Tại sao sốt lại đau người

Lịch sử của bệnh nên bao gồm cường độ và thời gian sốt và phương pháp đo nhiệt độ. Cơn sốt rét run (nghiêm trọng, rung lắc, hai hàm răng đập vào nhau- không chỉ có cảm giác lạnh) cho thấy sốt do nhiễm trùng nhưng không đặc hiệu. Đau là một đầu mối quan trọng xác định vị trí nhiễm trùng; bệnh nhân nên được hỏi về đau ở tai, đầu, cổ, răng, cổ họng, ngực, bụng, sườn, trực tràng, cơ và khớp.

Các triệu chứng cục bộ khác bao gồm ngạt mũi và/hoặc chảy dịch, ho, tiêu chảy và các triệu chứng tiết niệu (tần số, mót tiểu, chứng khó tiểu). Sự có mặt của phát ban (bao gồm cả tự nhiên, vị trí, và thời điểm bắt đầu có liên quan đến các triệu chứng khác) và hạch bạch huyết có thể giúp ích.

Nên xác định sự tiếp xúc với nguồn lây và chẩn đoán của họ.

Khám toàn thể giúp xác định các triệu chứng của bệnh mãn tính, bao gồm cơn sốt hồi quy, đổ mồ hôi ban đêm và giảm cân.

Tiền sử bệnh nên đặc biệt bao gồm những điều sau đây:

  • Các điều kiện được biết đến có xu hướng gây nhiễm (ví dụ như nhiễm HIV, tiểu đường, ung thư, ghép tạng, bệnh hồng cầu hình liềm, rối loạn van tim - đặc biệt nếu có van nhân tạo)

  • Các rối loạn khác có thể gây sốt (ví dụ, thấp khớp, SLE, gout, bệnh sarcoidosis, cường giáp, ung thư)

Hỏi về du lịch gần đây bao gồm địa điểm, thời gian kể từ khi trở về, địa phương (ví dụ ở nước láng giềng, chỉ ở các thành phố), tiêm chủng trước khi đi du lịch, và bất kỳ sử dụng thuốc chống sốt rét dự phòng (nếu cần).

Tất cả bệnh nhân cần được hỏi về các yếu tố phơi nhiễm. Các ví dụ bao gồm thực phẩm không an toàn (ví dụ như sữa và các sản phẩm sữa không được khử trùng, thịt sống hoặc chưa nấu chín, cá, động vật có vỏ) hoặc nước, côn trùng cắn, tiếp xúc động vật, tiếp xúc với nghề nghiệp hoặc thể thao dưới nước (ví dụ như săn bắn, đi bộ đường dài, thể thao dưới nước).

Cần lưu ý tới lịch sử tiêm vắc xin, đặc biệt là chống lại viêm gan A và B và chống lại các sinh vật gây viêm màng não, cúm, hoặc nhiễm khuẩn phế cầu.

Lịch sử dùng thuốc nên bao gồm các câu hỏi cụ thể về các vấn đề sau:

  • Thuốc làm tăng nguy cơ nhiễm bệnh (ví dụ, corticosteroid, thuốc chống TNF, hóa trị liệu và thuốc chống trầm cảm, các thuốc ức chế miễn dịch khác)

  • Sử dụng bất hợp pháp các loại thuốc tiêm (gây ra viêm nội tâm mạc, viêm gan, nhiễm trùng tắc mạch phổi, da và các mô mềm)

Triệu chứng sốt kết hợp với đau nhức người thường là do nhiễm khuẩn hoặc nhiễm vi-rút, chủ yếu là các vi-rút như cảm lạnh và cảm cúm. Nhiễm vi-rút gây đau dạ dày, viêm phổi (thường do vi khuẩn) và nhiễm trùng đường tiết niệu (nhiễm khuẩn) cũng có biểu hiện là sốt và nhức người.[1] X Nguồn tin đáng tin cậy Mayo Clinic Đi tới nguồn Bệnh nhiễm khuẩn có thể điều trị bằng kháng sinh, còn các bệnh nhiễm vi-rút thường được để cho tự khỏi. Mặt khác, có nhiều nguyên nhân gây đau nhức cơ mà không gây sốt và cách điều trị sẽ tùy thuộc vào nguyên nhân gây nhức cơ. Dù là đau nhức cơ đi kèm hay không đi kèm sốt thì bạn cũng có thể thực hiện nhiều cách để giảm cảm giác khó chịu, cũng giúp tăng tốc độ hồi phục.

  1. 1

    Đi khám bác sĩ. Nếu có dấu hiệu sốt cùng đau nhức người, bạn cần đi khám bác sĩ ngay. Bác sĩ sẽ chẩn đoán nguyên nhân và chỉ định phương pháp điều trị. Tình trạng đau nhức cơ đi kèm sốt cần có sự chăm sóc y tế chuyên nghiệp. [2] X Nguồn tin đáng tin cậy Mayo Clinic Đi tới nguồn

    • Ve cắn và vết côn trùng cắn có thể gây ra nhiều vấn đề sức khỏe, bao gồm bệnh Lyme và cần được bác sĩ điều trị.
    • Thuốc điều trị bệnh cũng có thể gây ra các triệu chứng giống như cúm. Không tự ý điều chỉnh việc dùng thuốc khi chưa tham khảo ý kiến bác sĩ.
    • Bệnh về khả năng trao đổi chất thường có biểu hiện là cơn đau chân tăng cao khi luyện tập thể dục. Tình trạng này cần được bác sĩ điều trị.

  2. 2

    Uống Ibuprofen hoặc Acetaminophen (Tylenol).[3] X Nguồn tin đáng tin cậy Mayo Clinic Đi tới nguồn [4] X Nguồn tin đáng tin cậy Cleveland Clinic Đi tới nguồn Cả hai loại thuốc kê đơn này đều giúp hạ sốt và giảm đau nhức người. Ibuprofen ngăn chặn nhiệt độ tăng cao và giảm nồng độ hormone "prostaglandin" gây cảm giác đau và viêm.[5] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn Acetaminophen giúp giảm đau ở hệ thần kinh trung ương và hạ sốt nhưng không giúp giảm viêm. [6] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn Sử dụng thay thế hai loại thuốc này có thể hiệu quả trong việc hạ sốt và giảm đau nhức người hơn là khi chỉ dùng một trong hai loại.[7] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn

    • Không tăng gấp đôi liều thuốc. Hãy tuân thủ hướng dẫn trên bao bì.
    • Uống luân phiên hai loại thuốc có thể ngăn ngừa tác dụng phụ do uống một loại thuốc quá nhiều.
    • Dùng thuốc kháng viêm không steroid NSAID trong thời gian dài có thể dẫn đến xuất huyết đường tiêu hóa, bao gồm viêm dạ dày và bệnh viêm loét. Nguyên nhân là do NSAID phá hủy lớp niêm mạc bảo vệ trong dạ dày.

  3. 3

    Không cho trẻ nhỏ uống Aspirin. Aspirin an toàn cho người lớn nhưng có thể dẫn đến hội chứng Reye ở trẻ nhỏ - một căn bệnh nghiêm trọng ở não và gan thường xuất hiện sau một đợt cúm hoặc sau khi bị thủy đậu.[8] X Nguồn tin đáng tin cậy Mayo Clinic Đi tới nguồn Hội chứng này có thể khiến trẻ tử vong. Nếu nghi ngờ trẻ uống phải Aspirin, bạn cần tìm kiếm sự chăm sóc y tế khẩn cấp cho trẻ. Triệu chứng xuất hiện ngay sau khi trẻ uống Aspirin bao gồm:[9] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn

    • Hôn mê
    • Lú lẫn
    • Co giật (động kinh)
    • Buồn nôn và nôn mửa

  4. 4

    Hỏi bác sĩ về thuốc kháng vi-rút để điều trị cảm cúm. Nhiễm vi-rút thường lây lan qua tiếp xúc thân mật và vệ sinh cá nhân kém. Mặc dù các bệnh nhiễm vi-rút như cảm cúm thường tự khỏi nhưng bạn có thể hỏi bác sĩ về việc dùng thuốc kháng vi-rút để rút ngắn thời gian bệnh. [10] X Nguồn tin đáng tin cậy Centers for Disease Control and Prevention Đi tới nguồn [11] X Nguồn tin đáng tin cậy Centers for Disease Control and Prevention Đi tới nguồn Triệu chứng cảm cúm bao gồm đau nhức cơ bắp và mệt mỏi nói chung, cùng với dấu hiệu sốt trên 38 độ C. Một số bệnh nhân có thể có triệu chứng đường hô hấp trên như đau đầu, sổ mũi, ớn lạnh, đau xoang và đau họng.

    • Tiêm vắc-xin ngừa cúm hàng năm có thể giúp giảm đáng kể nguy cơ bị cúm.
    • Bác sĩ có thể kê đơn thuốc Oseltamivir nếu bạn không có triệu chứng kéo dài hơn 48 tiếng. Liều thông thường là 75 mg, hai lần mỗi ngày và uống trong vòng 48 tiếng khi triệu chứng khởi phát.

  5. 5

    Uống kháng sinh để điều trị nhiễm khuẩn.[12] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn [13] X Nguồn tin đáng tin cậy Mayo Clinic Đi tới nguồn Nếu nghi ngờ triệu chứng là do nhiễm khuẩn, bác sĩ có thể kê đơn thuốc kháng sinh. Kháng sinh không hiệu quả trong việc điều trị nhiễm vi-rút. Tuy nhiên, kháng sinh có thể tiêu diệt vi khuẩn trong cơ thể và/hoặc ngăn vi khuẩn sinh sôi, từ đó hỗ trợ cơ chế tự vệ tự nhiên của cơ thể chống lại nhiễm khuẩn.

    • Loại kháng sinh được kê đơn tùy thuộc vào loại nhiễm khuẩn bạn mắc phải.
    • Bác sĩ sẽ tiến hành xét nghiệm mẫu máu trong phòng thí nghiệm để xác định loại vi khuẩn gây ra triệu chứng.

  1. 1

    Ngủ nghỉ đầy đủ.[14] X Nguồn tin đáng tin cậy Mayo Clinic Đi tới nguồn Nghiên cứu cho thấy thiếu ngủ có thể ức chế chức năng miễn dịch và nghỉ ngơi có thể giúp tăng cường chức năng miễn dịch.[15] X Nguồn tin đáng tin cậy PubMed Central Đi tới nguồn Cơ thể phải chống lại tình trạng nhiễm trùng gây ra sốt và đau nhức người. Ngay cả khi đã uống thuốc để giảm triệu chứng thì bạn vẫn cần nghỉ ngơi và tăng cường sức khỏe để chống lại bệnh.

  2. 2

    Dùng nước ấm để hạ sốt.[16] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn Bạn có thể thử tắm nước ấm hoặc chườm khăn mát lên người để hạ nhiệt độ cơ thể. Lưu ý không được thực hiện bước này nếu có triệu chứng ớn lạnh. Làm mát người khi đang ớn lạnh sẽ kích thích phản ứng run và thực chất sẽ làm tăng nhiệt độ cơ thể.

    • Không tắm nước mát hoặc nước lạnh. Tắm nước lạnh sẽ làm nhiệt độ cơ thể giảm quá nhanh. Thay vào đó, bạn chỉ nên tắm nước ấm.

  3. 3

    Bổ sung đủ nước cho cơ thể. Khi nhiệt độ cơ thể cao do sốt, bạn sẽ mất nước nhanh chóng.[17] X Nguồn tin đáng tin cậy FamilyDoctor.org Đi tới nguồn Mất nước có thể trở nặng nếu sốt đi kèm dấu hiệu nôn mửa và tiêu chảy. Cơ thể cần có nước để thực hiện các chức năng cơ bản nên cung cấp đầy đủ nước sẽ giúp bạn hồi phục nhanh hơn. Uống nước mát để vừa cung cấp nước cho cơ thể, vừa giúp hạ sốt.

    • Thức uống thể thao như Gatorade và Power Aid rất tốt khi bạn mắc các vấn đề về đường tiêu hóa. Các thức uống này giúp bù đắp lượng chất điện giải đã mất đi. [18] X Nguồn tin đáng tin cậy Mayo Clinic Đi tới nguồn
    • Uống các loại nước trong như nước canh hoặc súp cũng rất tốt khi bạn bị nôn mửa và tiêu chảy. Nên nhớ bạn sẽ bị mất nước khi nôn mửa và tiêu chảy nên cần bù đắp và cung cấp nước cho cơ thể càng nhiều càng tốt.
    • Uống trà xanh giúp tăng cường hệ miễn dịch. Trà xanh có thể khiến triệu chứng tiêu chảy trở nặng nên nếu bị tiêu chảy đi kèm với sốt và đau nhức người, bạn không nên dùng trà xanh. [19] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn

  4. 4

    Ăn thực phẩm giàu chất chống oxi hóa. Thực phẩm giàu chất chống oxi hóa có thể giúp tăng cường hệ miễn dịch và giúp cơ thể chống lại bệnh tốt hơn. Bạn nên ăn các loại thực phẩm như:[20] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn

    • Quả việt quất, quả mọng, cà chua và các loại quả có màu đậm khác.
    • Rau củ như bí đỏ và ớt chuông
    • Tránh thức ăn vặt và thức ăn trải qua nhiều quá trình xử lý như bánh Donut, bánh mì trắng, khoai tây chiên và bánh kẹo.

  5. 5

    Mang tất ướt. Mẹo này giúp giảm nhiệt độ cơ thể. Bạn có thể ngâm một đôi tất cotton mỏng trong nước ấm rồi vắt bớt nước. Sau đó, mang vào chân rồi mang thêm một đôi tất dày bên ngoài (để giữ ấm chân). Mang tất ướt khi đi ngủ. [21] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn

    • Cơ thể sẽ đưa máu và dịch bạch huyết đi khắp cơ thể khi bạn ngủ và kích thích hệ miễn dịch.
    • Bạn có thể áp dụng mẹo này 5-6 đêm mỗi tuần. Sau đó, nghỉ 2 đêm trước khi áp dụng lại.

  6. 6

    Bỏ thuốc lá. Hút thuốc lá khiến các triệu chứng nhiễm vi-rút như cảm lạnh và cảm cúm trở nặng hơn.[22] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn Thuốc lá còn gây cản trở hệ miễn dịch, khiến cơ thể khó hồi phục.

  1. 1

    Tránh vận động cơ bắp quá mức.[23] X Nguồn tin đáng tin cậy National Health Service (UK) Đi tới nguồn Nguyên nhân chủ yếu gây đau cơ (không đi kèm sốt) là vận động cơ bắp quá mức. Có thể bạn đã tập thể hình quá lâu hay chạy quá sức. Kết quả là cơ bắp có thể bị đau do axit lactic tích tụ trong cơ. [24] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn Cơn đau sẽ tự khỏi nếu bạn cho cơ được nghỉ ngơi. Nên tạm thời ngưng tập luyện cho đến khi thấy khỏe lại.

    • Để phòng ngừa đau cơ do sử dụng cơ quá mức, bạn nên tập thể dục đều đặn để cơ thể không bị sốc khi tập luyện quá mức. Tăng dần cường độ tập luyện thay vì tăng một cách đột ngột. Luôn giãn cơ trước và sau khi tập luyện.
    • Tăng cường bổ sung chất điện giải trong quá trình hồi phục. Thiếu hụt các chất điện giải như kali và canxi có thể khiến cơ bị đau.
    • Thức uống thể thao như Gatorade hoặc Powerade có thể giúp bù đắp lượng điện giải mất đi trong quá trình tập luyện.

  2. 2

    Điều trị chấn thương cơ bằng phương pháp RICE.[25] X Nguồn tin đáng tin cậy PubMed Central Đi tới nguồn Gãy xương và rách dây chằng cần được chăm sóc khẩn cấp. Mặt khác, bạn có thể tự điều trị tình trạng căng hoặc đau cơ. Đau hoặc căng cơ có thể là do chấn thương khi tham gia một môn thể thao hoặc khi tập thể dục. Triệu chứng bao gồm đau và/hoặc sưng ở vùng bị chấn thương. Bạn có thể khó cử động chân cho đến khi chấn thương lành lại. Những chấn thương này có thể được điều trị bằng phương pháp RICE: Rest (nghỉ ngơi), Ice (chườm đá viên), Compress (quấn băng) và Elevate (nâng cao chân).[26] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn

    • Để cho cơ bị chấn thương được nghỉ ngơi càng nhiều càng tốt.
    • Chườm đá viên để giảm sưng. Đá viên còn giúp gây tê dây thần kinh ở vị trí bị chấn thương, nhờ đó giúp giảm đau tạm thời. Chườm đá viên khoảng 15-20 phút một lần.
    • Quấn băng vừa giúp giảm sưng vừa giúp cố định chân. Bước này đặc biệt hữu ích nếu bạn bị chấn thương ở chân và khó đi lại. Chỉ cần dùng băng thun y tế hoặc băng quấn chuyên dụng cho các trường hợp chấn thương khi tập luyện để quấn quanh vị trí bị chấn thương.
    • Nâng cao chân qua tim sẽ làm tim khó bơm máu đến chân. Dựa vào trọng lực, mẹo này có thể giúp giảm sưng.

  3. 3

    Phòng ngừa căng cơ ở nơi làm việc.[27] X Nguồn tin đáng tin cậy American Psychological Association Đi tới nguồn Nghe có vẻ lạ nhưng thực chất lối sống thụ động khi làm việc ở văn phòng có thể gây đau cơ bắp. Ngồi một chỗ quá lâu có thể gây đau lưng, tuần hoàn kém đến chân và tích mỡ vùng bụng. Nhìn vào màn hình máy tính quá nhiều cũng có thể gây đau đầu và mỏi mắt.

    • Để điều trị đau cơ dạng này, bạn có thể uống các thuốc giảm đau không kê đơn như Tylenol hoặc Aspirin.
    • Nghỉ giải lao giữa giờ bằng cách thỉnh thoảng đứng dậy khỏi bàn làm việc và giảm căng cơ ở lưng, cổ.
    • Cho mắt nghỉ ngơi bằng cách giải lao mỗi 20 phút. Nhìn vào một vật thể khác ở xa 600 cm trong vòng 20 giây.
    • Tập thể dục thường xuyên và tăng cường uống nước cũng là một cách hiệu quả.

  4. 4

    Trao đổi với bác sĩ về thuốc chữa bệnh. Thuốc chữa bệnh mà bạn đang uống có thể gây đau nhức người. Cơn đau thường bắt đầu sau khi bạn bắt đầu uống thuốc hoặc sau khi tăng liều dùng. Hơn nữa, một số thuốc kích thích có thể gây tình trạng Tiêu cơ vân. Đây là vấn đề sức khỏe nghiêm trọng có liên quan đến việc dùng thuốc Statin cũng như chấn thương ở cơ. Tiêu cơ vân cần được tiến hành cấp cứu ngay lập tức. Đi khám bác sĩ ngay nếu bạn đang uống một trong các thuốc sau và bị đau cơ đi kèm tiểu ra nước tiểu có màu tối:[28] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn

    • Thuốc chống loạn thần
    • Nhóm thuốc Statin
    • Thuốc Amphetamine
    • Thuốc chứa Cocaine
    • Thuốc chống trầm cảm như SSRI (thuốc ức chế tái hấp thu serotonin có chọn lọc)
    • Thuốc kháng cholin

  5. 5

    Tăng cường chất điện giải để điều trị tình trạng mất cân bằng chất điện giải.[29] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn [30] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn "Chất điện giải" là tên gọi của một số khoáng chất trong cơ thể mang điện tích,[31] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn ví dụ như kali, canxi và magie. Các khoáng chất này ảnh hưởng đến chức năng cung cấp nước, chức năng của cơ bắp cùng nhiều chức năng quan trọng khác trong cơ thể. Thiếu hụt chất điện giải có thể dẫn đến căng cơ và đau cơ.

    • Cơ thể mất chất điện giải khi toát mồ hôi. Trên thị trường có nhiều sản phẩm giúp bù điện giải, bao gồm thực phẩm chức năng.
    • Các thức uống thể thao như Gatorade và Powerade là ví dụ. Mặt khác, nước lọc lại không phải là nguồn chất điện giải tự nhiên.
    • Trao đổi với bác sĩ về các phương pháp điều trị khác nếu cơn đau không giảm khi chăm sóc tại nhà.

  6. 6

    Tuân thủ hướng dẫn của chuyên gia y tế khi điều trị các rối loạn cơ bắp. Có nhiều loại rối loạn cơ bắp với biểu hiện là cơn đau nói chung và mãn tính. Nếu bị đau cơ và không thể xác định nguyên nhân, bạn nên đi khám bác sĩ. Cung cấp đầy đủ thông tin chi tiết về tiền sử bệnh tật, tiền sử gia đình, việc dùng thuốc chữa bệnh và triệu chứng gặp phải. Bác sĩ sẽ xác định cần tiến hành xét nghiệm nào để xác định nguyên nhân gốc rễ gây ra cơn đau nói chung. Một số rối loạn cơ bắp bạn có thể gặp phải bao gồm:

    • Viêm bì cơ hoặc viêm đa cơ:[32] X Nguồn tin đáng tin cậy Mayo Clinic Đi tới nguồn [33] X Nguồn tin đáng tin cậy Mayo Clinic Đi tới nguồn Các bệnh viêm cơ này ảnh hưởng đến nữ giới nhiều hơn nam giới. Triệu chứng bao gồm cơn đau và khó nuốt. Phương pháp điều trị bao gồm việc dùng thuốc Steroid và thuốc điều biến miễn dịch. Bác sĩ sẽ xét nghiệm máu để xác định bạn có mắc các bệnh viêm cơ này không. Một số bệnh viêm cơ sẽ xuất hiện các tự kháng thể cụ thể. Ví dụ, đối với bệnh viêm đa cơ, bác sĩ sẽ tìm kiếm sự hiện diện của kháng thể kháng nhân, kháng thể Anti-Ro và Anti-La Antibodies để chẩn đoán.
    • Đau cơ xơ hóa:[34] X Nguồn tin đáng tin cậy Mayo Clinic Đi tới nguồn Tình trạng này có thể là do di truyền, chấn thương hoặc lo lắng và trầm cảm. Biểu hiện của bệnh là cơn đau nhẹ, dai dẳng khắp cơ thể, thường là ở phần lưng trên và vai. Các triệu chứng khác bao gồm đau đầu, đau hàm, mệt mỏi, suy giảm trí nhớ, suy giảm nhận thức. Để được chẩn đoán đau cơ xơ hóa, bạn phải bị đau ở 11 điểm nhạy cảm, tức cơn đau ở một số vị trí mô mềm đặc trưng. Phương pháp điều trị bao gồm kiểm soát căng thẳng (ví dụ như tập Yoga và thiền) và có thể bao gồm việc dùng thuốc giảm đau. Một số bệnh nhân có thể được giới thiệu đến gặp bác sĩ tâm lý để điều trị trầm cảm và bắt đầu dùng thuốc SSRI.[35] X Nguồn tin đáng tin cậy Mayo Clinic Đi tới nguồn

  7. 7

    Tìm kiếm sự chăm sóc y tế khẩn cấp nếu cần thiết. Có thể bạn muốn chờ cơn đau cơ tự khỏi khi nghỉ ngơi ở nhà. Tuy nhiên, một số triệu chứng sẽ cần được chăm sóc y tế khẩn cấp. Tìm kiếm sự chăm sóc y tế khẩn cấp nếu gặp các triệu chứng sau: [36] X Nguồn tin đáng tin cậy Mayo Clinic Đi tới nguồn

    • Đau dữ dội hoặc cơn đau tăng dần hoặc không giảm khi dùng thuốc
    • Yếu hoặc tê cơ dữ dội
    • Sốt cao hoặc ớn lạnh
    • Khó thở hoặc chóng mặt
    • Đau ngực hoặc thay đổi thị lực
    • Đau cơ đi kèm tình trạng nước tiểu tối màu
    • Tuần hoàn kém hoặc tay chân lạnh, tái hoặc bầm tím
    • Các triệu chứng khác mà bạn không chắc chắn
    • Có máu trong phân

  • Thuốc Aspirin không được khuyên dùng để hạ sốt; tác dụng phụ của Aspirin bao gồm đau bụng.
  • Tránh hút thuốc và uống đồ uống chứa cồn khi bị sốt và đau nhức người.
  • Ibuprofen có thể gây tác dụng phụ như buồn nôn và nôn mửa.

Cùng viết bởi:

Bác sĩ, Ủy ban Y học Nội khoa Hoa Kỳ

Bài viết này đã được cùng viết bởi David Nazarian, MD. David Nazarian là bác sĩ nội khoa đươc Ủy ban chứng nhận, chủ sở hữu của My Concierge MD, một phòng khám tại Beverly Hills California, chuyên cung cấp dịch vụ y tế trả trước, dịch vụ y tế cho cấp lãnh đạo và y học tổng hợp. Nazarian chuyên về khám sức khỏe tổng thể, liệu pháp vitamin qua đường tĩnh mạch, liệu pháp thay thế hóc môn, giảm cân, liệu pháp huyết tương giàu tiểu cầu. Ông có hơn 16 năm huấn luyện y khoa và có chửng chỉ của Ủy ban Y học Nội khoa Hoa Kỳ. Ông lấy được bằng cử nhân tâm lý học và sinh học của Đại học California, Los Angeles, bằng bác sĩ của Trường Y hoa Sacker và hoàn thành chương trình bác sĩ nội trú tại Bệnh viện Huntington Memorial - chi nhánh của Đại học Nam California. Bài viết này đã được xem 30.443 lần.

Chuyên mục: Sức khỏe Tổng quan

Trang này đã được đọc 30.443 lần.

Video liên quan

Chủ đề