Tạm hoãn nghĩa vụ quân sự là gì

Thứ năm, 17/03/2022, 19:22

NHIỆT LIỆT CHÀO MỪNG 46 NĂM NGÀY GIẢI PHÓNG MIỀN NAM, THỐNG NHẤT ĐẤT NƯỚC (30/4/1975-30/4/2021)!

Hỏi: Nhà em có 2 anh em, anh trai sinh ngày 1/12/1988, còn em sinh 12/10/1992, và có bố là bệnh binh hạng 2 (mất sức lao động 63%). Em được biết theo luật mới thì hàng năm nếu sẽ gọi đi nghĩa vụ 1 lần, vào khoảng tháng 2 hoặc tháng 3 là nhập ngũ (và khoảng tháng 11, 12 là có lệnh gọi khám nghĩa vụ). Ngoài ra em được thông tin nếu là "Một con của bệnh binh, người nhiễm chất độc da cam suy giảm khả năng lao động từ 61% đến 80%;" thì sẽ được hoãn nghĩa vụ quân sự.


1.Theo như em trình bày ở trên thì đến ngày 1/12/2016 này thì anh trai em mới đủ 28 tuổi qua tuổi đi nghĩa vụ (do anh trai em và em trước đây đều có tạm hoãn do đi học). Điều em thắc mắc là trường hợp nhà em sẽ được tạm hoãn 1 người, vậy anh trai của em có còn bị kêu đi nghĩa vụ không ạ? 2. Và giả sử anh trai em không còn kêu đi nghĩa vụ nhưng trước đây được hoãn do trường hợp con của bệnh binh hạng 2, thì sau này em có được sử dụng quyền là con của bệnh binh để được hoãn nữa không ạ? (vì em sợ trước đây anh trai đã sử dụng quyền này rồi thì sau này em không còn được sử dụng quyền này nữa). 3. Còn một chỗ em chưa rõ là nếu tạm hoãn do là con của bệnh binh hạng 2, thì sẽ được tạm hoãn đến khi nào? Vì nếu tạm hoãn...mãi mãi thì chẳng khác gì được miễn! Mong quý luật sư giải đáp giúp em.Em cảm ơn nhiều ạ.

Trả lời: Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đề nghị tư vấn đến Công ty Luật Minh Gia, trường hợp của bạn chúng tôi tư vấn như sau:

1.Trường hợp tạm hoãn nghĩa vụ quân sự đối với con bệnh binh:

Theo như thông tin bạn trình bày ở trên thì đến ngày 1/12/2016 này thì anh trai bạn mới đủ 28 tuổi qua tuổi đi nghĩa vụ.

Theo quy định tại Điều 30 Luật nghĩa vụ quân sự năm 2015 quy định về độ tuổi gọi nhập ngũ thì:

“Công dân đủ 18 tuổi được gọi nhập ngũ; độ tuổi gọi nhập ngũ từ đủ 18 tuổi đến hết 25 tuổi; công dân được đào tạo trình độ cao đẳng, đại học đã được tạm hoãn gọi nhập ngũ thì độ tuổi gọi nhập ngũ đến hết 27 tuổi.”

Như thông tin bạn cung cấp thì anh trai bạn  sinh ngày 1/12/1988 thì đến ngày 1/12/2016 thì anh trai bạn vẫn nằm trong độ tuổi  gọi nhập ngũ. Tuy nhiên, theo quy định tại  Khoản 1 Điều 41 Luật nghĩa vụ quân sự 2015 quy định về tạm hoãn gọi nhập ngũ đối với các công dân sau đây:

"... c) Một con của bệnh binh, người nhiễm chất độc da cam suy giảm khả năng lao động từ 61% đến 80%;

...”

Bố bạn là bệnh binh hạng 2 suy giảm 63% khả năng lao động nên nếu có giấy gọi nhập ngũ khi anh bạn trong độ gọi nhập ngũ thì được tạm hoãn thực hiện nghĩa vụ quân sự.

Trường hợp anh trai bạn được hoãn nghĩa vụ quân sự theo điểm c Khoản 1 Điều 41 Luật nghĩa vụ quân sự 2015 nên khi bạn có giấy gọi nhập ngũ thì không được hoãn theo trường hợp là con thương binh. Bởi trường hợp là con bệnh binh thì chỉ áp dụng để tạm hoãn nghĩa vụ quân sự cho một người nên nếu anh trai bạn đã tạm hoãn nghĩa vụ quân sự rồi thì bạn không được áp dụng điều kiện này để tạm hoãn nữa.

2. Sự khác nhau giữa tạm hoãn nghĩa và miễn vụ quân sự:

Luật nghĩa vụ quân sự 2015 quy định về việc tạm hoãn nghĩa vụ quân sự là tạm hoãn ngĩa vụ quân sự trong thời bình nên nếu có chiến tranh thì các trường hợp thuộc đối tượng được tạm hoãn nghĩa vụ quân sự vẫn có thể được gọi đi thực hiện nghĩa vụ quân sự.  Tuy nhiên, trong trường hợp thuộc đối tượng được miễn nghĩa vụ quân sự thì dù là trong thời chiến hay trong thời bình họ đều không phải tham gia nghĩa vụ quân sự.

Trên đây là nội dung tư vấn của Luật Minh Gia về vấn đề bạn yêu cầu tư vấn: Tạm hoãn nghĩa vụ quân sự đối với con bệnh binh.. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ qua Email hoặc gọi điện đến bộ phận luật sư tư vấn trực tuyến - Số điện thoại liên hệ 1900.6169 để được giải đáp, hỗ trợ kịp thời.

Trân trọng

CV. Lê Thảo - Công ty Luật Minh Gia.

Nghĩa vụ quân sự là nghĩa vụ của công dân Việt nam theo quy định của pháp luật. Ở đó, với các thanh niên đủ điều kiện và tiêu chuẩn, sẽ tham gia nhập ngũ. Tuy nhiên, cũng có một số trường hợp tạm hoãn và miễn gọi nhập ngũ trên thực tế. Với các quy định và liệt kê cụ thể từng trường hợp. Đảm bảo cho các nghĩa vụ được đảm bảo thực hiện và ý nghĩa trên thực tế. Tạm hoãn được hiểu là đợi đến thời gian đủ điều kiện sẽ thực hiện nghĩa vụ. Khi mà các điều kiện khác vẫn được đảm bảo đáp ứng hiệu quả.

Căn cứ pháp lý:

– Luật Nghĩa vụ quân sự năm 2015.

– Thông tư số 148/2018/TT-BQP, ngày 4/10/2018 của Bộ Quốc phòng, Quy định tuyển chọn và gọi công dân nhập ngũ.

Tư vấn pháp luật trực tuyến miễn phí qua tổng đài: 1900.6568

1. Đáp ứng độ tuổi gọi nhập ngũ:

Trước tiên, với hoạt động học tập là quyền lợi của công dân. Cho nên có thể được đảm bảo thực hiện ở các độ tuổi khác nhau. Tuy nhiên lại cần quan tâm đối với điều kiện về độ tuổi gọi nhập ngũ trong quy định của pháp luật hiện hành. Bên cạnh các quy định khác đối với đảm bảo điều kiện gọi nhập ngũ đối với công dân theo quy định của Luật Nghĩa vụ quân sự năm 2015 và các văn bản pháp luật có liên quan.

Điều 30 Luật nghĩa vụ quân sự, Điều 4 Thông tư 148/2018/TT-BQP ngày 04/10/2018.

Theo Điều 30 Luật nghĩa vụ quân sự:

“Điều 30. Độ tuổi gọi nhập ngũ

Xem thêm: Tiêu chuẩn về trình độ văn hóa tham gia nghĩa vụ quân sự

Công dân đủ 18 tuổi được gọi nhập ngũ; độ tuổi gọi nhập ngũ từ đủ 18 tuổi đến hết 25 tuổi; công dân được đào tạo trình độ cao đẳng, đại học đã được tạm hoãn gọi nhập ngũ thì độ tuổi gọi nhập ngũ đến hết 27 tuổi.”

Như vậy, công dân đủ 18 tuổi đến hết 25 tuổi hoặc đến hết 27 tuổi nếu được đào tạo ở trình độ đại học, cao đẳng đã được hoãn gọi nhập ngũ thì sẽ là đối tượng gọi nhập ngũ. Tức là với điều kiện về tuổi tác của bạn ở ngoài khoảng này, bạn sẽ không phải là đối tượng được gọi nhập ngũ. Bởi điều kiện về tuổi không đáp ứng các tiêu chuẩn theo quy định của pháp luật. 

Nếu độ tuổi của bạn được xác định trong khoảng từ đủ 18 đến hết 25 tuổi. Khi đó, vẫn thỏa mãn trong độ tuổi được gọi nhập ngũ. Đang theo học hệ đào tạo vừa học, vừa làm là hệ cao đẳng, đại học chính quy. Do đó, cần xem có được hoãn gọi nhập ngũ hay không. Cùng tham khảo với các quy định cụ thể hơn với quy định về tạm hoãn gọi nhập ngũ.

2. Đang học hệ vừa học, vừa làm có được hoãn nghĩa vụ quân sự?

Các quy định liên quan tại khoản 1 Điều 41 Luật Nghĩa vụ quân sự năm 2015:

“Điều 41. Tạm hoãn gọi nhập ngũ và miễn gọi nhập ngũ

1. Tạm hoãn gọi nhập ngũ đối với những công dân sau đây:

a) Chưa đủ sức khỏe phục vụ tại ngũ theo kết luận của Hội đồng khám sức khỏe;

b) Là lao động duy nhất phải trực tiếp nuôi dưỡng thân nhân không còn khả năng lao động hoặc chưa đến tuổi lao động; trong gia đình bị thiệt hại nặng về người và tài sản do tai nạn, thiên tai, dịch bệnh nguy hiểm gây ra được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận;

Xem thêm: Cận bao nhiêu độ (diop) thì không phải đi nghĩa vụ quân sự?

c) Một con của bệnh binh, người nhiễm chất độc da cam suy giảm khả năng lao động từ 61% đến 80%;

d) Có anh, chị hoặc em ruột là hạ sĩ quan, binh sĩ đang phục vụ tại ngũ; hạ sĩ quan, chiến sĩ thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân;

đ) Người thuộc diện di dân, giãn dân trong 03 năm đầu đến các xã đặc biệt khó khăn theo dự án phát triển kinh tế – xã hội của Nhà nước do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trở lên quyết định;

e) Cán bộ, công chức, viên chức, thanh niên xung phong được điều động đến công tác, làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định của pháp luật;

g) Đang học tại cơ sở giáo dục phổ thông; đang được đào tạo trình độ đại học hệ chính quy thuộc cơ sở giáo dục đại học, trình độ cao đẳng hệ chính quy thuộc cơ sở giáo dục nghề nghiệp trong thời gian một khóa đào tạo của một trình độ đào tạo.“. 

Nội dung quy định có liên quan:

Khi đó, với việc học tập có liên quan đối với hệ vừa học vừa làm. Các quy định liên quan được thể hiện ở điểm g khoản 1 Điều 41. Theo đó: “…; Đang được đào tạo trình độ đại học hệ chính quy thuộc cơ sở giáo dục đại học, trình độ cao đẳng hệ chính quy thuộc cơ sở giáo dục nghề nghiệp trong thời gian một khóa đào tạo của một trình độ đào tạo.”.

Trước tiên, quy định này với những nội dung thể hiện cho đối tượng cụ thể. Đó là đối tượng đang tham gia đào tạo trình độ cao đẳng hoặc đại học hệ chính quy. Bạn đang học hệ vừa học vừa làm, cho nên đảm bảo là trình độ cao đẳng, đại học chính quy. Với đảm bảo theo các quy định cụ thể về người đủ tuổi tham gia nghĩa vụ quân sự. Và đang tham gia học tập chính quy.

Xem thêm: Thủ tục cấp giấy di chuyển nghĩa vụ quân sự mới nhất 2022

Như vậy, hệ cao đẳng, đại học bạn đang học là hệ vừa học, vừa làm. Đây được xem là một hệ đại học chính quy trong các năm gần đây theo quy chế của Bộ Giáo dục và đào tạo. Có hai trường hợp xem xét xác định bạn có được hoãn nghĩa vụ quân sự không. Phụ thuộc vào quy định liên quan đối với “trong thời gian một khóa đào tạo của một trình độ đào tạo”.

Quy định này nhằm đảm bảo cho tính chất của nghĩa vụ phải được đảm bảo thực hiện trên thực tế. Tránh các đối tượng lợi dụng quyền lợi tạm hoãn nghĩa vụ của mình để trốn tránh thực hiện nghĩa vụ với đất nước. Có thể hiểu rằng, nếu một số ít người thực hiện việc học lên cao trong trình độ cao đẳng, đại học thì vẫn có thể đảm bảo về chỉ tiêu tham gia nghĩa vụ quân sự. Nhưng nếu ai cũng tìm kiếm các cơ hội học tập đó để trốn tránh hết tuổi thực hiện nghĩa vụ, sẽ ảnh hưởng đến chất lượng đảm bảo lực lượng an ninh.

Khi đó, với trình độ đào tạo ở đây được thể hiện trong quy định bao gồm:

– Trình độ giáo dục phổ thông.

– Trình độ cao đẳng, đại học.

Như vậy, với một trình độ đào tạo tương ứng, chỉ được tạm hoãn thực hiện nghĩa vụ quân sự một lần duy nhất. Nếu công dân đang học trình độ giáo dục phổ thông mà đủ điều kiện thực hiện nghĩa vụ quân sự. Công dân được đảm bảo quyền lợi học tập bằng cách làm đơn xin tạm hoãn. Và đơn đó sẽ được chấp nhận.

Tiếp theo, sau khi học xong chương trình giáo dục phổ thông, công dân lại theo học nên cao đẳng hoặc đại học hệ chính quy. Nếu vẫn đủ điều kiện thực hiện nghĩa vụ quân sự, công dân sẽ được triệu tập. Tuy nhiên, với trình độ đào tạo này, công dân vẫn sẽ có một lần thực hiện quyền tạm hoãn nghĩa vụ để thực hiện việc học.

Nếu sau khi tốt nghiệp, công dân lại có nhu cầu học một khóa đào tạo cao đẳng, đại học chính quy khác. Lúc này, công dân vẫn ở độ tuổi trong khoảng từ đủ 18 đến hết 27 tuổi thì vẫn đảm bảo điều kiện nhập ngũ. Nếu được gọi nhập ngũ, công dân phải chấp hành nghĩa vụ. Vì công dân chỉ được thực hiện một lần hoãn nghĩa vụ trong thời gian một khóa đào tạo của một trình độ đào tạo thôi. Cụ thể là:

Xem thêm: Đơn xin tạm hoãn NVQS, miễn nghĩa vụ quân sự mới nhất năm 2022

2.1. Nếu đó là khóa đào tạo đầu tiên:

Nếu bạn đang tham gia khóa học hệ vừa học vừa làm đầu tiên trong trình độ cao đẳng, đại học chính quy. Với các điều kiện khác đảm bảo để thực hiện nghĩa vụ quân sự. Khi đó, ứng với các quy định được thể hiện, bạn có thể đưa ra quyết định.

– Có thể hoãn việc học thông qua bảo lưu để thực hiện nghĩa vụ quân sự.

– Hoặc làm đơn xin hoãn nghĩa vụ quân sự để tiếp tục việc học. Đây là quyền lợi của bạn, gắn với các nhu cầu và điều kiện thực tế. Với câu hỏi có được hoãn nghĩa vụ quân sự không thì câu trả lời là có. Luật mang đến quy định này nhằm thể hiện các quyền lợi của công dân trong tham gia các lớp đào tạo. Từ đó có được năng lực, nâng cao chất lượng của con người về kiến thức, hiểu biết. Bên cạnh đó các nghĩa vụ có thể được hoãn thực hiện để các quyền lợi được triển khai trước.

2.2. Nếu đó là khóa đào tạo thứ hai trở đi:

Các điều kiện vẫn được đảm bảo theo quy định tại Điều 30 về độ tuổi nhập ngũ. Khi đó, bạn vẫn được xác định có nghĩa vụ thực hiện tham gia nghĩa vụ quân sự. Và vì đây đã là các khóa đào tạo tiếp theo ứng với trình độ đào tạo mà bạn theo học. Cho nên bạn không được hoãn thực hiện nghĩa vụ nữa. Lúc này, nghĩa vụ là bắt buộc phải thực hiện theo quy định của pháp luật. Đã là nghĩa vụ, tức là bạn không có quyền lựa làm hoặc không. Ngược lại bạn phải đảm bảo thực hiện tốt các nghĩa vụ của mình đối với đất nước.

Vì thế, nếu bạn vẫn trong độ tuổi nhập ngũ, đáp ứng các điều kiện về sức khỏe và không thuộc các trường hợp được tạm hoãn gọi nhập ngũ theo Khoản 1 Điều 41 Luật này thì bạn vẫn thuộc đối tượng được gọi nhập ngũ. Và phải chấp hành theo các quy định của cơ quan có thẩm quyền trong cách thức, thời gian tham gia các hoạt động tổ chức tại địa phương. Cũng như tham gia nhập ngũ theo thời gian tổ chức. 

Với ví dụ đối với các khóa đào tạo thứ hai có thể được hiểu theo các trường hợp dưới đây:

– Lần thứ nhất học đại học chính quy. Lần thứ hai học đại học chính quy hệ vừa học vừa làm.

– Lần thứ nhất học cao đẳng hệ chính quy. Lần thứ hai liên thông lên đại học chính quy hệ vừa học vừa làm.

Các ví dụ tương tự đều không được tạm hoãn thực hiện nghĩa vụ theo quy định. Điều này mang đến nghĩa vụ cần thiết phải được thực hiện. Nếu có nhu cầu tiếp tục trong học tập, có thể thực hiện sau thời gian tham gia nhập ngũ. Với tính chất của việc học có thể và cần thiết được học, trau dồi suốt đời. Cũng như hiện nay, theo quy định trong tham gia học liên thông, văn bằng 2,… đều có điều kiện thực hiện dễ dàng hơn.

Video liên quan

Chủ đề