Tại sao xăm không hiến máu được

Dù có phải là một fan hâm mộ bóng đá cuồng nhiệt hay không, có lẽ ai trong chúng ta cũng biết đến Cristiano Ronaldo - siêu sao người Bồ Đào Nha. Không chỉ là một tuyển thủ tài năng, Ronaldo còn được biết đến rất nhiều bởi những nghĩa cử cao đẹp của mình, như bán đấu giá các giải thưởng cá nhân để lấy tiền làm từ thiện, dành thời gian tới thăm các bệnh viện nhi...

Và đặc biệt nhất, toàn thân Ronaldo không có lấy một hình xăm để có thể đi hiến máu.

Tại sao xăm không hiến máu được

Ronaldo không có lấy một hình xăm

Chà, vậy thì điều này có nghĩa là người có hình xăm không thể hiến máu à? Liệu có phải không nhỉ?

Không có điều kiện nào cấm người xăm mình hiến máu

Theo thông tư số 26/2013/TT-BYT ban hành ngày 16/09/2013 về Hướng dẫn hoạt động truyền máu, thì người có thể tham gia hiến máu là tất cả những ai có đủ các điều kiện sau:

- Từ 18 - 60 tuổi, thực sự tình nguyện hiến máu của mình để cứu chữa người bệnh.

- Cân nặng ít nhất là 42kg đối với phụ nữ, 45kg đối với nam giới. Lượng máu hiến mỗi lần không quá 9ml/kg cân nặng và không quá 500ml mỗi lần.

- Không nhiễm hoặc không có các hành vi lây nhiễm HIV và các bệnh lây nhiễm qua đường truyền máu khác.

- Thời gian giữa 2 lần hiến máu là 12 tuần đối với cả Nam và Nữ.

- Có giấy tờ tùy thân.

Những người có nguyện vọng nhưng thuộc vào một trong các trường hợp sau thì không nên hiến máu:

- Người đã nhiễm hoặc đã thực hiện hành vi có nguy cơ nhiễm HIV.

- Người đã nhiễm viêm gan B, viêm gan C, và các virus lây qua đường truyền máu.

- Người có bệnh mãn tính: tim mạch, huyết áp, hô hấp, dạ dày…

Bạn có thể thấy hoàn toàn không có điều nào quy định người xăm mình không được hiến máu cả. Nhưng trên thực tế lại có rất nhiều người đã bị các cơ sở hiến máu từ chối với lí do này.

Câu chuyện của họ được nhiều người biết đến và mọi người bắt đầu cho rằng: cứ có hình xăm là không thể hiến máu.

Và sự thật là...

Thật ra điều này không hoàn toàn đúng: Chỉ những người có hình xăm mới với thời gian dưới 1 năm mới không thỏa mãn điều kiện thôi. Tương tự, một số hoạt động tiêm - can thiệp sâu trên da khác (mà không thuộc mục đích y tế) cũng vậy, như xỏ khuyên tai, tiêm filler, botox.

Nguyên nhân là bởi để lấy và bảo quản được máu là tốn không ít tiền bạc và công sức. Thế nên, bệnh viên luôn phải cố gắng giảm thiểu khả năng nhiễm bệnh của máu. Việc đưa kim tiêm, hóa chất hay các vật thể bằng kim loại vào cơ thể nhiều khi sẽ gửi kèm mầm bệnh truyền nhiễm.

Tại sao xăm không hiến máu được

Một vài địa điểm xăm và xỏ khuyên có thể không đạt chuẩn ở một khâu nào đó, và người hiến máu cũng rất có thể lại là khách hàng của các cơ sở này. Và như vậy để lấy được máu sạch, các y sĩ cho rằng nên loại họ ra thì hơn.

Do không có nhiều thời gian, các chuyên viên y tế chỉ kịp giải thích sơ sơ cho người hiến máu nên đã tạo ra sự hiểu nhầm không đáng có như chúng ta đã biết ở trên.

Tóm lại: những người có hình xăm vẫn có thể hiến máu như bình thường, nếu họ chứng minh được tuổi của hình xăm là trên 1 năm.

Tại sao xăm không hiến máu được

Ronaldo hiến máu 2 lần/năm nên anh không xăm mình để đỡ phải chờ qua thời gian 1 năm đó

Mỗi năm có hàng ngàn người bệnh qua đời vì sự cạn kiệt của ngân hàng máu. Chưa thể tự tổng hợp được bất kì chất nào thay thế, nguồn máu duy nhất chúng ta có được chính là nhờ những nghĩa cử cao đẹp của người hiến.

"Không ai chết vì hiến máu nhưng sẽ có nhiều người chết vì thiếu máu" - rất có thể mạng sống của một người nào đó phụ thuộc vào việc làm của bạn ngày hôm nay.

Nguồn: Health Line

Tại sao xăm không hiến máu được

  • Tại sao xăm không hiến máu được
  • Click để xem thông tin
  • Địa chỉ: Số 19 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q.3, TP. HCM.
  • Điện thoại: (028) 7302 2286
  • Di động: 0968.22.88.66

Tại sao xăm không hiến máu được

Tại sao xăm không hiến máu được

Tại sao xăm không hiến máu được


Hiến máu là một hành động cao đẹp mà ai cũng muốn thực hiện. Tuy nhiên, không phải ai cũng có đủ điều kiện để được hiến máu. Trong đó, vấn đề xăm hình có được đi hiến máu luôn là câu hỏi gây thắc mắc cho nhiều người.

XĂM MÌNH CÓ HIẾN MÁU ĐƯỢC KHÔNG?

Để trả lời cho câu hỏi này, thông tư số 26/2013 của Bộ Y tế quy định rõ ràng “Trì hoãn nhận máu của những người xăm trổ, bấm lỗ tai trong vòng sáu tháng”.  Như vậy, những người xăm hình vẫn được hiến máu. Tuy nhiên, với điều kiện hình xăm phải trải qua ít nhất sáu tháng.

Có nguyên nhân để khiến bộ Y tế đưa ra quyết định như trên với người xăm hình. Bởi vì họ thường là nhóm người có nguy cơ lây nhiễm các bệnh qua đường máu hơn so với người không xăm hình.

Tại sao xăm không hiến máu được

Người xăm hình không được hiến máu trong vòng 6 tháng.

TẠI SAO XĂM MÌNH LẠI NHIỄM CÁC BỆNH VỀ MÁU?

Quá trình phun xăm là việc đưa mực màu vào lớp thượng bì (phun màu) hay vào sâu đến lớp hạ bì (xăm màu) của da. Các thợ xăm hay còn gọi kỹ thuật viên sẽ dùng kim hay “bút xăm” để thực hiện công việc.

Trên thực tế, người xăm chỉ yêu cầu thay kim xăm. Bởi vì đây là phần tiếp xúc trực tiếp với da. Do đó mà họ thường bỏ qua việc vệ sinh máy xăm và kiểm tra chất lượng của mực xăm.

Tuy nhiên, đối với các dịch vụ xăm thủ công, rất nhiều nơi thường dùng chung kim xăm. Vì vậy, nếu kỹ thuật viên dùng găng hoặc bông không đảm bảo vô khuẩn thì khách hàng có thể bị nhiễm trùng, sưng nề vùng xăm. Hơn nữa, khách hàng cũng có thể bị dị ứng với màu xăm. Lúc này, chất được đưa vào cơ thể gây ra tình trạng viêm da tiếp xúc dị ứng.

Tại sao xăm không hiến máu được

Dụng cụ, kim xăm không được vệ sinh sạch sẽ và dùng chung nhiều người.

Trong nhiều trường hợp khác, các dụng cụ này không được rửa sạch và dính máu của người bị bệnh. Chính vì vậy, sau khi dùng chúng xăm hình cho bạn, có thể bạn sẽ bị lây các bệnh nhiễm qua đường máu như HIV, viêm gan B và C,….

Một trường hợp khác nữa là do người thợ xăm. Họ có thể mắc các bệnh lây nhiễm qua đường máu đã nêu. Tuy nhiên, khi thực hiện công việc lại không sử dụng bao tay. Chính vì thế, trong quá trình có thể bị thương và tiếp xúc trực tiếp với máu của người xăm.

Tại sao xăm không hiến máu được

Thợ xăm cần phải có bao tay trong khi thực hiện công việc của mình.

CÓ THỂ PHÁT HIỆN MÁU NHIỄM BỆNH KHI XĂM MÌNH HIẾN MÁU?

Trên thực tế, quá trình xét nghiệm máu do yếu tố trang thiết bị nên không  phát hiện virus trong máu. Do đó, trường hợp bị các bệnh đã nêu nếu thật sự có cũng rất khó để nhận diện được lúc hiến máu.

Tốt nhất, hãy chắc chắn rằng giọt máu bạn cho đi là một giọt máu khỏe mạnh để không gặp tình trạng đáng tiếc.

THỜI GIAN BAO LÂU XĂM HÌNH ĐƯỢC ĐI HIẾN MÁU?

Bor Tattoo khuyên bạn nên đăng ký hiến máu sau khi xăm hình khoảng 12 tháng. Với chừng đó thời gian sẽ giúp chứng thực được máu của bạn không bị mắc các bệnh truyền nhiễm. Điều này là lời đảm bảo tốt nhất cho người được nhận.

Bên cạnh đó, bạn phải khai báo chính xác thông tin đầy đủ với người lấy máu về tình trạng sức khỏe của mình. Dựa vào đó cơ sở này mà bệnh viện sẽ chấp nhận hay từ chối máu của bạn nếu như máu có nguy cơ lây nhiễm các bệnh lây truyền.

Ngoài ra, bạn nên nhớ rằng tất cả các cơ sở nhận máu họ có quyền từ chối nhận máu của bạn. Nếu bạn thuộc những người vừa mới xăm trong vòng 6 tháng.

Sau 6 tháng bạn sẽ có thể đi hiến máu, tuy nhiên tốt nhất là sau 12 tháng.

NHỮNG LƯU Ý SAU KHI XĂM MÌNH HIẾN MÁU

Dù bạn có là người xăm hình hay không thì sau khi hiến máu, hãy làm những việc sau đây để có một sức khỏe tốt.

  • Ngủ đủ giấc và ăn uống lành mạnh, có chế độ rõ ràng.
  • Uống đủ nước mỗi ngày kể cả là trước và sau khi hiến máu. Vì nước sẽ giúp bạn có tinh thần hơn.
  • Sau khi hiến máu, bạn đã mất một lượng máu kha khá. Do đó, hãy ăn nhiều các loại thực phẩm giàu chất sắt để bổ sung các hồng cầu.
  • Tránh làm việc quá sức hay tập luyện thể dục ở cường độ cao. Bởi vì khi đó sẽ khiến bạn mệt mỏi, đặc biệt sau khi hiến máu thì càng nguy hiểm.
  • Không hiến máu lúc bạn cảm thấy mệt mỏi, hãy đợi đến lúc khỏe hơn và thực hiện.
  • Tinh thần cũng là một yếu tố không thể bỏ qua. Tinh thần tốt sẽ giúp bạn bớt mệt mỏi khi hiến máu hơn.

Ngoài những nội dung đã nêu trên, cách tốt nhất là bạn nên đảm bảo bản thân mình không bị nhiễm các bệnh lây qua đường máu khi xăm hình. Để làm được điều này, hãy lựa chọn những địa điểm xăm chất lượng và uy tín.