Tại sao nơi chiến dịch Biên giới 1950 đánh dấu bước phát triển cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp

BáoQuân đội nhân dântrân trọng trích đăng một số ý kiến tham luận tại hội thảo.

Đồng chí Hồ Tiến Thiệu, Phó bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Lạng Sơn:Quân và dân Lạng Sơn đóng góp tích cực cho chiến dịch

Trong Chiến dịch Biên giới 1950, quân và dân Lạng Sơn được giao nhiệm vụ phối hợp chặt chẽ với bộ đội chủ lực phá hoại đường số 4, đánh du kích, phục kích, quấy rối tiêu hao, kiềm chế địch tiếp viện từ Lạng Sơn lên Thất Khê, Đông Khê, Cao Bằng; đánh phá các đồn bốt của địch dọc đường số 4 và các nơi đồn trú quân, tiêu hao sinh lực địch, gây hoang mang tinh thần trong đội ngũ binh lính địch; chuẩn bị tích trữ lương thực, thực phẩm bảo đảm công tác hậu cần tại chỗ cho chiến dịch.

Tại sao nơi chiến dịch Biên giới 1950 đánh dấu bước phát triển cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp
Tại sao nơi chiến dịch Biên giới 1950 đánh dấu bước phát triển cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp
Tại sao nơi chiến dịch Biên giới 1950 đánh dấu bước phát triển cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp
Tại sao nơi chiến dịch Biên giới 1950 đánh dấu bước phát triển cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp
Tại sao nơi chiến dịch Biên giới 1950 đánh dấu bước phát triển cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp

Đồng chí Hồ Tiến Thiệu.

Chủ động thực hiện nhiệm vụ được giao, quân và dân Lạng Sơn đã tích cực, khẩn trương làm tốt công tác chuẩn bị chiến đấu. Các đại đội bộ đội địa phương được thành lập tại các huyện; các đơn vị du kích tập trung, du kích tại chỗ được xây dựng và kiện toàn, bảo đảm sẵn sàng chiến đấu trong phạm vi địa phương, sẵn sàng cơ động theo yêu cầu nhiệm vụ. Tại các huyện: Văn Uyên, Thoát Lãng (nay sáp nhập thành huyện Văn Lãng), Tràng Định, dù thường xuyên có chiến sự, nhưng lực lượng vũ trang vẫn thay phiên nhau, vừa bảo đảm tác chiến, vừa tham gia sản xuất.

Để đáp ứng nhu cầu cho chiến dịch, Tỉnh ủy và Ủy ban Kháng chiến hành chính tỉnh Lạng Sơn đã chủ trương vừa tiếp tục động viên nhân dân đẩy mạnh sản xuất, vừa có kế hoạch huy động cụ thể đối với các vùng tự do, vùng có chiến sự và vùng tạm chiếm. Đồng thời, trong vùng địch tạm chiếm, lực lượng vũ trang (LLVT) Lạng Sơn tích cực đánh địch cướp, phá lương thực, vận động nhân dân không bán lương thực cho địch, cất giấu thóc lúa; nhân dân đóng góp cho tiền tuyến hàng chục vạn đồng. Quân và dân xứ Lạng đã đóng góp 714.000 dân công hỏa tuyến và hàng trăm tấn lương thực, thực phẩm, hàng trăm mét vải cho bộ đội buộc chân thay giầy đã bị rách sau những ngày liên tục trèo đèo, lội suối đánh địch. Khắp các thôn, bản đều thành lập các tổ úy lạo thương binh, Hội Phụ nữ tỉnh vận động đồng bào các dân tộc đón nhận thương binh nhẹ về nhà nuôi dưỡng, đồng thời tổ chức những đội tình nguyện phục vụ thương binh hỗ trợ cho các trạm xá và bệnh viện quân y.

Bằng sự kiên cường chiến đấu bám đất, bám bản làng, bảo vệ các cơ quan, kho tàng, cung cấp sức người, sức của, phối hợp tác chiến có hiệu quả với các đơn vị, quân và dân Lạng Sơn đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao trong chiến dịch. Những đóng góp đó đã góp phần quan trọng phá vỡ hệ thống phòng thủ kiên cố của địch, tiêu diệt các cụm cứ điểm lớn, tiêu diệt gọn các binh đoàn thiện chiến của địch, giải phóng một khu vực đất đai rộng lớn có ý nghĩa chiến lược.

70 năm đã qua, những bài học kinh nghiệm về xây dựng LLVT địa phương, phát huy vai trò, sức mạnh tổng hợp của LLVT và nhân dân địa phương trong Chiến dịch Biên giới 1950 vẫn còn nguyên giá trị, cần tiếp tục nghiên cứu, vận dụng sáng tạo, phát triển lên một tầm cao mới, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới. Kế thừa, phát huy truyền thống vẻ vang đó, ngày nay, quân và dân các dân tộc Lạng Sơn luôn tin tưởng tuyệt đối vào sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp, ra sức phấn đấu, phát huy lợi thế, tiềm năng sẵn có của tỉnh, xây dựng quê hương Lạng Sơn ngày càng giàu đẹp, văn minh.

TÂY NGUYÊN(ghi)

Đồng chí Triệu Đình Lê, Phó bí thư Thường trực Tỉnh ủy Cao Bằng:Xây dựng “chiến trường chính” ngày càng giàu mạnh

Cao Bằng đóng vai trò là chiến trường chính của chiến dịch, đồng thời cũng là hậu phương tại chỗ cung cấp sức người, sức của phục vụ chiến dịch. Nhận thức sâu sắc vấn đề này, Đảng bộ Cao Bằng đã khẩn trương bắt tay vào công việc chuẩn bị cho chiến dịch, với những nội dung cụ thể như: Thành lập Ban huy động dân công các cấp, phối hợp với bộ đội hiệp đồng tác chiến, tích cực chỉ đạo, động viên toàn quân, toàn dân tham gia vào chiến dịch. Với khẩu hiệu “Tất cả cho chiến dịch toàn thắng”, tỉnh Cao Bằng đã huy động một lực lượng lớn sức người, sức của tham gia chiến dịch.

Chiến dịch Biên giới 1950 là cuộc động viên lớn nhất của tỉnh từ khi bước vào cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, đồng thời cho thấy khả năng và sức mạnh to lớn của nhân dân. Thắng lợi của chiến dịch đã đưa Cao Bằng trở thành cửa ngõ nối liền Việt Nam với quốc tế, mở ra điều kiện thuận lợi để tiếp nhận, vận chuyển hàng viện trợ của các nước xã hội chủ nghĩa.

Tại sao nơi chiến dịch Biên giới 1950 đánh dấu bước phát triển cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp
Tại sao nơi chiến dịch Biên giới 1950 đánh dấu bước phát triển cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp
Tại sao nơi chiến dịch Biên giới 1950 đánh dấu bước phát triển cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp
Tại sao nơi chiến dịch Biên giới 1950 đánh dấu bước phát triển cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp
Tại sao nơi chiến dịch Biên giới 1950 đánh dấu bước phát triển cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp
Đồng chí Triệu Đình Lê.

Trong suốt 70 năm qua, từ khi Cao Bằng được giải phóng đến nay, kế thừa và phát huy truyền thống quê hương cách mạng, tinh thần Chiến thắng Biên giới Thu-Đông 1950, Đảng bộ, chính quyền, nhân dân các dân tộc tỉnh Cao Bằng vẫn luôn một lòng sắt son với Đảng, với Bác Hồ, luôn đoàn kết phấn đấu, cùng nhân dân cả nước vượt qua muôn vàn khó khăn, thử thách và đạt được những thành tựu to lớn trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Từ nền kinh tế tự cung, tự cấp, nghèo nàn lạc hậu, sau 35 năm đổi mới, kinh tế của tỉnh có bước phát triển mạnh, năm sau cao hơn năm trước: Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GRDP) trung bình đạt trên 7%/năm; thu ngân sách trên địa bàn đạt tốc độ tăng trưởng khá, bình quân tăng 11%/năm... Đến nay, 100% xã có đường ô tô đến trung tâm xã, trong đó 74% đã được nhựa hóa hoặc bê tông hóa; 100% xã có điện lưới đến trung tâm, trên 90% hộ dân đã có điện; 100% xã có mạng lưới trường mầm non, 100% xã có trường phổ thông, 100% xã có trung tâm học tập cộng đồng; 100% trạm y tế có bác sĩ, có đủ điều kiện khám, chữa bệnh; chất lượng giáo dục được duy trì ổn định, tỷ lệ học sinh tốt nghiệp hệ trung học phổ thông hằng năm đạt trên 90%; tỷ lệ hộ nghèo hằng năm giảm trên 4% (giai đoạn 2016 - 2020 toàn tỉnh có trên 30.000 hộ thoát nghèo).

Với khí thế của Chiến thắng Biên giới Thu-Đông 1950 và tinh thần 70 năm giải phóng Cao Bằng, cán bộ, đảng viên và nhân dân các dân tộc Cao Bằng quyết tâm vượt qua mọi khó khăn, thách thức, phát huy mạnh mẽ nội lực, bứt phá vươn lên xây dựng Cao Bằng trở thành tỉnh vững về chính trị, giàu về kinh tế, mạnh về quốc phòng, an ninh và đẹp về văn hóa trong khu vực miền núi Bắc Bộ; thực sự là “phên giậu” vững chắc phía Đông Bắc của Tổ quốc.

MAI TRANG(ghi)

Trung tướng Dương Đình Thông, Chính ủy Quân khu 1:Đóng góp quan trọng của LLVT Liên khu Việt Bắc

Chiến thắng Biên giới Thu-Đông 1950 có phần đóng góp quan trọng của lực lượng vũ trang (LLVT) và nhân dân các dân tộc Liên khu Việt Bắc. Ngay khi tiếp nhận nghị quyết, chỉ thị của cấp trên về chuẩn bị cho chiến dịch, LLVT Liên khu Việt Bắc đã khẩn trương phát triển bộ đội địa phương để bổ sung kịp thời cho bộ đội chủ lực của liên khu và bộ; xây dựng lực lượng dân quân du kích rộng khắp, đủ sức bảo vệ địa phương để bộ đội chủ lực tập trung tiêu diệt địch trên các chiến trường quan trọng; huy động dân công sửa chữa một số tuyến đường trong liên khu. Đến tháng 9-1950, liên khu đã sửa chữa và làm mới hàng nghìn ki lô mét đường, khôi phục, làm mới hàng trăm cây cầu, bến vượt sông... Mạng lưới giao thông trên địa bàn liên khu được khôi phục, phát triển rộng khắp, đáp ứng yêu cầu tiếp nhận hàng viện trợ quốc tế và các hoạt động quân sự của ta, góp phần cho chiến dịch diễn ra thuận lợi.

LLVT liên khu còn tích cực huy động khả năng bảo đảm hậu cần tại chỗ phục vụ chiến dịch. Thời điểm ấy, mặc dù trong tình thế bị bao vây, cô lập nhưng sản xuất nông nghiệp ở Việt Bắc vẫn phát triển. Để khắc phục khó khăn, Đảng bộ liên khu đã phối hợp với chính quyền địa phương vận động nhân dân đẩy mạnh tăng gia sản xuất, nhờ đó giải quyết được những khó khăn về lương thực. Đến trung tuần tháng 9, công tác chuẩn bị hậu cần cho chiến dịch cơ bản hoàn tất, gần 4.000 tấn lương thực, súng đạn đã được dân công Việt Bắc vận chuyển từ xa đến và bố trí sẵn tại những địa điểm phù hợp với ý định và quyết tâm của chiến dịch.

Tại sao nơi chiến dịch Biên giới 1950 đánh dấu bước phát triển cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp
Tại sao nơi chiến dịch Biên giới 1950 đánh dấu bước phát triển cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp
Tại sao nơi chiến dịch Biên giới 1950 đánh dấu bước phát triển cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp
Tại sao nơi chiến dịch Biên giới 1950 đánh dấu bước phát triển cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp
Tại sao nơi chiến dịch Biên giới 1950 đánh dấu bước phát triển cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp
Trung tướng Dương Đình Thông.

Nhờ sự chuẩn bị kỹ lưỡng và nắm được thế chủ động, nên từ khi địch vừa mới bước chân vào địa bàn đã bị quân ta chặn đánh quyết liệt. Đại đội 224 (Phú Bình) đánh địch ngay từ bến Hà Châu; Đại đội 225 (Phổ Yên) chặn địch ở Thông Hạo, Bờ Sỏi, Ba Hàng; Đại đội 85 (Đồng Hỷ) phối hợp với bộ đội chủ lực của liên khu đánh địch ở cầu Loàng, Thác Huống... Tuy với lực lượng áp đảo nhưng phải 3 ngày sau (1-10) địch mới vào được thị xã Thái Nguyên. Khi thấy tình huống biên giới xấu đi nhanh chóng, mục đích đỡ đòn ở Thái Nguyên không đạt được và bị lực lượng ta liên tục đánh phá, ngày 12-10-1950, địch đã vội vã rút khỏi Thái Nguyên, bỏ lại nhiều lương thực, vũ khí, trang bị. Trên mặt trận trung du, từ phía nam Lạng Sơn đến Bắc Giang, Bắc Ninh, bộ đội và dân quân du kích các địa phương tập trung đánh phá giao thông, ngăn chặn địch chi viện lên biên giới. Nhân dân các huyện Ôn Châu, Hữu Lũng (Lạng Sơn) và các huyện dọc đường số 1 thuộc các tỉnh Bắc Giang, Bắc Ninh tăng cường quấy rối các đồn bốt địch; đánh phá đường sắt, đột nhập vào nhà ga phá hủy đầu máy, toa xe; phá hủy cầu cống, đường sá. Tuyến đường sắt và đường bộ từ Hà Nội lên Lạng Sơn, huyết mạch giao thông tiếp tế của địch lên biên giới thường xuyên bị ngừng trệ. Lực lượng địch trên tuyến biên giới bị cô lập, tinh thần và sức chiến đấu bị giảm sút nhanh chóng.

Trải qua 29 ngày đêm chiến đấu, Chiến dịch Biên giới đã kết thúc thắng lợi; toàn bộ tuyến biên giới từ Cao Bằng tới Na Sầm được hoàn toàn giải phóng.

NGUYỄN ĐỨC(ghi)

Đại tá Nguyễn Bội Giong, nguyên cán bộ Văn phòng Tổng Chính ủy, phái viên Văn phòng Bộ Tổng Tư lệnh trong Chiến dịch Biên giới Thu-Đông 1950:Vinh dự tham gia bảo vệ Bác Hồ trong chiến dịch

Trong Chiến dịch Biên giới 1950, với chức trách là một phái viên của Văn phòng Bộ Tổng Tư lệnh, tôi được giao hai nhiệm vụ:Một là, cùng các đồng chí cán bộ tham mưu của Bộ Chỉ huy chiến dịch theo dõi, nghiên cứu tình hình tác chiến để làm báo cáo tổng hợp lênBộ Chỉ huychiến dịch và giúp truyền đạt những mệnh lệnh, chỉ thị củaBộ Chỉ huychiến dịch cho các đơn vị.Hai là, cùng một số đồng chí bảo vệ của Bác Hồ; bảo đảm an toàn tuyệt đối cho cuộc hành quân của Bác từ Thái Nguyên lên Cao Bằng và tiếp tục phục vụ Bác trong những lần Bác xuống thăm các đơn vị tham gia chiến dịch; cũng như khi Bác đến nói chuyện với các sĩ quan Pháp bị bắt làm tù binh ở khu vực phụ cận Thất Khê.

Hằng ngày, chúng tôi theo dõi tình hình, ghi rõ các đơn vị địch, thời gian, địa điểm, hoạt động của chúng và kết quả chiến đấu ở những khu vực đó. Từ đó, chuẩn bị báo cáo tổng hợp để trình bày vớiBộ Chỉ huychiến dịch trong các buổi giao ban; giúp truyền đạt mệnh lệnh, chỉ thị củaBộ Chỉ huychiến dịch tới chỉ huy của những đơn vị tham chiến. Công việc của chúng tôi phải tiến hành suốt ngày đêm, do tình hình hết sức khẩn trương và có những diễn biến bất ngờ không thể dự đoán trước, gây nhiều khó khăn khi nắm lại các lực lượng chiến đấu và tình hình địch trong khu vực. Những tình huống ấy đã củng cố thêm kinh nghiệm cho chúng tôi về công tác tham mưu trong một chiến dịch đánh vận động lớn đầu tiên của quân đội ta.

Tại sao nơi chiến dịch Biên giới 1950 đánh dấu bước phát triển cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp
Tại sao nơi chiến dịch Biên giới 1950 đánh dấu bước phát triển cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp
Tại sao nơi chiến dịch Biên giới 1950 đánh dấu bước phát triển cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp
Tại sao nơi chiến dịch Biên giới 1950 đánh dấu bước phát triển cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp
Tại sao nơi chiến dịch Biên giới 1950 đánh dấu bước phát triển cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp

Đại tá Nguyễn Bội Giong.

Về nhiệm vụ bảo vệ an toàn tuyệt đối cho Chủ tịch Hồ Chí Minh, công việc phải tiến hành rất bí mật và thật trọn vẹn. Khi đó, Bác đã hơn 60 tuổi. Từ Thái Nguyên lên Cao Bằng, Bác ở lại sở chỉ huy chiến dịch một buổi rồi đến ngay một số khu vực để cùng các đồng chí lãnh đạo, chỉ huy chiến dịch và lãnh đạo địa phương xem xét tình hình, có những quyết tâm rất kịp thời, thống nhất vớiBộ Chỉ huychiến dịch để chỉ đạo tác chiến.

Tôi nhớ như in hình ảnh Bác đến vị trí quan sát ở Đông Khê. Người lên vị trí quan sát đã được chuẩn bị trước để có thể nhìn rõ cứ điểm Đông Khê. Khi nhìn rõ lá cờ "Tam tài" của địch, Bác nói: “Các chú phải hạ lá cờ đó xuống”. Khi chiến dịch kết thúc thắng lợi, Bác muốn đến trại tù binh nói chuyện với một số sĩ quan cao cấp của thực dân Pháp đang bị giam ở khu vực phụ cận với Thất Khê, trong đó cóChartonlà tư lệnh đặc khu Cao Bằng. Đến nơi, Bác không cho ai cùng đi vào phòng giam. Sau này nghe kể lại, tôi được biết, khi Bác ra về, Charton đã đứng nghiêm chào Bác theo lễ tiết của quân đội Pháp.

Chiến dịch Biên giới Thu-Đông 1950 là chiến dịch tiến công quy mô lớn đầu tiên trong kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược. Quân và dân ta đã giành được thắng lợi to lớn, làm thay đổi cục diện chiến tranh, đánh bại kế hoạch chiếm đóng khu biên giới Đông Bắc của địch, đưa cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của quân và dân ta tiến đến những thắng lợi vĩ đại hơn, mà đỉnh cao là Chiến dịch Điện Biên Phủ “chấn động địa cầu”.

ĐÌNH ĐỨC(ghi)

PGS, TS Trịnh Thị Hồng Hạnh, Viện Lịch sử Đảng, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh:Sự lãnh đạo của Đảng-yếu tố tiên quyết làm nên chiến thắng

Chiến thắng Biên giới Thu-Đông 1950 mở ra một giai đoạn mới trong sự nghiệp kháng chiến chống thực dân Pháp của quân và dân ta. Bằng sự nhạy bén, sáng suốt, quyết đoán, Trung ương Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã lãnh đạo, chỉ đạo, đưa ra các chủ trương, biện pháp, mục tiêu chính xác, kịp thời, lãnh đạo chiến dịch đi đến thắng lợi.

Với nhãn quan chiến lược nhạy bén và sắc sảo,Trung ươngĐảng đánh giá đúng sự chuyển biến của tình hình, tích cực chuẩn bị mọi mặt, quyết định mở chiến dịch kịp thời, chính xác. Năm 1950 là năm bản lề giữa hai giai đoạn chiến lược, để ta vượt qua giai đoạn cầm cự, chuyển sang giai đoạn tổng phản công.

Tại sao nơi chiến dịch Biên giới 1950 đánh dấu bước phát triển cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp
Tại sao nơi chiến dịch Biên giới 1950 đánh dấu bước phát triển cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp
Tại sao nơi chiến dịch Biên giới 1950 đánh dấu bước phát triển cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp
Tại sao nơi chiến dịch Biên giới 1950 đánh dấu bước phát triển cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp
Tại sao nơi chiến dịch Biên giới 1950 đánh dấu bước phát triển cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp
PGS, TS Trịnh Thị Hồng Hạnh.

Cụ thể, từ ngày 21-1 đến ngày 3-2-1950, Hội nghị toàn quốc lần thứ ba của Đảng đã thông qua chủ trương “Gấp rút hoàn thành nhiệm vụ chuẩn bị, chuyển mạnh sang tổng phản công trong năm 1950”. Hội nghị định ra Chương trình công tác năm 1950 bao gồm các vấn đề về: Xây dựng bộ đội chủ lực; xây dựng và củng cố các căn cứ địa; tăng cường công tác địch vận; tổng động viên nhân lực, vật lực, tài lực và tinh thần của toàn dân; củng cố chính quyền dân chủ nhân dân, phát triển và củng cố cơ sở chính quyền của ta trong vùng địch tạm chiếm, kiên quyết triệt phá chính quyền bù nhìn... Thực hiện sự chỉ đạo của Trung ương Đảng, quân và dân Cao Bằng, Lạng Sơn đã tích cực chuẩn bị, tạo tiền đề mọi mặt cho chiến dịch đi đến thắng lợi.

Sự sâu sát, nhạy bén, toàn diện trong lãnh đạo, chỉ đạo cách mạng của Đảng còn được thể hiện rõ nét ở việc lựa chọn địa bàn, kịp thời chuyển hướng chiến lược, chuyển mục tiêu tiến công mở màn cho chiến dịch.

Ban đầu, ta chủ trương chọn mục tiêu trận mở đầu chiến dịch là Cao Bằng, nhằm kéo quân viện của địch lên để tiêu diệt. Sau khi phân tích, đánh giá tình hình, Bộ Chỉ huy chiến dịch quyết nghị phương án tác chiến mới, bảo đảm chắc thắng, đó là chuyển hướng xuống đánh Đông Khê, một cứ điểm yếu hơn Cao Bằng, nơi địch “yếu nhưng lại hiểm yếu để mở màn chiến dịch”. Chuyển mục tiêu tiến công mở màn chiến dịch từ thị xã Cao Bằng sang Đông Khê là chủ trương kịp thời, chính xác, thể hiện tư tưởng chỉ đạo và tầm nhìn chiến lược củaTrung ươngĐảng.

Thắng lợi của Chiến dịch Biên giới Thu-Đông 1950 minh chứng tính đúng đắn của đường lối kháng chiến toàn dân, toàn diện, lâu dài, dựa vào sức mình là chính mà Đảng đã vạch ra ngay từ đầu cuộc kháng chiến. Thắng lợi này là kết tinh thành quả của quân và dân ta với những nỗ lực phi thường trong suốt hơn 5 năm chiến đấu đầy hy sinh, gian khổ, tự lực cánh sinh. Đảng đã nắm vững và vận dụng sáng tạo quy luật chiến tranh nhân dân, đẩy mạnh đấu tranh vũ trang, kết hợp tác chiến du kích rộng khắp với những chiến dịch quy mô lớn.

Có thể nói, kiên quyết tập trung lực lượng tiến công địch trên một hướng quyết định trong thời điểm quyết định, làm chuyển biến cục diện chiến tranh là một chủ trương táo bạo, sáng tạo của Đảng, thể hiện tư tưởng chiến lược cách mạng tích cực tiến công, đánh bại địch từng bước, tiến lên giành thắng lợi hoàn hoàn. Có thể khẳng định, những chủ trương đúng đắn và quyết tâm cao của Đảng, được quân và dân ta nỗ lực thực hiện là nguyên nhân chủ yếu làm nên Chiến thắng lịch sử Biên giới Thu-Đông 1950.

ĐOÀN VĂN NAM(ghi)

PGS, TS Vũ Quang Hiển, Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội:Phát huy sức mạnh tổng hợp để giành thắng lợi

Thắng lợi của Chiến dịch Biên giới Thu-Đông 1950 bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân chủ quan, khách quan, nhưng tựu trung đã để lại những bài học quý cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc ngày nay.

Trước hết, có được thắng lợi là do ta đã chủ động xác định quyết tâm chiến lược, phát huy mọi nỗ lực chủ quan để giành thắng lợi.Có thể khẳng định rằng, sự lãnh đạo của Đảng là nhân tố hàng đầu bảo đảm mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam, mà trực tiếp là sự nghiệp kháng chiến, kiến quốc. Căn cứ vào điều kiện lịch sử của cuộc kháng chiến, Đảng xác định quyết tâm chiến lược mở Chiến dịch Biên giới; tổ chức huy động sức người, sức của cho tiền tuyến; tập trung nguồn sức mạnh vật chất và tinh thần để bảo đảm thắng lợi.

Bên cạnh đó, sự tập trung đội ngũ cán bộ chiến lược của Đảng và quân đội là yếu tố then chốt bảo đảm thắng lợi. Ngày 25-7-1950, Ban Thường vụ Trung ương Đảng đã ra quyết định thành lập Đảng ủy Mặt trận Biên giới, Đại tướng Võ Nguyên Giáp giữ chức Bí thư và Chỉ huy trưởng. Chủ tịch Hồ Chí Minh trực tiếp ra mặt trận chỉ đạo chiến dịch. Dưới sự lãnh đạo của Đảng ủy, Bộ Chỉ huy chiến dịch, LLVT và nhân dân cả nướctích cực hoạt động, phối hợp chặt chẽ và hiệu quả với mặt trận chính diện. Còn ở vùng sau lưng địch, phong trào chiến tranh du kích phát triển rộng khắp, kết hợp với phong trào nổi dậy phá tề, binh vận, địch vận, đánh vào hệ thống chiếm đóng của quân Pháp, tiêu hao nhiều sinh lực của đối phương.

Tại sao nơi chiến dịch Biên giới 1950 đánh dấu bước phát triển cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp
Tại sao nơi chiến dịch Biên giới 1950 đánh dấu bước phát triển cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp
Tại sao nơi chiến dịch Biên giới 1950 đánh dấu bước phát triển cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp
Tại sao nơi chiến dịch Biên giới 1950 đánh dấu bước phát triển cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp
Tại sao nơi chiến dịch Biên giới 1950 đánh dấu bước phát triển cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp
PGS, TS Vũ Quang Hiển.

Tiếp đó, giành được thắng lợi trong Chiến dịch Biên giới là do chúng ta đã tranh thủ được điều kiện quốc tế thuận lợi, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại.Đến năm 1950, hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa được mở rộng và củng cố. Ban Thường vụ Trung ương Đảng chủ trương đẩy mạnh hoạt động ngoại giao. Sau đó, Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, Liên Xô, các nước dân chủ nhân dân lần lượt công nhận và đặt quan hệ ngoại giao với nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Trong Chiến dịch Biên giới, Liên Xô và Trung Quốc đã chi viện cho ta nhiều vũ khí-trang bị hiện đại; cử chuyên gia quân sự sang chia sẻ kinh nghiệm và đào tạo, bổ túc cán bộ cho ta. Bên cạnh những thuận lợi, cuộc kháng chiến của nhân dân ta cũng đứng trước nguy cơ, thách thức mới, điển hình là việc Chính phủ Mỹ đẩy mạnh chính sách ngăn chặn cộng sản ở Viễn Đông, đưa chiến tranh Đông Dương vào quỹ đạo chiến lược “chiến tranh lạnh” của Mỹ... Như vậy có thể thấy, chúng ta có thuận lợi rất lớn là được sự ủng hộ về chính trị và giúp đỡ về vật chất từ các nước xã hội chủ nghĩa, song khó khăn không nhỏ vì Mỹ can thiệp sâu hơn vào Đông Dương. Tình hình đó đòi hỏi phải phát huy mọi nỗ lực chủ quan, tranh thủ thời cơ, đẩy lùi nguy cơ, chuyển cuộc kháng chiến sang giai đoạn mới. Điều kiện chủ quan luôn giữ vai trò quyết định. Những điều kiện thuận lợi khách quan chỉ có thể phát huy tác dụng thông qua những điều kiện chủ quan. Trên cơ sở xây dựng, củng cố sức mạnh bên trong mới có thể tranh thủ và sử dụng có hiệu quả sự giúp đỡ bên ngoài.

Thắng lợi của Chiến dịch Biên giới Thu-Đông 1950 để lại bài học quan trọng: Nêu cao tinh thần dựa vào sức mình là chính, đồng thời chủ động tranh thủ sức mạnh có thể tranh thủ được từ bên ngoài để làm tăng thêm sức mạnh của cuộc kháng chiến, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, đưa cách mạng từng bước tiến lên.

ĐÌNH ĐỨC (ghi)

Thiếu tướng, PGS, TS Trần Khắc Đào, Phó giám đốc Học viện Lục quân:Tổ chức và sử dụng lực lượng tạo sức mạnh trên toàn mặt trận

Trong Chiến dịch Biên giới Thu-Đông 1950, nghệ thuật tổ chức và sử dụng lực lượng có ý nghĩa rất quan trọng đối với việc thực hiện phương châm chỉ đạo tác chiến của chiến dịch. Khi bước vào chiến dịch, xét trên toàn cục thì lực lượng ta không ưu thế hơn địch, nhất là về binh khí, kỹ thuật ta còn kém địch. Tuy nhiên, với nghệ thuật tổ chức và chỉ huy linh hoạt, cơ động, Bộ Chỉ huy chiến dịch đã tạo được sức mạnh áp đảo quân địch trên từng khu vực, từng trận đánh, nhất là các trận then chốt, quyết định.

Đối với địch trong công sự, thực hiện phương châm “đánh điểm, diệt viện”, sau khi cân nhắc kỹ lưỡng, dựa trên các điều kiện thực tế, chiến dịch chọn cụm cứ điểm Đông Khê là mục tiêu đánh điểm. Để bảo đảm chắc thắng, Bộ Chỉ huy chiến dịch quyết định sử dụng lực lượng chính là 3 trung đoàn bộ binh (174, 209, 36), Tiểu đoàn 11 (Đại đoàn 308), Tiểu đoàn 426 (Liên khu Việt Bắc) và Tiểu đoàn sơn pháo 75mm. Đây là những đơn vị có nhiều tiến bộ về kỹ thuật, chiến thuật đánh “công kiên”, có nhiều kinh nghiệm trong chiến đấu. Khi tham gia chiến dịch, từ tấn công theo hướng chủ yếu đến thứ yếu, từ lực lượng chủ công đến lực lượng dự bị, từ đơn vị đánh chặn cho đến đơn vị đón lõng diệt địch... đều được Bộ Chỉ huy phân công nhiệm vụ cụ thể, rõ ràng, toàn diện và phù hợp. Với nghệ thuật tổ chức và sử dụng lực lượng như vậy, ta đã tạo được thế áp đảo quân địch, buộc chúng phải cơ động lực lượng đến ứng cứu cứ điểm Đông Khê, tạo ra thế trận và thời cơ để ta tiến công, tiêu diệt địch ngoài công sự giành thắng lợi.

Tại sao nơi chiến dịch Biên giới 1950 đánh dấu bước phát triển cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp
Tại sao nơi chiến dịch Biên giới 1950 đánh dấu bước phát triển cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp
Tại sao nơi chiến dịch Biên giới 1950 đánh dấu bước phát triển cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp
Tại sao nơi chiến dịch Biên giới 1950 đánh dấu bước phát triển cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp
Tại sao nơi chiến dịch Biên giới 1950 đánh dấu bước phát triển cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp
Thiếu tướng, PGS, TS Trần Khắc Đào.

Sau khi hoàn thành nhiệm vụ “đánh điểm”, ở nhiệm vụ “diệt viện” (tiến công địch ngoài công sự), để hoàn tốt nhiệm vụ chủ yếu này, Bộ Chỉ huy chiến dịch đã nghiên cứu, đánh giá đúng tình hình địch, địa hình, lựa chọn khu vực đánh địch phù hợp, làm cơ sở để tổ chức và sử dụng lực lượng tiến công tiêu diệt địch.

Quá trình tổ chức, sử dụng lực lượng tiến công địch ngoài công sự thể hiện sự sắc bén về nghệ thuật chuyển hóa thế trận và lực lượng trong xử trí tình huống đánh địch của Bộ Chỉ huy chiến dịch. Ở những thời điểm cụ thể, trước diễn biến tình hình rất khẩn trương, Bộ Chỉ huy chiến dịch đã xác định đúng nhiệm vụ tác chiến trọng tâm, cần tập trung lực lượng ở mức độ cho phép để tiêu diệt địch, giành thắng lợi từng bước, tiến tới tiêu diệt hoàn toàn 2 binh đoàn địch.

Cùng với đó, trong quá trình tiến hành đánh địch, nghệ thuật tổ chức, sử dụng lực lượng nghi binh, tạo thế đã được vận dụng linh hoạt, sáng tạo, hiệu quả, góp phần quan trọng tạo nên sức mạnh áp đảo địch, tạo thế và thời cơ cho chiến dịch thực hiện các trận đánh tiêu diệt nhanh từng đối tượng địch, tiến tới kết thúc chiến dịch.

Bài học về nghệ thuật tổ chức và sử dụng lực lượng đã được kế thừa, phát huy có hiệu quả, góp phần vào thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước sau này. Đây là những bài học cần được tiếp tục nghiên cứu, vận dụng sáng tạo vào tác chiến trong điều kiện mới của chiến tranh bảo vệ Tổ quốc.

NGỌC LÂN(ghi)