Tại sao phải đăng ký giấy phép kinh doanh

Có thể nói, đăng ký kinh doanh vừa là quyền, vừa là nghĩa vụ của chủ thể kinh doanh khi gia nhập thị trường để tìm kiếm lợi nhuận. Được đặt ra với các chủ thể khi đăng ký thành lập hộ kinh doanh cá thể, thành lập các loại hình doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã. Vậy, tại sao phải đăng ký kinh doanh, gồm những nội dung chính sau đây?

Theo quy định tại Luật Doanh nghiệp cũ, đăng ký kinh doanh là sự ghi nhận bằng văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về mặt pháp lý sự ra đời của chủ thể kinh doanh.

Ngày 17/06/2021, Luật Doanh nghiệp năm 2020 ra đời và chính thức có hiệu lực vào ngày 01/01/2021 đã loại bỏ khái niệm này, thay vào đó quy định đăng ký doanh nghiệp tại Nghị định 01/2021/NĐ-CP về đăng ký kinh doanh là việc người thành lập doanh nghiệp đăng ký thông tin về doanh nghiệp dự kiến thành lập, doanh nghiệp đăng ký những thay đổi trong thông tin về đăng ký doanh nghiệp với Cơ quan đăng ký kinh doanh và được lưu giữ tại Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp. Đăng ký doanh nghiệp bao gồm đăng ký thành lập doanh nghiệp, đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh và các nghĩa vụ đăng ký, thông báo khác theo quy định của Nghị định về đăng ký doanh nghiệp.

Như vậy, về cơ bản, đăng ký kinh doanh có bao gồm cả doanh nghiệp, hộ kinh doanh cá thể và hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã về đăng ký thành lập, thay đổi thông tin với cơ quan có thẩm quyền về đăng ký kinh doanh.

Đăng ký kinh doanh được tồn tại dưới hình thức là các thủ tục hành chính mà trong đó, Nhà nước là chủ thể đặt ra các quy định này để đảm bảo định hướng hoạt động, quản lý Nhà nước, xã hội của mình. Khi đăng ký kinh doanh, chủ thể kinh doanh được nhà nước bảo hộ các quyền lợi hợp pháp về tìm kiếm, thu lại lợi nhuận từ công cụ mà mình kinh doanh, được tự do kinh doanh các ngành nghề pháp luật không cấm, được mở rộng thị trường, tiếp cận nhiều đối tượng cũng như các quyền mà Nhà nước ưu đãi cho các chủ thể này bởi những đóng góp của họ cho nền kinh tế.

Tuy nhiên, họ phải thực hiện nghĩa vụ thì quyền mới được bảo đảm, và song hành cùng với nhau, không thể tách rời, có mối quan hệ qua lại và đồng thời, họ chỉ được kinh doanh các ngành, nghề mà pháp luật không cấm.

Khi quy định các quy phạm pháp luật về đăng ký kinh doanh, Nhà nước thông qua số lượng người đăng ký thành lập, thay đổi thông tin sẽ biết được trung bình một năm, có bao nhiêu doanh nghiệp, hộ kinh doanh, hợp tác xã ra đời, bao nhiêu trong số đó hoạt động hiệu quả, quản lý được số thuế nộp vào Ngân sách nhà nước là bao nhiêu, đồng thời tạo ra khả năng thông qua đó đem lại hiệu quả thiết thực cho quản lý nhà nước.

Ngoài ra, đăng ký kinh doanh liên quan đến quyền lợi của công dân, do vậy, khi được xây dựng và vận dụng tốt sẽ làm giảm sự  phiền hà, bồi đắp mối quan hệ giữa nhà nước và công dân trở nên tốt đẹp hơn, giải quyết việc làm, an sinh xã hội cũng những tồn đọng khác xoay quanh các vấn đề kinh tế.

Thị trường là một trong các yếu tố quan trọng trong quá trình kinh doanh. Một cá nhân, tổ chức hoạt động hiệu quả là lúc mà họ tìm kiếm được thị trường và lấy được lòng tin thì thị trường đó. Đăng ký kinh doanh sẽ dẫn tới sự ra đời hợp pháp, có căn cứ để xem xét thông tin về cá nhân, tổ chức kinh doanh được công khai trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp, cũng như các vấn đề khác để người tiêu dùng chọn lựa, các đối tác kinh doanh tìm đến. Một phần nào đó cũng sẽ nâng cao trách nhiệm tăng thực lực của các cá nhân, tổ chức hoạt động cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam nói riêng và toàn thế giới nói chung.

Tuy nhiên, điều này cũng đặt ra thách thức cho các cá nhân, tổ chức kinh doanh bởi tính cạnh tranh khốc liệt của nền kinh tế, luôn phải có những bước đi phù hợp cho các hoạt động kinh doanh của mình.

Đối với cá nhân, tổ chức kinh doanh ở quy mô nhỏ thì có thể không cần thiết, nhưng nếu muốn có thể lựa chọn hình thức hộ kinh doanh. Đối với quy mô lớn, số vốn lớn và muốn tiếp cận thị trường thì nên đăng ký kinh doanh với các loại hình phù hợp được quy định.

Hiện nay, khái niệm đăng ký kinh doanh được áp dụng cho các hình thức như: hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể, doanh nghiệp tư nhân, công ty hợp danh, công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên và công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên.

Chủ thể được phép đăng ký kinh doanh là những chủ thể không thuộc các trường hợp bị cấm thành lập theo quy định Tại Điều 17, Luật doanh nghiệp năm 2020 đối với các loại hình doanh nghiệp, Điều 80, Nghị định 01/2021/NĐ-CP với loại hình hộ kinh doanh cá thể và Điều 13, Luật hợp tác xã năm 2012.

Tùy theo loại hình đăng ký kinh doanh mà việc thực hiện được tiến hành ở các cơ quan sau:

– Đối với các loại hình doanh nghiệp được thực hiện tại Phòng Đăng ký kinh doanh trực thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi Doanh nghiệp dự định đặt trụ sở chính.

– Đối với loại hình hộ kinh doanh, thì cơ quan đăng ký kinh doanh có thẩm quyền là cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện theo quy định tại Khoản 1, Điều 16, Nghị định 01/2021/NĐ-CP.

– Đối với đăng ký kinh doanh hợp tác xã, sẽ căn cứ vào quy định tại Luật hợp tác xã năm 2012 là Phòng Tài chính – Kế hoạch thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện, nơi hợp tác xã đặt trụ sở chính.

>> Tham khảo bài viết Thủ tục đăng ký kinh doanh của ACC để được cung cấp thông tin về hồ sơ, quy trình đăng ký kinh doanh, thành lập công ty.

Khi tiến hành một hoạt động kinh doanh thì việc đăng ký kinh doanh là cần thiết. Đăng ký kinh doanh là Sự ghi nhận bằng văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về mặt pháp lý sự ra đời của chủ thể kinh doanh. Tuy nhiên nhiều cá nhân kinh doanh chưa nắm rõ được điều này, Final legal sẽ làm rõ lý do và vai trò của việc đăng ký kinh doanh.

Khi kinh doanh, buôn bán bất cứ sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ gì đi chăng nữa, thì bạn đều cần tiến hành đăng ký kinh doanh. Bởi vì việc đăng ký kinh doanh có ý nghĩa rất quan trọng trong quá trình kinh doanh của bạn. Cụ thể tiến hành xin giấy phép kinh doanh thì bạn sẽ được: 

a, Sự bảo đảm của nhà nước

Một chủ thể kinh doanh khi họ đăng ký kinh doanh tức là tồn tại dưới dạng một tổ chức được thành lập và hoạt động một cách hợp pháp theo luật kinh doanh. Khi đó, bất kì một hoạt động kinh doanh nào của tổ chức này đều được hợp pháp hóa một cách công khai và minh bạch. Tức là mọi quyền lợi của doanh nghiệp, chủ hộ kinh doanh đều nhận được sự bảo hộ của pháp luật theo đúng quy định.

b, Lòng tin của khách hàng

Việc được thành lập hộ kinh doanh hoặc thành lập công ty và hoạt động một cách hợp pháp còn là bằng chứng về tính chịu trách nhiệm của đơn vị kinh doanh đó với khách hàng. Bất kì một hoạt động thương mại nào của cơ sở đó nếu có sự vi phạm đều phải chịu trách nhiệm trước cơ quan nhà nước và khách hàng, điều đó tạo được lòng tin của khách hàng với cơ sở đã được đăng ký kinh doanh.

c, Lòng tin của nhà đầu tư

 Các chủ thể kinh doanh đều phải tìm kiếm và phát triển thị trường. Để làm được điều đó họ cần phải có một nguồn vốn nhất định. Các nhà đầu tư là đối tượng mà các chủ thể kinh doanh, các công ty – doanh nghiệp hướng đến. Điều đầu tiên, các nhà đầu tư quan tâm đó là tư cách tiến hành các hoạt động hợp pháp. Điều đó, chỉ xảy ra khi bạn đã đăng ký kinh doanh.

d, Tuân thủ pháp luật, tránh bị xử phạt

Tiến hành đăng ký kinh doanh tức là doanh nghiệp, chủ hộ kinh doanh đang hoạt động theo đúng quy định của pháp luật. Tránh được việc xử phạt hành chính khi bị cơ quan quản lý có thẩm quyền kiểm tra giấy phép.

e, Các trường hợp không phải đăng ký kinh doanh được quy định là các hoạt động kinh doanh nhỏ lẻ:

– Bán hàng rong (Các hoạt động buôn bán rong không có địa điểm cố định, bao gồm cả bán rong sách, báo tạp chí)

– Buôn bán vặt là hoạt động mua bán những vật dụng nhỏ lẻ có hoặc không có địa điểm cố định;

– Bán quà vặt là hoạt động bán quà bánh, đồ ăn, nước uống (hàng nước) có hoặc không có địa điểm cố định;

– Buôn chuyến là hoạt động mua hàng hóa từ nơi khác về theo từng chuyến để bán cho người mua buôn hoặc người bán lẻ;

– Đánh giày, bán vé số, chữa khóa, sửa chữa xe, trông giữ xe, rửa xe, cắt tóc, vẽ tranh, chụp ảnh và các dịch vụ khác có hoặc không có địa điểm cố định;

– Các hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên không phải đăng ký kinh doanh khác

⇒ Nếu không thuộc các trường hợp nêu trên thì người hoạt động thương mại có nghĩa vụ phải đăng ký kinh doanh.

2. Xử phạt khi không đăng ký kinh doanh

Nếu không đăng ký kinh doanh, bạn sẽ bị xử phạt hành chính khá nặng. Cụ thể, hành vi vi phạm về hoạt động kinh doanh theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh sẽ bị xử phạt như sau:

1. Phạt từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi hoạt động kinh doanh không đúng địa điểm, trụ sở được ghi nhận trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

2. Phạt từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi hoạt động kinh doanh dưới hình thức hộ kinh doanh cá thể mà không có Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh theo quy định.

3. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi hoạt động kinh doanh dưới hình thức doanh nghiệp – công ty mà không có Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, không đăng ký thành lập công ty theo quy định.

4. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi tiếp tục hoạt động kinh doanh trong thời gian bị cơ quan quản lý có thẩm quyền đình chỉ hoạt động hoặc thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

5. Phạt tiền gấp 02 lần mức tiền phạt đối với hành vi vi phạm quy trong trường hợp kinh doanh ngành, nghề thuộc danh mục ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện.

6. Ngoài ra nếu đã bị xử phạt kinh doanh không có giấy đăng ký kinh doanh một lần mà còn tái phạm thì theo quy định trên đây bạn sẽ bị xử phạt từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng.

3. Lựa chọn loại hình đăng ký kinh doanh phù hợp

Tùy thuộc vào mục đích hoạt động, quy mô, lĩnh vực hoạt động, số lượng lao động…mà các chủ thể kinh doanh có thể lựa chọn loại hình phù hợp. Mỗi loại hình kinh doanh có một số ưu, nhược điểm riêng:

– Đăng ký kinh doanh theo hình thức doanh nghiệp: Loại hình này phù hợp với hoạt động kinh doanh lớn hoặc trung bình.

>>Xem ngay: Thủ tục thành lập công ty

– Đăng ký kinh doanh theo hình thức hộ kinh doanh: Loại hình này phù hợp với hoạt động kinh doanh trung bình hoặc nhỏ.

   >>Xem ngay: Thủ tục thành lập hộ kinh doanh

Trước khi tiến hành một hoạt động kinh doanh, quý khách nên tham khảo tìm hiểu rõ các vấn đề pháp lý khi kinh doanh hoặc liên hệ tới Final Legal để được tư vấn và hỗ trợ tốt nhất.

Mọi thông tin liên hệ tới CÔNG TY TNHH TƯ VẤN FINAL LEGAL VIỆT NAM

Điện thoại: 0946 703 421/ 0889584221

Email:

VPGD: Số 13 ngách 2/11 ngõ 2 Đại lộ Thăng Long, Nam Từ Liêm, TP. Hà Nội