bài:

Giới thiệu cụ già em kính yêu. Em hiểu được hoàn cảnh, tính tình của cụ (lời văn cần chân thực thể hiện được tình cảm, sự kính yêu của em).

b) Thân bài:

Miêu tả những đặc điểm riêng, tiêu biểu, nổi bật về hình dáng và tính tình của cụ già mà em kính yêu.

- Hình dáng: Cụ già đã ngoài bảy mươi tuổi, nước da hồng hào, gương mặt phúc hậu, nhiều nếp nhăn. Tóc hớt cao bạc trắng. Đôi mắt hiền từ, bao dung.

- Tính tình: Cụ già thường làm những việc lặt vặt trong nhà như chăm sóc cây cối trong vườn. Thương yêu em, hay kể chuyện ngày xưa cho em nghe. Giọng nói trầm và ấm. Hay để phần trái cây cho em. Cụ già hiền từ hay giúp đỡ người khác nên được bà con hàng xóm kính trọng, yêu quý.

c) Kết bài:

Nêu cảm nghĩ của em đối với cụ già bằng tình cảm yêu mến, kính trọng, tin cậy (sử dụng từ ngữ, lời văn chân thành, cảm động).

Dàn bài tả cô giáo

A. Mở bài

-  Cô Lan là cô giáo đã dạy em năm lớp Hai.

- Tuy không còn học cô nhưng em vẫn được gặp cô mỗi ngày.

B. Thân bài

a)  Ngoại hình:

-  Cô đã ngoài bốn mươi tuổi.

-  Vóc người cao, làn da trắng hồng.

-  Thường mặc những chiếc áo dài sẫm màu.

-  Khuôn mặt tròn, đôi mắt màu hạt dẻ.

-  Mái tóc uốn quăn, dài ngang lưng.

-  Nét mặt vui tươi.

-  Đôi môi đỏ hồng, hay mỉm cười khi chúng em chăm ngoan, học giỏi.

-  Hàm răng trắng nõn đều đặn.

b)  Tính tình, hoạt động:

-  Giọng nói ấm áp, có sức thuyết phục.

-  Cô giảng bài dễ hiểu.

-  Nét chữ nghiêng nghiêng, thanh thoát trên bảng.

-  Ân cần chăm sóc học sinh.

-  Quan tâm đến học sinh nghèo.

-  Nhã nhặn với phụ huynh.

-  Gần gũi với đồng nghiệp.

-  Tận tụy với nghề.

-  Yêu mến trẻ thơ.

-  Sẵn lòng giúp đỡ học sinh nghèo, học sinh có hoàn cảnh khó khăn.

C. Kết bài

-  Em rất biết ơn và ghi nhớ những bài giảng ý nghĩa của cô.

-  Em xem cô như người mẹ thứ hai của mình.

Tham khảo giải vở bài tập Tiếng Việt lớp 5:

Xem thêm các bài Soạn, Giải bài tập Tiếng Việt lớp 5 Tuần 13 khác:


Câu 1: Con hãy ghép đáp án ở cột trái với đáp án tương ứng ở cột phải để được bố cục của một bài văn tả người:

1. Mở bài

a. Nêu cảm nghĩ về người được tả.

2. Thân bài

b. Giới thiệu về người định tả.

3. Kết bài 

c. Tả ngoại hình, tính tình và hoạt động của người được tả.

Lời giải:

Mở bài: Giới thiệu về người định tả.

Thân bài: Tả ngoại hình, tính tình và hoạt động của người được tả.

Kết bài: Nêu cảm nghĩ về người được tả.

1 – b, 2 – c, 3 – a

Câu 2: Nhiệm vụ của phần thân bài trong bài văn tả người là gì?

☐ Kể lại diễn biến câu chuyện

☐ Tả ngoại hình (đặc điểm nổi bật về tầm vóc, cách ăn mặc, khuôn mặt, mái tóc, cặp mắt, hàm răng,…).

☐ Giới thiệu về người định tả

☐ Tả tính tình, hoạt động (lời nói, cử chỉ, thói quen, cách ứng xử với người khác,…).

Lời giải:

Nhiệm vụ của phần thân bài trong bài văn tả người  đó là:

- Tả ngoại hình (đặc điểm nổi bật về tầm vóc, cách ăn mặc, khuôn mặt, mái tóc, cặp mắt, hàm răng,…).

- Tả tính tình, hoạt động (lời nói, cử chỉ, thói quen, cách ứng xử với người khác,…).

Câu 3: Đọc bài văn Hạng A Cháng trong SGK trang 119 – 120 và cho biết tác giả đã giới thiệu người định tả bằng cách nào?

Xem bài đọc                     

Hạng A Cháng

Nhìn thân hình cân đối của Hạng A Cháng, tất cả các cụ già trong làng đều tấm tắc:      

- A Cháng trông như một con ngựa tơ hai tuổi, chân chạy qua chín núi mười khe không biết mệt, khỏe quá! Đẹp quá!      

A Cháng đẹp người thật. Mười tám tuổi, ngực nở vòng cung, da đỏ như lim, bắp tay bắp chân rắn như trắc, gụ. Vóc cao, vai rộng, người đứng thẳng như cái cột đá trời trồng.      

Nhưng phải nhìn Hạng A Cháng cày mới thấy hết vẻ đẹp của anh.      

Anh đến chuồng trâu dắt con trâu béo nhất, khỏe nhất. Người và trâu cùng ra ruộng. A Cháng đeo cày. Cái cày của người Hơmông to nặng, bắp cày bằng gỗ tốt màu đen, vòng như hình cái cung, ôm lấy bộ ngực nở. Trông anh hùng dũng như một chàng hiệp sĩ cổ đeo cung ra trận.         

Tới nương, A Cháng mắc cày xong, quát một tiếng “Mổng!”và bây giờ chỉ còn chăm chắm vào công việc… Hai tay A Cháng nắm đốc cày, mắt nhìn thế ruộng, nhìn đường cày , thân hình nhoài thành một đường cong mềm mại, khi qua trái, lúc tạt phải theo đường cày uốn vòng trên hình ruộng bậc thang như một mảnh trăng lưỡi liềm. Lại có lúc được sá cày thẳng, người anh như rạp hẳn xuống, đôi chân xoải dài hoặc băm những bước ngắn, gấp gấp…           

 Sức lực tràn trề của A Cháng là niềm tự hào của dòng họ Hạng, một dòng họ Hmông đang định cư ở chân núi Tơ Bo. 

Theo MA VĂN KHÁNG  

A. Giới thiệu họ tên và quê quán của Hạng A Cháng.

B. Giới thiệu khả năng cày cực giỏi của Hạng A Cháng.

C. Đưa ra một câu hỏi về Hạng A Cháng để mọi người tò mò.

D. Đưa ra lời khen của các cụ về thân hình của Hạng A Cháng.

Lời giải:

Phần mở bài từ đầu cho đến “…Đẹp quá!”

Giới thiệu người định tả là Hạng A Cháng bằng cách đưa ra lời khen của các cụ. Điều này khiến cho người đọc cảm thấy ấn tượng và tò mò về Hạng A Cháng ngay từ phút ban đầu.

Vậy nên chọn đáp án: D

Câu 4: Ngoại hình của Hạng A Cháng có gì nổi bật?

☐ Ngực nở vòng cung 

☐ Da đỏ như lim

☐ Làn da nâu khỏe mạnh rám nắng

☐ Bắp tay bắp chân rắn như trắc, gụ

☐ Cơ bụng sáu múi cuồn cuộn

☐ Vóc cao, vai rộng, người đứng thẳng như cái cột đá trời trồng.

☐ Khi cày thì nhìn Hạng A Cháng trông hùng dũng như một chàng hiệp sĩ cổ đeo cung ra trận.

Lời giải:

Những nét nổi bật từ ngoại hình của Hạng A Cháng đó là:

- Ngực nở vòng cung

- Da đỏ như lim

- Bắp tay bắp chân rắn như trắc, gụ.

- Vóc cao, vai rộng, người đứng thẳng như cái cột đá trời trồng.

- Khi cày thì nhìn Hạng A Cháng trông hùng dũng như một chàng hiệp sĩ cổ đeo cung ra trận.

Câu 5: Qua đoạn miêu tả hoạt động của Hạng A Cháng, con thấy được A Cháng là người như thế nào?

☐ Rất khỏe, rất giỏi, cần cù trong công việc.

☐ Say mê lao động, tập trung cao độ đến mức chăm chắm vào công việc.

☐ Rất thông minh, nhanh nhẹn và sáng tạo trong công việc.

☐ Nhạy bén và biết nắm bắt những cái mới.

Lời giải:

Qua đoạn văn miêu tả hoạt động của Hạng A Cháng, thấy được Hạng A Cháng là người:

- Rất khoẻ, rất giỏi, cần cù trong công việc.

- Say mê lao động, tập trung cao độ đến mức chăm chắm vào công việc.

Xem thêm các bài Để học tốt môn Tiếng Việt 5 hay khác:

Các chủ đề khác nhiều người xem

KHÓA HỌC GIÚP TEEN 2009 ĐẠT 9-10 LỚP 5

Phụ huynh đăng ký khóa học lớp 5 cho con sẽ được tặng miễn phí khóa ôn thi học kì. Cha mẹ hãy đăng ký học thử cho con và được tư vấn miễn phí tại khoahoc.vietjack.com

Tổng đài hỗ trợ đăng ký khóa học: 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Tập làm văn: Luyện tập tả người trang 130

Tập làm văn: Luyện tập tả người trang 130

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Soạn Tiếng Việt lớp 5 | Giải bài tập Tiếng Việt 5 | Để học tốt Tiếng Việt 5 của chúng tôi được biên soạn một phần dựa trên cuốn sách: Giải Bài tập Tiếng Việt 5 và Để học tốt Tiếng Việt 5 và bám sát nội dung sgk Tiếng Việt lớp 5 Tập 1 và Tập 2.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.