Tại sao tôi học dốt

Cách đây đã lâu, tôi tình cờ đọc được câu chuyện của một người Mỹ tự nhận là kẻ "ngu dốt" kể về sự trưởng thành của mình. Thời gian qua lâu, tôi cũng không nhớ đã đọc bài viết đó ở đâu, song điều kì diệu của truyện kể đến nay tôi vẫn không thể nào quên. Xin ghi lại dưới đây, mong cùng độc giả chia sẻ những điều tôi đã cảm nhận được.
Từ nhỏ tới lớn, Peter làm việc gì cũng chậm một bước so với các bạn trẻ khác, do vậy mà luôn bị bạn học cười nhạo, thầy cô phê bình. Dù đã thử mọi cách để làm thật tốt, để thay đổi bản thân song em không thể nào khắc phục được nhược điểm của mình. Cho đến khi lên lớp 9, Peter mới được bác sĩ chẩn đoán rằng em có chút trở ngại về sinh lý, khiến tác phong luôn chậm chạp, thiếu nhạy bén. Vì thế em chả bao giờ làm được việc gì cho mau mắn được. Từ đó Peter thôi không thắc mắc về khiếm khuyết của bản thân nữa. Em chỉ cố gắng hết sức trong mọi việc được thôi. Tốt nghiệp trung học xong, Peter nộp đơn thi vào 10 trường đại học thuộc loại trung bình, thầm nghĩ thế nào cũng đậu một trường. Song cuối cùng, em không hề nhận được giấy báo trúng tuyển nào cả. Đang rầu rĩ thì Peter tình cờ đọc được mẫu quảng cáo với nội dung như sau: "Bảo đảm được nhận vào đại học nếu bạn chịu đóng 250USD". Peter vội vàng xin mẹ 250 USD đóng học phí, quả nhiên trường gởi giấy báo nhập học đến ngay. Nhìn lại tên trường đại học này, Peter bỗng nhớ đến bài báo viết về nó từ mấy năm trước: "Đây là một trường mà chỉ cần có tiền, ai cũng có thể vào học". Lúc bước chân vào ngôi trường tai tiếng này, Peter nung nấu trong lòng một quyết tâm: "Phải dùng tương lai để chứng minh giá trị bản thân mình". Học ở đấy được một năm, Peter chuyển sang trường khác. Sau khi tốt nghiệp đại học, anh vào làm ở công ty địa ốc. Năm 22 tuổi, anh tự mình mở công ty địa ốc riêng. Từ đó về sau, anh xây dựng gần 10.000 căn hộ chung cư tại bốn bang ở Mỹ, sở hữu 900 cửa hàng chi nhánh, tài sản lên đến vài trăm triệu đô la. Peter còn đầu tư vào lĩnh vực ngân hàng và có lúc làm tới chức chủ tịch nữa. Từ một đứa trẻ kém thông minh trong mắt người khác, anh đi đến thành công bằng cách nào? Về điều này, Peter cho rằng có ba nguyên nhân:

Thứ nhất, mỗi người đều có sở trường của mình, có người viết văn hay, có người tính toán giỏi. Một chuyện có thể rất khó với người này song có thể lại là chuyện nhỏ đối với người khác. Chính vì thế, nhất định phải đi theo con đường thích hợp với mình, đừng nghe người khác nói ra nói vào và làm những việc trái với năng khiếu, sở trường thì sẽ phải tiếc nuối cả đời.

Thứ hai, tôi là đứa trẻ may mắn vì cha mẹ biết hiểu lòng tôi, có lòng khoan dung và nhẫn nại, biết thông cảm với con cái. Giả sử có một bài toán tôi phải tốn những 2 giờ mới làm xong trong khi người ta chỉ cần 15 phút, cha mẹ cũng không bao giờ mắng tôi cả. Đối với họ, chỉ cần con trai mình chịu cố gắng là được rồi.

Thứ ba, tôi không bao giờ so đo, cạnh tranh một cách tiêu cực với bạn học trong lớp, Chẳng hạn như có anh bạn vừa cao lớn lại to con nên chạy rất nhanh, còn tôi vừa lùn vừa nhỏ con, tại sao phải so sánh chứ? Biết mình biết ta là điều rất quan trọng. Tôi từng tự hỏi mình ngàn lần: tại sao người ta lại có thể học dễ dàng như thế, còn mình thì luôn luôn phải mò mẫm, ì ạch từng bước một? Tại sao người ta giỏi giang còn mình kém cỏi? Đến khi biết được căn bệnh của mình, nhận được sự quan tâm của cha mẹ và lời giải thích của bác sĩ chuyên môn, tôi biết mình phải làm gì. Hiểu được bản thân, biết mình đang đứng ở đâu trong thế giới xung quanh là bước đầu tiên trên con đường tự hoàn thiện.

"Ngu dốt" không phải là điều gì ghê gớm. Đáng sợ là, vì người ta chê bạn dở mà bạn từ bỏ mọi cố gắng, từ bỏ quyền lợi được chắp cánh ước mơ cho chính mình. Từ vạch xuất phát đến khi về đích chưa ai biết chuyện gì xảy ra, mọi chuyện đều có thể thay đổi. Cuộc so tài không chỉ dựa vào tốc độ nhất thời, điều cốt yêu là sức bền và ý chí.

“Mỗi giờ chào cờ xong, cả lớp phải xếp dọn ghế trên sân trường (hình phạt dành cho lớp đứng hạng chót trong tuần). Chuyện này được lập lại nhiều lần vì lớp mình là lớp yếu.

Giúp học sinh học tốt cần nhiều tình thương hơn hình phạt (Ảnh Báo Giáo dục Việt Nam)

Mình rất buồn! Cô giáo chủ nhiệm nói tiếp: “Không phải vì thi đua mà vì các con yếu quá các giáo viên bộ môn ai cũng chê, hầu như chưa bao giờ động viên các con một lời để cho có động lực.

Lời tâm sự xót xa của một giáo viên chủ nhiệm lớp 6 một trường trung học cơ sở tại thành phố Biên Hòa đã làm nhiều người phải suy nghĩ.

Cô T. cho biết thêm, trường mình nằm tại vùng ven thành phố Biên Hoà. Học sinh lớp 6 vào trường là tiếp nhận theo danh sách các trường tiểu học đưa lên mà không được quyền sát hạch để loại trừ.

Bởi thế, chất lượng học tập của những học sinh này quá yếu. Lớp nào may mắn lắm mới được nhiều học sinh khá giỏi, không may thì toàn trung bình và yếu.

Năm nay, cô T. bốc trúng 1 lớp, các con rất ngoan, thầy cô trách phạt đủ hết nhưng không hề cãi, hay tỏ thái độ hỗn hào.


Cô giáo Hường chia sẻ bí quyết đạt được sự thành công trong giảng dạy

Mỗi tội các con học rất yếu (trong lớp chỉ có tầm 3 em giỏi 8 em khá còn lại trung bình, yếu).

Các môn "chính" (những môn Toán, Anh văn, Văn) các con không biết làm, ít phát biểu nên các tiết học luôn bị thầy cô cho vào sổ đầu bài điểm 7,8.

Cô T. nói mình đã động viên các con đủ cách, chỉ cách học, làm bài nhưng vẫn chậm.

Mình tâm sự với các giáo viên bộ môn nhưng các giáo viên ấy cứ nói lớp em nó dốt, hỏi không phát biểu nên trừ điểm sổ đầu bài. Riêng môn "phụ" thì các con có phát biểu.
Giờ phải làm sao để các con giỏi được ạ, vẫn biết sức các con chỉ vậy?

Câu hỏi của cô T. cũng chính là những trăn trở của không ít giáo viên làm công tác chủ nhiệm hiện nay ở các trường trung học phổ thông.

Thường thì mỗi lớp đều có một cuốn sổ đầu bài để các giáo viên bộ môn ghi nhận xét, cho điểm sau mỗi tiết dạy.

Cuối tuần, nhà trường tổng kết điểm và xếp thứ hạng toàn trường. Việc giáo viên bộ môn nhận xét lớp học dốt, không phát biểu và ghi điểm thấp cho lớp đâu phải là cách để giúp các em tiến bộ?

Xét cho cùng, học sinh học dốt bộ môn của mình là trách nhiệm thuộc về chính giáo viên dạy bộ môn ấy.

Thầy cô đặt câu hỏi mà học trò không trả lời chứng tỏ các em chưa hiểu bài? Chưa hiểu thầy cô muốn hỏi gì?

Cách tốt nhất là giáo viên phải có câu hỏi gợi mở, phải xé nhỏ câu hỏi ra.

Khi học sinh không làm được bài, chính thầy cô phụ trách môn học ấy phải có kế hoạch phụ đạo, kèm cặp để các em lấy lại kiến thức căn bản.


Cô giáo 12 năm lặng lẽ dạy học miễn phí cho những đứa trẻ không lành lặn

Thầy cô phải có kế hoạch tham mưu với nhà trường bố trí, sắp xếp dạy phụ đạo cho học sinh vào những thời gian thích hợp.

Khi mọi sự cố gắng nhưng các em vẫn vậy không tiến bộ gì thì cũng đành chấp nhận lực của các em chỉ đến đó.

Và mức đòi hỏi ở các em cũng chỉ giới hạn ở mức độ trung bình là đã thành công rồi.

Ghi điểm đầu bài thấp, phạt cả lớp không phải là biện pháp tốt

Học sinh có lự học yếu nếu nhà trường và giáo viên không có biện pháp bồi dưỡng, phụ đạo và kèm cặp mà chỉ chăm chăm dùng biện pháp trừng phạt thì xin thưa rằng các em yếu sẽ càng yếu hơn.

Chưa hết, do bị phạt nhiều, các em sẽ dễ dàng chai cảm xúc, xuất hiện tư tưởng bất cần thì tác hại mang đến là vô cùng lớn.

Trong thực tế, đã có không ít em có lực học yếu nhưng nhận được sự quan tâm, giúp đỡ của thầy cô mà học tốt lên rất nhiều.

Và đã có không ít học sinh do thầy cô chỉ biết dùng hình phạt nên ngày càng chán nản, bỏ bê việc học và trượt dài trên con đường hư hỏng.

Học sinh chỉ thật sự biến chuyển khi gặp được những thầy cô tận tụy hết lòng với chúng chứ không phải những mệnh lệnh, những lời đe nẹt và những hình phạt sẵn sàng giáng xuống.

Phan Tuyết

Bài chia sẻ là kinh nghiệm thực tế của tác giả, người đã từng trải qua khủng hoảng vì không thành công trong việc học, nhưng sau đó đã tự thay đổi được nhận thức về việc học tập và cuối cùng đã có một kết quả tốt.

Bạn đang xem: Tại sao có người học giỏi người học dốt?

Bạn cũng sẽ nhận được một số gợi ý cho câu hỏi " làm thế nào để học tốt ".


Bắt cá leo cây

Đầu tiên phải khẳng định với các bạn rằng với một con người bình thường, thì năng lực tiềm tàng của mỗi người là như nhau, do đó khó có thể nói được rằng ai đó thì thông mình hơn bạn hay kém hơn bạn, vậy tại sao vẫn có người được 10 điểm toán mà có người lại chỉ được 4 điểm?

Nguyên nhân nằm ở chỗ, dù xét về tổng thể, chúng ta có năng lực như nhau, nhưng xét về từng khía cạnh cụ thể, thì mỗi người lại được trời ban cho một năng lực khác nhau. Có người thì giỏi trong ghi nhớ và logic nên học tốt các môn liên quan đến tự nhiên như toán, lý. Còn một số bạn thì thiên về tư duy cảm xúc, nhạy cảm về âm thanh hay hình ảnh, do đó lại phù hợp với các môn liên quan đến nghệ thuật, những bạn này sẽ dễ thành công hơn nếu chọn các môn đó. Một số bạn khác nữa thì bị sức hút bởi các vấn đề xã hội, có thiên hướng quản lý sẵn nên hợp với các môn lịch sử, xã hội.....

Do đó, các bạn cần phải chọn đúng sở trường của mình, dựa vào sở trường đó mà phát triển bản thân mình lên, cũng như để đạt điểm tốt trong các môn phù hợp. Từ đó mà cũng tranh được tự ti vì nghĩ mình học kém hơn các bạn khác.

Nói một cách công bằng nữa là, ở nhà trường của chúng ta có hệ thống đánh giá năng lực học sinh kém cỏi, các bạn được học quá nhiều vào một số môn ( và cũng kiểm tra quá nhiều ) và những bạn không theo nổi những môn đó, sẽ được quy kết vào diện " học sinh yếu kém ". Cái mác học sinh yếu kém có thể sẽ là vòng kim cô ngăn chặn bạn thành công trên đường đời sau này đó.

Nghe những lời nhận xét phiến diện từ người khác về mình hoặc về một vấn đề

Những người hay gán gép rằng " bạn kém cỏi " ở một vấn đề nào đó thường có thể là bạn bè, thầy cô giáo, hàng xóm hoặc chính những người thân trong gia đình của bạn. Khi bạn nghe được những lời này, dần dần sẽ khiến bạn nghĩ mình kém cỏi thật, và từ đó tạo ra một cái mác " kém " trong con người bạn. Nhưng có một sự thật là, nếu bạn nghĩ bạn không kém cái gì, thì tự nhiên bạn sẽ không kém cái đó thật, hãy tin tôi đi.

Hồi học cấp 3, tôi nghe bọn bạn bè kháo nhau rằng học Tiếng anh khó lắm, và như thế trong đầu tôi đã có ác cảm rằng TÔI KHÔNG THỂ HỌC ĐƯỢC TIẾNG ANH, do đó mà suốt những năm cấp ba, tôi gần như mù Tiếng anh. Sau khi lên đại học, tôi mới phát hiện ra rằng Tiếng anh nói riêng và Ngôn ngữ nói chung là một trong những thứ dễ học nhất với tôi.

Vậy, tại sao bạn không nên nghe lời nhận xét phiến diện về bạn hoặc về một vấn đề nào đó từ người khác.

- Bởi vì liệu họ có đủ năng lực để đưa ra lời nhận xét đáng tin cậy?

- Họ nhận xét là để giúp bạn hay là để cho bạn giống họ?

- Bạn đã nghe đến thành ngữ " đẽo cày giữa đường " chưa? đúng rồi đó, nghe lời người khác sẽ dẫn đến việc bạn mất phương hướng.

- Nghe lời người khác nói tiêu cực về mình hoặc về một vấn đề là vô hình chung bạn đã gắn một cái mác xấu lên vấn đề đó, nó khiến bạn không khá lên được, cách tốt nhất là không nghe nữa cho đến khi tự mình trải nghiệm.

Bạn hiện đang có mấy các mác xấu vậy??

Bây giờ rảnh, thử liệt kê xem bạn có mấy cái mác xấu mà bạn tự nghĩ, người khác dán cho bạn nhé.

Tôi có thể gọi ý cho bạn một số cái trong trường hợp bạn chưa biết bắt đầu từ đâu nhé.

- Kém toán

- Lúc nào chẳng 0 điểm Tiếng anh, chuyện thường như cân đường hộp sữa.

- Làm cái gì cũng hậu đậu.

- Tôi lúc nào cũng thua thằng đấy ở lĩnh vực......

Xem thêm: Cách Chơi Profoundly Chơi Như Thế Nào, Cách Chơi Profoundly Trên Facebook

....................

Ok done., bạn đã nghĩ ra rồi, nhớ viết ra giấy nữa nhé.

Có phải bạn học dốt ( hoặc rộng hơn là kém cái gì đó ) do bạn cứ nghĩ như vậy có phải không, cho dù kể cả bạn cũng đã thử làm tốt nó mà vẫn thất bại, thì bạn không bao giờ giỏi nó nữa chỉ bởi vì bạn bỏ cuộc quá sớm và nghĩ mình kém cỏi mà thôi. Việc bạn cần làm nên là gì?

- Hãy viết ngược những cái nhãn bạn vừa viết ra, vd bạn viết " Kém toán ", thì sửa bằng " tôi giỏi toán "

- Bỏ qua những lời đàm tếu để tránh những cái mác xấu mới cho bạn

- Chơi với người giỏi cái bạn muốn giỏi.

Chọn một phương pháp phù hợp với con người bạn.

Trên mạng có rất nhiều phương pháp, tuy nhiên, người ta không thể nói hộ cho bạn được phương pháp nào là phù hợp nhất với bạn, do đó mà bạn cần phải tự lựa chọn cho mình thôi.

Vd nhé, nếu bây giờ tôi hỏi, bạn thử kể phương hướng của các nước lào, Campuchia, Trung quốc, Thái lan là hướng gì so với Việt nam xem nào.

Chắc hẳn bạn sẽ kể vanh vách là, Lào hướng tây, Thái hướng Tây nam, Trung hướng bắc.....có đúng không?

Bạn biết vì sao bạn nhớ suất sắc được như vậy không? không phải do nó gần VN đâu, mà lúc bạn nghĩ về đáp án, trong đầu bạn đã có một CÁI BẢN ĐỒ , nên bạn dựa vào cái bản đồ đó để kể ra đó, bởi vì não bộ của chúng ta tiếp thu tín hiệu thôn tin hình ảnh, âm thanh, cảm giác một cách tự nhiên nên nếu là một cái ảnh, bạn sẽ ghi nhớ tốt hơn là một cái bảng liệt kê như dưới đây.

Tên nước phương hướng
Lào Tây
Thái Tây nam
Trung Bắc
Cam ......

Bạn có thấy, nếu không có hình ảnh, mà chỉ là một cái bảng như vậy, bạn sẽ rất khó nhớ, mà kể cả bạn may mắn có trí nhớ tốt và học thuộc siêu nhanh thì kiến thức dạng cái bảng liệt kê như vậy cũng sẽ không thể lưu vào đầu bạn lâu được.

Vd trên chỉ là minh họa cho việc bạn hãy tự tìm một phương pháp đúng phù hợp nhất với con người bạn, nếu bạn không có ý tưởng nào, hãy lên mạng tìm hiểu và áp dụng thử từng phương pháp đến lúc tìm ra cái hợp lý nhất với mình.

Một gợi ý nhỏ cho bạn., bạn hãy biến kiến thức khô khan trong sách vở thành những nguồn thông tin mà não bạn yêu thích, đó là âm thanh, hình ảnh, cảm giác, vị giác, cảm xúc, mùi vị ( tương ứng với năm giác quan của bạn ).

Nếu được, hãy chọn một người thầy tốt.

Điều đáng buồn là nhiều người hiện nay chỉ xứng đáng với danh hiệu " thợ dạy " hoặc " người đi dạy ", chứ ít người thực sự được xứng đáng gọi là Thầy cô. Bởi vì họ chỉ có trách nhiệm truyền dạy kiến thức cho bạn theo như hợp đồng với nhà trường chứ họ không có trách nhiệm dạy dỗ bạn thành người khi bạn còn ngồi trong nghế nhà trường. Do đó, nếu được, hãy tìm một người thầy mà mình tôn trọng, đủ phẩm chất để có thể học hỏi được những điều hay lẽ phải từ họ.

Cuối cùng, hãy suy nghĩ tích cực cho mọi vấn đề

Thế giới thay đổi theo cách bạn nghĩ, hãy suy nghĩ tích cực cho mọi vấn đề, và tìm giải pháp khi gặp khó khăn chứ không được tìm lý do. Ví dụ bạn bị gãy chân, thì đừng nghĩ đó là một điều xui xẻo, hãy nghĩ khoảng thời gian bó chân sẽ là thời gian lý tưởng để bạn suy nghẫm về những vấn đề phải làm trong tương lai, hay xem xét lại những việc bạn đã làm trong quá khứ, hoặc đơn giản là thời gian nghỉ ngơi tuyệt vời cho bạn.

Cuộc sống luôn đưa ra tín hiệu cảnh báo trước cho bạn trước khi một thứ tồi tệ xảy ra, Vd bạn không chịu học và điểm kém, thì đó là tín hiệu của việc thi rớt đại học rồi. Cho nên bạn cũng cần tỉnh táo để nhận ra các tín hiệu cảnh báo để thay đổi bản thân trước khi nó xảy ra nhé.

Video liên quan

Chủ đề