Tại sao ngủ đủ giấc vẫn buồn ngủ

• Không bao giờ bỏ bữa sáng: Việc thường xuyên bỏ bữa sáng có thể dẫn đến việc bạn bỏ lỡ hấp thụ các chất dinh dưỡng quan trọng và năng lượng mà bạn cần để khởi đầu ngày mới.

• Ăn uống đều đặn: Bạn nên duy trì mức năng lượng cơ thể bằng cách ăn ba bữa mỗi ngày và hạn chế đồ ăn nhẹ không lành mạnh.

• Uống đủ nước: Việc uống nước có thể giúp ngăn ngừa tình trạng mất nước – nguyên nhân dẫn đến cơ thể mệt mỏi buồn ngủ, thay đổi tâm trạng và táo bón.

3. Ít vận động khiến cơ thể mệt mỏi buồn ngủ nhiều

Khi buồn ngủ mệt mỏi, thông thường bạn sẽ quyết định ngồi hoặc nằm yên một chỗ để thư giãn. Tuy nhiên, việc đứng dậy và di chuyển hoặc vận động lại là cách hiệu quả hơn để bạn có thể tái tạo năng lượng và xóa tan trạng thái mệt mỏi.

Nghiên cứu của Đại học Georgia (UGA) ở Athens đã phát hiện ra rằng so với việc ngồi nghỉ ngơi, việc tập thể dục cường độ vừa phải kéo dài ít nhất 20 phút giúp cơ thể tăng cường năng lượng tốt hơn. Một nghiên cứu trước đó của UGA cũng cho thấy rằng những người ít vận động sau khi hoàn thành chương trình tập thể dục thường xuyên đã cải thiện chứng mệt mỏi.

Bộ Y tế và Dịch vụ Nhân sinh Hoa Kỳ khuyến cáo, trong mỗi tuần người trưởng thành nên dành 2 giờ 30 phút tập thể dục cường độ vừa phải và các hoạt động tăng cường cơ bắp cho tất cả các nhóm cơ chính trong ít nhất 2 ngày trở lên.

Nếu bạn đã lâu không tập thể dục, bạn hãy bắt đầu từ từ với 10 phút đi bộ nhanh mỗi ngày, sau đó tăng dần đến 30 phút trong 5 ngày mỗi tuần. Một số hoạt động tập thể dục vừa phải bạn có thể thực hiện như đi bộ nhanh, bơi lội, đi xe đạp, chơi tennis…

4. Căng thẳng khiến người hay mệt mỏi và buồn ngủ nhiều

Công việc, vấn đề tài chính, mối quan hệ, các sự kiện, biến động lớn trong cuộc sống như chuyển nhà, thất nghiệp và mất người thân luôn là những yếu tố gây căng thẳng khiến bạn phải suy nghĩ liên tục, làm cho cơ thể mệt mỏi uể oải buồn ngủ. Một chút căng thẳng có thể giúp bạn tỉnh táo hơn để thực hiện các việc như phỏng vấn, tuy nhiên căng thẳng chỉ là mang lại hiệu quả tích cực nếu nó xảy ra trong thời gian ngắn.

Tình trạng căng thẳng quá mức, kéo dài có thể gây kiệt sức về thể chất và tinh thần, điều này có thể dẫn đến nhiều bệnh tật khác nhau. Nếu những áp lực mà bạn phải đối mặt đang khiến bạn cảm thấy thường xuyên mệt mỏi và buồn ngủ, quá sức, đau đầu, mỏi cơ. Hãy dành thời gian nghỉ ngơi cho đến khi bạn cảm thấy bình tĩnh hơn nhé!

Hãy thử một số lời khuyên sau đây:

• Xác định nguồn gốc của sự căng thẳng: Bạn cần xác định rõ mấu chốt của vấn đề khiến bạn phải suy nghĩ, sau đó bạn định hướng cách giải quyết tối ưu để cải thiện.

• Học cách nói không: Bạn không nên đảm nhận quá nhiều công việc và hãy nhận thức được giới hạn cơ thể.

• Tránh những người làm bạn căng thẳng: Nếu có ai đó trong cuộc sống khiến bạn bị căng thẳng khi tiếp xúc, bạn hãy cố gắng hạn chế gặp gỡ một cách lịch sự.

• Nhìn mọi thứ tích cực hơn: Khi gặp phải các tình huống căng thẳng, bạn nên suy nghĩ theo hướng tích cực hơn. Ví dụ nếu bạn bị giao một công việc chưa từng làm trước đây, hãy xem đây là cơ hội để bản thân tự tìm hiểu và có thêm kiến thức mới.

• Chấp nhận những điều bạn không thể thay đổi: Một số vấn đề gây căng thẳng khiến tâm trạng mệt mỏi, chẳng hạn như bệnh tật hoặc cái chết của người thân là điều không thể tránh khỏi. Thay vì buồn bã, lo lắng mỗi ngày, bạn hãy học cách chấp nhận và để điều đó trôi đi theo thời gian.

• Học cách tha thứ: Bất cứ ai cũng có thể mắc phải sai lầm. Thay vì ghim trong lòng, bạn hãy bỏ qua sự tức giận và hãy tha thứ cho người làm tổn thương mình.

Hoạt động thể chất là một liều thuốc giảm căng thẳng hiệu quả giúp giải phóng endorphin – một loại hormone hạnh phúc. Nếu bạn cảm thấy căng thẳng và thường xuyên mệt mỏi và buồn ngủ, hãy chơi một môn thể thao mình thích, hay chỉ đơn thuần đi dạo ngắm trời cũng đều mang lại hiệu quả tương tự.

5. Bệnh lý khiến người mệt mỏi, buồn ngủ nhiều

Nếu bạn đã thay đổi các yếu tố hoạt động thể chất, chế độ ăn uống, mức độ căng thẳng và giấc ngủ nhưng vẫn cảm thấy cơ thể mệt mỏi buồn ngủ mọi lúc, điều này có thể do bệnh lý tiềm ẩn. Vậy, ngủ nhiều nhưng vẫn buồn ngủ là bệnh gì?

Cơ thể mệt mỏi buồn ngủ có thể là triệu chứng của các tình trạng bao gồm:

Nếu bạn luôn cảm thấy cơ thể mệt mỏi uể oải buồn ngủ dù đã thực hiện tất cả các lời khuyên, bạn nên gặp bác sĩ để được kiểm tra về sức khỏe để biết buồn ngủ nhiều là bệnh gì và điều trị hợp lý.

Cơ thể mệt mỏi buồn ngủ nhiều là triệu chứng thường gặp phải trong cuộc sống hiện đại. Nếu điều chỉnh lối sống lành mạnh hơn, bạn hoàn toàn có thể đẩy lùi tình trạng này và luôn căng tràn sức sống!

Bạn có đang trong tình trạng “ngắp ngắn ngắp dài” dù cho đã ngủ đủ giấc? Bạn đã ngủ 8 – 9 tiếng mỗi đêm nhưng ban ngày vẫn “ngủ gà ngủ gật”. Bài viết sau sẽ chỉ ra cho bạn 14 lý do khiến bạn ngủ nhiều nhưng vẫn buồn ngủ.

14 Lý do ngủ nhiều nhưng vẫn buồn ngủ

Cảnh báo cơ thể bạn đang thiếu nước

Nước chiếm 70% cơ thể, vì vậy vai trò của nước là vô cùng quan trọng. Thiếu nước sẽ khiến bạn rơi vào trạng thái mệt mỏi, hoa mắt, chóng mặt, buồn ngủ… Hãy chú ý, nếu bạn thấy miệng khô khi ngủ dậy thì chứng tỏ cơ thể bạn đang thiếu nước đó.

Cơ thể bạn sẽ chỉ báo động khi thiếu hụt 1% – 2% lượng nước càn thiết, tuy nhiên đừng để chuyện này xảy ra, hãy uống đủ nước để cơ thể không bị lâm vào tình trạng mệt mỏi, buồn ngủ. Nước được cung cấp vào cơ thể qua nước uống hàng ngày, các bữa ăn, hoa quả, trái cây…

Thiếu sắt, thiếu máu

Tế bào hồng cầu có thành phần là hemoglobin mà sắt là nguyên tố quan trọng để tạo nên thành phần này. Hemoglobin giữ vai trò vận chuyển oxy khắp cơ thể. Thiếu sắt dẫn tới thiếu hụt hemoglobin, tức là quá trình vận chuyển oxy sẽ bị gián đoạn. Sự gián đoạn này xảy ra mạnh ở vùng não bộ làm cho cơ thể bạn nhanh chóng rơi vào trạng thái mỏi mệt, buồn ngủ mặc dù đã ngủ đủ giấc

Buồn ngủ do suy tuyến giáp

Luôn buồn ngủ, ngủ liên tục từ 14 – 16 tiếng/ngày là dấu hiệu nguy hiểm cảnh báo tình trạng suy tuyến giáp. Tuyến giáp là cơ quan giữ vai trò tham gia điều hòa hoạt động hệ tim mạch, hệ tiêu hóa, hệ thần kinh… Tuyến giáp bị suy giảm chức năng sẽ khiến cơ thể rôi vào mệt mỏi, đau nhức cơ bắp, ăn không ngon, luôn luôn buồn ngủ…

Có thể là dấu hiệu của bệnh tiểu đường

Chế độ ăn uống không lành mạnh với quá nhiều đường không những khiến bạn tăng cân nhanh chóng mà còn có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. Nếu bạn cảm thấy thường xuyên buồn ngủ, cơ thể nặng nề, tăng cân liên tục… thì nên đi khám ngay nhé.

Có thể là dấu hiệu bệnh viêm đường tiết niệu

Viêm đường tiết niệu không chỉ khiến người bệnh thấy đau rát, tiểu buốt mà còn mệt mỏi, hay buồn ngủ.

Vấn đề tim mạch

Buồn ngủ cũng là dấu hiệu nhắc nhở bạn nên kiểm tra hệ tim mạch của mình

Bệnh về gan

Chế độ ăn uống nhiều dầu mở và sử dụng đồ uống có cồn làm gan bị tổn thương dẫn tới mất khả năng dự trữ vitamin, khoáng chất… tạo ra năng lượng cho cơ thể nhanh chóng. Đó là lý do tại sao người bị bệnh gan thường uể oải, buồn ngủ suốt ngày mặc dù đã ngủ nhiều

Bệnh liên quan tới tuần hoàn não

Tình trạng xơ vữa mạch máu não khiến cho nguồn cung cấp máu lên não không đủ, não thiếu oxy, thiếu máu là nguyên nhân gây ra chóng mặt, chân tay tê bì, ngủ nhiều nhưng vẫn buồn ngủ

Thừa cân, béo phì

Những người bị thừa cân luôn cảm thấy cơ thể nặng nề, mệt mỏi, buồn ngủ. Các tế bào mỡ, đặc biệt là từ vùng bụng sản sinh hợp chất cytokine khiến cơ thể buồn ngủ thường xuyên.

Dấu hiệu cảnh báo tình trạng trầm cảm

Nghe có vẻ chẳng liên quan nhưng tình trạng trầm cảm khiến cho đầu óc mất tập trung, căng thẳng, mệt mỏi, tuyệt vọng… kéo theo những cơn buồn ngủ thường xuyên.

Thoái hóa thần kinh vận động cột sống, nhiễm phóng xạ

Thoái hóa đốt sống cổ thứ 4 sẽ tác động tới hoạt động của cơ hoành gây ra hiện tượng thường xuyên ngáp ngủ, hay nấc, chóng mặt… Nhiễm phải tia phóng xạ từ mặt trời, trong lòng đất, từ máy móc y tế… làm cho cơ thể có cảm giác như say sóng, ngáp ngủ.

Áp lực, stress

Công việc căng thẳng, cuộc sống áp lực làm cho chất lượng giấc ngủ giảm sút. Áp lực khiến bạn không thể ngủ ngon ban đêm thì đương nhiên ban ngày sẽ liên tục buồn ngủ.

Mắc đau cơ mãn tính

Tình trạng ngủ nhiều nhưng vẫn buồn ngủ kéo dài hơn 6 tháng và bạn không làm chủ được hoạt động của mình thì có thể bạn đã bị đau cơ mãn tính. Chứng bệnh này khiến cho cơ thể mệt mỏi, chóng mặt, khó ngủ, ngủ không sâu giấc…     

Uống nhiều đồ uống chứa caffein

Uống 1 cốc cà phê vào buổi sáng là thói quen của rất nhiều người, nó giúp bạn tỉnh táo vào buổi sáng nhưng lại buồn ngủ, uể oải vào buổi chiều. Thay vì làm vậy, các chuyên gia khuyên bạn nên uống ít hơn, chỉ từ ¼ – ½ cốc vào buổi sáng thôi.

Trên đây là 14 lý do phổ biến nhất khiến cho bạn ngủ nhiều nhưng vẫn buồn ngủ. Bạn hãy chú ý bởi tình trạng buồn ngủ thường xuyên có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh lý nguy hiểm, nếu gặp phải tình trạng uể oải, buồn ngủ cả ngày trong thời gian dài, bạn nên đi khám bác sĩ để có hướng điều trị tốt nhất.

Bài viết liên quan

Video liên quan

Chủ đề